Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Cao Đài Tự Điển - Vần S | Cao Đài Tự Điển - Vần TH |
Ta Bà Ha
娑婆訶 |
Tiếng Phạn: SWÂHA được phiên âm là Ta Bà Ha hay Sa Bà Ha, có ý nghĩa bí mật trong các câu thần chú, có thể tạm giải ra là: Thành tựu, kiết tường, tiêu tai tăng phước, viên tịch, vô trụ, kính giác chư Phật, chứng minh công đức.
Cuối các câu thần chú đều có ba chữ: Ta Bà Ha.
Kệ chuông: Án Dà Ra Đế Dạ Ta Bà Ha.
Ta Bà thế giới
娑婆世界 |
Ta Bà: do phiên âm từ tiếng Phạn: Saha, nên cũng phiên âm là Sa Bà, nghĩa là nhẫn nhục, kham nhẫn. |
Thế giới: một cõi, một địa cầu. |
Ta Bà thế giới là cõi có nhiều sự gian ác và ô trược mà chúng sanh trong cõi đó phải nhẫn nhục cam chịu, và người tu hành phải nhẫn nhịn mọi sự thì mới có thể thành đạo được.
Trong cõi Ta Bà thế giới nầy, có người, có ngạ quỉ, có chư Thần, sống lẫn lộn với nhau, nên rất khó tu học, nhưng ai tu học được thì rất mau tiến hóa hơn ở các cõi khác.
Cõi trần của nhơn loại chúng ta đây là một trong các cõi Ta Bà thế giới.
Đức Phật nói: Ở cõi Ta Bà nầy mà làm lành một ngày đêm thì hơn làm lành một trăm năm ở cõi Cực Lạc Thế Giới của Đức Phật A-Di-Đà, vì cõi Cực Lạc Thế Giới là vô vi tự nhiên, chứa đủ mọi sự lành, không có một chút dữ nào dù nhỏ như mảy lông hay sợi tóc.
Di Lạc Chơn Kinh: Năng du Ta Bà thế giới độ tận vạn linh đắc qui Phật vị.
Ta thán
嗟歎 |
A: To complain. |
P: Se plaindre. |
Ta: than thở. |
Thán: thở than. |
Ta thán là kêu than khổ sở, đồng nghĩa: Ta oán.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Nước Việt Nam là Thánh địa của Đức Chí Tôn mà tránh không khỏi cái nạn ta thán, hồi hộp, sợ sệt.
TÀ
1. Thí dụ: Tà dâm, Tà đạo, Tà quái. |
2. Thí dụ: Tà dương, Tà huy. |
Tà bất thắng chánh
邪不勝正 |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Bất: không. |
Thắng: hơn. |
Chánh: ngay thẳng. |
Tà bất thắng chánh là tà gian không thế nào thắng được chơn chánh.
Tà dâm
邪淫 |
A: The fornication, lewdness. |
P: La fornication, luxure. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Dâm: ham muốn khoái lạc xác thịt nam nữ. |
Tà dâm là ham muốn khoái lạc xác thịt nam nữ một cách bậy bạ, bất chánh.
Tà dâm là giới cấm quan trọng trong Ngũ giới cấm.
Tam bất Tà dâm: Điều răn cấm thứ ba là không tà dâm: là cấm lấy vợ người, thả theo đàng điếm, xúi giục người làm loạn luân thường, hoặc thấy sắc dậy lòng tà, hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt. (vợ chồng không gọi là tà dâm).
Đức Chí Tôn dạy về giới cấm Tà dâm như sau:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vì sao Tà dâm là trọng tội?
Phàm xác thân con người, tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn là một khối chất chứa vàn vàn muôn muôn sanh vật.
Những sanh vật ấy cấu kết nhau mà thành khối vật chất có tánh linh, vì vật chất nuôi dưỡng nó đều là sanh vật, tỷ như: rau cỏ, cây trái, lúa gạo, mọi lương vật đều cũng có chất sanh.
Nếu không có chất sanh thì thế nào tươi tắn đặng mà chứa sự sống, như nó khô rũ là nó chết, mà các con nào ăn vật khô héo bao giờ. Còn như nhờ lửa mà nấu thì là phương pháp tẩy trược đó thôi, chớ sanh vật bị nấu chưa hề phải chết.
Các vật thực vào tỳ vị lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết, chẳng cần nói, các con cũng biết, cái chơn linh khí huyết là thế nào? Nó có thể huờn ra nhơn hình, mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn loại.
Vì vậy, một giọt máu là một khối chơn linh, như các con dâm quá độ thì sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác thì nó đến tại Nghiệt Cảnh Đài mà kiện các con. Các con chẳng hề chối tội đặng. Phải giữ giới cấm ấy cho lắm. THĂNG.
Tà dương - Tà huy
斜陽 - 斜暉 |
A: The declining sun. |
P: Le soleil déclinant. |
Tà: Nghiêng, xế qua đầu. |
Dương: mặt Trời. |
Huy: ánh sáng mặt trời. |
Tà dương là mặt trời xế chiều.
Tà huy là ánh sáng mặt trời lúc chiều tà.
Tà dương với Tà huy dùng như đồng nghĩa, nghĩa bóng là chỉ đời người lúc tuổi già.
Tà đạo - Chánh đạo
邪道 - 正道 |
A: Heresy (the false doctrine) - Orthodoxy (true doctrine) |
P: Hérésie (la fausse doctrine) - Orthodoxie (vraie doctrine). |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Đạo: con đường, tôn giáo. |
Chánh: ngay thẳng. |
Tà đạo đồng nghĩa Tà giáo, là con đường hay là tôn giáo dẫn dắt con người đến chỗ lầm lạc sai trái.
Chánh đạo đồng nghĩa Chánh giáo, là con đường hay tôn giáo chơn chánh, dẫn dắt con người đến chỗ thiện mỹ.
Tà đạo thường được ngụy trang dưới những hình thức tốt đẹp, hợp với thị hiếu của con người, sử dụng những từ ngữ hoa mỹ để dụ dỗ con người đi theo bọn chúng.
Đối ngược với Tà đạo là Chánh đạo.
Tà đạo và Chánh đạo là hai biểu hiện rõ rệt của hai thế lực lớn nhứt trong Càn Khôn Vũ Trụ: một của Quỉ vương là Tà đạo, một của Tiên Phật là Chánh đạo.
Hai thế lực nầy luôn luôn đối kháng nhau, tranh giành ảnh hưởng lên tất cả các sinh hoạt của nhơn sanh, tạo thành một ngẫu lực vận chuyển bánh xe tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ.
Người ở mức tiến hóa thấp, chưa biết quyền lực của Quỉ vương, nên nhập theo Tà đạo để học hỏi và kinh nghiệm về Tà pháp.
Người ở mức tiến hóa cao hơn, tức là họ đã trải qua các bài học và kinh nghiệm của Tà đạo rồi, họ hoảng sợ và tìm đến Chánh giáo, tùng theo Chánh giáo để học hỏi, kinh nghiệm và tiến hóa thành Tiên Phật.
Quyền lực của Chánh đạo do các Đấng Tiên Phật cầm giữ, có mục đích giúp đỡ nhơn loại phát triển ba phương diện: vật chất, tinh thần và tâm linh. Lẽ đương nhiên, quyền lực của Chánh đạo đem đến cho nhơn sanh sự thanh bình, thạnh vượng và hạnh phúc.
Trái lại, quyền lực của Tà đạo hay của Bàng môn Tả đạo là của Quỉ vương, nhằm mục đích ngăn trở sự phát triển ba phương diện của Chánh đạo, đưa nhơn loại đến chỗ hận thù, giết chóc, lầm than đau khổ.
Sự tác động của hai quyền lực Chánh đạo và Tà đạo rất rộng rãi, bao gồm tất cả các hoạt động của con người trên các lãnh vực như: Chánh trị, Kinh tế, Văn hóa, Tôn giáo, v.v...
Một chánh thể dân chủ tự do đúng nghĩa, với cấp lãnh đạo sáng suốt, bảo đảm cho người dân có được một đời sống phồn thịnh về vật chất, an ổn về tinh thần, được quyền lực của Chánh đạo nâng đỡ.
Trái lại, một thể chế độc tài, bạo ngược, mà cấp lãnh đạo đất nước chỉ biết lo cũng cố địa vị và quyền lợi cá nhân, đặt dân chúng dưới ách thống trị hà khắc, thì chánh thể nầy rơi vào quyền lực của Tà đạo và Quỉ vương.
Trong các sinh hoạt về văn hóa và nghệ thuật, quốc gia nào có sự phát triển tốt đẹp về các phương diện như: Triết học, văn chương, nghệ thuật, kỹ thuật, và khi các tư tưởng của nhơn sanh được phát triển tự do, thì đó là do ảnh hưởng tốt của các quyền lực Chánh đạo.
Đương nhiên, quyền lực Tà đạo không chịu bó mình thua thiệt, chúng cố gắng vùng lên, gieo rắc hột giống Tà đạo, nhưng hột giống nầy chỉ nảy nở tốt trong lòng kẻ tà tâm, mà không nảy nở được trong lòng người chơn chánh.
Một quốc gia hung bạo gây ra chiến tranh làm cho dân chúng chết chóc, điêu linh, đau khổ thì chắc chắn các nhà lãnh đạo quốc gia ấy chịu ảnh hưởng nặng nề của quyền lực Tà đạo. Đó là những hành động trái ngược với đức háo sanh của Thượng Đế, nên trước sau gì quốc gia hung bạo đó cũng phải bị tiêu diệt.
Lịch sử đã chứng minh rất nhiều trường hợp như thế. Gần đây, trong thế chiến thứ nhì, hai nhà độc tài Hitler (nước Đức) và Mussoloni (nước Ý) gây ra cuộc chiến tranh xâm lăng các nước chung quanh đặng làm bá chủ, làm cho dân chúng các nước chết chóc rất nhiều, hủy diệt nhiều thành phố,.......
