Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
13. Khái Niện về Địa Ngục Trong Kinh Điển Cao Đài. |
A. Nguồn gốc biểu tượng thiên nhãn.
Biểu tượng thờ phượng trong Đạo Cao Đài là hình Thiên Nhãn. Nguồn gốc của biểu tượng nầy do Ngài Ngô Văm Chiêu mặc khải vào năm 1921, trong thời kỳ còn làm quan trấn nhậm tại Phú Quốc, một hòn đảo ở cực nam nước Việt Nam.
Nguyên vì Ngài là vị môn đồ đầu tiên của Đức Chí Tôn học Đạo bằng cơ bút, Đức Chí Tôn tá danh Đức Cao Đài dạy Ngài phải tìm một dấu hiệu gì đó để làm biểu tượng thờ phượng. Ý nghĩ đầu tiên của Ngài muốn chọn hình chữ thập, Đức Cao Đài Tiên Ông khuyên Ngài nên chọn dấu hiệu khác vì chữ thập là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có rồi.
Ngài suy nghĩ tiếp và cuối cùng được Đức Chí Tôn trợ thần cho Ngài thấy được huyền diệu Thiên Nhãn là hình con mắt hiện ra sáng lòa trong cái thấy của chơn thần Ngài. Lúc ấy Ngài đang ngồi trên võng phía sau dinh quận ở Phú Quốc.
Sau hai lần chứng nghiệm huyền diệu nầy Ngài đã hiểu được Thánh ý của Đức Chí Tôn và tạo ra hình Thiên Nhãn để thờ. Biểu tượng thờ phượng đầu tiên này gồm có :
Thiên Nhãn là hình tượng mặc khải, có nguồn gốc thiêng liêng, dấu chữ thập là ý nghĩ ban đầu của Ngài Ngô Văn Chiêu định chọn, có nguồn gốc từ con người, bởi vậy trong biểu tượng thờ phượng đầu tiên nầy đã có ý nghĩa hai nguồn gốc Trời Người hiệp nhứt.
Đến năm 1926 Đức Chí Tôn chính thức Khai Đạo qua khỏi thời kỳ phôi thay của Đạo Cao Đài là thời kỳ mà Đức Chí Tôn dùng nhiều hiện tượng huyền linh để thâu phục đức tin của vị môn đồ đầu tiên là Ngài quan phủ Ngô Văn Chiêu, một người đang có xu hướng tu Tiên.
Đức Chí Tôn giáng cơ dạy về cách thờ phượng, biểu tượng vẫn là hình Thiên Nhãn vẽ trên bề mặt của một quả cầu gọi là quả Càn Khôn cùng với 3.072 ngôi sao.
Dưới quả Càn Khôn là long vị của:
Không có hình chữ thập như kiểu mẫu của Ngài Ngô Văn Chiêu đã thờ nhưng vị trí sắp bày các long vị cũng theo hai nét một ngang một dọc, hàng ngang tượng trưng Tam Giáo, hàng dọc tượng trưng Ngũ Chi. <
B. Ý nghĩa biểu tượng thiên nhãn.
1. Con Mắt trái thuộc dương.
Mặc dù hình tượng mặc khải là một hình con mắt chói sáng như mặt Trời có tính cách thiêng liêng là một hình ảnh xuất hiện trước mắt Ngài Ngô Văn Chiêu, chừng hai thước tây nhưng khi vẽ lại con mắt ấy để thờ thì giấy mực, màu sắc chỉ là vật chất không sao diễn tả được trọn vẹn sức sống lung linh huyền diệu của nó gọi là Thần nên phải mượn hình ảnh con mắt thường của con người tượng trưng.
Mắt người có hai con, mắt trái và mắt phải.
Quan niệm truyền thống của Đông Phương cho rằng trong thân người trái thuộc dương, phải thuộc âm, trong vũ trụ dương là Trời, âm là Đất nên chọn biểu tượng con mắt trái để thờ, ý nghĩa là thờ Trời, vắn tắt như vậy. <
2. Nhãn thị chủ tâm.
Năm 1926 Đức Chí Tôn giáng cơ chỉ dạy về ý nghĩa biểu tượng thờ phượng này nguyên văn như sau :
".. . Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng "con mắt" mà thờ Thầy, song Thầy cũng nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.
Tạm dịch:
Diễn giải:
Trong vũ trụ có một sự sáng tột cùng, tự mình biết sáng tạo ra hình thể của muôn loài vạn vật gọi là khối Đại Linh Quang, là Trời. Con người là tiểu vũ trụ, trong con người có một sự sống đồng thể với Đại Linh Quang nhưng nhỏ hơn gọi là Tiểu Linh Quang hay linh hồn, chơn linh, cũng còn gọi là tâm hay lương tâm.
Tâm con người không hình ảnh nhưng trạng thái của nó thế nào đều hiện ra trong ánh mắt không thể che giấu được. Ngạn ngữ Tây phương nói: "Con mắt là cửa sổ của tâm hồn" cũng đồng nghĩa ấy.
Hay nói cách khác: Nội tâm con người biểu lộ bên ngoài chủ yếu con mắt. Cái thấy của hai con mắt mới là chính, thấy được mới hiểu biết sáng suốt. Sự hiểu biết sáng suốt là Thần. Nơi con người Thần là Trời. Trời là Ta vậy. (Ta: lời của Đức Chí Tôn nói với người hầu đàn).
