Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID23083 - Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

  2. Luật phản động

A. Ta hồ tận chúng sanh
ID23084 - Tiết : A. Ta hồ tận chúng sanh
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

A. Ta hồ tận chúng sanh.



A. Ta hồ tận chúng sanh.
Đức Lý dạy:

“Bần Đạo đã nói, Đạo phải diệt tận trong một lúc, nên trước đã giao quyền lại cho Tòa Tam Giáo, nay cái màn Việt gian ấy đã lộ ra rõ ràng.

Ôi ! Đạo chết trước tất là Quỉ vương xâm nhập. Cầm cả quyền hành Tổ đình, hồn Đạo phưởng phất ngoài muôn dặm, duy còn xác Đạo ngẩn ngơ, như nhà trống bỏ lũ hoang vào, mặc dầu tung hoành phá nát. Hiệp Thiên Đài khoanh tay chờ coi thành bại há?

Không nên vậy, mà cũng không làm cho trái với Tôn chỉ của Đạo, mở con đường mới đây là đề phòng, tập thành đàng đạo đức vào cai quản dìu dắt mối Đạo, người có phẩm cách trong bọn cũ và cải sửa bước đường của chúng nó lại, lánh xa lốt kiêu căng, lấy thế cậy quyền mà mua lòng kẻ yếu tánh.

Chư Đạo hữu nên lấy luật Đạo mà bôi xóa tên họ, trục xuất khỏi quyền hành chánh và đồng tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn ban ơn rộng, xin phép hội với Lôi Âm Tự, trục xuất Quỉ vương ra khỏi Tổ đình, đợi cho chư Đạo Hữu làm hết phận sự, đến chừng nào chư Đạo hữu không sức kềm chế vững với lũ tà tâm, chừng chúng nó tự quyết không sửa cải, tự đem mình hiến cho tà quái, thì đó là đường cùng của Đạo, đó là ngày những nguyên nhân hữu công bỏ xác Đạo lại trọn trong cả 36 động Quỉ vương, lại cũng là ngày cửa Phong đô mở lớn đặng chờ rước kẻ vô đạo.

Ta hồ tận chúng sanh! Tại ai? Tại ai? Chư Đạo Hữu cũng khó cải số được, lời của Bần Đạo dặn nói đây là cho chư Đạo Hữu gắng tâm mà day trở một lần chót nữa, nếu đặng thành thì đó là một công quả thêm cao, còn chẳng được thì đó là Thiên số vậy.

Ta hồ tận chúng sanh” là từ ngữ do Thanh Tâm Tài Nữ giáng Cơ ngày 23-4-1928 (Thánh ngôn hiệp tuyển)

Thanh Tâm Tài Nữ

“Ðạo mở rộng, giống Ðạo gieo đã trót hai thu, mà người thiệt vì Ðạo chẳng có bao nhiêu, thế nên hồi chưa mở rộng nền Ðạo, Ðức Thích Ca dòm vào thế cuộc mà than rằng:

“Lộ vô nhơn hành, điền vô nhơn canh,
Đạo vô nhơn thức, ta hồ tận chúng sanh!"

Ba Anh có hiểu chăng? Sao gọi Lộ vô nhơn hành, anh M... N...? Ðường có người đi nhiều, mà không ai là người phải, đường đi dập dìu thiên hạ mà toàn là ma hồn Quỉ xác, tâm giả dối, hạnh hung bạo, mật chứa đầy tà khí, thế nào gọi là người.

Còn điền vô nhơn canh là sao? Anh N... Ð...? Ruộng đây, là tỷ với tâm, tâm không ai giồi trau. Ðạo nơi tâm, thì tâm ví như điền, có điền mà chẳng có cày bừa, đặng đem hột lúa gieo vào, cho đặng trổ bông đơm hột, thì ruộng tất phải bỏ hoang; bỏ hoang thì sâu bọ rắn rít xen vào ẩn trú; người mà có tâm như vậy ra thế nào?

Ruộng sẵn, giống sẵn, cày bừa sẵn, duy có ra công làm cho đất phì nhiêu, đặng cho buổi gặt hưởng nhờ, mà không chịu làm thế thì phải diệt tận Chơn linh, hai câu sau là kết cuộc”.

