Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20858 - Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Lời Tựa
ID20859 - Chương : Lời Tựa
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Lời Tựa



Lời Tựa

Cuối hạ ngươn nầy, nhơn loại phần nhiều dụng hết tinh thần xu hướng vào lối văn minh vật chất, món ăn sẵn đủ sơn trân hải vị, chỗ ở lại nguy nga đài các, y phục tiện dùng gấm nhiểu che thân, thậm chí ra một tấc đường vẫn có ngựa xe đỡ gót.

Cái lạc thú hiện thời trên cõi tạm nầy làm cho con người mê mẫn, rồi đua chen nhau tranh giành phúc lộc, lăng xăng , xạo xự trên chốn võ đài, mạnh đặng yếu thua, khôn còn dại mất.

Phần đông bực thông minh lại đem cả trí khôn làm món binh khí hại người, kẻ tước trọng thêm dùng hết thế quyền ép dân đen ra bạc trắng.

Quanh năm cứ lo cho xác thân hưởng điều khoái lạc, vợ ấm con no, được ngày nào vui ngày nấy, cho kiếp chết là kiếp mất, gọi Thiên đường, Địa ngục là câu chuyện hoang đường, bậu bạn lỗi câu tín nghĩa, vợ chồng quên đạo tào khương, mảng vụ chữ kim thời mà phong dời tục đổi.

Than ôi ! lượn sóng văn minh tràn dập tới đâu thì nền luân lý ngửa nghiêng tới đó.

Nếu Đạo Trời không sớm mở lần ba, nền phong hóa mối cang thường sau nầy phải vì đó mà hư hoại.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế vì đức háo sanh, không nở ngồi xem nhơn sanh sa vào nơi tội lỗi, nên dụng huyền diệu tiên thiên giáng cơ giáo Đạo hơn một năm trường tỏ vẻ biết bao nhiêu lời châu tiếng ngọc. E dụng văn từ cao xa người thường không rõ lý, rồi ra dạy cũng như không, nên Đấng Chí Tôn tiện dùng quốc âm cho dễ hiểu.

Chư Đạo Hữu nhập môn trong thời kỳ ngưng cơ bút nầy, không đặng hữu hạnh mà nghe đến lời vàng tiếng ngọc của Đức Đại Từ bi.

Nay Hội Thánh nhơn công trích lục những Thánh Ngôn nào giáng cơ dạy Đạo, rồi in làm hai bổn để truyền bá ra cho mọi người thông hiểu. Thiết tưởng trong Đạo Hữu, dầu xưa dầu mới, ai có đạo tâm mà tiếp được Thánh Ngôn này lại không hết dạ hoan nghinh.

Vậy xin chư Đạo hữu, chư thiện nam,tín nữ, khi thỉnh được Thánh Ngôn rồi, khá hết lòng trân trọng, vì là vật vô giá bửu, lại là lời châu ngọc của Phật Trời. Cơn nhàn rảnh nên lưu tâm đọc đến, trước là rõ thông mối Đạo nhiệm mầu, sau để trau dồi đức hạnh cùng bố hóa cho gia thân mình.

Nhà nào có Thánh Ngôn tức là nhà đó treo được một ngọn đèn thiêng liêng tỏ rạng. Khá biết cho.

Tòa Thánh Tây Ninh
Hai mươi mốt, tháng mười, năm Đinh Mão
Hội Thánh Cẩn Từ

Ghi chú: Trích nguyên bản của Hội Thánh trong quyển: "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" (Quyển thứ nhứt, xuất bản năm 1973)

Lời chú của người chép
ID20860 - Chương : Lời chú của người chép
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Lời chú của người chép



Lời chú của người chép

Những lời Thánh giáo sau đây được trích lại từ hai quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển do Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh ấn hành.

  • Quyển I, ấn bản 1973
  • Quyển II, ấn bản 1970

Tựa của mỗi bài, các tiết mục, lời giới thiệu, chú thích do người chép dựa vào nội dung đặt ra cho tiện việc tra cứu.

Thứ tự các câu, đoạn Thánh giáo, các bài được sắp xếp lại thành từng chương theo chủ đề chánh cho dễ hiểu.

Phần I: Nguồn gốc vũ trụ
ID20861 - Phần : Phần I: Nguồn gốc vũ trụ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần I: Nguồn gốc vũ trụ



Phần I: Nguồn gốc vũ trụ
Nguồn gốc vũ trụ và sự sống
ID20862 - Chương : Nguồn gốc vũ trụ và sự sống
Phần : Phần I: Nguồn gốc vũ trụ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Nguồn gốc vũ trụ và sự sống



Nguồn gốc vũ trụ và sự sống
Thánh Ngôn Đức Chí Tôn dạy:

"Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế giới thì khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.

Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế Giới, Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là :

  • Vật chất,
  • Thảo mộc,
  • Côn trùng,
  • Thú cầm,

Gọi là chúng sanh.

Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận.

Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy."

Trích Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Quyển II trang 62)

Âm quang
ID20863 - Chương : Âm quang
Phần : Phần I: Nguồn gốc vũ trụ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Âm quang



Âm quang

Lời dạy của Bát Nương và Thất Nương Diêu Trì Cung:

1. Âm quang là gì?

"Âm quang là khí chất hổn độn sơ khai, khi Chí Tôn chưa tạo hóa; lằn âm khí ấy là Diêu Trì Cung chứa để tinh vi vạn vật, tỷ như cái âm quang của phụ nữ có trứng cho loài người.

Khi Chí Tôn đem dương quang ấm áp mà làm cho hóa sanh, thì cái khoảnh âm quang phải thối trầm làm tinh đẩu là cơ quan sanh hóa vạn linh.

Song lằn âm quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh quang của Chí Tôn chưa chiếu giám đến thì phải còn tối tăm mịt mờ, chẳng sanh chẳng hóa.

Vậy thì nơi khiếm ánh thiêng liêng là âm quang, nghĩa là âm cảnh hay địa ngục Diêm Đình của chư Thánh lúc xưa đặt hiệu.

2. Âm quang là nơi Thần linh học gọi Trường Đình,
là nơi của chư hồn giải thể hay nhập thể.

Đại Từ Phụ đã định nơi ấy cho Phật gọi là "Tịnh Tâm Xá". Nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm xét mình coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước tội.

Vậy thì nơi ấy là nơi xét mình."

3. Âm quang là nơi để các chơn hồn giải thần định trí.

"Vậy thì nơi khiếm ánh thiêng liêng là Âm Quang, nghĩa là Âm Cảnh hay là Địa Ngục, Diêm Đình của chư Thánh lúc xưa đặt hiệu.

Vậy thì chính lời nhiều Tôn Giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn, vô kiếp, nhơn quả buộc ràng, luân hồi chuyển thế, nên gọi là Âm Quang, đặng sửa chữ Phong Đô Địa Phủ của mê tín gieo truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các Chơn Hồn giải thân định trí (một nơi trung gian giữa Thiên Đường và Địa Ngục hay là mờ mờ mịt mịt).

Ấy là một cái quan ải, các chơn hồn khi qui Thiên, phải đi ngang qua đó. Sự khó khăn bước khỏi qua đó là đệ nhứt sợ của các chơn hồn.

Nhưng tâm tu còn lại chút nào nơi xác thịt con người, cũng nhờ cái sợ ấy mà lo tu niệm. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa đôi trăm năm, tùy chơn thần thanh trược. Chí Tôn buộc trường trai cũng vì cái quan ải ấy.

Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu thấu, thì kinh khủng chẳng cùng. Nếu để cho chơn thần ô trược thì khó mong trở lại cõi thiêng liêng và về cùng Thầy đặng.

Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng.

4. Làm thế nào thoát khỏi Âm quang?

"Chớ chi cả nhơn sanh biết xét mình trước khi thoát xác thì tự nhiên tránh khỏi âm quang.

Nói cho cùng nếu trọn kiếp dầu gây lắm tội tình, mà phút chót biết ăn năn tự hối, cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi thì cũng lánh xa khỏi cửa âm quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, là các chơn hồn đặng tự hối, hay là đặng giáo hóa mà hiểu trọn chơn truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn hồn cầu rỗi.

Ôi ! Tuy vân, hồng ân của Đại Từ Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn hồn sa đọa hằng hà, mỗi ngày xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng trông cậy nơi Thầy, đó là mấy em đạo hữu, tín đồ bị thất thệ. Em trông thấy bắt đau lòng, phái nữ lại là phần đông hơn hết.

Thất Nương ở đó đặng dạy dỗ nâng đỡ các chơn hồn dầu sa đọa luân hồi cũng có người giúp đỡ.

TNHT- QII. Tr 83 -84-89-90.

Hệ thống tinh đẩu
ID20864 - Chương : Hệ thống tinh đẩu
Phần : Phần I: Nguồn gốc vũ trụ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Hệ thống tinh đẩu



Hệ thống tinh đẩu

Con đường tấn hóa của các đẳng cấp chơn linh luôn luôn có đối kháng và trãi qua nhiều cõi giới. Thứ bậc sắp xếp như sau:

  • Thất Thập Nhị Địa (72 địa cầu)
  • Tam Thiên Thế Giới.
  • Tứ đại bộ châu.
  • Tam Thập Lục Thiên.
  • Bạch Ngọc Kinh (Đạo Phật gọi là Niết Bàn).

1. Phẩm trật Thiên Vị

Đức Chí Tôn dạy :

"Cả kiếp luân hồi thay đổi, từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn năm, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhơn phẩm.

Nhơn phẩm nơi thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bực Đế vương nơi trái địa cầu nầy (*) chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67.

Trong địa cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy, cái quí trọng của mỗi địa cầu càng tăng thêm hoài, cho tới đệ nhứt cầu, Tam Thiên Thế Giới, qua khỏi Tam Thiên Thế Giới thì mới đến Tứ Đại Bộ Châu, qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên;

Vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết Bàn đó vậy.

