Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
10. Phước Thiện | 12. Lược sử thành lập Đạo Cao Đài |
A. Quyền Vạn linh là gì ?
Vạn linh là toàn cả các chơn linh (linh hồn) trong càn khôn vũ trụ, gồm đủ Bát hồn.
Bát hồn là tám phẩm chơn hồn trong càn khôn vũ trụ, gồm : kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.
Quyền Vạn linh là quyền quyết nghị của các đại biểu của Vạn linh, tức là các đại biểu của Bát hồn.
Khi lập Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn lập ra 3 đài tương ứng với 3 quyền : Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp.
Khi lập Đạo xong thì Đức Chí Tôn giao Quyền Lập pháp lại cho Vạn linh, vì Đức Chí Tôn cho Quyền Vạn linh được ngang bằng với Quyền Chí linh. (Chí linh là Đức Chí Tôn). Vì thế, Quyền Vạn linh lập thành Cơ quan Lập pháp của Đạo Cao Đài.
Cơ quan Lập pháp của Đạo Cao Đài là một cơ quan có nhiệm vụ lập ra hay hủy bỏ các luật pháp tu hành cho các tín đồ Cao Đài, để các luật pháp nầy lúc nào cũng thích hợp với trình độ tiến hóa của nhơn sanh.
Quyền Vạn linh lập pháp của Đạo Cao Đài thể hiện lần đầu tiên là lập thành Tân Luật, luật tu hành của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Muốn thực hiện Quyền Vạn linh thì phải quyết nghị qua 3 Hội :
Là hội nghị của các đại biểu nhơn sanh gồm : đại biểu của hạng Đạo hữu (đối phẩm Địa Thần), đại biểu của hạng Bàn Trị Sự (đối phẩm Nhơn Thần), đại biểu của hạng Lễ Sanh (đối phẩm Thiên Thần).
Hội Nhơn sanh còn là đại biểu của các hạng chúng sanh : kim thạch, thảo mộc, thú cầm, nhơn loại, bởi vì trong chúng sanh thì nhơn loại tiến hóa và linh hơn tất cả, nên làm đầu chúng sanh.
Cho nên, Hội Nhơn sanh đại biểu cho 5 phẩm chơn hồn : kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, Nhơn hồn và Thần hồn.
Là hội nghị của các đại biểu của hàng Thánh, gồm : các Giáo Hữu (đối phẩm Địa Thánh), các Giáo Sư (đối phẩm Nhơn Thánh), các Phối Sư và Chánh Phối Sư (đối phẩm Thiên Thánh).
Là hội nghị của các đại biểu hàng Tiên và Phật, gồm : các vị Đầu Sư (đối phẩm Địa Tiên), các vị Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh (đối phẩm Nhơn Tiên), Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp (đối phẩm Thiên Tiên và Phật vị).
Ba hội nầy hiệp lại quyết nghị một điều gì thì đó là quyết nghị của Vạn linh, tạo thành Quyền Vạn linh.
Hội Nhơn sanh thể hiện ý nguyện của nhơn sanh nên có tánh cách dục tấn, cấp tiến, thường đi quá cao so với năng lực của nhơn sanh, nên cần phải có Hội Thánh để dung hòa và kềm chế bớt, còn Thượng Hội thì chỉnh đốn cho hợp với Thiên điều.
Do đó, một quyết nghị mà được thông qua 3 Hội như thế thì nhứt định là xác đáng, hợp lý và hợp Thiên điều.
Cho nên, luật nào được Ba Hội lập Quyền Vạn linh quyết nghị thông qua, thì được xem là Thiên điều tại thế, không ai có quyền sửa cải. Khi có điều luật nào áp dụng lâu ngày trở nên lỗi thời thì chỉ có Quyền Vạn linh mới được sửa cải mà thôi.
B. Hội Nhơn Sanh
1. Các Đại biểu của Hội Nhơn sanh gồm :
Lấy đơn vị bầu cử là Tộc đạo :
Như vậy trong 1 Tộc đạo có 3 Nghị viên :
Trong Tộc đạo, cứ 500 Đạo hữu thì bầu ra 1 Phái viên. Thí dụ như trong Tộc đạo có 800 Đạo hữu nam phái thì được bầu ra 2 Phái viên nam phái. (Nếu có 980 Đạo hữu thì cũng chỉ bầu ra 2 Phái viên mà thôi, vì vẫn chưa tới số 1000).