Cuối cùng thì họ bị tiêu diệt, để cho nhơn loại thấy rõ, bác ái thắng bạo tàn, công bình thắng gian ác, để cho Chánh phải thắng Tà, thuận theo dòng tiến hóa của Càn Khôn.
Quyền lực của Tà đạo và Chánh đạo còn ảnh hưởng trực tiếp lên mỗi cá nhân. Người nào tánh nết đê tiện, ích kỷ, chỉ biết lo riêng cho mình, hoặc người nào bê tha trụy lạc, xu hướng vật dục thấp hèn, hay người nào chỉ biết đeo đuổi theo danh lợi, tôn thờ vật chất, thì những người đó hoàn toàn lệ thuộc vào quyền lực Tà đạo, được Tà đạo sử dụng trong mục tiêu ngăn chận sự phát triển của đạo đức tinh thần.
Trái lại, người nào có đời sống vị tha, lo cho người hơn mình, có tín ngưỡng Trời Phật, thì những người đó được quyền lực của Chánh đạo nâng đỡ, bảo hộ họ để cho họ tiến hóa và giúp người khác tiến hóa. Quyền lực của Chánh đạo giúp cho con người tiến hóa, tức là nâng cao phẩm chất, là đi lên, thuận theo Thiên lý, mới hưởng được cái kết quả tốt đẹp là an lạc và trường tồn.
Tà gian
邪奸 |
A: Perverse. |
P: Pervers. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Gian: dối trá. |
Tà gian là khuất lấp, dối trá, có ý lừa gạt người.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Trừ diệt tà gian múa bút thần.
Tà khí
邪氣 |
A: Evil emanations. |
P: Émanations malsaines. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Khí: chất hơi, chất khí, không khí. |
Tà khí là chất khí độc, chất khí ô trược, có hại sức khỏe.
Tà mị - Tà quái
邪媚 - 邪怪 |
A: Demon, devil. |
P: Démon, diable. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Mị: nịnh hót để lừa gạt. |
Quái: kỳ dị. |
Tà mị đồng nghĩa Tà quái, hay nói chung là Tà mị yêu quái, là chỉ đám ma quỉ, luôn luôn bày ra đủ cách gian dối để lừa gạt và làm hại người.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Những sự phàm tục đều là mưu kế của tà mị yêu quái, cốt để ngăn trở bước đường Thánh đạo của các con.
Sao con lại sai lầm mà chẳng hiểu sự cám dỗ của tà quái.
Tà nguyệt
斜月 |
A: The declining moon. |
P: La lune déclinante. |
Tà: Nghiêng, xế qua đầu. |
Nguyệt: mặt trăng. |
Tà nguyệt là mặt trăng đã xế qua đầu.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tà nguyệt vườn thu ướm trở đông.
Tà pháp
邪法 |
A: The diabolic means. |
P: Les moyens diaboliques. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Pháp: tất cả những điều, sự việc, hiện tượng. |
Tà pháp là tất cả những sự việc không ngay thẳng, có mục đích không tốt đẹp, trái đạo lý.
Phật Mẫu Chơn Kinh: Diệt hình tà pháp cường khai đại đồng.
Tà quyền
邪權 |
A: The power of demons. |
P: Le pouvoir des démons. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Quyền: quyền hành, quyền lực. |
Tà quyền là quyền hành của bọn tà quái, tức là quyền lực của Quỉ vương.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Chớ chi thất tại tà quyền thì có mấy em trừ khử.
Tà tây
A: Perverse and partial. |
P: Pervers et partiale. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Tây (nôm): riêng cho mình. |
Tà tây là lòng tà vạy và lo riêng cho mình.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Gìn lòng chơn chánh, chớ tà tây.
Tà thần
邪神 |
A: Evil spirit. |
P: Mauvais génie. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Thần: vị Thần. |
Tà thần là vị thần thuộc Tà phái của Quỉ vương.
Trái với Tà thần là Chánh Thần.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Còn bỏ đạo thì các con ở dưới phép Tà thần.
Những kẻ nào đã làm môn đệ của Tà thần tinh quái thì không thế gì làm môn đệ Thầy đặng.
Tà thuật
邪術 |
A: Black magic. |
P: Magie noire. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Thuật: pháp thuật, vẽ bùa bắt ấn. |
Tà thuật là pháp thuật bất chánh của Tà phái, có ý dối gạt người để thủ lợi.
Tà thuyết
邪說 |
A: False doctrine. |
P: Doctrine fausse. |
Tà: Lệch, cong vạy, gian trá, ma quỉ, trái với Chánh. |
Thuyết: lý thuyết, luận thuyết. |
Tà thuyết là luận thuyết bất chánh, có mục đích lừa bịp.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Để bài trừ tà thuyết và truyền bá chơn đạo trên toàn cầu.
TÁ
1. Thí dụ: Tá danh, Tá phàm. |
2. Thí dụ: Tá lý. |
Tá danh
借名 |
A: Assumed name. |
P: Pseudonyme. |
Tá: Mượn. |
Danh: tên. |
Tá danh là mượn một tên khác mà không xưng tên thiệt.
Trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài.
Bài thi sau đây, Đức Chí Tôn khoán thủ 8 chữ: NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ TÁ DANH CAO ĐÀI.
Bài thi nầy, Đức Chí Tôn giáng cơ cho tại Minh Thiện Đàn (Phú Mỹ) ngày 18-6-Tân Mùi 1931.
Tá hoa hiến Phật
借花獻佛 |
Tá: Mượn. |
Hoa: bông. |
Hiến Phật: dâng lên Phật. |
Tá hoa hiến Phật là mượn hoa của người khác dâng lên cúng Phật. Ý nói: Dùng của người nầy để lấy lòng người khác, giống như lấy xôi làng đãi ăn mày.
Tá lý
佐理 |
A: Adjuvant. |
P: Adjuvant. |
Tá: Giúp, phụ giúp. |
Lý: sắp đặt sửa sang công việc. |
Tá lý là giúp đỡ sửa sang công việc.
Tá Lý là một phẩm Chức việc trong Cơ Quan Công Thợ nơi Tòa Thánh do Đức Phạm Hộ Pháp lập ra, có nhiệm vụ cai quản một Sở có nhiều công thợ, chịu dưới quyền của Phó Tổng Giám và Tổng Giám.
Thí dụ: Tá Lý Sở Đắp Vẽ là vị làm đầu Sở Đắp Vẽ và cai quản các công thợ đắp vẽ.
Tá Lý đối phẩm Chánh Trị Sự bên Cửu Trùng Đài và Hành Thiện bên Cơ Quan Phước Thiện. Tá Lý không có Đạo phục riêng.
Tá Lý phải có đủ 5 năm công nghiệp mới được thăng lên Phó Tổng Giám. (Xem chi tiết nơi chữ: Kiến Trúc, vần K)
Tá phàm
借凡 |
A: The incarnation. |
P: L" incarnation. |
Tá: Mượn. |
Phàm: tầm thường, chỉ người phàm, cõi trần. |
Tá phàm là mượn xác thân phàm để làm một người phàm nơi cõi trần mà thi hành phận sự.
Muốn tá phàm như vậy thì chơn linh phải đầu kiếp xuống cõi trần làm người phàm.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy biết có những chơn linh vì lãnh mạng tá phàm mà dìu dắt các con của Thầy....
Tá thế
借世 |
Tá: Mượn. |
Thế: đời, cõi đời, cõi trần. |
Tá thế là mượn cõi đời để làm việc giúp ích nhơn sanh.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Cao Đài tá thế đến phàm gian.
Tá trợ
佐助 |
A: To help. |
P: Aider. |
Tá: Giúp, phụ giúp. |
Trợ: giúp đỡ. |
Tá trợ là giúp đỡ.
Tá túc
借宿 |
A: To live in a place temporarily. |
P: Habiter provisoirement. |
Tá: Mượn. |
Túc: đêm, nghỉ đêm ở một nơi nào. |
Tá túc là mượn một đêm, ý nói: xin ngủ nhờ một đêm, nghĩa thường dùng là xin ở tạm nơi nhà của người quen trong một thời gian ngắn.
TẢ
TẢ: 左 - Phía tay trái, trái với Hữu. - Bất chánh.
Thí dụ: Tả chiêu hữu mục, Tả đạo. |
Tả chiêu hữu mục
左昭右穆 |
Tả: Phía tay trái, trái với Hữu. |
Hữu: bên mặt. |
Trong nhà thái miếu, nhà thờ tổ tiên của vua, ngôi thờ bên tả gọi là Tả chiêu, ngôi thờ bên hữu gọi là Hữu mục.
Trong bản đồ thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng phân ra Tả chiêu và Hữu mục.
Tả đạo
左道 |
A: The perverse way: Heresy. |
P: La voie perverse: Hérésie. |
Tả: Bất chánh. |
Đạo: con đường, tôn giáo. |
Tả đạo là con đường tà vạy, tôn giáo không chánh đáng.
Thường nói: Tả đạo Bàng môn: tôn giáo sai trái, không phải là Chánh đạo.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Các tên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật bị mạo nhận mà lập nên tả đạo.
Tả phái
左派 |
A: Party of left wing. |
P: Le parti de gauche. |
Tả: Phía tay trái, trái với Hữu. |
Phái: đảng phái. |
Tả phái là đảng phái ngồi bên cánh tả của nghị viện, thuộc phe cấp tiến, có tính cách cực đoan, đối lập với phái ngồi bên cánh hữu của nghị viện, thuộc phe bảo thủ.
Phái ôn hòa thì ngồi ở giữa hai phái tả và hữu.
Tả khuynh: khuynh hướng về tả phái.
