Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20961 - Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Chương II: Về người giữ đạo   

Điều Thứ Nhứt: Phẩm GIÁO TÔNG và quyền hạn.
ID20962 - Tiết : Điều Thứ Nhứt: Phẩm GIÁO TÔNG và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Nhứt: Phẩm GIÁO TÔNG và quyền hạn.

Điều Thứ Nhứt: Phẩm GIÁO TÔNG và quyền hạn.
Trên hết có một phẩm GIÁO TÔNG là anh cả có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt cả tín đồ trong đường Đạo và đường Đời. Đức Giáo Tông có quyền về phần xác, chớ không có quyền về phần hồn.
Đức Giáo Tông đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Địa Giái mà cầu rỗi cho cả tín đồ.
Chư tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy.

Điều Thứ Nhì: Phẩm CHƯỞNG PHÁP và quyền hạn.
ID20963 - Tiết : Điều Thứ Nhì: Phẩm CHƯỞNG PHÁP và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Nhì: Phẩm CHƯỞNG PHÁP và quyền hạn.

Điều Thứ Nhì: Phẩm CHƯỞNG PHÁP và quyền hạn.
Kế đó có ba vị CHƯỞNG PHÁP của ba phái là Nho, Thích, Đạo.
Ba vị ấy có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc của Giáo Tông truyền xuống, hoặc của Đầu Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Đài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại.
Ba vị ấy có quyền xem xét Kinh Điển trước khi phổ thông; như có Kinh Luật chi làm cho bại phong hóa thì ba vị ấy phải truất bỏ chẳng cho xuất bản.
Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ trên mỗi Luật mới đặng thi hành.
Chưởng Pháp phải can gián sửa lỗi của Giáo Tông; nếu cả ba thấy lẽ vô đạo của Giáo Tông, có quyền đem đơn kiện nơi Tòa Thánh.

Điều Thứ Ba: Phẩm ĐẦU SƯ và quyền hạn.
ID20964 - Tiết : Điều Thứ Ba: Phẩm ĐẦU SƯ và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Ba: Phẩm ĐẦU SƯ và quyền hạn.

Điều Thứ Ba: Phẩm ĐẦU SƯ và quyền hạn.
Ba vị ĐẦU SƯ của ba phái có quyền cai trị phần Đạo và phần Đời của tín đồ.
Ba vị ấy đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn. Ba vị ấy phải tuân mạng lịnh Giáo Tông truyền dạy. Như khoản Luật Lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh thì ba vị ấy được nài xin hủy bỏ.
Như Luật Lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên không tuân mạng thì Luật Lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông; Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại.
Ba vị có ấn riêng nhau; mỗi tờ giấy chi chi phải có đủ ba ấn mới thi hành.

Điều Thứ Tư: Phẩm PHỐI SƯ và quyền hạn.
ID20965 - Tiết : Điều Thứ Tư: Phẩm PHỐI SƯ và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Tư: Phẩm PHỐI SƯ và quyền hạn.

Điều Thứ Tư: Phẩm PHỐI SƯ và quyền hạn.
Ba mươi sáu vị PHỐI SƯ, chia ra mỗi phái là 12 vị. Trong ấy có ba vị CHÁNH PHỐI SƯ.
Ba vị ấy đặng thế quyền cho Đầu Sư mà hành sự song chẳng quyền cầu phá luật lệ.

Điều Thứ Năm: Phẩm GIÁO SƯ và quyền hạn.
ID20966 - Tiết : Điều Thứ Năm: Phẩm GIÁO SƯ và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Năm: Phẩm GIÁO SƯ và quyền hạn.

Điều Thứ Năm: Phẩm GIÁO SƯ và quyền hạn.
GIÁO SƯ có 72 người, trong mỗi phái có 24 người. Giáo Sư là người để dạy dỗ chư tín đồ trong đường Đạo và đường Đời.
Buộc Giáo Sư lo lắng cho chư tín đồ như anh ruột lo cho em.
Giáo Sư cầm sổ bộ của cả tín đồ, phải chăm nom về sự tang hôn của mỗi người.
Như tại châu thành lớn, Giáo Sư được quyền cai quản và cúng tế Thầy như thể Đầu Sư và Phối Sư.
Giáo Sư đặng quyền dâng sớ cầu nài về Luật Lệ làm hại nhơn sanh hay là cầu chế giảm Luật Lệ ấy.
Giáo Sư phải thân cận với tín đồ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ.

Điều Thứ Sáu: Phẩm GIÁO HỮU và quyền hạn.
ID20967 - Tiết : Điều Thứ Sáu: Phẩm GIÁO HỮU và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Sáu: Phẩm GIÁO HỮU và quyền hạn.

Điều Thứ Sáu: Phẩm GIÁO HỮU và quyền hạn.
GIÁO HỮU là người để phổ thông chơn đạo của Thầy, đặng quyền xin chế giảm Luật Lệ đạo, đặng phép hành lễ khi làm chủ mấy cái chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Có 3.000 Giáo Hữu, mỗi phái 1.000, chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt.

Điều Thứ Bảy: Phẩm LỄ SANH và quyền hạn.
ID20968 - Tiết : Điều Thứ Bảy: Phẩm LỄ SANH và quyền hạn.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Bảy: Phẩm LỄ SANH và quyền hạn.

Điều Thứ Bảy: Phẩm LỄ SANH và quyền hạn.
LỄ SANH là người có hạnh, lựa chọn trong chư tín đồ mà hành lễ.
Lễ Sanh đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín đồ.
Phải vào hàng Lễ Sanh rồi mới mong bước qua hàng Chức Sắc.

Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh Ngôn mà đem ra.

Điều Thứ Tám: Luật công cử.
ID20969 - Tiết : Điều Thứ Tám: Luật công cử.
Chương : Chương I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Đạo
Phần : Phần Đạo Pháp
Luật : Tân Luật

Điều Thứ Tám: Luật công cử.

Điều Thứ Tám: Luật công cử.
Đầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ ba vị công cử nhau.
Phối Sư muốn lên Đầu Sư thì nhờ 36 vị công cử lên.
Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì nhờ 72 vị công cử nhau.
Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư thì nhờ 3.000 vị xúm nhau công cử.
Lễ Sanh muốn lên Giáo Hữu thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
Ngôi Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Đầu Sư tranh đặng, song phải chịu toàn tín đồ công cử mới đặng.
Kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.

Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh Ngôn mà đem ra.

More topics .. .