Các con coi đó thì đủ hiểu, các phẩm trật của các con nó nhiều là dường nào, song ấy là phẩm trật Thiên Vị.

Ghi Chú: (*)

  • Theo triết học Cao Đài giáo hành tinh con người đang sống là địa cầu 68.

2. Phẩm trật quỉ vị

.. . Còn phẩm trật quỉ vị cũng như thế ấy, nó cũng noi chước Thiên Cung mà lập thành quỉ vị, cũng đủ các ngôi, các phẩm đặng đày đọa các con, hành hài các con, xử trị các con.

Cái quyền hành lớn lao ấy, do Thầy ban cho nó đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con, mà làm tay chơn bộ hạ trong vòng tôi tớ nó!

(TNHT. QI. Tr 74-75)

Đức Chí Tôn còn nói rõ về sự giả tướng như sau :

"Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Âm Tự lập pháp Tam Kỳ Phổ Độ, quỉ vương đã khởi phá khuấy chơn Đạo. Đến danh Ta nó còn mượn duy Ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi.

Lại còn hiểu rõ rằng Ta đến với huyền diệu nầy, mượn cơ mầu nhiệm, hiệp Tam Thập Lục Động đổi gọi Tam Thập Lục Thiên. Các tên chư Thần Thánh Tiên Phật bị mạo nhận mà lập nên Tả Đạo."

(TNHT. QI. Tr 40-41)

3. Nguyên nhân có sự đối kháng

"Thầy đã thường nói: hai đầu cân không song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý. Luật công bình thiêng liêng buộc phải vậy. Thầy lắm phen phải bị mất, bị giựt con cái của Thầy vì chúng nó."

4. Phương pháp phân biệt giả chơn

"Thầy đã chỉ rõ hai nẻo tà chánh, sang hèn rồi, vậy Thầy cũng chỉ phương hướng cho các con đi cho khỏi lầm lạc. Các con hiểu rằng: trong Tam Thiên thế giới còn có quỉ mị chuyển kiếp ở lộn cùng các con thay, huống lưạ là Thất Thập Nhị Địa nầy sao không có cho đặng.

Thầy thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hằng ngày xúi biểu nó cắn xé các con; song Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức các con.

Ấy vậy đạo đức các con là phương pháp khử trừ quỉ mị, lại cũng là phương dìu dắt các con trở lại cùng Thầy."

5. Nấc thang tiến hóa

"Thầy đã nói đạo đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang bực cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa .. .

Nếu kẻ không tu làm đủ phận người, công bình chính trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa thì biêt chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy;

Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thấy đặng.

Vậy Thầy dặn: Đạo là nơi các con nên quí trọng đó vậy."

(TNHT. QI . Tr 75-76)

Phần II: Con người và Thông công
ID20865 - Phần : Phần II: Con người và Thông công
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần II: Con người và Thông công



Phần II: Con người và Thông công
Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.
ID20866 - Chương : Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.
Phần : Phần II: Con người và Thông công
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.



Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.
1. Mỗi con người đều có hai xác thân

Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

2. Xác thân thứ hai: (Nhị xác thân)

"Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành.

Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc Đạo mà có Tinh, Khí không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.

Còn có Thần không có Tinh, Khí thì khó huờn đặng Nhị xác thân.

Vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng."

3. Các điều kiện bắt buộc để luyện Nhị xác thân

  •  a. Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết.

  •  b. Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng.

  •  c. Phải nhẹ hơn không khí. Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài càn khôn đặng.

(TNHT.QI.Tr.29-30)

4. Kết quả về sự luyện tập nhị xác thân (còn gọi là Chơn thần)

Có hai trường hợp :

  •  a. Thành công:

    Chơn thần là gì?

    Là nhị xác thân ( périsprit ), là xác thân thiêng liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.

    Cái Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng bất tiêu, bất diệt.

    Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc Đạo có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du thiên ngoại. Cái Chơn Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy.

    (TNHT. QI. Tr 6)

  •  b. Thất bại:

    Nếu như các con còn ăn mặn luyện Đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng?

    Như rủi bị huờn, thì đến khi đắc Đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d'e'lectricité ) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt.

    Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc Nhân Tiên thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.

    Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện Đạo.

    (TNHT. QI. Tr 30)

5. Lời giảng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc về việc hiệp Tam Bửu

  •  Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế giới càn khôn cũng phải hòa mới vĩnh cửu, địa cầu nầy cũng phải hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa thuận cùng linh hồn mới mong đoạt Đạo.

  •  Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ hòa khí mà thành hình, thì linh hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp mới qui hồi cựu bổn.

    Linh hồn bởi chữ hòa khí mới có đến, thì tức nhiên phải nương theo hòa khí mới có về. Tuy pháp bửu của các tôn giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu nhiệm chỉ có chữ hòa là đủ.

  •  Thân thể cho mạnh mẽ tinh vi, đừng để sa đọa vào lục dục thì là thuận cùng trí lự khôn ngoan.

  •  Khí lực cho cường thạnh thanh bai, đừng để đến đỗi mê muội bởi thất tình thì trí lự khôn ngoan thuận theo linh tâm mà nảy nở.

  •  Linh tâm phải định tĩnh từ hòa, đừng để đến đỗi mờ ám bởi tội tình thì thuận với lòng Trời hiển linh tại thế đặng đoạt phép huyền vi.

  •  Thân là Tinh, Lực là Khí, Trí là Thần.

    Nói rõ ra thì:

    • Tinh là thân thể,
    • Khí là điển lực nghĩa là trí lự,
    • Thần là linh hồn,

    Ba cái báu của mình ngày nào tương đắc, nghĩa là hòa hiệp cùng nhau thì người mới mong đắc Đạo.

(trích diễn văn của Đức Hộ Pháp - Pháp Chánh Truyền chú giải, ấn bản 1952, trang 109)

Thông công
ID20867 - Chương : Thông công
Phần : Phần II: Con người và Thông công
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Thông công



1. Nguyên lý thông công
  • Trời người hiệp nhứt.
  • Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho thần, tâm tịnh mới xuất Chơn Thần ra khỏi phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy.
  • Khi chấp thủ thì tay tuân theo Chơn Thần nói lại mà viết ra, mường tượng như con đặt để, con hiểu đặng vậy.. .
  • Ấy là một phần của con, một phần của Thầy hiệp nhứt, mới thấu đáo càn khôn, tinh thông vạn vật đặng.

2. Những điều kiện nghiêm khắc về sự thông công

  •  Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạnh sẽ, trang hoàng, tắm gội cho tinh khiết, rồi mới đặng đến trước bửu điện mà hành sự chớ nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ thì phải để cho ý thanh bạch, không đặng tưởng đến việc phàm.

  •  Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tinh tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc, phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn, phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy Đạo cả chúng sanh.

  •  Kẻ phò cơ, chấp bút cũng như Tướng Soái của Thầy để truyền Đạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường.

Vậy khi nào chấp cơ thì phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi hành."

3. Những phương pháp thông công

  •  a. Thủ cơ:

    "Như chấp cơ mà mê, thì Chơn Thần ra trọn vẹn khỏi xác. Thầy mới dạy cho nó viết ra chữ chi đó, nó đồ theo, Thầy nói tên chữ, xác nó cầm cơ viết ra, người đọc trật chữ nó nghe đặng, không chịu, Thầy buộc viết lại và rầy kẻ đọc trật ấy."

  •  b. Chấp bút:

    "Còn chấp bút, khi Thầy đến thì làm cho Thần con bất định một lát, cho Thần xuất ra nghe Thầy dạy còn tay con tuân theo mà viết. . .Còn việc truyền Thần lấy điển quang thì ai cũng có điển trong mình, nó tiếp điển ngoài rồi Thần nó viết ra, có khi trúng có khi trật".

    (TNHT. QI.Tr 6-7)

  •  c. Nhập xác:

    "Chơn Thần của các con gặp tà khí thì khó chịu nên xin Thầy xuống điển nhiều đặng ngăn tà mị, một đôi khi phải nhập xác vì điển xuống nhiều. Cũng một lẽ ấy, mà mỗi lần lập thệ đều có nhập xác"

    (TNHT. QII. Tr 90)

4. Sự tai hại về việc lạm dụng thông công

  •  a. Lời dạy Đức Chí Tôn:

    "Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Âm Tự lập pháp "Tam Kỳ Phổ Độ", quỉ vương đã khởi phá khuấy chơn Đạo. Đến danh Ta nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi.

    Lại còn hiểu rõ rằng Ta đến với huyền diệu nầy (chỉ về sự thông công) mượn cơ mầu nhiệm, hiệp Tam Thập Lục Động đổi gọi Tam Thập Lục Thiên. Các tên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật bị mạo nhận mà lập nên tả Đạo".

    (TNHT. QI. Tr 40 - 41)

  •  b. Lời dạy của Thất Nương Diêu Trì Cung:

    ".. . Nhất là về việc Diêu Trì Cung bị mượn danh nơi khác mà dối gạt nhơn sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa về phần tín ngưỡng. Chớ chi thất tại tà quyền thì có mấy em trừ khử, nhưng tại nơi đồng tử thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người mê tín".

    (TNHT. QII. Tr 89)

Phần III: Đạo giáo
ID20868 - Phần : Phần III: Đạo giáo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần III: Đạo giáo



Phần III: Đạo giáo
Các đạo giáo cùng một nguồn gốc
ID20869 - Chương : Các đạo giáo cùng một nguồn gốc
Phần : Phần III: Đạo giáo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Các đạo giáo cùng một nguồn gốc



1. Thầy là các con

"Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giái và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

Các con là chư Phật; chư Phật là các con.

Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật".

(TNHT. QII. Tr 52)

"Bởi vậy một chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong càn khôn thế giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.

  •  Như kẻ bên Phật giáo hay tặng Nhiên Đăng là Chưởng giáo. Nhiên Đăng vốn sanh đời Hiên Viên Huỳnh Đế.

  •  Người gọi Quan Âm là nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh lúc Phong Thần đời nhà Thương.

  •  Người gọi Thích Ca Mâu Ni là Phật Tổ; Thích Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.

  •  Người gọi Lão Tử là Tiên Tổ Giáo thì Lão Tử cũng sanh đời nhà Châu.

  •  Người gọi Jésus là Thánh Đạo Chưởng giáo, thì Jésus lại sanh nhằm đời nhà Hớn.

Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Đấng ấy ?

Khí Hư Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Đấng Thầy kể đó ai sanh ? Ấy là Đạo các con nên biết.

Nếu không Thầy thì không có chi trong Càn Khôn Thế Giới nầy; mà nếu không có Hư Vô Chi Khí thì không có Thầy."

(TNHT. QI. Tr 31-32)

2. Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng

"Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn Khôn vạn vật rồi mới có người nên gọi là Tăng.

Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.

Thầy lập Phật giáo vừa khi khai Thiên lập Địa, nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Nay là hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.

Tỉ như lập Tam giáo qui nhứt thì :

  • Nho là trước.
  • Lão là giữa.
  • Thích là chót.

Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy."

(TNHT. QI. Tr 52- 53)

3. Ngũ chi phục nhứt

"Vốn từ trước Thầy lập ra ngũ chi Đại Đạo là :

  • Nhơn Đạo
  • Thần Đạo.
  • Thánh Đạo.
  • Tiên Đạo.
  • Phật Đạo.

Tùy theo phong hóa của nhơn loạimà gầy chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành Đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt. Lại nữa trước Thấy lại giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà làm ra phàm giáo.

Thầy lấy làm đau đớn hằng thấy gần trót mười ngàn năm nhơn loại phải sa vào nơi tội lỗi. Mạt kiếp chốn a tỳ !

Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập chánh thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo."

(TNHT. QI. Tr 18)

4. Chú giải của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
về Ngũ Chi Đại Đạo

".. . Khi khai Thánh giáo bên Thái Tây thì Chí Tôn có nói trước rằng: còn nhiều chuồng chiên Người sẽ đến đem về làm một.

Lời tiên ngôn ấy nghĩa là còn nhiều Đạo đương nuôi nấng un đúc tinh thần của con cái Chí Tôn đặng cho ngày Người đến chung hiệp lại một, lời ấy ngày nay đã quả.

Các chuồng chiên thiêng liêng của Chí Tôn là :

  •  Phật Đạo thì có:

    • Bà La Môn (Brahmanisme),
    • Thích Ca Mâu Ni (Caky Mouni)
    • Pythagore giáo.

  •  Tiên Đạo thì là:

    • Lão Tử Giáo,
    • Dương Châu, Mặc Địch,
    • Vạn Pháp, Bàn môn
    • cho tới Thầy pháp, Thầy Phù, Bóng chàng, Đồng cốt ..v.v..

  •  Thánh Đạo thì là:

    • Thiên Chúa giáo (Christianisme)
    • Gia Tô (Catholicisme)
    • Tin Lành (Protestantisme)
    • Hồi Hồi (Mahometantisme).

  •  Thần Đạo thì là:

    • Trung Huê Phong Thần (Mythologie Chinoise)
    • Hy Lạp Phong Thần (Mythologie Greeque)
    • Ai Cập Phong Thần (Mythologie E'gyptienne).

  •  Nhơn Đạo thì là:

    • Socrate, Esope, Platon ..v..v.. ở Hy Lạp,
    • Khổng Phu Tử (Confucianisme),
    • Mạnh Tử (Mentius),
    • Nhị Trình giáo ..v..v
    • chung cộng cùng cả Hớn Phong, Đường Thị, Tấn Tục tại Trung Huê từ trước".

(Trích diễn văn của Đức Hộ Pháp, Pháp Chánh Truyền chú giải. Ấn bản năm 1952. Trang 112 ) .

Phật Giáo
ID20870 - Chương : Phật Giáo
Phần : Phần III: Đạo giáo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phật Giáo



1. Nguyên nhân Phật Đạo bị bế

"Chư chúng sanh nghe :

Từ trước Ta giáng sanh lập Phật Giáo gần sáu ngàn năm thì Phật Đạo chánh truyền gần thay đổi. Ta hằng nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay nhứt định lấy huyền diệu mà giáo Đạo, chớ không giáng sanh nữa, đặng chuyển Phật giáo lại cho hoàn toàn.

Dường này, từ đây chư chúng sanh chẳng tu bị đọa A-Tỳ, thì hết lời nói rằng: "Phật Tông vô giáo", mà chối tội nữa.

(TNHT, Q. I , 30 - 05-1926)

"Vốn từ Lục Tổ thì Phật Giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bật thành; Chánh Pháp bi nơi Thần Tú làm cho ra mất Chánh Giáo, tập riêng pháp luật buộc mối Đạo Thiền.

Ta vì luật lịnh Thiên mạng đã cho ra nên cam để vậy, làm cho Phật Tông thất chánh có trên 3 ngàn năm nay, Vì Tam Kỳ Phổ Độ, Thiên Địa hoằng khai, nơi "Tây Phương Cực Lạc" và "Ngọc Hư Cung" mặt chiếu đã truyền siêu rỗi chúng sanh.

Trong Phật Tông Nguyên Lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi; tại tông đồ không kiếm chơn lý mà hiểu.

Lắm kẻ đã chịu khổ hạnh hành Đạo . . . Ôi! Thương thay! công có công, mà thưởng chưa hề có thưởng; vì vậy mà Ta rất đau lòng.

TA đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi; vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đọa hồng trần, TA đương lo cứu vớt.

Chư tăng, chư chúng san hữu căn, hữu kiếp đặng gặp kỳ Phổ Độ này là lần chót; phải ráng sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật. Chư Sơn đắc đạo cùng chăng là do ơi mình hành đạo.

Phép hành Đạo Phật Giáo dường như ra sai hết, tương tự như gần biến t"Tả Đạo Bàn Môn". Kỳ truyền đã thất, Chư Sơn chưa hề biết chưa hề biết cái sai ấy do tại nơi nào; cứ ôm theo luật Thần Tú, thì đương mong mõi về Tây Phương mà cửa Tây Phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành chánh quả do nơi nào mà biết chắc vậy. . . . . ."

(TNHT, Q. I - 5 tháng 6 năm 1926)

2. Tu nhiều mà thành ít

Lắm kẻ chịu khổ hạnh hành Đạo. . .Ôi ! Thương thay! Công có công mà thưởng chưa hề có thưởng, vì vậy mà Ta rất đau lòng.

(TNHT. QI. Tr 22 ),

Nguyên từ buổi bế Đạo, tuy chánh pháp ra cũ mặc dầu, chớ kỳ trung thọ đắc kỳ truyền. Luật lệ tuy cũ chớ Đạo vẫn như nhiên. Do công đức mà đắc Đạo cùng chăng. Nhưng mà có một điều là Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá cổ, nên tu nhiều mà thành ít .

(TNHT. QI. Tr 40)

3. Phổ độ lần chót

Ta đến chẳng phải cứu một mình chư Tăng mà thôi, vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đọa hồng trần Ta đương lo cứu vớt.

Chư Tăng, Chư chúng sanh hữu căn hữu kiếp đặng gặp kỳ Phổ Độ nầy là lần chót; phải rán sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật. Chư Sơn đắc đạo cùng chăng là do nơi mình hành đạo.. .

Ta đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây Ta cũng cho chư Tăng dùng huyền diệu nầy mà học hỏi, ngày sau đừng đổ tội rằng vì thất học mà chịu thất kỳ truyền. Chư Tăng từ đây chẳng đặng nói Phật giả vô ngôn nữa.

(TNHT. QI. Tr 20-22-23-40)

Thiên Chúa Giáo
ID20871 - Chương : Thiên Chúa Giáo
Phần : Phần III: Đạo giáo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Thiên Chúa Giáo



1. Nguyên bản Thánh Ngôn bằng Pháp ngữ

Le Christ est venu parmi vous. Il versait son saint sang pour la rédemption. Quel profit avez-vous pendant presque deux mille ans de son absence ? Vous préchez son Eùvangile, sans même le comprendre. Vous dénaturez la signification de sa sainte doctrine. L'humanité souffre des vicissitudes de tous ses apôtres. Ils n'ont pas su suivre le même chemin du calvaire de leur Maitre.

Le trône le plus précieux du monde est celui du premier de ses disciples.

Cette doctrine, au lieu d'apporter à l'humanité la paix et la concorde, lui apporte la dissension et la guerre.

Voilà pourquoi je viens vous apporter moi-même la paix tant promise.

Le Christ ne revient qu'ensuite.

(TNHT. QI. Tr 23-24 )

2. Bản dịch Việt ngữ

  •  a. Chúa chuộc tội cho nhơn loại:

    Chúa cứu thế đã đến với các con. Người đã phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội cho loài người.

  •  b. Sự thất chơn truyền:

    Trong 2000 năm vắng mặt Người, các con đã làm gì hữu ích ? Các con truyền bá Đạo Người nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con lại làm sai lạc bản chất tôn chỉ của nền Thánh giáo. Nhân loại phải chịu đau khổ vì sự biến thể của các Thánh tông đồ.

    Chiếc Ngai quí báu nhứt trên thế gian nầy hiện là chiếc ngai của vị đệ nhứt cao đồ của Người.

    Giáo lý ấy đáng lẽ phải đem lại hòa bình và tương ái cho loài người, nhưng trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh.