Tả Phan Quân
左幡君 |
Tả: Phía tay trái, trái với Hữu. |
Phan: lá phướn. |
Quân: người. |
Tả Phan Quân là vị Chức sắc cầm phướn Thượng Sanh, đứng phía tay trái của Đức Thượng Sanh khi chầu lễ nơi Tòa Thánh. (Xem chi tiết nơi chữ: Hữu Phan Quân, vần H)
Tả tư hữu tưởng
左思右想 |
Tả: Phía tay trái, trái với Hữu. |
Hữu: bên mặt. |
Tư tưởng: suy nghĩ. |
Tả tư hữu tưởng là suy tới nghĩ lui, phải trái, rất cẩn thận.
Tả xung hữu đột
左衝右突 |
Tả: Phía tay trái, trái với Hữu. |
Xung: đánh thẳng tới trước. |
Hữu: bên phải. |
Đột: đánh vào quân địch. |
Tả xung hữu đột là đánh bên tả, đánh bên hữu, ý nói phải đối phó nhiều phía cùng một lúc.
TẠ
TẠ: 謝 - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối.
Thí dụ: Tạ lễ, Tạ tội, Tạ thế. |
Tạ bệnh
謝病 |
A: To excuse oneself for reason of illness. |
P: S" excuser pour cause de maladie. |
Tạ: - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối. |
Bệnh: bịnh hoạn, ốm đau. |
Tạ bệnh là xin từ chối hay rút lui vì có bệnh.
Tạ khách
謝客 |
A: To refuse to receive guests. |
P: Éconduire les visiteurs. |
Tạ: - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối. |
Khách: người khách đến nhà. |
Tạ khách là từ chối không tiếp khách.
Tạ lễ
謝禮 |
A: To thank with a present. |
P: Remercier pour un present. |
Tạ: - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối. |
Lễ: làm lễ. |
Tạ lễ là làm lễ tạ ơn Thần Thánh, vì đã phò trợ mình đạt được nhiều kết quả.
Tạ lễ còn có nghĩa là đem lễ vật đến đáp lại người ta để tỏ lòng biết ơn và kính trọng.
Tạ thế
謝世 |
A: To die. |
P: Quitter le monde. |
Tạ: - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối. |
Thế: đời. |
Tạ thế là từ bỏ cõi đời, ý nói chết.
Tạ tội
謝罪 |
A: To confess one" fault. |
P: Avouer sa faute. |
Tạ: - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối. |
Tội: tội lỗi. |
Tạ tội là nhận tội và xin tha thứ.
Tạ từ
謝辭 |
A: To thank and take leave. |
P: Remercier et se retirer. |
Tạ: - Nói lời cảm ơn. - Xin lỗi. - Từ chối. |
Từ: lời nói, từ biệt. |
Tạ từ là nói lời cảm tạ và từ biệt, hay là nói lời đáp tạ.
TÁC
TÁC: 作 Làm ra, gây ra, tạo nên.
Thí dụ: Tác động, Tác nghiệt, Tác trái. |
Tác động
作動 |
A: To act. |
P: Agir. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Động: chuyển động. |
Tác động là làm cho chuyển động.
Tác hợp (Tác hiệp)
作合 |
A: To unite, to marry. |
P: Réunir, marier. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Hợp: Hiệp: hợp lại. |
Tác hợp là làm cho sum hợp với nhau thành vợ chồng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
Tác nghiệt
作孽 |
A: To cause misfortune. |
P: Causer du malheur. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Nghiệt: cái mầm ác, nghiệp ác. |
Tác nghiệt là làm điều ác tạo ra ác nghiệp.
Tác phong
作風 |
A: Behaviour. |
P: Conduite. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Phong: cử chỉ dáng dấp. |
Tác phong là lề lối làm việc, cách đối xử với người khác.
Tác quyền sở hữu
作權所有 |
A: Copyright, Author" s rights. |
P: Droit d" auteur. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Quyền: quyền hành. |
Sở hữu: cái có của mình. |
Tác quyền là quyền sáng tác của người làm văn nghệ.
Tác quyền sở hữu là quyền sở hữu về tác phẩm của tác giả, được phép cấm kẻ khác in ra hay sao lục.
Tác tệ
作弊 |
A: To do bad. |
P: Faire le mal. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Tệ: hư, xấu. |
Tác tệ là làm điều xấu xa.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Cũng tự mình tác tệ, chờ ăn năn rất muộn về sau.
Tác thành
作成 |
A: To perfect. |
P: Parfaire. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Thành: nên, nên việc. |
Tác thành là làm nên, làm nên công việc.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tác thành kim thể đắc trường sanh.
Tác trái
作債 |
A: To lend. |
P: P: Prêter. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Trái: món nợ. |
Tác trái là cho vay nợ.
Người tác trái là người chủ nợ, gọi là Trái chủ; còn người mắc nợ thì gọi là Trái hộ, hay Trái gia.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Hạng thứ nhì là hạng tác trái, nghĩa là người đã cho vay.
Tác uy tác phúc
作威作福 |
A: To make the happy or unhappy. |
P: Faire le bonheur ou le malheur. |
Tác: Làm ra, gây ra, tạo nên. |
Uy: Oai: oai quyền. |
Phúc: điều tốt lành. |
Tác uy tác phúc là dùng oai quyền để làm phước hay làm họa cho người.
TẠC
1. TẠC: 鑿 Đào, soi lỗ, đục chạm thành tượng.
Thí dụ: Tạ dạ, Tạc tỉnh, Tạc tượng. |
2. TẠC: 酢 Khách mời rượu lại.
Thí dụ: Tạc thù. |
3. TẠC: 昨 Hôm qua.
Thí dụ: Tạc triêu, Tạc tử. |
Tạc dạ ghi lòng
A: To engrave in the heart. |
P: Graver dans son coeur. |
Tạc: Đào, soi lỗ, đục chạm thành tượng. |
Dạ: lòng. |
Tạc dạ: là ghi khắc vào lòng. |
Tạc dạ ghi lòng là ghi khắc vào lòng, không bao giờ quên.
Tạc thù
酢酬 |
A: To drink together. |
P: Boire ensemble. |
Tạc: Khách mời rượu lại. |
Thù: chủ nhà rót rượu mời khách. |
Tạc thù hay Thù tạc là chủ nhà và khách rót rượu mời qua mời lại, đáp tình với nhau. Ý nói: bạn bè giao tiếp thân mật với nhau.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Giao tiếp cùng nhau cho có nét yêu dấu, tạc thù trong niềm Đạo hữu........
Tạc tỉnh nhi ẩm
鑿井而飲 |
Tạc: Đào, soi lỗ, đục chạm thành tượng. |
Tỉnh: giếng. |
Nhi: mà. |
Ẩm: uống. |
Tạc tỉnh nhi ẩm là đào giếng mà uống.
Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực: Đào giếng mà uống, cày ruộng mà ăn, ý nói: tự mình mưu sinh.
Tạc triêu
昨朝 |
A: Yesteday morning. |
P: Hier matin. |
Tạc: Hôm qua. |
Triêu: buổi sáng. |
Tạc triêu là sáng hôm qua.
Tạc tử kim sanh
昨死今生 |
Tạc: Hôm qua. |
Tử: chết. |
Kim: nay. |
Sinh: sống. |
Tạc tử kim sanh: trước chết nay sống, trước nguy nay an.
Tạc tượng
鑿像 |
A: To sculpture statue. |
P: Sculpter une statue. |
Tạc: Đào, soi lỗ, đục chạm thành tượng. |
Tượng: pho tượng. |
Tạc tượng là lấy gỗ hay đá chạm khắc thành pho tượng.
TAI
TAI: 災 Cái họa hại làm hao tổn.
Thí dụ: Tai ách, Tai biến, Tai ương. |
Tai ách
災厄 |
A: Misfortune. |
P: Malheur. |
Tai: Cái họa hại làm hao tổn. |
Ách: khốn khổ. |
Tai ách là tai nạn khốn khổ.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thời cuộc tuần hòan, tai ách khởi.
Tai biến
災變 |
A: Misfortune. |
P: Malheur. |
Tai: Cái họa hại làm hao tổn. |
Biến: thay đổi thình lình. |
Tai biến là điều không may xảy đến thình lình.
Tai biến bất kỳ: Tai vạ đến thình lình, không hẹn trước.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhơn loại hiện nay chịu đau khổ bởi nhiều cuộc tai biến.
Tai họa
災禍 |
A: The calamity. |
P: La calamité. |
Tai: Cái họa hại làm hao tổn. |
Họa: điều tổn hại lớn. |
Tai họa là điều rủi ro gây tổn hại lớn.
Kinh Sám Hối: Cũng có khi tai họa trả liền.
Tai mắt
Tai mắt là người thấy rộng hiểu xa, có danh vọng trong một vùng dân cư.
Kinh Sám Hối: Người tai mắt đạo nhà khá giữ.
Tai nguy
災危 |
A: Disaster. |
P: Désastre. |
Tai: Cái họa hại làm hao tổn. |
Nguy: nguy hiểm, ngặt nghèo. |
Tai nguy là tai nạn nguy hiểm.
Kinh Sám Hối:
Tai ương
災殃 |
A: The calamity. |
P: La calamité. |
Tai: Cái họa hại làm hao tổn. |
Ương: họa hại. |
Tai ương là cái họa hại lớn.
Kinh Cầu Siêu: Hộ kẻ lành chế cải tai ương.
Tai vách mạch rừng
Tai: lỗ tai để nghe. |
Mạch: đường thông. |
Tai vách mạch rừng là vách có lỗ tai, rừng có đường thông. Ý nói: Phải cẩn thận khi nói chuyện bí mật vì có thể có người rình nghe ở ngoài vách, hay ở đường thông trong rừng.
TÀI
1. TÀI: 才 Tài năng làm được việc.
Thí dụ: Tài cán, Tài đức, Tài nghệ. |
2. TÀI: 財 Tiền bạc.
Thí dụ: Tài chánh, Tài thí. |
3. TÀI: 材 Gỗ dùng làm đồ đạc.
Thí dụ: Tài liệu. |
4. TÀI: 裁 Trồng cây.
Thí dụ: Tài bồi. |
Tài bất khả ỷ
才不可倚 |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Bất: không. |
Khả: khá. |
Ỷ: cậy, nhờ cậy. |
Tài bất khả ỷ là có tài đừng nên cậy tài mà kiêu ngạo.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
Tài bồi
裁培 |
A: To cultivate. |
P: Cultiver. |
Tài: Trồng cây. |
Bồi: đắp thêm. |
Tài bồi là vun trồng, trau giồi, đào luyện.
