Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID23059 - Chương : 3. Pháp thân và Pháp Giới
Phần : II. Tìm Hiểu Trận Chiến Thiện Ác
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

  2. Pháp bửu, Vân xa là gì ?

4. Ngọc Hư Cung và Linh Tiêu Điện   

A. Pháp Thân
ID23060 - Tiết : A. Pháp Thân
Chương : 3. Pháp thân và Pháp Giới
Phần : II. Tìm Hiểu Trận Chiến Thiện Ác
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

A. Pháp Thân.



A. Pháp Thân.
 

A. Pháp thân: (Astral body, Perispirit) là xác thân thiêng liêng huyền diệu, đó là Chơn Thần của mỗi người. Mỗi người nơi cõi phàm trần đều có hai xác thân:

  • Một xác thân phàm bằng xương thịt do cha mẹ phàm trần sanh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên, đến lúc già thì chết.
  • Một xác thân thiêng liêng ẩn trong xác thân phàm do Đức Phật Mẫu dùng các nguyên khí nơi Diêu Trì Cung tạo nên.

Khi xác thân phàm chết, xác thân thiêng liêng xuất ra khỏi xác phàm, bay trở về cõi thiêng liêng. Những người đắc đạo thì xác thân thiêng liêng nầy rất huyền diệu, có thể biến hóa tùy ý mà đi lên các cõi Trời. Xác thân thiêng liêng còn được gọi là: Chơn Thần, chơn thân, pháp thân.....

Thầy nói:

“Cái Chơn Thần là Nhị xác thân các con, là khí chất nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tâm của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi Hộ. Nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ Chơn linh các con khi luyện thành đạo đặng hiệp một với Khí, rồi Khí mới thấu đến Chơn Thần hiệp một mà siêu phàm nhập thánh”.
 

Chơn Thần, theo tài liệu của Bát Nương, là phần bán hữu hình của cơ thể vật lý có thể tách rời và di chuyển bên ngoài cơ thể. Người tịnh luyện thành công có thể xuất Chơn Thần đi khắp vũ trụ, gặp gỡ các đấng thiêng liêng và trở về xác phàm...

Tuy nhiên, điều quan trọng là những ai có căn cơ, tiền duyên mới luyện thành công chứ không phải ai tịnh luyện cũng đều đạt được như vậy! Bát Nương cũng dạy rõ xuất Chơn Thần được chưa phải là đắc đạo.

Chơn-Thần: là một điểm linh của Phật-Mẫu sanh ra. Chơn Thần đến với xác thân, đặng khai trí cho con người, bên Phật-Giáo gọi là Giác Hồn đó.

Trong Đại thừa chơn giáo, Đức Chí Tôn dạy: Một con người thật sự được cấu tạo bởi 7 thể; có thể xem như 7 lớp. Mỗi lớp có cấu tạo khác nhau, từ thể đặc tới thể khí và càng lên cao càng thanh nhẹ dần để có thể sống trong 7 cõi của Càn khôn vũ trụ.

B. Pháp Giới
ID23061 - Tiết : B. Pháp Giới
Chương : 3. Pháp thân và Pháp Giới
Phần : II. Tìm Hiểu Trận Chiến Thiện Ác
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

B. Pháp Giới.



B. Pháp Giới.

  •  Pháp: Một cách tổng quát, Pháp là tất cả các sự, các việc, các vật, các hiện tượng, dù nhỏ dù lớn, dù thấy được hay còn ẩn kín không thấy được, dù hữu hình hay vô hình, tốt hay xấu, thiện hay ác, chơn hay giả, đơn giản hay phức tạp.

  •  Giới: Cảnh giới, cõi, phạm vi.

Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt, định nghĩa hai chữ Pháp giới như sau:

"Pháp giới” có nhiều nghĩa, sau đây là hai nghĩa chánh:

  •  Các pháp đều có tự thể, nhưng phận giới (giới hạn riêng của nó) thì không giống nhau, cho nên gọi là Pháp giới. Mỗi pháp đều gọi là Pháp giới, mà nói chung cả vạn pháp thì cũng chỉ một từ PHÁP GIỚI.

  •  Giới cũng có nghĩa là cõi, Pháp giới có nghĩa là cõi cùng cực của Pháp, dù rộng lớn, sâu xa đến đâu cũng không vượt qua cõi đó.”

Tuy tên gọi khác nhau, nhưng lý thể của nó chỉ là một. Pháp giới có nhiều nghĩa rất rộng như thế, nhưng nghĩa thường dùng thì có 5 trường hợp sau đây:

  • Pháp giới là cảnh giới của pháp, nói vắn tắt là: cõi.
  • Cõi trần, cõi thiêng liêng, cõi địa ngục đều là Pháp giới.
  • Pháp giới là phạm vi của Pháp, bao gồm các Pháp hữu vi và vô vi. Pháp hữu vi là Thể pháp, Pháp vô vi là Bí pháp.
  • · Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Không có một điều chi Chí Tôn để trong Pháp giới của Ngài trong cửa Đạo nầy mà không có nghĩa lý.
  • Pháp giới là cơ quan tạo hóa ra vạn vật trong Càn Khôn Vũ Trụ.

Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Cửu Trùng Đài là chơn tướng của Cửu Thiên Khai Hóa, tức là cơ hữu vi của Càn Khôn Vũ Trụ, do Cửu Thiên Khai Hóa tạo thành. Còn Hiệp Thiên Đài là Pháp giới tạo ra vạn linh, nó là Đạo, rõ rệt như vậy.

Pháp giới là bí pháp huyền diệu, pháp thuật mầu nhiệm.

Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Hộ Pháp đến kỳ Long Hoa nầy cốt để rước cửu nhị ức nguyên nhân là bạn chí thân của người đã bị đọa lạc nơi hồng trần không phương giải thoát. Muốn rước các bạn chí thân của Bần đạo, Đức Chí Tôn buộc phải lấy Pháp giới tận độ chúng sanh.

KỆ CHUÔNG BÃI ĐÀN:

Thiên phong hải chúng quốc thới dân an hồi hướng đàn trường tận thâu Pháp giới.

Pháp giới là phạm vi pháp luật, nói tắt là: pháp luật.

Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Đấng cầm quyền trong Pháp giới là Hư Vô Cao Thiên vâng mạng lịnh Hạo Nhiên Pháp Thiên làm cho vũ trụ khỏi tương tàn với nhau... Hư Vô Cao Thiên thuộc về Pháp giới cầm cả luật Thiên đình.

More topics .. .