  •  c. Chúa sẽ trở lại với loài người:

    Bởi thế nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền hòa bình đã từng hứa hẹn.

    Rồi đây Chúa cứu thế sẽ trở xuống sau.

    (TNHT. QI. Tr 130)

Phần IV: Nghi Lễ
ID20872 - Phần : Phần IV: Nghi Lễ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần IV: Nghi Lễ



Phần IV: Nghi Lễ
Lạy là gì ?
ID20873 - Chương : Lạy là gì ?
Phần : Phần IV: Nghi Lễ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Lạy là gì ?



Lạy là gì ?

Lạy tỏ ra bề ngoài lễ kỉnh trong lòng.

  •  Chấp hai tay lạy là tại sao ?

    Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm Dương. Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh hóa hóa tức là Đạo.

  •  Lạy kẻ sống thì hai lạy là tại sao ?

    Là nguồn cội của nhơn sanh lưỡng hiệp âm dương mà ra. Ấy là Đạo.

  •  Vong phàm lạy bốn lạy là tại sao ?

    Là vì hai lạy của phần người, còn một lạy Thiên, một lạy Địa.

  •  Lạy Thần, lạy Thánh ba lạy là tại sao ?

    Là lạy Đấng vào hàng thứ ba của Trời và cũng chỉ rằng lạy Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt. Ấy là Đạo.

  •  Lạy Tiên, lạy Phật chín lạy là tại sao ?

    Là lạy chín Đấng Cửu Thiên khai hoá.

  •  Còn lạy Thầy mười hai lạy là tại sao ?

    Các con không biết đâu. Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn Thế Giái; nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số mười hai là số riêng của Thầy".

Tại sao thờ Thiên Nhãn.
ID20874 - Chương : Tại sao thờ Thiên Nhãn.
Phần : Phần IV: Nghi Lễ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Tại sao thờ Thiên Nhãn.



Tại sao thờ Thiên Nhãn.
1. Phần sơ lược

"Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

Nhãn thị chủ Tâm,
Lưỡng quang chủ tể,
Quang thị Thần.
Thần thị Thiên,
Thiên giả, ngã giả".

2. Phần yếu nhiệm

"Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập "Tam Kỳ Phổ Độ" này duy Thầy cho "Thần" hiệp "Tinh, Khí" đặng hiệp đủ "Tam Bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.

Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu "Thần cư tại Nhãn". Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ.

Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Đạo, hằng nhớ đến danh Thầy".

3. Nguyên nhân không đắc pháp

". . . Phẩm vị Thần, Thành, Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi song Thiên Đình mỗi phen đánh tản "Thần" không cho hiệp cùng "Tinh, Khí".

(TNHT. QI. Tr 11- 12)

Siêng năng cúng kiến.
ID20875 - Chương : Siêng năng cúng kiến.
Phần : Phần IV: Nghi Lễ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Siêng năng cúng kiến.



Siêng năng cúng kiến

"Các em phải lo cúng kiến thường:

  •  Một là tập cho chơn thần được gần gũi các Đấng Thiêng Liêng đặng sáng lạn.

  •  Haicầu khẩn với Đức Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh.

  •  Ba là có tế lễ thì tâm phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự nhiên.

  •  Bốn là tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri, lương năng của các em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à !".

Quan Âm Bồ Tát (TNHT. QII. Tr. 87 )

Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
ID20876 - Phần : Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần V: Giới luật - Năm điều cấm



Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Nhứt bất sát sanh - Cấm giết hại sự sống
ID20877 - Chương : Nhứt bất sát sanh - Cấm giết hại sự sống
Phần : Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Nhứt bất sát sanh - Cấm giết hại sự sống



Nhứt bất sát sanh - Cấm giết hại sự sống
1. Có sự sống là có Thượng Đế.

"Các con đủ hiểu rằng :

Chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơn Linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận".

2. Giết sự sống là chận đường tiến hóa.

"Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp càn khôn thế giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm ; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa".

3. Giết mạng sống phải chịu quả báo.

"Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai, biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đỗi ấy.

Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy.

(TNHT. QII. Tr 62 )

Nhì bất du đạo - Cấm gian tham cướp giựt
ID20878 - Chương : Nhì bất du đạo - Cấm gian tham cướp giựt
Phần : Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Nhì bất du đạo - Cấm gian tham cướp giựt



Nhì bất du đạo - Cấm gian tham cướp giựt
1. Nguồn gốc tham gian: Lợi, Quyền.

Ôi ! Thầy sanh các con thì phải yêu trọng các con chẳng cùng, mà Thầy cho các con đến thế giới nầy với một Thánh thể thiêng liêng y như hình ảnh của Thầy, không ăn mà sống, không mặc mà lành (*) các con lại không chịu, nghe điều cám dỗ, mê luyến hồng trần, ăn cho phải bị đọa, dâm cho phải bị đày, nên chịu nạn áo cơm, dục quyền cầu lợi.

Chú thích: (*)

  • Thánh thể thiêng liêng y như hình ảnh của Thầy: chỉ chơn thần cấu tạo bằng khí chất trên đường xuống thế, trước khi nhập vào xác những hình hài nguyên thủy để tạo dựng giống người, những con người đầu tiên nầy gọi là nguyên nhân. (chú thích của người chép)

LỢI, Thầy cũng đã dành cho các con chung hưởng cùng nhau, mà cũng vì tham, đứa chứa nhiều, đứa chịu đói.

QUYỀN, Thầy cũng ban cho các con in như Thầy đã ban cho chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hầu cho đủ thế kềm thúc lấy nhau đặng giữ vẹn thánh chất yêu sanh của Thầy mà quyền ấy trở nên một cơ thể buộc trói nhơn sanh trong vòng tôi mọi.

Ôi ! thảm thay, cái thất vọng của Thầy nên ghê gớm, các con có hiểu vì sao mà cả nhơn sanh gian tham chăng ?

Thì cũng muốn cho nhiều sanh mạng chịu phục dưới quyền thế lợi lộc đó, vậy sự yếu trọng của con người là nạn cơm áo, nắm chặt quyền phân phát cơm áo, thì chưa ai đã chịu thọ sanh nơi thế nầy lánh khỏi.

2. Hậu quả của gian tham: một trường thảm khổ.

Muốn cho đặng quyền hành ấy thì làm thế nào ?

Dùng hết mưu chước quỉ quyệt, thâu đoạt cho đặng lợi lộc quyền thế cho nhiều, vì vậy mà đời trở nên trường hỗn độn, tranh tranh, đấu đấu, giựt giựt, giành giành, gây nên mối loạn;

Nhơn loại nghịch lẫn nhau giúp cho phép tà quyền mạnh hơn yếu thiệt mất phép công bình thiêng liêng tạo hóa, cái trường thảm khổ của thế gian cũng do nơi đó mà ra.

  • Vậy gian tham đã thâm nhập vào lòng thì lòng hết đạo đức.
  • Tham gian nhập vào nhà, thì nhà không chánh giáo.
  • Tham gian đã nhập vào nước, thì nước hết chơn trị.
  • Tham gian đã lộng toàn thế giới thì thế giới hết Thánh Thần.

Thầy không cần nói sự gian tham có thể giục các con lỗi Đạo cùng Thầy mà bị lắm điều tội lỗi.

Ấy vậy gian tham là trọng tội.

(TNHT. QII. Tr. 63-64)

Tam bất tà dâm
ID20879 - Chương : Tam bất tà dâm
Phần : Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Tam bất tà dâm



Tam bất tà dâm
1. Xác thân con người là một tổng hợp sự sống.

Phàm xác thân con người, tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chất chứa vàn vàn, muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy cấu kết nhau mà thành khối (La formation des cellules).

Vật ấy có tánh linh, vì chất nuôi nấng nó cũng đều là sanh vật, tỷ như rau, cỏ, cây trái, lúa gạo, mọi lương vật đều có chất sanh.

Các vật thực vào tỳ vị lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết. Nó có thể huờn ra nhơn hình, mới co sanh sanh, tử tử của kiếp nhơn loại, vì vậy mà một giọt máu là một khối chơn linh.

2. Dâm dục quá độ là một trọng tội.

Như các con dâm quá độ là sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác thì nó đến tại Nghiệt Đài mà kiện các con. Các con chẳng hề chối tội đặng.

Vậy phải gìn giữ giới cấm ấy cho lắm.

(TNHT. QI. Tr 33-34)

Tứ bất tửu nhục - Cấm rượu thịt
ID20880 - Chương : Tứ bất tửu nhục - Cấm rượu thịt
Phần : Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Tứ bất tửu nhục - Cấm rượu thịt



Tứ bất tửu nhục - Cấm rượu thịt
1. Rượu làm hại thân xác con người.

Vì sao mà phải giới tửu ?

Trước Thầy nói vì cớ nào rượu làm hại thân thể con người về phần xác.

Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới nuôi sự sống, như rượu uống vào tỳ vị nó chạy vào ngũ tạng lục phủ đủ hết, thì trái tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trữ sự sống, cũng phải bị nó xâm nhập vào làm cho sự lao động quá chừng đỗi thiên nhiên đã định;

Thôi thúc huyết mạch phải vận động một cách vô chừng mà làm cho sanh khí nơi phổi chẳng đủ ngày giờ mà nhuận huyết tinh sạch cho được.

Trược huyết ấy thối lại cùng trong thân thể để vật chất ô trược vào trong sanh vật. Mỗi khối ấy ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt tủy lần lần phải chết, thì thân thể các con phải bị chết theo. Nhiều kẻ phải bị chết nửa thân mình, vì rượu nên ra đến đỗi.