Tài cán
才幹 |
A: Capacity. |
P: La capacité. |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Cán: làm việc, cốt cán. |
Tài cán là khả năng tài giỏi làm được việc.
Tài chánh
財政 |
A: The finance. |
P: La finance. |
Tài: Tiền bạc. |
Chánh: sắp đặt cho yên, quản lý. |
Tài chánh là sự quản lý về tiền bạc của một đoàn thể.
Tài đa lụy thân
財多累身 |
Tài: Tiền bạc. |
Đa: nhiều. |
Lụy: dính líu khổ sở. |
Thân: mình. |
Tài đa lụy thân là tiền của nhiều thì làm lụy đến thân.
Đức Lão Tử nói: Dục đa thương thần, tài đa lụy thân. Nghĩa là: Lòng ham muốn nhiều thì hại tinh thần, tiền của nhiều thì lụy đến thân.
Tài đức
才德 |
A: Talent and virtue. |
P: Talent et vertu. |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Đức: đạo đức, phước đức. |
Tài đức là tài năng và đạo đức.
Tài bất thắng đức: Tài năng không thể thắng nổi phước đức. Khi đã hưởng hết phước đức rồi thì dù có tài giỏi cách mấy cũng không thể cứu vãn được sự thất bại và suy tàn.
Đức thắng tài vi quân tử: người có đạo đức hơn tài năng thì làm người quân tử.
Tài thắng đức vi tiểu nhân: người có tài năng hơn đạo đức thì làm kẻ tiểu nhân.
Luận về Tài Đức, trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có bài thi sau đây:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
Bát Nương Diêu Trì Cung khuyên dạy về Tài Đức chép ra như sau:
Tài giả tai dã
才者災也 |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Giả: ấy là. |
Tai: tai họa. |
Dã: vậy. |
Tài giả tai dã: tài giỏi ấy là tai họa vậy.
Người tài giỏi mà không đạo đức thì hợm mình, khinh người, làm cho nhiều người chán ghét. Đó là tai họa vậy.
Tài hoa
才華 |
A: Talented. |
P: Talentueux. |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Hoa: Huê: đẹp tốt. |
Tài hoa là người có tài năng phát lộ ra ngoài những tinh hoa về nhạc, họa, thơ, văn chương.
Tài liệu
材料 |
A: Materials, documents. |
P: Matériaux, documents. |
Tài: Gỗ dùng làm đồ đạc. |
Liệu: đồ vật. |
Tài liệu là chỉ chung các thứ giấy tờ, văn bản, sách vở, dùng để nghiên cứu cho hiểu rõ một vấn đề, làm thành bài thuyết trình, luận án hay một tác phẩm khảo cứu.
Tài mạng tương đố
才命相妒 |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Mạng: Mệnh: vận mạng, số mạng. |
Tương: lẫn nhau. |
Đố: ghen ghét. |
Tài mạng tương đố là tài năng và số mạng thường hay ghen ghét nhau, đố kỵ nhau. Ý nói: Người có tài thì thường gặp vận xấu, còn kẻ ít tài thì thường gặp vận may.
Cổ lai tài mạng lưỡng tương phương: Xưa nay, tài và mạng, hai thứ nghịch nhau. (Phương: làm hại, trở ngại).
Tại sao tài mạng tương đố? Đây chỉ là sự thể hiện Luật Nhân Quả. Người có tài thường hay hợm mình và khinh người, nên thất đức, mà hễ mất đức thì tai họa tới.
Tài mạo kiêm toàn
才貌兼全 |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Mạo: dáng mặt. |
Kiêm: một lúc làm cả hai việc. |
Toàn: hoàn toàn. |
Tài mạo kiêm toàn là tài năng và hình dáng đều tốt đẹp.
Đây là câu nói khen ngợi người có tài năng và có vóc dáng đẹp đẽ.
Tài nghệ
才藝 |
A: Talent and art. |
P: Talent et art. |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Nghệ: nghệ thuật. |
Tài nghệ là tài năng và nghệ thuật.
Tài nguyên
財源 |
A: Natural ressourses. |
P: Les ressources naturelles. |
Tài: Tiền bạc. |
Nguyên: nguồn gốc. |
Tài nguyên là cái nguồn sanh ra của cải, ý nói: của cải do thiên nhiên tạo ra cho một nước.
Tài sắc
才色 |
A: Talent and beauty. |
P: Talent et beauté. |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Sắc: sắc đẹp của con gái. |
Tài sắc là chỉ người con gái có tài năng và có sắc đẹp.
Tài sắc cũng có nghĩa trong thành ngữ: trai tài gái sắc, con trai tài giỏi kết duyên với người con gái có sắc đẹp.
Nữ Trung Tùng Phận: Mẹ dạy con gái:
Tài sơ trí thiển
才疏智淺 |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Sơ: thưa, ít. |
Trí: sự hiểu biết. |
Thiển: cạn. |
Tài sơ trí thiển là tài năng thưa thớt, hiểu biết nông cạn.
Đây là câu nói tự khiêm về mình, không dám nhận mình là người tài giỏi, có hiểu biết sâu rộng.
Tài sơ đức bạc: tài ít đức mỏng.
Đây cũng là câu nói tự khiêm về mình.
Tài thí
財施 |
A: To give money to s.o. |
P: Donner d" une monaie à qqn. |
Tài: Tiền bạc. |
Thí: bố thí, đem cho. |
Tài thí là đem tiền bạc, của cải đến giúp đỡ người nghèo.
Đây là một trong 3 cách bố thí: Tài thí, Pháp thí, và Vô Úy thí. (Xem chi tiết nơi chữ: Bố thí, vần B)
Kinh Sám Hối:
Tài tình
才情 |
A: Talented and clever. |
P: Talentueux et habile. |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Tình: tình cảm. |
Tài tình là giỏi lắm, khéo lắm.
Tài tình còn có nghĩa là tài giỏi và giàu tình cảm.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đừng đừng xảo mị gọi tài tình.
Tài tử
才子 |
Tài: Tài năng làm được việc. |
Tử: người. |
Tài tử có nhiều nghĩa tùy câu văn sử dụng:
Thí dụ:
Thí dụ: Chơi đàn tài tử, Họa sĩ tài tử, nhiếp ảnh tài tử.
Thí dụ: Làm việc tài tử.
Thí dụ: Tài tử điện ảnh.
Tài vật
財物 |
A: Money and materials. |
P: Argent et matériels. |
Tài: Tiền bạc. |
Vật: vật dụng. |
Tài vật là tiền bạc và vật dụng.
Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Ngoài ra những vị nào hảo tâm dâng thêm tài vật chi xứng đáng thì đặng nêu tên vào Bảng Danh dự để làm kỷ niệm nơi cơ sở.
TÁI
1. TÁI: 再 Lại một lần nữa.
Thí dụ: Tái bản, Tái cầu, Tái thệ. |
2. TÁI: 塞 Vùng biên giới.
Thí dụ: Tái ông thất mã. |
Tái bản
再版 |
A: To reprint. |
P: Réimprimer. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Bản: bản in sách. |
Tái bản là in cuốn sách lại một lần nữa.
Tái bút
再筆 |
A: Post-script (viết tắt PS). |
P: Post-scriptum (PS). |
Tái: Lại một lần nữa. |
Bút: viết, cây viết. |
Tái bút là viết thêm vào chỗ phía sau của một bức thơ đã ký.
Tái cầu
再求 |
A: Second seance of spiritism. |
P: Deuxième séance de spiritisme. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Cầu: cầu cơ. |
Tái cầu là cầu cơ một lần nữa, để cầu xin các Đấng giáng dạy thêm nữa.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Phải tái cầu nghe dạy.
Tái diễn
再演 |
A: To manifest again. |
P: Manifester de nouveau. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Diễn: trình bày ra. |
Tái diễn là trình bày ra một lần nữa.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Quả kiếp trước tái diễn lại, phải vay trả kiếp sau.
Tái kiếp
再劫 |
A: To reincarnate. |
P: Réincarner. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Kiếp: một đời sống nơi cõi trần. |
Tái kiếp là đầu thai trở xuống cõi trần một kiếp nữa.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhưng mà chẳng tái kiếp thì như nhu sĩ trốn thi.
Tái lập
再立 |
A: To re-establish. |
P: Rétablir. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Lập: dựng nên. |
Tái lập là xây dựng lại.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nền Đạo chẳng phải hư, ngày nay không phương tái lập.
Tái ngộ
再遇 |
A: To see again. |
P: Voir de nouveau. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Ngộ: gặp. |
Tái ngộ là gặp lại một lần nữa.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Một bóng luống chờ ngày tái ngộ.
Tái nhậm
再任 |
A: To retake up one" s function. |
P: Reprendre sa fonction. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Nhậm: gánh vác chức vụ. |
Tái nhậm là nhậm chức trở lại.
Bát Đạo Nghị Định: Cúi xin Đức Giáo Tông từ bi tái nhậm quyền hành hầu chỉnh đốn nền Đạo.
Tái ông thất mã
塞翁失馬 |
Tái: Vùng biên giới. |
Ông: ông già. |
Thất: mất. |
Mã: ngựa. |
Tái ông là ông già ở vùng biên giới giữa hai nước.
Tái ông thất mã là ông già ở vùng biên giới mất ngựa.
Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:
"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: - Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: - Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói: - Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó.
Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phước thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần.
Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
Tái phạm
再犯 |
A: To be recidivist. |
P: Récidiver. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Phạm: phạm vào luật pháp, phạm tội. |
Tái phạm là phạm tội một lần nữa.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy cũng lấy từ bi dung cho, bằng tái phạm sẽ bị Tòa Tam Giáo trục xuất.