Đối với nữ phái, số Nghị viên và Phái viên bên nam phái thế nào thì số Nghị viên và Phái viên nữ phái cũng y như thế.
Nhiệm kỳ của Nghị viên là Phái viên là 3 năm.
2. Tổ chức Hội Nhơn sanh :
Tất cả các Đại biểu nam nữ của Hội Nhơn sanh họp chung với nhau, chỗ ngồi phân biệt hai bên nam nữ.
3. Phận sự của Hội Nhơn sanh :
Hội Nhơn sanh mỗi năm nhóm họp một lần vào ngày 15 tháng giêng, để bàn cãi các việc sau đây :
4. Ban Ủy viên :
Sau khi khai mạc Đại Hội Nhơn sanh, Nghị trưởng trình bày chương trình nghị sự xong thì toàn hội chọn cử ra 4 Ban Ủy viên ngánh theo phái đặng thảo luận các vấn đề cho được cặn kẽ và thấu đáo :
Số hội viên của Hội Nhơn sanh được chia đều cho 4 Ban Ủy viên nầy.
Mỗi Ban Ủy viên cử :
5. Hội Ngánh thường xuyên Hội Nhơn sanh:
Mục đích của Hội Ngánh thường xuyên Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh là bàn tính các điều ngoài chương trình nghị sự của Đại hội và các việc trọng hệ xảy ra thình lình, nhứt là việc giao thiệp cùng chánh phủ.
Hội Ngánh thường xuyên của Đại Hội Nhơn sanh gồm có :
Hội Ngánh thường xuyên Hội Nhơn sanh nhóm mỗi năm 3 lần :
C. Hội Thánh
Đại Hội Hội Thánh gồm tất cả Chức sắc nam nữ Cửu Trùng Đài thuộc hàng Thánh (gồm các phẩm : Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Chánh Phối Sư) và Thập nhị Thời Quân của Hiệp Thiên Đài với tánh cách là Hội viên, có quyền bàn cãi và bỏ phiếu, nhưng số phiếu nầy tính riêng.
Các Chức sắc hàm phong không được dự vào Hội viên của Đại hội nầy.
1. Tổ chức của Đại hội Hội Thánh :
Đại Hội Hội Thánh nhóm họp vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm.
Nơi nhóm Đại Hội Hội Thánh : giữa Tòa Thánh.
2. Nhiệm vụ của Đại hội Hội Thánh :
D. Thượng Hội
Thượng Hội là hội tối cao trong Ba Hội lập Quyền Vạn linh, gồm 11 Chức sắc cao cấp nhứt của Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.
Thượng Hội gồm :
Một vị Phối Sư hay Giáo Sư làm Từ hàn, không có quyền bàn cãi và bỏ thăm.
Mỗi năm, sau ngày lễ Noel, Thượng Hội nhóm thường niên trong hạn kỳ là 15 ngày.
Ngoài phiên nhóm lệ nầy, Thượng Hội còn nhóm 3 tháng 1 lần.
Thượng Hội nhóm trong Đền Thánh với nghi thức Khai hội và Bãi hội rất long trọng.
Khi Thượng Hội nhóm thường xuyên thì nhóm tại Giáo Tông Đường.
Phận sự của Thượng Hội :
Xem xét và phê chuẩn :
Biểu quyết :
Khi đã bàn cãi xong, Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp bày tỏ ý kiến sau cùng, rồi Đức Giáo Tông cho bỏ thăm, vẫn lấy đa số làm qui tắc.
Quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là quyền Chí Tôn nên hai vị Đại Thiên Phong nầy không bỏ thăm.
Nếu cả Ba Hội trong Quyền Vạn linh phản khắc nhau thì Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp hiệp lại chỉ định thế nào thì toàn đạo phải tuân theo thế ấy.
Thảng như Giáo Tông và Hộ Pháp phản khắc nhau, thì cả thảy ý kiến của hai hội dưới đều bị hủy bỏ. Chừng ấy, cả Ba Hội lập Quyền Vạn linh phải nhóm lại từ đầu để thảo luận lần thứ hai.
Trước giờ bế mạc Thượng Hội 15 phút, Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp vào đại điện mật nghị, rồi trở ra cho Thượng Hội biết rõ quyết định chung của hai vị.