B. Tà ma, tà mị, tà thần, tà quái
ID23085 - Tiết : B. Tà ma, tà mị, tà thần, tà quái
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

B. Tà ma, tà mị, tà thần, tà quái.



B. Tà ma, tà mị, tà thần, tà quái.

Đức Chí Tôn giải rõ:

“Còn tà ma chúng nó là do ở phần chất trược mà tạo thành, các con không biết mà sợ, cho rằng những ma quái, chứ thật ra cũng là con cái của Thầy thôi.

Tiên Phật là phần tiến-hóa cao trọng, còn tà ma là phần thối trược u-mê nên ở tại Tam-Thiên Thế-Giái, Tứ Đại-Bộ-Châu, Tam Thập Lục Thiên còn có chúng nó thay! Đó cũng là lý tương phản để xây cơ tạo-hóa, luật thiêng liêng, cán cân Công bình buộc phải vậy".

Tà mị đồng nghĩa Tà thần, là chỉ đám ma Quỉ, luôn luôn bày ra đủ cách gian dối để lừa gạt và làm hại người, Thầy dạy: “Những sự phàm tục đều là mưu kế của Tà mị yêu quái, cốt để ngăn trở bước đường Thánh đạo của các con. Vậy, các con khi nghe nói Cao Đài nơi nầy, Cao Đài nơi kia, đừng vội tin mà lầm mưu Tà mị. Các con nghe và tuân theo” (Đạo Sử, Q.II, T.236)

  • : cong quẹo,
  • Quái: lạ lùng.

Tà quái là sự quái lạ và không đầu mối do những người tâm không ngay thẳng, thiếu đạo đức bày ra cốt để dối người, gạt đời, rất đáng sợ cho những loại ấy.

Đức Chí Tôn dạy: “Thầy cho các con hay rằng: Ðại Lễ Tòa Thánh chẳng hoàn toàn theo cách thức dạy trước đây thì khá biết rằng, có tà quái chứng mà thôi nghe!”

Tà quyền là quyền hành của bọn tà quái, tức là quyền lực của Quỉ vương.

Sài gòn, 7-7-Bính Dần (Thứ bảy, 14-8-1926).

THẦY

“Các con nghe dạy: Vẫn từ ngày Đại Đạo bế lại, Chánh quyền đều vào một tay Chúa Quỉ. Khi Ngọc Hư Cung và Lôi Âm-Tự lập pháp Tam Kỳ Phổ Độ, Chúa Quỉ biết cơ mầu nhiệm ấy và hiểu rõ rằng Tà quyền đã dứt, nên trước khi Thầy chưa đến, nó đã hiểu rõ rằng bề nào Thầy cũng phải chiếu y Thánh ý: Tam Giáo Qui Nhứt mà dùng danh CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT, nên chúng đã dùng chữ CAO ĐÀI trước Thầy mà lập Tả Đạo Bàng Môn.

Thầy hỏi các con: Vậy chớ Tà quái nhận tên ấy là chủ ý gì? Lại làm cho ra rẻ rúng danh ấy, để cho các con nghi ngờ mà lánh xa Thánh giáo như đàn Cái Khế vậy. Nhưng có một điều là nó không dám ngự nơi ngai Thầy, tiện dụng làm một vị Tiên Ông mà thôi. Vậy, các con khi nghe nói Cao Đài nơi nầy, Cao Đài nơi kia, đừng vội tin mà lầm mưu Tà mị. Các con nghe và tuân theo”. (TNCT.TTT.263) - (Đạo Sử, Q.II, T.236)

C. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
1. Hư không có bảy cõi
ID23087 - Mục : 1. Hư không có bảy cõi
Tiết : C. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

1. Hư không có bảy cõi.



1. Hư không có bảy cõi.

Trên Hư không có bảy cõi (7 cosmic planes):

  • 1. Cõi thứ nhứt cao hơn hết là cõi Thái Cực hay là cõi Tối Đại Niết Bàn Hư Không (Adi Plane).
  • 2. Cõi thứ nhì là cõi Lưỡng Nghi hay là cõi Đại Niết Bàn Hư Không (Anupadaka Plane).
  • 3. Cõi thứ ba là cõi Tứ Tượng hay là cõi Niết Bàn Hư Không (Nirvana Plane ).
  • 4. Cõi thứ tư là cõi Bồ Đề Hư Không (Bouddhi Plane).
  • 5. Cõi thứ năm là cõi Trí Tuệ hay là cõi Thượng Giới Hư Không (Mental Plane).
  • 6. Cõi thứ sáu là cõi Dục Giới hay là cõi Trung Giới Hư Không (Astral Plane).
  • 7. Cõi thứ bảy là cõi Hạ Giới hay là cõi Hồng Trần Hư Không (Physic Plane).