Tái phục
再復 |
A: To come back again. |
P: Revenir. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Phục: trở lại, phục hồi. |
Tái phục là trở lại một lần nữa.
Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Khi trước Thầy lỡ giao Chánh giáo cho tay phàm, hễ càng lâu chừng nào thì Thánh đức lại càng hao mòn mà phàm tâm tái phục, nhơn loại sửa cải Chánh giáo cho vừa..
Tái sanh - Tái thế
再生 - 再世 |
A: To reincarnate. |
P: Réincarner. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Sanh: sanh ra. |
Thế: cõi đời, cõi trần. |
Tái sanh là được sanh ra một lần nữa nơi cõi trần.
Tái thế là đầu thai xuống cõi trần một lần nữa.
Tái sanh đồng nghĩa: Tái thế, Tái kiếp.
Kinh Ðại Tường: Tái sanh sửa đổi chơn truyền.
Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Nhiều Đấng thiêng liêng cao mà lại tái thế muốn ra hèn hạ.
Tái thệ
再誓 |
A: To swear again. |
P: Jurer de nouveau. |
Tái: Lại một lần nữa. |
Thệ: thề. |
Tái thệ là lập lời thề trở lại một lần nữa, vì lời thề trước đã không giữ được, khiến nên lỗi thệ.
Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Đối với các Chi phái do Đại Đạo lập thành mà phản loạn chơn truyền, ngày nay đã lỗi thệ cùng Thầy, xin Hội Thánh thể lòng đại từ đại bi của Chí Tôn, mở kỳ ân xá cho họ đặng nhập môn tái thệ y theo Châu Tri số 31 đề ngày 18-9-Bính Tý.
Tái thủ quyền hành
再守權衡 |
Tái: Lại một lần nữa. |
Thủ: nắm giữ. |
Quyền hành: cái quyền làm các công việc do chức vụ qui định. |
Tái thủ quyền hành là nắm giữ quyền hành trở lại để chỉ huy điều khiển các việc.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Lão nghĩ như thế, nên nhứt định tái thủ quyền hành, đem cặp nhãn thiêng liêng thay vì cặp nhãn của Thầy, đặng thấy giùm mọi điều cho chư hiền hữu hiền muội,....
TẠI
TẠI: 在 Đang ở, ở tại, còn.
Thí dụ: Tại chức, Tại vị. |
Tại chức
在職 |
A: To be in function. |
P: Être en fonction. |
Tại: Đang ở, ở tại, còn. |
Chức: chức vụ. |
Tại chức là đang ở chức vụ.
Tại gia xuất gia
在家出家 |
A: To be lay at home, to leave one"s family. |
P: Être laïque à la maison, quitter sa famille. |
Tại: Đang ở, ở tại, còn. |
Gia: nhà. |
Xuất: đi ra. |
Tại gia là người tu hành nhưng còn ở tại gia đình, còn lo làm nghề nghiệp nuôi sống bản thân và gia đình.
Người tu tại gia được gọi là: Cư sĩ, Cư gia.
Xuất gia là người lìa hẳn gia đình nhà cửa, đến sống trong chùa, chuyên lo tu hành.
Tại gia xuất gia là bực dõng mãnh, tuy thân tại gia mà tâm đã xuất gia, vì hoàn cảnh thế tình mà không thể đến ở chùa được, phải ở tại nhà, nhưng giữ hạnh của người xuất gia, không còn bị gia đình hay danh lợi chi phối.
Đức Phật có nói: "Người tu tại gia còn bị nhiều ràng buộc với gia đình, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được thì công đức nhiều hơn người xuất gia."
Ông Tạ Linh Vận nói với một nhà sư rằng: "Sư tưởng rằng nợ thế tục của tôi chưa dứt, nhưng thực ra, tôi tuy còn ở tại gia nhưng xem như tôi đã xuất gia lâu rồi."
Tại vị - Thoái vị
在位 - 退位 |
A: To be on the throne - To abdicate. |
P: Être sur le trône - Abdiquer. |
Tại: Đang ở, ở tại, còn. |
Vị: ngôi vị, địa vị. |
Thoái: thối lui. |
Tại vị là đang ở ngôi vị. Thoái vị là lui khỏi ngôi vị.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Chúng ta thấy, trước khi lên cầm quyền vì một sơn hà xã tắc, một nhà đương quyền tại vị hay đã thoái vị cũng vậy,...
TAM
TAM: 三 Ba, số 3, thứ ba.
Thí dụ: Tam bửu, Tam cang, Tam Kỳ. |
Tam ác đạo
三惡道 |
A: Three evil ways. |
P: Trois mauvaises voies. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Ác: dữ, không lành. |
Đạo: con đường. |
Tam ác đạo là ba con đường ác.
Theo Phật giáo, Lục đạo luân hồi chia ra: 3 đường thiện và 3 đường ác.
Ba đường ác gồm: Địa ngục đạo, Ngạ quỉ đạo, Súc sinh đạo. Những kẻ làm người mà gây ra 10 nghiệp cực ác thì khi chết, linh hồn bị đọa vào Địa ngục; những kẻ gây nên 10 nghiệp ác thường thì bị đọa làm Ngạ quỉ; những kẻ gây nên 10 nghiệp ác vừa thì bị đọa làm Súc sinh. (Xem: Lục đạo, vần L)
Tam Bành - Lục tặc
三彭 - 六賊 |
A: Three evil spirits of anger - Six brigands. |
P: Trois mauvais génies de colère - Six brigands. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Bành: họ Bành. |
Lục: sáu. |
Tặc: kẻ trộm. |
Theo Lão giáo, 3 vị ác thần nầy ở vào ba vị trí trong thân thể con người:
Nên 3 vị ác thần nầy còn được gọi là Tam Thi Thần.
Theo sách Thái Thượng Tam Thi trung kinh, Tam Bành thường xúi giục con người làm bậy. Đến ngày Canh Thân, Tam Bành lên tâu Thượng Đế xin trừng phạt cho con người mau chết để Tam Bành khỏi theo dõi nữa.
Người ta tin rằng, những sự nóng nảy, giận dữ của con người là do Tam Bành xúi giục gây nên, để con người mất hết sáng suốt và làm điều sai trái. Cho nên khi thấy ai giận dữ thì nói là nổi Tam Bành.
Trong phép luyện đạo, Tam Thi Thần là 3 con quỉ, trấn tại thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.
Chúng trấn ba cửa ải ấy để cho Thần và Khí không được giao thông với Càn Khôn thăng giáng. Người luyện đạo phải tịnh tâm thiền định để kềm chế Tam Thi Thần mà khai thông tam tiêu cùng cửu khiếu thì mới đắc đạo được.
Lục tặc chính là Lục trần, tức là 6 cảnh hấp dẫn của cõi trần làm cho con người mê đắm vào. Đó là: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
Đây là cách nói ví của Đức Phật giảng giải cho người tu dễ hiểu. Phật ví Lục trần (Lục ngoại nhập) như 6 tên trộm cướp, luôn luôn tìm cách khêu gợi Lục căn của con người, để Lục Căn sanh ra Lục dục mà xao lãng hay bỏ bê việc gìn giữ giới luật tu hành.
Đức Phật khuyên người tu phải giữ gìn cẩn thận Lục căn (Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý), làm cho nó như xóm nhà trống không, không có của cải chi hết, để khi Lục tặc xâm nhập vào thì nó không vơ vét được gì cả. Ý của Đức Phật nói rằng: người tu gìn giữ Lục căn cho trong sạch, cao thượng, để Lục tặc không thể cướp mất công đức của mình.
Ai giữ được như vậy thì dứt phiền não, đắc đạo.
Con người, một khi để cho Tam Bành dấy lên, Lục tặc xâm nhập, tất nguy khốn cho thân mạng, hư hỏng việc tu hành. Muốn đắc đạo thì phải kềm chế chặt chẽ Tam Bành, gìn giữ Lục căn, không cho Lục tặc xâm nhập.
Tam bất hủ
三不朽 |
A: Three indestructibilities. |
P: Trois indestructibilités. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Bất: không. |
Hủ: hư hỏng mục nát. |
Tam bất hủ là ba điều không hư mục. Đó là: Lập đức, Lập công, Lập ngôn, nên cũng gọi là Tam Lập. (Xem: Tam lập)
Tam bửu (Tam bảo)
三寶 |
A: Three treasures. |
P: Trois trésors. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Bửu: Bảo: quí báu. |
Tam bửu hay Tam bảo là ba món quí báu.
Đức Chí Tôn là Phật, Đức Phật Mẫu là Pháp, chúng sanh là Tăng. Do đó, khi cúng Đức Chí Tôn, chúng ta lấy dấu và niệm: Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Niệm như vậy là niệm Đức Chí Tôn.
Tất cả các vị Phật là Phật bảo, Giáo pháp của Phật nói ra là Pháp bảo, những người theo giáo đó mà tu là Tăng bảo.
Nhựt là mặt trời, Nguyệt là mặt trăng, Tinh là các ngôi sao. Ba báu nầy đều phát ra ánh sáng nên gọi là Tam quang.
Trời có ba báu ấy mà dưỡng dục muôn loài, hóa sanh vạn vật, luân chuyển Càn Khôn, phân ra ngày đêm, sáng tối.
Thủy là nước, Hỏa là lửa, Phong là gió. Nhờ ba báu ấy mà mưa gió điều hòa, cỏ cây tươi tốt, phân ra thời tiết 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tinh là thể xác, Khí là chơn thần, Thần là chơn linh.
Trong phép luyện đạo, Tinh là chất tinh ba của thể xác do máu huyết tạo ra, Khí là chất hơi lưu thông theo máu huyết, Thần là trí não.