2. Rượu làm hại phần hồn con người.

Thầy dạy về hại của phần hồn các con:

Thầy nói cái Chơn Thần là nhị xác thân các con, là khí chất (Le sperme evaporé) nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tâm của nó là óc, nơi của xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi hộ;

Nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ Chơn Linh các con khi luyện thành Đạo, đặng hiệp một với Khí rồi Khí mới thấu đến Chơn Thần hiệp một mà siêu phàm nhập Thánh;

Thì óc là nguồn cội của Khí, mà óc cũng bị huyết mạch vận động vô chừng làm cho đến đỗi tán loạn đi thì Chơn Thần thế nào đặng an tịnh mà điều khiển, thân thể phải ra ngây dại trở lại chất thú hình, mất phẩm nhơn loại rồi còn mong chi đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Lại nữa buổi loạn thần ầy để cửa trống cho tà mị xung đột vào, giục các con làm việc tội tình mà phải phận luân hồi muôn kiếp.

Vậy Thầy cấm các con uống rượu nghe à !

(TNHT. QI. Tr 84-85 )

Ngữ bất vọng ngữ - Cấm nói dối
ID20881 - Chương : Ngữ bất vọng ngữ - Cấm nói dối
Phần : Phần V: Giới luật - Năm điều cấm
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Ngữ bất vọng ngữ - Cấm nói dối



Ngữ bất vọng ngữ - Cấm nói dối
1. Mỗi thân phàm đều có một chơn linh gìn giữ.

Thầy đã nói rằng nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một Chơn Linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói các con cũng hiểu rõ rằng:

Đấng Chơn Linh ấy vốn vô tư mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa phán xét, bởi vậy nên một mảy không qua , dữ lành đều có trả;

Lại nữa các Chơn Linh ấy tánh Thánh nơi mình đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn lương tâm là đó.

Bởi vậy chư Hiền, chư Thánh nho nói rằng :

Khi Nhơn tức khi Tâm,
Khi Tâm tức khi Thiên,
Khi Thiên đắc tội (*)
Hoạch tội ư Thiên,
Vô sở đảo dã (**).

Ghi chú:

  • (*) Lời nầy viết theo bản chép tay của Bà Đầu sư Hương Hiếu.. .
  • (**) Khi người tức khi tâm, khi tâm tức khi Trời, mắc tội với trời thì không thể cầu xin vậy.

2. Nói dối trước tiên là tự dối với lương tâm mình.

Như các con nói dối, trước chưa dối với người thì các con đã dối với lương tâm tức là Chơn Linh.

Thầy đã nói Chơn Linh ấy đem nạp vào Tòa phán xét từ lời nói của các con, dầu những lời nói ấy không thiệt hành mặc dầu, chớ tội hình cũng đồng một thể.

3. Phải cẩn ngôn, cẩn hạnh.

Nơi Tòa phán xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể.

Các con khá nhớ!

(TNHT. QII. Tr 64)

Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
ID20882 - Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ



Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Hiệp Thiên Đài
ID20883 - Chương : Hiệp Thiên Đài
Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Hiệp Thiên Đài



Hiệp Thiên Đài
1. Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự.

Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn.

Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa.

Lại nữa Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới, Lục Thập Bát Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại.

Thầy đã nói sở dụng thiêng liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa. Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp chưởng quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm. Thầy lại chọn Thập Nhị Thời Quân chia ra làm ba :

2. Phần của Hộ Pháp, chưởng quyền về Pháp thì:
  • Hậu là Bảo Pháp (*).
  • Đức là Hiến Pháp.
  • Nghĩa là Khai Pháp.
  • Tràng là Tiếp Pháp.

Lo bảo hộ luật Đời và luật Đạo chẳng ai qua luật mà Hiệp Thiên Đài chẳng biết.

Ghi chú: (*)

  • Bảo là giữ gìn.
  • Hiến là dâng.
  • Khai là mở (bày ra).
  • Tiếp là rước.

3. Thượng Phẩm thì quyền về phần Đạo, dươi quyền:
  • Chương là Bảo Đạo.
  • Tươi là Hiến Đạo.
  • Đãi là Khai Đạo.
  • Trọng là Tiếp Đạo (**)

Lo về phần Đạo nơi Tịnh Thất, mấy Thánh Thất, đều xem sóc chư môn đệ Thầy, binh vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng.

Ghi chú:

  • (**) Ông Cao Đức trọng đắc phong Tiếp Đạo sau hết

4. Thượng sanh thì lo về phần Đời:
  • Bảo Thế thì Phước.
  • Hiến Thế: Mạnh.
  • Khai Thế: Thâu.
  • Tiếp Thế: Vĩnh.

Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành Đạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt.

(TNHT. QI. Tr 98-99-100)

Cừu Trùng Đài
ID20884 - Chương : Cừu Trùng Đài
Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Cừu Trùng Đài



Cừu Trùng Đài
1. GIÁO TÔNG

GIÁO TÔNG nghĩa là anh cả các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt các con trong đường Đạo và đường Đời.

Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Địa Giái đặng cầu rỗi cho các con, nghe à! Chư Môn Đệ tuân mạng!

2. CHƯỞNG PHÁP

CHƯỞNG PHÁP của ba phái là Đạo, Nho, Thích. Pháp luật Tam Giáo tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vốn coi như một.

Chúng nó có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc là nơi Giáo Tông truyền xuống, hay là nơi Đầu Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì chúng nó phải dâng lên cho Hộ Pháp đến "Hiệp Thiên Đài" cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại, hay là tùy ý mà lập luật lại.

Vậy chúng nó có quyền xem xét kinh điển trước khi phổ thông. Như thảng có "Kinh Luật" chi làm hại phong hóa, thì chúng nó phải trừ bỏ chẳng cho xuất bản.

Buộc cả tín đồ phải vùa sức mà hành sự trước mặt luật đời. Thầy khuyên các con ráng xúm nhau vùa giúp chúng nó.

Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ trên mỗi luật, mới đặng thi hành. Chư Môn Đệ tuân mạng !

3. ĐẦU SƯ

ĐẦU SƯ có quyền cai trị phần Đạo và phần Đời của chư môn đệ.

Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn. Luật lệ ấy, phải xem xét một cách nghiêm nhặt, coi phải có ích cho nhơn sanh chăng. Giáo Tông buộc phải giao cho Chưởng Pháp xét nét trước khi phê chuẩn.

Chúng nó phải tuân mạng lịnh Giáo Tông, làm y như luật lệ Giáo Tông truyền dạy. Như thảng luật lệ nào nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh, thì chúng nó đặng phép nài xin hủy bỏ.

Thầy khuyên các con phải thương yêu và giúp đỡ lấy nó. Thầy lại dặn các con : như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi nó.

Ba chi tuy khác, chớ quyền luật như nhau. Như luật lệ nào Giáo tông đã truyền dạy, mà cả ba đều ký tên không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông, Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại.

Chúng nó có ba cái ấn riêng nhau, mỗi tờ giấy chi chi phải có ấn mới thi hành nghe à! Chư Môn Đệ tuân mạng!

4. PHỐI SƯ

PHỐI SƯ mỗi phái là 12 người, cộng là 36 người ; trong 36 vị ấy có ba vị Chánh Phối Sư. Ba vị ấy đặng thế quyền cho Đầu Sư mà hành sự; song chẳng đặng quyền cầu phá luật lệ, nghe à! Chư Môn Đệ tuân mạng!

5. GIÁO SƯ

GIÁO SƯ có 72 người, trong mỗi phái là 24 người. Giáo sư là người để dạy dỗ chư môn đệ trong đường Đạo với đường Đời. Buộc chúng nó lo lắng cho các con nhu anh ruột lo cho em. Chúng nó cầm sổ bộ của cả tín đồ, chúng nó phải chăm nom về sự tang, hôn của mỗi đứa.

Như tại Châu Thành lớn, thì mỗi đứa đặng quyền cai quản cúng tế Thầy như thể Đầu Sư và Phối sư. Chúng nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật lệ làm hại nhơn sanh, hay là cầu xin chế giảm luật lệ ấy. Chúng nó phải thân cận với mỗi môn đệ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ! nghe à! Chư Môn Đệ tuân mạng!

6. GIÁO HỮU

GIÁO HỮU là người để phổ thông chơn đạo của Thầy. Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật lệ Đạo. Ba ngàn Giáo Hữu chia ra đều, mỗi phái là 1000 ; chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt. Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chùa trong mấy tỉnh nhỏ.

7. LỄ SANH

LỄ SANH là người có hạnh, lựa chọn trong chư môn đệ là hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín đồ, Thầy dặn các con hiểu rõ rằng Lễ sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó.

Như vào đặng hàng Lễ Sanh, mới mong bước qua hàng chức sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng, mới đi khỏi ngả ấy mà thôi, nghe à! Chư Môn Đệ tuân mạng!

  • Đầu Sư muốn lên Chưởng pháp thì nhờ ba vị công cử nhau.
  • Phối Sư muốn lên Đầu Sư thì nhờ 36 vị kia công cử.
  • Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì nhờ 72 vị kiaxúm nhau công cử.
  • Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư thì nhờ 3000 vị kia xúm nhau công cử.
  • Lễ Sanh muốn lên Giáo Hữu thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
  • Môn đệ muốn lên Lễ Sanh thì nhờ cả môn đệ xúm nhau công cử.

Kỳ dư Thầy giáng cơ phong cho người nào thì mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.

Còn Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Đầu Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn môn đệ công cử mới đặng, kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi. Chư Môn Đệ tuân mạng!

(TNHT. QI. Tr 62-63-64-65)

Cừu Trùng Đài Nữ Phái
ID20885 - Chương : Cừu Trùng Đài Nữ Phái
Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Cừu Trùng Đài Nữ Phái



Cừu Trùng Đài Nữ Phái

Thánh giáo của ĐỨC LÝ THÁI BẠCH:

Hội Thánh nghe Lão ban sắc phục cho nữ phái; nghe và từ đây xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp.