Sự tiến hoá nầy đòi hỏi một thời gian khá lâu, tính ra cả trăm triệu năm, chớ nào phải trong một vài kiếp mà con người được trở nên trọn sáng trọn lành.

Con người phải học hỏi và kinh nghiệm trong năm cõi với 5 thể khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ nói về hai thể thường sử dụng nhất:

  • Trần thế: sử dụng thể xácthể phách.
  • Trung Giới: sử dụng Thể Vía

2. Cõi Trung Giới
ID23088 - Mục : 2. Cõi Trung Giới
Tiết : C. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

2. Cõi Trung Giới.



2. Cõi Trung Giới.

Cõi nầy gần cõi Hồng trần nhứt. Ở cõi nầy, sự sống linh động hơn và sắc tướng biến chuyển dễ dàng hơn, chúng ta không thấy chất thanh khí được vì chất hồng trần của thể xác ta nặng trược quá nên không đáp ứng được với các rung động quá mau của chất thanh khí.

Cõi nầy là môi trường của ham muốn và dục vọng, của cảm xúc và tình cảm, các nhà luyện kim thời Trung cổ dùng chữ astral (chói sáng như sao) để gọi cõi nầy vì nó rất sáng sủa. Nó còn được gọi là cõi tình cảm, cõi Trung Giới, cõi luyện tội, cõi âm ty v..v..

Chúng ta sang qua đó trong lúc ngủ và sau khi chết. Đó là một cõi hoàn toàn có thật gồm những chất rất tế nhị, trong tôn giáo Cao Đài gọi là Âm quang. Cõi Trung Giới được chia thành 7 cõi phụ.

ĐẶC TÍNH của cõi Trung Giới:

  •  Sắc tướng biến đổi: Các sinh vật cõi nầy có thể biến đổi nhanh chóng hình thể mình để mê hoặc những người họ muốn phá phách.

  •  Thị lực: Khi ta xem một món đồ, ta thấy tất cả một lượt, bên trong như bên ngoài.

  •  Đối phần: (contre partie) Mỗi vật hữu hình ở cõi trần đều có đối phần bằng thanh khí ở cõi Trung Giới, thể xác của chúng ta có đối phần của nó là Thể Vía.

  •  Màu sắc mới: Ở cõi Trung Giới có nhiều màu sắc mà ở cõi trần chúng ta không biết, ở đây màu tử ngoại tuyến (ultra violet) và xích ngoại tuyến (infra rouge) đều được thấy rõ ràng.

  •  Hình ảnh quá khứ: Tất cả những sự việc xảy ra ở cõi trần đều có phản chiếu một phần và trong một thời gian ngắn ở cõi Trung Giới.

  •  Đi đứng, di chuyển: Chúng ta có cảm giác lướt trôi chớ không phải đi đứng như ở cõi trần, chúng ta đi ngang người và vật một cách dễ dàng, do đó không thể có tai nạn.

  •  Tối tăm: Sự tối tăm chỉ có ở tầng 7 của cõi Trung Giới (được gọi là địa ngục)

  •  Không gian và thời gian: Quan niệm về không gian và thời gian thay đổi hẳn; một khoảng vài giây trong giấc mộng có thể dài như cả mấy mươi năm, khi người ta muốn đến một nơi xa thì chỉ nghĩ và muốn là đến ngay.

Khi nói một người tiến lên từ một cõi hay cảnh này đến một cõi hay cảnh khác, ta biết rằng không phải người ấy di chuyển trong không gian, mà người ấy chỉ chuyển di tâm thức từ mức độ này đến mức độ khác, dần dần người ấy không còn đáp ứng những rung động của một loại vật chất thấp, và bắt đầu đáp ứng những rung động của loại vật chất cao hơn và thanh nhẹ hơn, như thế, quang cảnh và cư dân của một thế giới dần dần phai mờ trước thị giác của họ, thay vào đó một thế giới khác thanh cao hơn hiện ra.

Như thế, trận chiến Thiện ác thường xảy ra ở cõi Trung Giới, nơi con người còn sống với lục dục, thất tình.