Khi luyện cho ba báu nầy hiệp nhứt, tức là luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hiệp Thần, luyện Thần huờn Hư, thì tạo được chơn thần huyền diệu, đắc đạo thành Tiên, Phật tại thế. (Xem: Tinh - Khí - Thần, vần T)
Tam cang - Ngũ thường
三綱 - 么-常 |
A: Three principal social bonds - Five cardinal virtues. |
P: Trois liens sociaux principaux - Cinq vertus cardinales. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Cang: giềng lưới. |
Ngũ: 5. |
Thường: hằng có. |
Tam cang hay Tam cương là ba giềng hay ba mối, gồm: Quân thần cang, Phụ tử cang, Phu thê cang.
Ngũ thường là 5 hằng, gồm: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Tam cang và Ngũ thường là phần Nhơn đạo của Nam phái. Còn Nhơn đạo của Nữ phái là Tam tùng và Tứ đức.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy dạy Nam phái biết trọng Tam cang, Ngũ thường. Hễ Nhơn đạo thành thì phù hạp Thiên đạo, nghe à!
Người nam phái, khi đã trưởng thành thì phải giữ 3 điều đạo trọng là: - Quân thần cang, - Phụ tử cang, - Phu thê cang.
1. Quân thần cang: Giềng mối vua tôi.
Phải trung với vua. Vua ở đây tượng trưng cho quốc gia dân tộc. Phải trung với quốc gia dân tộc, chớ không phải trung thành mù quáng theo một ông vua hay dòng họ nhà vua.
Trong một dòng họ nhà vua, thí dụ như: nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn,... chỉ có một số ít ông vua là minh chánh, còn phần lớn là hôn quân vô đạo. Nếu trung thành với hôn quân thì đó là ngu trung.
Mạnh Tử từ ngàn xưa đã dạy rằng: Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nghĩa là: Dân là quí, nước nhà là kế đó, vua là nhẹ. Cho nên cần phải trung thành với quốc gia dân tộc hơn là trung thành với một ông vua.
Lại cũng có câu: Quân minh thần trung. Nghĩa là: Vua sáng thì tôi trung; tức nhiên khi gặp vua hôn ám thì bề tôi chỉ giữ lòng trung với quốc gia dân tộc mà thôi.
2. Phụ tử cang: Giềng mối cha con.
Phải hiếu với cha mẹ. Phải biết nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ mà lo đền đáp. Thuở nhỏ phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, khi lớn lên, cha mẹ đã già yếu thì phải lo bảo dưỡng cha mẹ.
Ông Thánh Tăng Tử có nói rằng: "Hiếu giả bách hạnh chi tiên, hiếu chí ư Thiên tắc phong vũ thuận thời, hiếu chí ư địa tắc vạn vật hóa thành, hiếu chí ư nhân tắc chúng phúc hàm trăn."
Nghĩa là: Hiếu là nết đứng đầu trăm hạnh, hiếu cảm đến Trời thì gió mưa hòa thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật tốt tươi, hiếu cảm đến người thì phúc lộc thịnh vượng.
Phần cha mẹ thì phải hết lòng thương yêu, chăm sóc dạy dỗ con cái cho nên người và làm gương tốt cho con.
3. Phu thê cang: Giềng mối chồng vợ.
Đạo vợ chồng trọng yếu nhứt phải là thuận hòa trong tình thương yêu chơn thật, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng phải giữ gìn trọn vẹn như vậy. Vợ chồng sống với nhau, ngoài tình thương yêu, còn phải giữ nghĩa với nhau.
Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Nhơn: Lòng thương người mến vật.
Con người thường có hai tình cảm đối ngược nhau: Hễ thương thì không ghét, mà ghét thì không thương. Như thế, muốn có lòng Nhơn thì phải mở rộng lòng thương yêu để cái ghét không có chỗ chen vào.
Lòng Nhơn là căn bản của đạo làm người, là đầu hết các hành tàng. Giữ luôn được lòng Nhơn thì lúc nào ta cũng được an vui, hạnh phúc.
2. Nghĩa: Cư xử theo lẽ phải (đạo lý).
Trong cách xử thế, cái Nghĩa là quan trọng nhứt, nó dẫn dắt con người đến đạo đức. Nghĩa phải đi liền với Nhơn, có Nhơn mà không có Nghĩa thì đạo đức thiếu hình thức, còn có Nghĩa mà thiếu Nhơn thì đạo đức thiếu tinh thần.
3. Lễ: Phép tắc tốt đẹp trong xử thế.
Lễ là mực thước để đo lường tư tưởng, hành động trong khi xử thế. Nó thể hiện sự tôn nghiêm trật tự và hòa hợp trong ý nghĩ và việc làm.
Đức Lão Tử có nói: Nếu thất Đạo thì nên theo Đức, nếu thất Đức thì nên theo Nhơn, nếu thất Nhơn thì nên theo Nghĩa, nếu thất Nghĩa thì nên theo Lễ. Vậy muốn trở về với Nghĩa thì phải học Lễ trước hết.
4. Trí: Năng lực hiểu biết.
Nhờ có Trí mới phân biệt được sáng tối, phải quấy, thiện ác. Mục đích của Trí là tìm hiểu chơn lý, tức là Đạo, nên cần phải lo học tập để mở mang cái Trí. Khi cái Trí hiểu biết rõ ràng thì hành động mới tránh được sai lầm.
5. Tín: Tin tưởng.
Lời nói phải đi đôi với việc làm. Phải giữ chữ Tín và phải quí trọng lời mình nói ra. Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, nghĩa là: một lời nói ra, xe tứ mã khó đuổi theo kịp.
Chữ Tín rất quan trọng, nó thể hiện phẩm chất đạo đức của con người mình. Nhơn vô tín bất lập, nghĩa là: người mà không có chữ Tín thì không làm nên được việc gì.
Tóm lại, phần Nhơn đạo của nam phái gồm hai phần trọng yếu là: Tam cang (Trung, Hiếu, Nghĩa) và Ngũ thường (Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín).
Tất cả gồm 8 chữ, nếu làm trọn vẹn được một chữ thì đủ đạt Thần vị, như những bề tôi trung với vua, liều thân với nước, được vua phong Thần, đưa về các làng xã làm Thần Hoàng, ủng hộ dân chúng và được hưởng cúng tế;
Nếu làm trọn vẹn được hai chữ thì được phong Thánh, như trường hợp Quan Vân Trường thời Tam Quốc được trọn vẹn hai chữ Trung và Nghĩa, nên hiển Thánh.
Đạo Cao Đài chủ trương Nho Tông Chuyển Thế, tức là lấy tinh hoa giáo lý Nho giáo để phục hưng đạo đức trong phần Nhơn đạo. Do đó, Tam cang và Ngũ thường của Nho giáo được Đạo Cao Đài áp dụng làm căn bản cho việc tu thân của phần Nhơn đạo, để sau đó tiến lên bực cao hơn là tu Thiên đạo cầu giải thoát.
Tam cang và Ngũ thường theo Nho giáo như vừa trình bày ở phần trên là thuộc về Thể pháp của Nhơn đạo.
Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy về Thể pháp và Bí pháp của Nhơn đạo, chép ra như sau đây:
"Hẳn mấy em đã rõ đại cương về Thế đạo (Nhơn đạo): Nam thì Tam cang Ngũ thường, Nữ thì Tam tùng Tứ đức.
Song đó chỉ là Thể của Nhơn đạo hữu hình mà thôi.
Nếu hằng ngày mấy em tâm niệm có bấy nhiêu thì làm sao cho trọn vẹn được.
Trong Thế đạo phải phân ra làm hai pháp lý:
Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức, là Thể đặng làm sở hành cho mặt Thể pháp Thế đạo mà thôi, lấy đó làm chánh đề mà đi.
Bây giờ muốn giữ Tam cang phải làm thế nào?
Quân thần cang: Vua là kẻ chăn dân. Vậy bổn phận ấy là phải lập trên những hành tàng để cứu giúp dân khỏi điều thống khổ. Ấy là việc của Cơ Quan Phước Thiện bây giờ đó.
Tôi phải tỏ dạ trung thành đặng vùa giúp nhà vua mà làm cho bá tánh an cư lạc nghiệp, tức là bổn phận của hàng Thánh thể đó vậy.
Phụ tử cang: Cha là người thay quyền Chí Tôn trong một tiểu gia đình, tức nhiên là phải biết mình có bổn phận giáo hóa dưỡng dục, tức nhiên một Hội Thánh nhỏ trong mỗi gia đình vậy.
Con phải trọn hiếu, tức nhiên không làm điều nhục tổ hổ tông, tức nhiên là bổn phận của một tín đồ, hay nói đúng hơn nữa là một môn đệ xứng đáng của Đức Chí Tôn vậy.
Phu thê cang: Chồng là người cầm lèo lái đặng đưa một tiểu gia đình đến chỗ đạo đức thanh bạch, tức nhiên là bổn phận của cơ quan Hành Chánh đó. Vợ là người tùng theo chồng để giúp an sự nghiệp, tạo nên hạnh phúc cho gia đình, tức nhiên là bổn phận của Bảo Cô đã hẳn.
Về Ngũ thường thì:
Nhơn: là phải biết nghĩa đồng sanh, tình đồng hưởng Âm Dương chi khí, chẳng để lòng sái loạn chơn truyền, tức nhiên là phải trọn vưng theo luật Công bình - Bác ái.
Nghĩa: là phải biết trọn phận mình để tạo nên danh trọng giá cao, tức nhiên là phải giữ nên phẩm hạnh mà nhìn rõ của chung đồng hưởng.
Lễ: là giữ hạnh nết đứng đắn để tạo nên một nhân phẩm, biết nhường biết nhịn, tức nhiên là phải giữ trọn hạnh đạo đó.
Trí: là phải thông hiểu việc thế mà đi, không để cho tên tuổi phải bị lời chê tiếng nhẻ, tức nhiên là phải trọn vâng luật pháp chơn truyền đó vậy.
Tín: là phải đúng lời đúng hẹn, tức là phải danh chánh ngôn thuận, thuyết hành phải giống in nhau, tức nhiên là phải trọn thệ đó.