  •  Nữ phái phải tùng Đầu Sư nữ phái, song tùng quyền của Giáo Tông và Chưởng Pháp.

  •  Đầu Sư nữ phái cũng phải chịu công cử theo luật Hội Thánh ban hành, theo luật Hội Thánh phân xử đường Đời và đường Đạo.

  •  Đầu Sư nữ phái mặc một Đạo phục y như Đạo phục Đầu Sư nam phái, phải đội một Ni-Kim-Cô như các vải chùa, toàn hàng trắng chín giải, áo có thêu bông sen.

    Cái Kim-Cô có choàng từ đầu tới gót. Đội mão Phương Thiên, trên chót Phương Thiên ngang đầu tóc có Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh-Khí, đi giày vô ưu màu trắng, trên chót có chữ Hương, nghe à !

  •  Phối Sư cũng mặc in như vậy, song không có mão Phương Thiên, áo ba giải nhưng trước ngực có Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh- Khí, nghe à !

  •  Giáo Sư mặc áo ba giải, đội Kim-Cô bằng hàng trắng không đi giày.

  •  Giáo Hữu mặc Đạo phục như Giáo Sư, đầu không đội mão mà giắt một bông sen, trên bông sen có Thiên Nhãn Thầy.

  •  Lễ Sanh nữ phái mặc như Giáo Hữu, nhưng choàng ngang trên đầu một đoạn vải mỏng, cột ra sau ót, thả một mí dài, một mí ngắn ; ngay đầu tóc có giắt một bông sen.

(TNHT. QI. Tr 94-95)

Quyền Vạn Linh
ID20886 - Chương : Quyền Vạn Linh
Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Quyền Vạn Linh



Quyền Vạn Linh
1. Càn Khôn Thế Giới chỉ có hai quyền.

"Các con phải nhớ rằng toàn càn khôn thế giới chỉnh có hai quyền: trên là quyền hành Chí Tôn của Thầy, dưới là quyền hành của sanh chúng.

Thầy đã lập hình thể hữu vi của Thầy, nghĩa là Hội Thánh của Đại Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền hành trọn vẹn của Thầy cho hình thể ấy đặng đủ phương tận độ chúng sanh;

Còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh chúng, dưới quyền hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn loại đồng quyền cùng Thầy mà tạo hóa vạn linh vốn là con cái của Thầy, vậy thì vạn linh cũng có thể đoạt vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng."

2. Quyền Vạn Linh và Chí Linh hiệp một Đạo mới ra thiệt tướng.

Thầy nói rõ: quyền Chí Tôn là Thầy, quyền vạn linh là sanh chúng, ngày nào quyền lực Chí Tôn đặng hiệp một cùng vạn linh thì Đạo mới ra thiệt tướng.

Thầy đã ban quyền hành Chí Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội Thánh là Giáo Tông cùng Hộ Pháp. Vậy thì quyền hành Chí Tôn của Thầy đặng trọn vẹn khi Giáo Tông cùng Hộ Pháp hiệp một.

Còn cả nhơn loại thì là quyền lực vạn linh. Quyền hành Chí Tôn của Thầy duy có quyền hành Vạn Linh đối phó mà thôi.

Thái Bạch hằng giận các con rằng: mọi điều chi nó đã hiệp đồng cùng Hộ Pháp mà ban hành, thì các con lại còn khi lịnh mà xem rẻ rúng.

Vậy thì từ đây hễ có mạng lịnh chi đã đủ hai đứa nó hạ truyền thì các con phải hội đủ nhơn sanh, Hội Thánh và Thượng Hội mà xét nét cho cặn kẻ phân minh, đặng thi hành phận sự.

(TNHT. QII. Tr 81-82)

Chú thích của người chép về tổ chức quyền Vạn Linh:

Quyền Vạn Linh là quyền lực của ba tổ chức nhân sự:

  • Hội nhơn sanh.
  • Hội Thánh.
  • Thượng Hội.

Ba hội nầy nhóm riêng, khi duyệt xét một vấn đề gì, nếu cả ba hội đều đồng ý, thì ý kiến chung ấy mới gọi là quyết nghị của quyền Vạn Linh.

  •  a. Đại Hội Nhơn Sanh:

    Gồm đại biểu của tín đồ, chức việc, Bàn Tri Sự chọn theo lối công cử và chứ sắc phẩm Lễ Sanh tham dự.

  •  b. Đại Hội Hội Thánh:

    Gồm chưa sắc phẩm Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Chánh Phối Sư, Thập Nhị Thời Quân tham dự.

  •  c. Thượng Hội:

    Gồm các chức sắc cao cấp : Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư, Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh tham dự.

(Tóm tắt theo tài liệu Chánh Trị Đạo, Khai Pháp Trần Duy Nghĩa. HộiThánh xuất bản 1974 )

Thưởng phạt của Quyền Thiêng Liêng
ID20887 - Chương : Thưởng phạt của Quyền Thiêng Liêng
Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Thưởng phạt của Quyền Thiêng Liêng



Thưởng phạt của Quyền Thiêng Liêng
1. Trách nhiệm nặng nề của Giáo Tông vô vi.

"Ngán thay cho cái trách nhiệm nặng nề, vì trót đã hứa lời cùng Từ Bi ra tế độ, hễ trách phận đàn anh, tuy nhiên lấy oai quyền khuyến nhủ trừng trị mấy em mặc dầu chớ cũng nên hiểu tâm của mỗi đứa.

Lão chỉ sợ một điều là Lão không phương gần kẻ tà tâm, toan dạy dỗ.

Còn như gần kẻ đạo đức chơn thành thì rất dễ, song chẳng cần ích, tâm Thánh là ngôi vị của Đấng thiêng liêng, không lo trau dồi thì cũng còn tự nhiên vì vẻ đẹp; còn vẻ đẹp thiên nhiên đã mang nặng thi hài nơi khổ cảnh nầy mà không mất thì đoạt vị đã đặng rồi, lại cần ai nâng đỡ.

Ấy vậy, Lão đến mà gieo hột Thánh cốc nơi lòng của kẻ tà tâm, mong cho đơm bông kết quả đặng liệu thế hồi tâm, chớ chẳng phải đến rước người hiền ngõ."

2. Giáo Tông vô vi phò trợ Hội Thánh hữu hình.

Lão đây cũng vậy, mà chư hiền hữu cũng vậy, chúng ta đã đến tạo thế sửa đời vẫn là phận sự của chúng ta đã hẳn, phải biết phận mình mới an tâm, liệu thế chuyển xây, đã có khó ắt có hay, đã có gay thì có thuận, bền chí xem mảy mún cơ đời ...

Lão nhứt định đứng chung vai đâu cật cùng chư hiền hữu, chư hiền muội mà chia bớt khổ tâm.

3. Bí ẩn trong sự thưởng phạt Thiêng Liêng.

Lão nên nói rằng: cơ thưởng phạt của Thiên thơ thì lắm điều trái hẳn với trí người tưởng tượng, có nhiều khi thưởng hữu hình mà làm hình phạt vô vi, mà cũng có khi lấy hình phạt hữu vi mà thưởng thiêng liêng công nghiệp.

Vậy cái thưởng và cái phạt của Lão dùng điều đình Thánh giáo, nhiều khi chư hiền hữu, chư hiền muội không phương thấy lý đặng. Nên khá dè chừng, đừng vội luận nhảm, bàn khùng mà mang tội thiêng liêng rất uổng, nghe!

(TNHT. QII. Tr.77-78)

Phần VII: Phương tu Đại Đạo
ID20888 - Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Phần VII: Phương tu Đại Đạo



Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Khách trần
ID20889 - Chương : Khách trần
Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Khách trần



Khách trần
1. Trần là cõi khổ.
  • Cõi trần là chi ?
  • Khách trần là sao ?
  • Sao gọi là khách ?

Trần là cõi khổ, để đọa bậc Thánh, Tiên có lầm lỗi. Ấy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất cả chơn linh là luân hồi, nên kẻ bị đọa trần gọi là khách trần.

(TNHT. QII. Tr 3)

2. Khách trần hay luyến tục.

Đạo Trời khai ba lượt, khách tục lỗi muôn phần, khách trần ai vẫn lấy sự vui vẻ vô vị chốn sông mê nầy mà quên trọn các điều đạo đức của các Đấng Thánh trước Hiền xưa.

Chung đỉnh mảng tranh giành, lợi danh thường chác buộc, kiếp phù sanh không mấy lát, đời giả dối chẳng là bao.

Sanh đứng làm người, trót đã mang vào mình một vai tuồng đặc biệt, đã chẳng lo bước hành trình cho xong mà đắp bồi nợ mảnh hình hài, ngọn rau tấc đất, lại chác lắm điều phiền não ưu sầu, lấy Thánh đức gọi là chơi, mượn hành tàng vô nghĩa mà làm cho vừa lòng ái mộ bất lương.

Cái xuân kia chẳng đợi người mà bước đời càng gay trở, lần qua thỏ lặn ác tà, bóng thiều quang nhặc thúc, con đường hy vọng chẳng biết đâu là tột cùng mà bước đời xem đà mòn mỏi;

Sự thác vô tình sẽ đến mà vẽ cuộc sanh ly pha màu tử biệt, làm cho sự vui vẻ giàu sang danh vọng đều thành ra một giấc huỳnh lương, rồi đây vĩnh biệt ngàn năm, tội tình muôn kiếp.

Đài Nghiệt cảnh là nơi rọi sáng các việc lỗi lầm, bước luân hồi sẽ dẫn vào nơi u khổ cùng sầu mà đọa đày đời đời kiếp kiếp.

Ấy là buổi chung qui của khách trần đó.

(TNHT. QI. Tr.90)

3. Đạo dìu người thoát khổ.
  • Đạo là gì ?
  • Sao gọi Đạo ?

Đạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi.

Nếu chẳng phải do theo Đạo, thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Đạo nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đặng. . .

(TNHT. QII. Tr 3)

Nguồn Tiên, Đạo Thánh dìu bước nhơn sanh tránh tội lỗi, lìa nẻo vạy, bước đường ngay, mà lần vào nơi cực lạc an nhàn, rừng tòng suối lặng dộng thẳm non xanh, để mình vào bực thanh cao, thoát khỏi chốn luân hồi ràng buộc;

Ai mau bước đặng nhờ thân, ai luyến trần cam chịu khổ. Đạo Trời mầu nhiệm, khá biết xét mình sau khỏi điều tự hối.

Chúng sanh khá biết cho!

(TNHT. QI. Tr 90 )

Sống theo ý trời
ID20890 - Chương : Sống theo ý trời
Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Sống theo ý trời.



Sống theo ý trời.
1. Tu là chi ?

Chư nhu, chư tín nữ khá nghe.

Nếu cả thế gian nầy biết tu thì thế gian có lẽ cãi lý Thiên Đình mà làm cho tiêu tai, tiêu nạn đặng, huống lựa mỗi cá nhân biết tu thì là Thiên Đình cầm bộ Nam tào cũng chẳng ích chi. Tu là chi?

Tu là trau dồi đức tính cho nên hiền, thuận theo ý Trời đã định trước.

2. Tại sao phải tu ?

Nếu thế gian dữ thì thế nào đặng bảo toàn, còn mong mỏi gì đặng bền vững. Cá nhân dữ thì thế nào bảo toàn tánh mạng. Đã bị tội cùng Thiên Đình thì bị hành phạt. Nơi kiếp sống nầy nếu không biết tu, buổi chung qui sẽ mắc tội nơi Thiên đình.

Phẩm vị Tiên, Phật để thưởng cho kẻ lành mới đáng phẩm vị, chớ chẳng phải của để treo tham cho thế gian phòng toan đạt đặng.

3. Kinh điển chỉ là phương tiện giúp người tu.

Kinh điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có đũa kẻ có cơm bốc tay ăn cũng đặng.

Các con coi kinh điển lại, rồi thử nghĩ lại sự công bình thiêng liêng mà suy gẫm cho hay lẽ phải.

Thầy khuyên các con theo sau Thầy mà đến phẩm vị mình thì hay hơn tuôn bờ lướt bụi đi quanh kiếm quất, nghe à!

(TNHT. QII. Tr 5)

Trường thi công quả và Đức tin tuyệt đối.
ID20891 - Chương : Trường thi công quả và Đức tin tuyệt đối.
Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Trường thi công quả và Đức tin tuyệt đối.



Trường thi công quả và Đức tin tuyệt đối
1. Đời là trường thử thách để phân biệt giả chơn.

Sự chơn thật và sự giả dối, mắt phàm các con đâu có thế phân biệt đặng ; một trường thử Thánh, Tiên, Phật vì vậy mà phải lập nơi thế gian nầy;

Nếu buổi sanh tiền dầu cho một kẻ phàm tục tội lỗi biết đặng cơ quan mầu nhiệm của Đấng Chí Tôn là Trời đã sắp đặt, thì cũng chẳng dám gây ra tội lỗi mà thôi, lại có thể đắc Đạo mà gấm ghé phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng nữa;

Huống lựa là các đấng ấy, phải bị đọa trần mà biết mình hằng giữ, thì mầu nhiệm thử Thần, Thánh, Tiên, Phật chẳng có nghĩa lý gì hết.

2. Trường thi công quả để đắc Đạo.

. . . Thầy hằng nói cùng các con rằng: một trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi.

Thầy lại khuyên nhủ các con rằng : Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc Đạo, phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn sanh còn phải trầm luâm nơi khổ hải, chưa thoát khỏi luân hồi, để lòng từ bi mà độ rỗi.

3. Đức tin nơi Thầy.

Nay tuy các con chẳng thấy đặng hành vi mầu nhiệm mà chính mình Thầy đã đến nói, các con cũng nên tin nơi Thầy mà cho rằng lời Thầy dạy là chơn thật. Nếu các con đợi đến buổi chung qui, hồn ra khỏi xác mới thấy cơ mầu nhiệm đặng, thì chừng ấy đã muộn rồi.

(TNHT. QI. Tr 34-35)

Luật công bình thiêng liêng
ID20892 - Chương : Luật công bình thiêng liêng
Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Luật công bình thiêng liêng



Luật công bình thiêng liêng
1. Nhân loại đắm chìm trong luyến ái tà mị.

Con biết rằng Thầy thương yêu nhân loại là dường nào chưa ? Những điều ngăn trở đều do nơi tiền khiên của cả chúng sanh. Đã vào trọn một thân mình nơi ô trược thì Thầy đây cũng khó mà rửa với một gáo nước mà đặng trong sạch.

Nhơn loại đã thâm nhiễm vào tình luyến ái tà mị trên mười ngàn năm thì thế nào cổi thánh đức trong một lúc chẳng tới một năm (*) cho trọn lành đặng.

Ghi chú:

  • (*) Đức Chí Tôn dạy bài nầy ngày 22-09-1926

2. Đối lực chánh tà.

Rất đỗi Thầy là bực Chí Tôn đây mà còn bị chúng nó mưu lén cho qua Thánh ý Thầy thay, một đàng trì, một đàng kéo, thảm thay các con chịu ở giữa.

Thầy dạy các con một điều là biết tranh đấu cùng Thầy; hễ nó tấn thì mình chống, cân sức cho bằng hay là trỗi hơn mới đắc thắng. Các con chịu nỗi thì Đạo thành, còn các con ngã thì Đạo suy. Liệu lấy !

3. Luật công bình thiêng liêng.

Cầm cả quyền hành vô lượng nơi tay. Thầy ngó một cái cũng đủ tiêu diệt nó (**) đặng, nhưng mà phép công bình thiêng liêng chẳng phải nên vậy. Ấy cũng là cơ mầu nhiệm cho các con có thế lập công quả.

Nơi Bạch Ngọc Kinh hơn sáu chục năm trước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ Thầy nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời.

Thầy coi bọn ấy lại còn làm tội lỗi hơn kẻ phàm xa lắm.

Thầy nói cho các con biết: Dầu một vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không tu, thì cũng khó trở lại địa vị đặng. Các con nghe à!

(TNHT. QI. Tr 51)

Ghi chú:

  • (**) Nó: Chỉ sự luyến ái tà mị (lời chú của soạn giả)

4. Đức tin tuyệt đối và lòng đại hùng, đại lực, đại từ bi.

Thầy khuyên các con nhớ hoài rằng: Thầy của các con là Ông Thầy Trời, nên biết một ổng mà thôi, thì đủ, nghe à !

Ngôi vị Bạch ngọc Kinh chẳng ưa chứa kẻ hung hăng mà lạ một điều là kẻ hung hăng đạo đức thường phá cửa lún đặng vào, địa vị phần nhiều đoạt bởi kẻ ấy.

Các con hiền mà dữ, các con yếu mà mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà các con hành phạt, cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình, thì là gần ngôi Tiên, Phật đó.

(TNHT. QI. Tr 49)

Đức hạnh
ID20893 - Chương : Đức hạnh
Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Đức hạnh



Đức hạnh
1. Minh tâm kiến tánh.

Đạo đức cần trau nơi tâm là chỗ chẳng ai thấy được. Rèn trau cho thuần mỹ tánh, rồi mới lần đến bề ngoài, trọn hết cả ngoài trong thì chừng ấy thân hình tâm trí chắc khư, nào ai lay chuyển cho được.

Lo ngoài quên trong, che bề trong trau bề ngoài .. . cũng như có xác không hồn, chuộng hữu hình mà quên các huyền bí chơn truyền.

Than ôi ! có hình thể xương thịt mà chơn hồn phưởng phất nơi xa thì cái thân vô dụng ấy trơ trơ như khối đá dựa đường như khúc cây bên trủng.

Có đèn dầu đầy mà thiếu hơi lửa nhen lên thì cũng phải mờ mịt thâm u, trông chi soi sáng.

Ấy vậy nên biết mà răn mình, cái tâm là vật người không thấy được, khá dồi trau nó trước.

Nên hiểu kỹ lời, bằng chẳng thấu thì tu có ích chi.

Nhàn Âm Đạo Trưởng (TNHT. QII. Tr 46-47)

2. An tâm, tỉnh trí, tắt lửa lòng, không kiêu căng tự đại.

Muốn an tâm tỉnh trí và đè nén lửa lòng cần phải có một nghị lưc vô biên, một tâm trung quảng đại thì mới khỏi bực tức với những trò đã vì mạng lịnh thiêng liêng phô diễn ở nơi thâm hiểm nặng nề nầy.

Than ôi ! Cái nư giận thường làm đổ nát những công sáng tạo đã qua, không biết bao nhiêu vĩ đại.

Thái Thượng Đạo Tổ. (TNHT. QII. Tr 92-93)

"Tánh kiêu căng tự đại là hang thẳm chôn lấp trọn thân hình, hồn phách đó, nên ghi nhớ mà lập tâm sửa mình"

Quan Thánh Đế Quân. (TNHT. QII. Tr 74)

3. Hòa ái, tương thân, đồng tâm, hiệp chí.

Đạo quí là tại Hòa. Các em nghĩ thử mà coi, tạo Thiên lập Địa cũng bởi âm dương hòa hiệp, sanh hóa muôn loài cũng nơi một chữ hòa, đến đỗi như thân con người có tạng, có phủ. Tạng phủ ấy nếu chẳng hòa thì con người chẳng hề sống bao giờ.