Vì vậy thờ biểu tượng Thiên Nhãn là thờ tâm linh mà tâm linh con người là Trời (Tiểu Thiên Địa). <
3. Thần cư tại nhãn.
Con mắt thường của con người là nhục nhãn chỉ thấy được ánh sáng hay màu sắc vật chất: như ánh sáng mặt Trời, ánh đèn, ánh trăng, các màu sắc đỏ, xanh, vàng, lam..v..v..
Người tu đoạt pháp, tinh khí thần hiệp nhứt được, có thêm con mắt thứ ba gọi là Thần Nhãn hay Huệ Nhãn. Đó là loại năng khiếu tâm linh thấy được màu sắc, ánh sáng trong thế giới gọi là vô hình đối với con mắt thường.
Chủ yếu của khoa bí truyền tinh luyện nầy ở chỗ làm cho yếu tố Thần của con người hiệp được với yếu tố Tinh, Khí. Chỗ chính hiệp nầy cực kỳ khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi con người phải có một đời sống thánh thiện mới thành công được.
Mở tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn hứa sẽ "huờn nguyên cho chơn thần các con đắc Đạo".
"Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập Tam Kỳ Phổ Độ này duy Thầy cho THẦN hiệp TINH, KHÍ đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
"Từ ngày bị bế Đạo luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên Đình mỗi phen đánh tản Thần không cho hiệp cùng Tinh, Khí. Thầy đến đặng huờn nguyên chơn thần cho các con đắc Đạo.
Con hiểu Thần cư tại Nhãn, bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ, nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó." (TNHT TG. 25-2-1926).
Vì vậy thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa là sống tuân theo bí quyết siêu phàm nhập Thánh của Đức Chí Tôn chỉ dạy. <
4. Ấn chứng huyền linh Thiên Nhãn trong các bí tích.
Một số các phép bí tích như giải oan, tắm thánh, độ thăng, hôn phối có phần bí nhiệm là ấn chứng huyền linh Thiên Nhãn, ứng hiện như một linh ảnh trong chơn thần của người chức sắc hành pháp, khi cuộc hành pháp hội tụ đủ ba điều kiện căn bản.
Ấn chứng huyền linh Thiên Nhãn là một ký hiệu tâm linh có ý nghĩa sự chuẩn nhận, một ơn ân xá của Đức Chí Tôn ban cho người thọ nhận qua trung gian của chơn thần người hành pháp. Hành pháp không ấn chứng gọi là thất pháp.
Huyền linh Thiên Nhãn này Ngài Ngô Văn Chiêu đã mặc khải được tại Phú Quốc lần đầu và sau đó nhiều tu sĩ Cao Đài khác cũng chứng ngộ được.
Trong lãnh vực nầy mọi người phải tâm niệm rằng "Đạo pháp vô biên" và con người là một phần tử bé bỏng trước vũ trụ bao la, dù cho Thiên ân có ngập tràn trong các bửu pháp bí truyền, người hành pháp cũng chỉ là công cụ của Đức Chí Tôn mà thôi.
Tóm lại tùy duyên nghiệp từ tiền kiếp và trình độ tấn hóa tâm linh của mỗi cá nhân con người, sự hiểu biết về triết lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không đồng đẳng cấp.
Biểu tượng thờ phượng Thiên Nhãn tuy vẫn đồng một mẫu, hình con mắt trái, nhưng nhận thức về ý nghĩa của nó thể hiện qua nghi thức thờ phượng trên bàn thờ vẫn có vài khác biệt đã nói ở mục trước. Sự khác biệt ấy cũng là một cách thể hiện tinh thần Ngũ Chi phục nhứt, tất cả khác biệt đều qui về một hướng duy nhứt là Trời, tượng trưng bằng hình Thiên Nhãn ở phía trên.
Con mắt trái là hình thể hữu vi thuộc về vật chất, Thiên Nhãn là cái lý nhiệm mầu, huyền bí thuộc lãnh vực siêu hình. Đạo Cao Đài mượn hình con mắt trái để thờ lý nhiệm và quyền lực vô hình, sâu kín, ẩn tàng bên trong mọi hình thể vạn loại trong càn khôn vũ trụ nầy, mà người đời thường vẫn gọi bằng một tiếng quen thuộc là Trời vậy.
Nguyên văn lời Thánh Giáo Đức Chí Tôn giáng cơ chỉ dạy về cách thờ phượng ngày 17-9-1926 Ngài dùng tiếng "Con mắt Thầy" để chỉ hình Thiên Nhãn: ".. . trên vì sao Bắc Đẩu vẽ 'Con mắt Thầy', hiểu chăng ?"
Sao Bắc Đẩu là sao giúp xác định phương hướng cho người đi trong đêm tối. Vẽ hình Thiên Nhãn trên chòm sao Bắc Đẩu còn có nghĩa là ánh sáng dẫn đường cho chúng sanh, tức là Đạo vậy.
Điều ấy đủ cho chúng ta hiểu được: Thiên Nhãn là biểu tượng của lý nhiệm sâu xa, một sự sáng suốt tột cùng bao trùm cả càn khôn vạn loại, ý nghĩa vượt hẳn hình ảnh con mắt bên trái của con người phàm tục hữu sanh hữu diệt.