Đó là mặt Thể pháp Thế đạo, còn mặt Bí pháp Thế đạo là phương tầm ra định hướng để vẹn giữ Tam cang Ngũ thường, tức nhiên là trọn phần Nhơn đạo.
Ấy là kết quả do Thể pháp mà nên.
Nói chung về Bí pháp Thế đạo là giúp đời an nhàn đạo đức, chớ chẳng chi."
Thực hành xong Thể pháp Nhơn đạo là đứng vào bực Thần. Thực hành xong Bí pháp Nhơn đạo là đứng vào bực Thánh.
Sau khi đã thực hiện xong Tam cang Ngũ thường thuộc phần Thể pháp và Bí pháp Nhơn đạo, tức là xong phần Nhơn đạo, người tín đồ Cao Đài cần tiến lên một nấc thang cao hơn là thực hành Tam cang Ngũ thường theo Thiên đạo, mới mong lên đặng hai phẩm cao trọng là Tiên và Phật.
Quân thần cang: Vua ở đây là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, chúa tể Càn Khôn Vũ Trụ.
Phụ tử cang: Cha ở đây là Đại Từ Phụ, là Đấng Cha Trời, cũng chính là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Mỗi người chúng ta là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, nên phải hoàn toàn trung thành và trọn hiếu với hai Đấng Cha Mẹ thiêng liêng ấy, phải nghe lời và thi hành những lời dạy bảo của hai Đấng ấy, dù nát thân cũng không dám cãi, đồng thời phải lo học hỏi đạo lý, gìn giữ giới luật tu hành, lập công bồi đức, để mau tiến hóa mà trở về cùng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Phu thê cang: Người vợ ở đây không là cô vợ phàm trần do cha mẹ phàm trần cưới cho, mà là cô vợ thiêng liêng do Đức Phật Mẫu ban cho, đó là chơn thần của mỗi người.
Nếu để Tinh tẩu lậu ra ngoài cho cô vợ phàm trần thì sẽ tạo ra phàm thai.
Nếu luyện cho Tinh đi lên, tức là nghịch chuyển, để luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hiệp Thần, thì tạo được Thánh thai, rồi luyện Thần huờn Hư thì tạo được chơn thần huyền diệu. Như thế chơn thần chính là cô vợ của chơn linh, Âm Dương hòa hợp trong bản thể, ấy gọi là đắc đạo.
Nhân: là lòng thương người mến vật, phải thăng tiến lên thành tình thương yêu bao la, thương cả chúng sanh, không phân biệt thấp cao, sang hèn, thanh trược, loài hữu tình hay loài vô tình, từ cõi hữu hình đến cõi vô vi, tức là theo đúng lòng bác ái vô tận của Thượng Đế.
Tương tự như thế, cần phải phát triển Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, cho nó thăng hoa lên tột đỉnh, thì được hòa hiệp vào Đấng Thượng Đế.
Tóm lại, Tam cang và Ngũ thường theo Thiên đạo chỉ là sự thăng hoa đến mức tột đỉnh của Tam cang và Ngũ thường của phần Nhơn đạo.
Đoạt đặng Thể pháp và Bí pháp của Thiên đạo thì đắc thành Tiên, Phật.
Tam cấp
三級 |
A: The perron. |
P: Le perron. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Cấp: bực. |
Tam cấp là ba bực.
Bất cứ cái gì mà chúng ta thấy lên cao ba bực thì gọi là Tam cấp, như Tam cấp trên bàn thờ, Tam cấp nơi thềm nhà.
Tam châu Bát bộ
三洲八部 |
A: Three ethereal continents - Eight departments. |
P: Trois continents éthérés - Huit départements. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Châu: vùng đất lớn. |
Bát: tám. |
Bộ: ngành. |
✥ Tam Châu là ba Châu lớn nằm trong Tứ Đại Bộ Châu nơi cõi thiêng liêng.
Tam Châu gồm có:
Ba Châu nầy thuộc cõi Trung giới, mắt phàm không nhìn thấy được. Các chơn linh ở trên ba Châu nầy có trình độ tiến hóa khá cao. Địa cầu của nhơn loại chúng ta thuộc về Nam Thiệm Bộ Châu. Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn cầm quyền giáo hóa ba Châu nầy.
Còn một Châu thứ tư nữa, không thuộc quyền giáo hóa của Đức Hộ Pháp, ở phương Bắc gọi là Bắc Cu Lư Châu, dành làm chỗ ở cho các chơn linh Quỉ vị. (Xem: Tứ Đại Bộ Châu)
✥ Bát bộ là tám bộ, mỗi bộ cai quản một phẩm chơn hồn, nên Bát bộ cai quản Bát phẩm chơn hồn (Bát hồn). Bát phẩm chơn hồn gồm:
Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn mở cơ quan tận độ chúng sanh nơi cõi trần, nên Đức Hộ Pháp có quyền hành và nhiệm vụ trên Bát bộ nầy. Do đó, trong Sớ Văn Thượng Tấu có câu: Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.
Trong quyển Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp về Bí Pháp, nơi trang 41, Đức Ngài có giải về Tam Châu Bát Bộ:
"Tam Châu là: Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, đều thuộc quyền hạn của Hộ Pháp, còn Bắc Cu Lư Châu để cho các phẩm chơn hồn Quỉ vị nó định phận tại nơi đó, định nơi cư trú tại đó. Nó có một quyền năng vô định, chẳng cần chỉ giáo, để đặc biệt một Châu cho Quỉ vị ăn năn tu học đặng đoạt vị.
Ba Bộ Châu kia thuộc về quyền hạn của Hộ Pháp giáo hóa. Duy có Bắc Châu, Ngài không thường ngó tới lắm, để cho nó tự do làm gì thì làm, khôn nhờ dại chịu.
Bát Bộ là gì? là nơi Bát phẩm chơn hồn chớ có chi đâu. Tám hồn là gì? là vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, Nhơn hồn, dĩ chí cho đến Thần, Thánh, Tiên, Phật hồn.
Tám Bộ ấy thuộc về quyền hạn của Hộ Pháp Thiên vị, nơi Đức Chí Tôn gọi đến tạo cơ quan tận độ chúng sanh, không còn ai khác hơn Hộ Pháp, chính Hộ Pháp trách nhiệm ấy....
Đức Hộ Pháp đến cốt yếu đem Bát phẩm chơn hồn thăng vị, nhiều hoặc ít, có thể một đẳng cấp, từ vật chất Hộ Pháp đem lên Thảo mộc, Thảo mộc đem lên Thú cầm, Thú cầm đem lên Nhơn loại, dĩ chí Phật vị, Hộ Pháp có thể chỉ định cho họ đặng.
Tam cung
三宮 |
A: Three palaces. |
P: Trois palais. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Cung: tòa nhà cao lớn. |
Tam cung là ba cung dùng làm Tịnh Thất, do Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng để làm nơi luyện đạo cho những vị tu chơn theo con đường thứ ba Đại Đạo.
Ba cung ấy là:
(Xem chi tiết nơi chữ: Trí Huệ Cung, vần Tr)
Tam đa
三多 |
A: Three abundances. |
P: Trois abondances. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Đa: nhiều. |
Tam đa là ba cái nhiều.
Đó là ba thứ mà con người rất ưa thích nên thường chúc nhau trong dịp đầu năm: Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ.
Đa phúc là có nhiều phước đức. Đa lộc là có nhiều lợi lộc, thâu được nhiều tiền của. Đa thọ là được sống lâu.
Tam đa được tượng trưng bằng ba pho tượng của ba ông: Phước, Lộc, Thọ.
Tam đa, khi xưa còn được giải thích là: Đa phúc, Đa thọ, Đa nam. Đa nam là có nhiều con trai. Nhưng ngày nay, có nhiều con trai chưa ắt là điều tốt đẹp.
Tam đại
三代 |
A: Three generations. |
P: Trois générations. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Đại: đời, thời đại. |
Có hai trường hợp:
Tam đồ tội khổ bất năng thoát tục
三途罪苦不能脫俗 |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Đồ: con đường. |
Tội khổ: tội lỗi khổ sở. |
Bất năng: không khả năng. |
Thoát tục: thoát khỏi cõi trần. |
Tam đồ tội khổ là ba con đường đày đọa khổ sở vì phạm tội rất nặng là phạm Thiên điều.
Bất năng thoát tục là không thể thoát khỏi cõi trần.
Hình phạt nầy cũng gọi là: Tận đọa Tam đồ bất năng thoát tục. Nghĩa là: đọa hết vào ba đường không thể thoát khỏi cõi trần. (Xem chi tiết nơi chữ: Tận đọa Tam đồ bất năng thoát tục)
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tam đồ tội khổ bất năng thoát tục là tội ngươi. Phải ăn năn sám hối, sau Ta sẽ trọng dụng độ rỗi nhơn sanh, lấy công chuộc tội.
Tam độc
三毒 |
A: Three poisons: 3 dangerous passions. |
P: Trois poisons: Trois passions dangereux. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Độc: chất độc làm hại người. |
Tam độc là ba thứ độc hại đối với con người, Phật giáo gọi đó là: Tham, Sân, Si.
Có lợi ích đối với ta thì sanh ra Tham lam, điều trái ngược với ta thì sinh ra Sân giận, kết sử đó chẳng do trí sanh ra mà nảy ra từ cuồng vọng thì gọi là Si mê. Đó là ba thứ đầu mối của phiền não, ràng buộc con người vào vòng luân hồi.
Tam đức (Tam đạt đức)
三達德 |
A: The three great virtues. |
P: Les trois grandes vertus. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Đạt: thông suốt, tốt. |
Đức: đức hạnh. |
Tam đức hay Tam đạt đức là ba đức hạnh tốt đặc biệt.
Đối với Nho giáo thì Tam đức là: Nhân, Trí Dũng.
Đối với Phật giáo, Tam đức là: Bi, Trí, Dũng.
Nhân là lòng thương người mến vật, thương khắp chúng sanh. Bi đồng nghĩa với Nhân, thường nói: Nhân từ hay Từ bi.