Kịp đến tâm hồn bất hòa thì thất tình lục dục đều phát khởi tranh ngôi với thần lương tâm, nếu kém lực thì con người ấy duy có sanh hoạt trong vòng vật dục chớ chẳng hề biết Thiên lý là gì ?

  • Còn gia đình chẳng hòa, thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán.
  • Còn trong luân lý chẳng hòa, thì dân cư bất mục, nước chẳng hòa thì sanh ly loạn.
  • Còn cả thế giới bất hòa thì nhơn loại đấu tranh.

Vì vậy Thiếp khuyên các em dĩ hòa vi Tiên.

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai. (TNHT. QII. Tr 85-86 )

LỜI DẠY CỦA ĐỨC CHÍ TÔN:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà.
Cùng nhau một Đạo tức một cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi.
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.

(TNHT. QI. Tr 8)

Các con phải giữ gìn đức hạnh đối với kẻ trên bằng chữ khiêm hòa, đối với kẻ dưới bằng chữ khoan dung. Nghe các con!

(TNHT. QI. Tr 102)

Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con biết thương yêu nhau trong thánh đức của Thầy. Sự thương yêu là chìa khóa mở Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi.

(TNHT. QII. Tr 43)

Sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn Khôn Thế Giới. Có thương yêu nhơn loại mới hòa bình, càn khôn mới an tịnh. Đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới giữ bền cơ sanh hóa.

Vậy Thầy cấm các con, từ đây nếu không đủ sức thương yêu nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau, nghe à!

(TNHT. QII. Tr 76)

Điều Thầy vui hơn hết là muốn cho các con thương yêu giúp lẫn nhau như con một nhà.

Phải đồng tâm hiệp chí chia vui sớt nhọc cho nhau, nâng đỡ dìu dắt nhau đem lên con đường đạo đức, tránh khỏi bến trần ai khốn đốn nầy, mà cả muôn triệu sanh linh đã chìm đắm vì mồi phú quí bả vinh hoa.

Thầy trông mong nơi các con, chớ nên vì chuyện nhỏ mọn phàm tục mà bứt hẳn mối tương thân, tương ái thì chẳng phải là đức tánh của kẻ tu hành đó.

(TNHT. QII. Tr 27)

4. Chịu khổ hạnh không mờ hồ, nghi hoặc.

Các con chịu khổ hạnh là Thầy muốn vậy.

Nhà nghèo, hạnh tốt ấy là gương treo dạy đời, các con khá bền lòng son sắt;

Cái hạnh tốt là thang vạch ngút mây xanh; tâm thành là để dồi trau tánh tục; lòng đạo đức quí hơn là miếng đỉnh chung; tố bần hàn tùy mình mà hành đạo, thì công quả ấy trổi hơn hạng thượng lưu đó các con.

(TNHT. QII. Tr 48- 50)

Các con phải biết, hễ là người thì phải biết Đạo ; không biết Đạo không phải là người. Cái chánh cái tà rồi đây sẽ phân biệt nhau. Nếu các con còn để một vài điểm mờ hồ trong dạ thì làm sao chóng đến nơi, đến chốn đặng ?

(TNHT. QI. Tr 80)

5. Bền chí, tự lập.

Các con phải hiểu Thánh ý Thầy mà trau dồi chí lớn. Dầu đi lối nào cũng phải cần cái đèn thiêng liêng chiếu rõ mới đặng vững bước.

Làm Vua, làm Thầy, làm công nghệ, làm đạo sĩ cũng cần phải có chí lớn mới mong thành tựu đặng. Các nghề dưới thế không có nghề nào là vô dụng mà vô dụng là tại người không chuyên vậy.

(TNHT. QI. Tr 102)

Vậy dầu việc chi cũng khá bền lòng đinh sắt, thì con đường trở gay cách mấy cũng tới chốn được. Nếu cứ than khó dừng bước, thì dầu sự dễ cũng không trông thành tựu. Mạng Trời đã định nhưng có sức của các con mới đặng kết quả hoàn toàn.

(TNHT. QI. Tr 103)

Thầy đã nói cho các con hay trước rằng: Nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy các vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó.

(TNHT. QI. Tr 105)

6. Cần kiệm, ngay thẳng.

Từ Thầy đến lập Đạo cho các con đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ. Các con đã hiểu Thánh ý Thầy phải cần kiệm, mỗi sự chi vì phương tiện mà thôi.

(TNHT. QI. Tr 98)

Tại sao Thầy muốn cho các con mặc đồ bô vải chăng? Vì bô vải là tấm gương đạo đức, các con đã rõ Đạo thì biết đức cần kiệm là đức hạnh đầu trong lúc các con còn ở thế gian nầy.

Như sự lãng phí se sua ở đời nầy Thầy cũng cho là một việc tổn đức vậy.

(TNHT. QI. Tr 51)

Thầy muốn dạy con phải ở và dạy nội gia quyến con cho chánh đáng, phải lấy lòng trong sạch đối đãi với người, dầu việc nhỏ mọn cũng vậy. Hạnh ngay thật là nét yêu dấu của Thầy, con nghe.

(TNHT. QII. Tr 10)

7. Hy sinh, quên mình lo cho chúng sanh.

.. . .Chưa nghèo phải học nghèo, chưa khổ phải học khổ, kế chí quân tử: "Cư bất cầu an, thực bất cầu bảo", chỉ cặm cụi quanh năm lo cho xã hội được no ấm thôi;

Biết người quên mình, đó là phận sự kẻ tu hành, đến bực tối thượng thừa cũng phải như thế, mới tròn nghĩa vụ.

Bát Nương (TNHT. QII. Tr 7)

Vào nơi đạo đức rồi, dầu cho phải cắt ái ly gia, chia tình xẻ nghĩa, máu thịt đoạn ly, mà làm cho tròn trách nhậm xứng đáng của mình, để hiến thân chuộc sanh mạng cho muôn ngàn kẻ đồng bào thì cái đau đớn thường tình, sự khổ tâm ở thế kia, đau khổ nào có tiếc.

Ấy là cử chỉ của các bậc Thánh trước, tìm mối chơn đạo như thế, chư đạo hữu nên ghi.

Nhàn Âm Đạo Trưởng (TNHT. QII. Tr 76)

Giàu sang danh vọng
ID20894 - Chương : Giàu sang danh vọng
Phần : Phần VII: Phương tu Đại Đạo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Giàu sang danh vọng



Giàu sang danh vọng
1. Nguyên bản Thánh Ngôn bằng Pháp ngữ.

Qu'est ce que la noblesse, la richesse, la gloire ?

La noblesse est l'ensemble de titres plus ou moin énivrants décernés aux hommes par les hommes.

Quelle est la valeur de ces titres ?

N'est ce pas suivant la valeur de ceux qui les donnent ?

Donne's par un humain, ils ne sont que trop humais.

Ce qi vient d'un homme n'a rien de résistant.

C'est sujet à détérioration. Ils sont de'truits dès qu'on enlève la vie de celui qui les détient. Cherchez la Noblesse ce'leste, c'est la seule éternelle.

La richesse est l'ensemble de toute préciosité qu'on amasse en ce monde.

Que comprend elle ?

L'or, l'argent, la pourpre, la soierie etc . . .

L'or, l'argent ne sont que simples métaux.

La pourpre n'est que couleur.

La soierie n'est que matière animale.

Prenez vous toutes ces choses en vraies richesses ?

Elles ne sont qu'insignifiantes d'après leur provenance.

Cherchez, vous autres, la richesse en la Vertu de Dieu, c'est la seule que vous aurez éternellement ; nul ne pourra vous la dérober.

La gloire est souvent contre la vertu. Elle est éphémère. Elle provient souvent de la Fourberie. La Gloire de Dieu est la seule qui résiste à toutes épreuves.

( Trung bạch : Mấy con phải làm sao tìm đặng La Noblesse, la Richesse et la Gloire de Dieu ? )

Thầy trả lời : " TU"

(TNHT - Q.I . Tr.76-77)

2. Bản dịch Việt ngữ.

Phẩm tước là gì ? Của cải danh vọng là gì ?

Phẩm tước là sự tổng hợp các chức tước đã bày ra để quyến rũ người hoặc ít hoặc nhiều. Những chức tước ấy do người đời tạo ra phong thưởng kẻ khác.

Giá trị của các chức tước ấy ra sao ?

Giá trị những chức tước ấy tùy theo người tạo ra nó.

Việc chi do người đều phàm cả, nó không bền, thường thường bị hư hỏng và tiêu tan ngay sau khi người đã được nó tặng bị cướp mất sự sống.

Các con hãy tìm tước phẩm nơi cõi thiêng liêng, tước phẩm ấy mới là vĩnh viễn. Còn tài sản là tổng quát các vật quí giá của con người đã thu nhặt trên thế gian nầy.

Của cải ấy gồm những gì ?

Vàng, bạc, hồng, tơ lụa. v..v.

  • Vàng bạc chỉ là loại kim khí tầm thường.
  • Hồng là một chất màu.
  • Còn lụa là chất do loài vật cấu thành ra.

Các con xem của ấy là quí giá thật sự sao? Xét từ nơi sản xuất các vật ấy, đều không đáng kể.

Các con nên tìm sự giàu đức tính của Trời. Chỉ có cách đó mới gọi là vĩnh cửu. Của qúi ấy không ai ăn cướp đặng cả.

Danh vọng thường hay chống lại với đức hạnh. Nó rất ngắn ngủi và thường thành tựu nhờ nơi sự gian trá.

Danh quyền nơi Trời là bền chắc nhứt, và danh quyền ấy mới chịu đựng nỗi bao sự thử thách.

(Trung bạch: Mấy con phải làm sao mà tìm đặng phẩm tước, của cải và danh quyền của Trời).

Thầy trả lời: "TU"

(TNHT. QI. Tr 136)


More topics .. .