3. Thể Vía, Đệ Nhị xác thân
ID23089 - Mục : 3. Thể Vía, Đệ Nhị xác thân
Tiết : C. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

3. Thể Vía, Đệ Nhị xác thân.



3. Thể Vía, Đệ Nhị xác thân.

Thể Vía là một khối thanh khí hình trứng, choán một chỗ cùng thể xác và còn vượt ra ngoài. Tuy nhiên, phần trong có vẻ đông đặc, lớn bằng thể xác và cũng giống thể xác, thể nầy dùng để biểu hiện cảm xúc, dục vọng, ham muốn, tình cảm.  

Nhờ nó mà các ấn tượng bên ngoài chuyển thành cảm giác để trí ta thu nhận, những vật biết đau đớn đều có Thể Vía. Thể Vía còn dùng làm cầu liên lạc giữa khối óc và tâm thức tác động trong châu thân, trong lúc ngủ, nó thoát về cõi của nó và tiếp xúc với người chết ở cõi đó.

Màu sắc Thể Vía sáng ít hay nhiều, hình dáng nó rõ hay không, đó là tùy mức tiến hóa của con người, sự hoàn hảo của nó căn cứ trên sự tinh luyện thể xác và Thể Vía, các tư tưởng thanh cao thu hút những thanh khí tế nhị vào Thể Vía và sa thải các phần tử nặng trược.

Những thức ăn ô uế mà ta dùng để nuôi dưỡng xác thân (như thịt, máu, rượu) cũng đem vào Thể Vía đối phần thanh khí nặng trược, thế nên chúng ta cần kiêng cử những món ăn nầy.

Nguyên nhân của giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác, nó cần được phục hồi sức lực, trong lúc ngủ, Thể Vía thoát ra thể xác mà vẫn giữ hình dáng của thể nầy.

Nó di chuyển rất mau; trong vài ba phút, nó có thể bay quanh quả địa cầu. Ở cõi thanh của Trung Giới, các bậc tiến hóa cao đều thức tỉnh, nhờ vậy họ có thể học hỏi thêm và liên lạc với các kẻ ở xa.

Để giải đáp câu hỏi: "làm thế nào cải thiện Thể Vía", ta cần nhớ mối liên hệ của nó với sự trong sạch hóa và sự phát triển thể trí.

Thể Vía thấm nhập thể xác và vươn ra mọi hướng chung quanh thể xác như một đám mây có màu sắc, những màu sắc Thể Vía thay đổi tùy theo bản chất con người và tùy theo ham muốn thú tính thấp hèn của họ, phần Thể Vía bao bọc bên ngoài thể xác được gọi là hào quang cảm dục, vì nó thuộc về thể cảm dục, thường được gọi là Thể Vía.

Ghi chú: Thật ra con người sống ở những cõi khác nhau, mang những lớp áo thích hợp ở mỗi cõi, tất cả những lớp áo, hay những thể, thấm nhập vào nhau, lớp áo thấp nhất và nhỏ nhất được gọi là thể xác.

Thể Vía là dẫn thể của tâm thức cảm dục con người, trụ sở của những ham muốn và dục vọng thú tính, trung tâm của những giác quan, nơi phát xuất mọi cảm giác. Màu sắc của nó thay đổi liên tục, do nó rung động dưới ảnh hưởng của tư tưởng.

Khi tiếp tục làm trong sạch hóa cơ thể bằng cách nuôi dưỡng nó với những thức ăn, thức uống trong sạch, loại trừ những thức ăn ô nhiễm như máu động vật, rượu và các loại thực phẩm bốc mùi hôi, đang tan rã, đồng thời chúng ta cũng làm trong sạch hóa Thể Vía bằng tình cảm trong sạch, vị tha.

Sự kiện này không những quan trọng cho cuộc đời hiện tại, mà nó cũng rất quan trọng cho trạng thái sau khi chết, cho tình trạng chúng ta ở cõi Trung Giới, và cũng là nhân tố quyết định cho loại cơ thể mà chúng ta sẽ có được ở kiếp sau.

Một người đã sống đời tốt lành, trong sạch, không ích kỷ và có khát vọng tâm linh cao cả, sẽ không bị thu hút vào cõi này, nếu được hoàn toàn tự do, họ không có gì để quyến luyến nơi đây, hay cần hoạt động trong thời gian tương đối ngắn tạm thời ở cõi này.

Sau khi chết, con người thật rút đi, bước đầu tiên là thoát ra khỏi thể xác và hầu như ngay sau đó ra khỏi thể phách, linh hồn ấy cũng có ý định rời bỏ luôn Thể Vía, hay thể cảm dục, càng sớm càng tốt để vào cõi trời chân phúc, vì chỉ nơi đây, những nguyện vọng tâm linh mới có thể đơm bông kết trái.

Sự kiện này giải thích lời các vong linh thường nói trong các buổi cầu hồn rằng họ sắp lên một vùng cao hơn, từ nơi đó họ không thể, hoặc rất khó liên lạc qua đồng cốt. Thật vậy, một người ở cảnh cao nhất của cõi Trung Giới, hầu như không thể nào liên hệ được với người đồng cốt bình thường.

Chỉ những người có dục vọng thấp hèn và thú tính thô bạo, những kẻ nghiện ngập, trác táng mới thức tỉnh ở cảnh thấp nhất cõi Trung Giới, họ phải ở đây lâu hay mau tùy theo sức mạnh của dục vọng, họ thường rất đau khổ vì sức mạnh dục vọng vẫn còn mà không có cách gì để thỏa mãn, vì không còn xác thân, trừ khi họ ám ảnh được một người có bản chất tương tự và thỏa mãn một cách gián tiếp qua người đó.

Nếu ở cõi trần, họ có đời sống thấp hèn, tàn ác, ích kỷ và nuông chiều theo dục vọng, thì họ sẽ có đầy đủ ý thức ở cảnh mà không ai muốn tới, họ sẽ có thể trở thành những hồn ma bóng quỷ ghê rợn, bị thiêu đốt bởi mọi loại thèm muốn khủng khiếp mà không thể nào được thỏa mãn vì đã mất xác thân, họ chỉ còn cách thỏa mãn những đam mê bẩn thỉu xuyên qua đồng cốt hoặc bất cứ người nào dễ bị họ ám ảnh, họ có thể tìm được lạc thú thấp hèn bằng mọi cách gây ảo tưởng mà cõi Trung Giới sẵn sàng tiếp sức, để xúi giục kẻ bị ám ảnh làm những hành động quá đáng, tai hại.

Người có nhãn thông, thường thấy những đám vong linh vô phước ấy bám theo các hàng bán thịt, quán rượu, hoặc các nơi tồi tệ hơn, những nơi mà chúng tìm được sự thỏa mãn các dục vọng thấp hèn qua những người nam hay nữ ở thế gian có tính tình giống như chúng.

Theo lời dạy của các Chân sư, người có phước lành, may mắn được thấy một trong những vị cao cả xuất hiện như một hình thể sống động, với màu sắc sáng chói huy hoàng, đẹp không thể tả và lộng lẫy ngoài sức tưởng tượng.

Trong tương lai, đến một ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ trở nên giống như các Ngài, vì sự toàn thiện mà các Ngài có đang ở trạng thái tiềm ẩn trong mọi người chúng ta.

Nhìn khắp nhân loại bằng mắt trần, ta thấy toàn sự suy đồi, đau khổ, vô vọng, nhưng khi quan sát bằng nhãn quan cao hơn, ta thấy nhân loại xuất hiện duới một phương diện hoàn toàn khác, thật ra ta vẫn thấy sự đau khổ và suy đồi, nhưng ta biết rằng chúng chỉ tạm thời, chúng thuộc về giai đoạn non trẻ của nhân loại.

Nhân loại sống, hạnh phúc và đau khổ, để rồi qua những kinh nghiệm học hỏi được, nhân loại sẽ vượt qua nó mà tiến lên các phẩm vị cao hơn mà ta gọi là THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT, đó là mục đích mà Thượng Đế đã đề ra.

D. Con bạch tuộc của Quỉ vương
ID23090 - Tiết : D. Con bạch tuộc của Quỉ vương
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

D. Con bạch tuộc của Quỉ vương.



D. Con bạch tuộc của Quỉ vương.

Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, trong bài giải thích Thuyền Bát Nhã, có một đoạn nói về 100 ức Nguyên nhơn đầu kiếp xuống trần như sau:

"Đức Diêu Trì Kim Mẫu vâng lịnh Đức Thượng Đế nhóm ngự triều, đại hội nơi Kim Bàn, phòng định cho 100 ức Nguyên nhơn xuống trần, dùng Ngọc Lộ Kim Bàn trụ các Nguyên nhơn cho xuống thế. Trước khi ấy, Đức Diêu Trì Kim Mẫu kêu toàn cả linh căn chơn tánh dự Hội Yến Bàn Đào, và ban cho mỗi vị một cái túi gọi là VẠN BỬU NANG, trong đó có 8 món báu là:

  • HIẾU, ĐỂ,
  • TRUNG, TÍN,
  • LỄ, NGHĨA,
  • LIÊM, SĨ

Và căn dặn khi xuống trần thế, rủi mất một món thì không trở về cùng Mẹ đặng.

Bên kia có Đại Tiên Cù Tán Đởm hay là Kim Quang Sứ, thấy Đức Phật Mẫu cho Chơn linh xuống trần thì ông cũng xuống trần, dẫn theo năm Chơn linh Quỉ vị biến thành:

  • Kim là tiền bạc,
  • Mộc là sắc đẹp,
  • Thủy là rượu ngọt,
  • Hỏa là sự nóng giận,
  • Thổ là nha phiến.

Mỗi Chơn linh Quỉ vị đều biến ra năm mùi vị khác nhau cho các nguyên căn say mê mà quên cả Bửu nang.

Con người lớn lên, thấy tiền thì ham, thấy sắc lịch thì mê, thấy rượu ngọt thì ưa, mà nó giục cho con người nóng giận và say mê nha phiến, chước Quỉ mưu tà hằng xúi giục, bày ra muôn sự khoái lạc nơi cõi trần chẳng xiết, nên chất linh căn, vì lưu luyến hồng trần, vui say mùi vị thế gian mà quên nguồn cội, bởi thế cho nên Thánh nhân ra đời lập Tam Giáo đạo, cũng qui tụ căn bản trong 8 món báu để tỉnh giấc.

  • Phật giáo dạy phải trọn Tam qui Ngũ giới.
  • Tiên giáo dạy phải phải vẹn Tam bửu Ngũ hành.
  • Thánh giáo dạy phải gìn Tam cang Ngũ thường.

Để thức tỉnh các linh căn nhớ nguồn cội và gìn giữ 8 món báu ấy mà trở về, ai được may duyên sớm ngộ đạo mới lên thuyền Bát Nhã mà trở về cựu vị, đúng như bài thi của Đức Chí Tôn đã dạy:

Khuôn thuyền Bát Nhã chẳng hề chìm.
Nổi quá như bông, nặng quá kim.
Có Đạo trăm muôn ngồi cũng đủ,
Vô duyên một đứa cũng là chìm.

Đây là thời kỳ phổ độ chót, trước khi chấm dứt một chu kỳ tiến hoá của nhơn loại, nên Đức Chí Tôn đại khai Ân Xá cho toàn cả nhơn sanh, nếu ai biết ngộ kiếp một đời tu thì đủ trở về cùng Đức Chí TônĐức Phật Mẫu.

Kinh Giải Oan có câu:

Nhập Thánh Thể dò đường cựu vị,
Noi Chơn Truyền khử quỷ trừ ma.

Hai câu này có ý nghĩa rất đặc biệt, nhập Thánh Thể tức là nhập vào Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài có 9 đẳng cấp thiêng liêng:

  • Địa Thần, Nhơn Thần và Thiên Thần.
  • Địa Thánh, Nhơn Thánh và Thiên Thánh.
  • Địa Tiên, Nhơn Tiên và Thiên Tiên.

Làm một tín đồ tu hành chân chính, giữ 10 ngày chay theo Tân luật qui định tức là mình đã biết địa vị mình là Địa Thần.

Làm một Chức việc trong BÀN TRI SỰ, trung thành và hành đạo đúng theo TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN, tức là mình tự biết phẩm vị của mình là Nhơn Thần.

Làm một vị Lễ Sanh có đủ đức hạnh, khiêm hòa, và hành đạo đúng theo TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN tức là mình biết phẩm vị của mình là Thiên Thần.

Làm một vị Giáo Hữu, hiến thân cho Đạo lo phổ thông chơn đạo của Thầy, và hành đạo đúng theo TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN tức là tự biết phẩm vị của mình là Địa Thánh.

Làm một vị Giáo Sư tức là bậc thầy dạy Đạo cho nhân sanh, đúng theo THÁNH NGÔN, TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN; phải có trình độ trí thức, có tu tánh luyện mạng để chỉ bày đạo hữu, tức là mình biết phẩm vị của mình là Nhân Thánh.

Làm một vị Phối Sư là bậc thầy, biết Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nắm vững giáo lý và luật pháp Đạo, khả năng tu chứng là tự mình biết phẩm vị của mình là Thiên Thánh.

Ba cấp Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo Tông là các phẩm vị cao cấp. Người lập vị ở các phẩm đó phải rất nhiều kiếp tu, tiền kiếp đã đạt phẩm vị Tiên, Thánh.

Khi mình lập vị được là nhờ có chánh khí, mà có chánh khí thì mới thắng được ma quỷ (chánh khí bất úy tà mị).

Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,
Từ Bi Phật dặn: lòng thành, lòng nhơn,
Phép Tiên Đạo tu chơn dưỡng tánh.

Chức sắc phải biết khử trừ Quỉ lục dục ma thất tình, nếu không sẽ biến chánh pháp thành tà pháp, làm cho Thánh Thể của Đức Chí Tôn gần như tan rã. Hiện nay, phải chăng THẦN KHÍ của Đạo bị lu mờ, chỉ thấy toàn là hình danh sắc như Đức Chí TônĐức Lý đã tiên tri!!!

Tôn giáo Cao Đài muốn truyền đến Thất ức niên (700.000 năm) ắt phải có sự thay đổi lớn, nếu sự thay đổi không đến từ lòng người thì Càn Khôn ắt phải điên đảo, thương hải sẽ biến thành tang điền vậy.

E. Để giúp THIỆN thắng ÁC
ID23091 - Tiết : E. Để giúp THIỆN thắng ÁC
Chương : 3. Bộ thiết giáp Thầy ban cho chúng ta
Phần : III. Trận chiến xảy ra ở cõi nào ?
Sách : Trận Chiến Thiện Ác Nơi Cõi Vô Hình & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

E. Để giúp THIỆN thắng ÁC.



E. Để giúp THIỆN thắng ÁC.

  •  Cần nhất là biết thức tỉnh, tu tâm sửa Tánh:

    Sống theo phàm ngã, lục dục thất tình là còn sống trong vô minh, còn trong vòng áp chế của Quỉ vương và bộ hạ.

    Sống và hành đạo đúng theo THÁNH NGÔN, PHÁP CHÁNH TRUYỀN, giữ tâm an nhiên trước thử thách; đó là sống với đức tin tuyệt đối nơi Đức Đại Từ PhụĐức Đại Từ mẫu.

  •  Lánh xa phim ảnh, sách báo và những game bạo lực, đồi trụy:

    Cờ bạc và ma túy, thuốc gây nghiện đều là những vũ khí hữu hiệu của phe ác trược.

  •  Khuyên dạy con em có lòng từ bi, không sát sanh và biết chia sẽ với người thiếu thốn hơn:

    Sống có lý tưởng, nhân cách, không quá coi trọng đồng tiền, biết kềm chế cơn nóng giận, hiểu biết LUẬT LUÂN HỒI, NHƠN QUẢ.

    Xác thân chỉ tồn tại trong một kiếp sống, còn linh hồn thì vĩnh viễn, tiến hóa qua hàng trăm ngàn kiếp, tiến lên Tam thập lục Thiên hay lọt vào Tam thập lục Động là tùy nơi mỗi chúng ta chọn vậy.

  •  Chớ nói ác, chớ nghĩ ác:

    Không có điều ác nếu tự ta không tạo ra nó, chính chúng ta là ma quỷ của chúng ta. Ðời sống thế gian là một đời sống đầy cám dỗ, sự thách đố vượt qua cám dỗ là con đường nhanh chóng nhất để tiến lên trình độ cao hơn.

    Ðối với vô cùng, thì cái thân vật chất chỉ trong một kiếp ngắn ngủi đã bị hủy diệt rồi, thế thì tại sao chúng ta không cố vượt qua cám dỗ vật chất, lại để cho sự tiến hóa của ta bị trì hoãn.

    Hãy luôn nhắc nhở bản thân để thắng lực lượng ma quỷ vây quanh ta, đừng vì sung sướng, khoái lạc nhất thời mà đành phải xa lìa Đức Đại Từ PhụĐức Đại Từ mẫu mãi mãi.

More topics .. .