Trí là sự khôn ngoan sáng suốt hiểu biết. Dũng là sự can đảm không lùi bước trước khó khăn nguy hiểm.
Phật giáo thờ ba pho tượng Di-Đà Tam Tôn: Đức Phật A-Di-Đà ngồi chính giữa tượng trưng đức Trí, Đức Quan Âm Bồ Tát ngồi bên mặt tượng trưng đức Bi, Đức Đại Thế Chí Bồ Tát ngồi bên trái tượng trưng đức Dũng.
Trong Đạo Cao Đài, Tam Trấn Oai Nghiêm tượng trưng Bi, Trí, Dũng. Đức Quan Âm Bồ Tát tượng trưng đức Bi, Đức Lý Thái Bạch tượng trưng đức Trí, Đức Quan Thánh Đế Quân tượng trưng đức Dũng.
Tu là hành trình học tập Bi, Trí, Dũng và phát triển Bi, Trí, Dũng đến mức cùng tột thì hòa nhập vào Thượng Đế.
Tam giáo
三敎 |
A: Three great religions. |
P: Trois grandes religions. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Giáo: tôn giáo. |
Tam giáo là ba nền tôn giáo lớn ở Á Đông, kể ra: Phật giáo (Thích giáo), Tiên giáo (Lão giáo), Nho giáo (Khổng giáo).
Ba nền tôn giáo nầy được mở ra từ thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, thuộc Thượng cổ của nhơn loại, đến thời Nhị Kỳ Phổ Độ thì Tam giáo trở nên rực rỡ và phổ biến rộng rãi đến ngày nay.
Vấn đề đặt ra là: Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, các Đấng Tiên Phật không giáng trần phục hưng Tam giáo, mà Đức Chí Tôn lại mở Đạo Cao Đài?
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh đêm 22-6-Mậu Dần (1938) giải thích như sau:
"Do Tam giáo thất chơn truyền. Nho, Thích, Đạo hiện nay đã trở nên phàm giáo. Chư đệ tử trong ba nhà đạo không giữ y luật pháp qui điều, canh cải chơn truyền, bày ra các điều giả cuộc, làm cho Tam giáo biến thành dị đoan.
Tóm lại, hai chữ dị đoan nghĩa là đồ theo không trúng kiểu cái qui giới thể lệ chơn truyền của Tam giáo.
Cả luật pháp điều mục của ba tôn giáo từ buổi sơ khai, có đủ quyền năng dìu đời thống khổ, nhơn sanh trong thời kỳ thượng cổ còn tánh đức biết giữ chơn truyền, chuẩn thằng qui củ của ba nhà Nho, Thích, Đạo, làm lành lánh dữ, dưỡng tánh tu tâm, nên mới chung hưởng đời thái bình, an cư lạc nghiệp.
Nay đến thời Hạ nguơn cuối cùng, thế đạo suy vi, nhơn tâm bất cổ, đạo đức đổi dời, lòng người chẳng giống xưa, luật Tam cang chẳng giữ, phép Ngũ thường không noi.
Tam giáo thất chơn truyền, nhơn tâm biến đổi, bỏ phép công bình, tranh danh trục lợi, cướp giựt hiếp đáp, giết hại lẫn nhau, không tưởng cốt nhục, chẳng tưởng đồng bào, thù nghịch lẫn nhau thành ra một trường náo nhiệt, luân lý suy đồi, nên gọi là đời mạt kiếp.
Các Giáo chủ ngày xưa tiên tri rằng, buổi sau nầy, Tam giáo phải qui phàm, có để lời bí tích trong Sấm truyền:
Nay Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đúng theo lời Sấm truyền của các vị Giáo chủ ngày xưa.
Chỉ vì Tam giáo thất chơn truyền, chính mình Đức Chí Tôn giáng cơ lập Đạo đặng qui nguyên phục nhứt, gọi là Chấn hưng Tam giáo lại cho hoàn toàn, lập luật pháp khuôn viên cho phù hạp dân trí buổi nầy, mới tìm phương độ rỗi nhơn sanh;
Hiệp cả tinh thần các dân tộc biết nhìn nhau một Cha chung và thuận hòa cùng nhau, thật hành chủ nghĩa thương yêu, chung thờ một nền tôn giáo đại đồng, nhơn loại mới đặng gội nhuần ơn huệ;
Đời tự diệt sẽ trở nên đời mỹ tục thuần phong, vạn loại mới chung hưởng hòa bình, phục lại đời thượng cổ, là do Thiên thơ tiền định, buổi Hạ nguơn chuyển thế, hoán cựu duy tân.
Tóm lại, Đức Chí Tôn khai Đạo kỳ thứ ba nầy là thuận theo lẽ tuần hoàn, châu nhi phục thỉ." (Xem: Thất chơn truyền)
Tam giáo chơn truyền
三敎眞傳 |
A: The true doctrines of the three great religions. |
P: Les vraies doctrines des trois grands religions. |
Tam giáo: (đã giải nghĩa ở trên). |
Chơn: thật. |
Truyền: trao lại cho người khác. |
Tam giáo chơn truyền là các giáo lý chơn thật của Tam giáo Nho Thích Đạo được truyền lại đúng y như lúc ban đầu.
Tam giáo chơn truyền là tên của một quyển sách do Quan Lễ Trượng Nhân thời nhà Thanh bên Tàu biên soạn.
Sách gồm có 3 phần:
1. Chơn lý của Khổng giáo gồm tất cả 17 chương:
2. Chơn kinh của Phật giáo gồm tất cả 20 chương:
3. Đạo giáo chơn pháp gồm tất cả 20 chương:
Trong các chương của ba phần đều có vừa lý luận vừa công phu, vừa có đạo pháp vừa tâm pháp, và điều quan trọng là chỉ rõ rằng: việc Thánh hóa của Nho gia, việc Phật hóa của Thích gia, việc Tiên hóa của Đạo gia, điểm mấu chốt hoàn toàn là tại một TÂM một TÁNH mà thôi.
Nói chung là Tánh mạng song tu, từ đầu đến cuối, một mà quán triệt cả ba. (Theo Từ điển Nho Phật Đạo)
Tam giáo đồng nguyên
三敎同原 |
A: Three religions was originated from the same source. |
P: Trois religions sont provenues de même source. |
Tam giáo: (đã giải nghĩa ở trên). |
Đồng: cùng. |
Nguyên: gốc. |
Tam giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo đều do cùng một gốc mà ra.
Tam giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo.
Đồng nguyên là cùng một gốc, gốc đó là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngày nay gọi là Đấng Cao Đài.
Do đó trong bài Khai Kinh có câu: "Một cội sanh ba nhánh in nhau." Một cội là Thượng Đế, Ba nhánh là Tam giáo. Tam giáo tuy khác nhau về hình thức, nhưng tôn chỉ và mục đích đều giống nhau.
Tùy theo từng thời kỳ và từng địa phương, Đức Chí Tôn cho các vị Tiên Phật giáng trần mở Đạo dạy dỗ nhơn sanh. Căn cứ theo trình độ tiến hóa của nhơn sanh ở mỗi nơi mà mở Đạo cho phù hợp để nhơn sanh chấp nhận tu hành.
Cho nên, các Đạo tuy có trình độ thấp cao, nhưng chung qui đều dạy dỗ con người ăn hiền ở lành, tiến hóa dần dần từ thấp lên cao và cuối cùng tiến hóa đến nấc thang tột đỉnh là ngang bằng Thượng Đế để hiệp nhứt vào Thượng Đế.
Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên khởi có từ thời nhà Tống bên Tàu, cách nay khoảng 1100 năm.
Các nhà Nho dưới thời nhà Tống có nhiều tư tưởng tương đồng với Phật giáo và Lão giáo, bởi vì cái học uyên nguyên của Nho giáo do nơi Kinh Dịch mà ra.
Cái đầu mối của Càn Khôn Vũ Trụ là Thái Cực, do động tịnh mà hóa ra Âm Dương, rồi sanh thành vạn vật. Vạn vật chung qui cũng trở về Thái Cực. Đó là lý: "Đồng qui nhi thù đồ, nhứt trí nhi bách lự" mà Đức Khổng Tử đã nói trong Hệ Từ truyện.
Lý Thái Cực ở Lão giáo gọi là Đạo, Phật giáo gọi là Chơn như. Tên gọi tuy khác nhau nhưng vẫn đồng một thể.
Như vậy, học thuyết Tam giáo do cùng một gốc mà ra, nhưng cách lập giáo của mỗi vị Giáo chủ mỗi khác vì hoàn cảnh có khác, nên việc hành đạo cũng có khác.
Thành thử cái gốc của Tam giáo vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau. Bởi cái tư tưởng khác nhau đó mà Lão giáo và Phật giáo bị đời cho là tiêu cực, còn Nho giáo thì tích cực. Sự tương đồng và dị biệt của Tam giáo ấy căn nguyên chỉ có vậy.
Vì đời cho Nho giáo là chủ nghĩa tích cực nên các học giả lần lần chỉ chú trọng phần Hình Nhi Hạ học, nghĩa là chỉ bàn về những điều thực dụng thường hành, chớ không suy xét tìm tòi đến chỗ cao siêu thâm viễn.
Đến đời nhà Tống, các nhà Nho học do ảnh hưởng của tinh thần Lão học và Phật học, đã vượt lên khỏi Hình Nhi Hạ học, đến phần Hình Nhi Thượng học, mới lập ra phái Lý Học để cùng với Lão học và Phật học đứng tương đối sanh tồn.
Phái Lý học thời Tống theo tôn chỉ của Nho giáo, lấy tính bổn nhiên của Trời Đất làm cái thể của vạn vật, tức là theo thuyết "Thiên Địa vạn vật nhứt thể" làm cái đạo nhứt quán.
Phái ấy đem Lý Thái Cực vào lòng người và mở rộng ra để bao quát được cả vũ trụ. Cái lý thuyết, tuy Dương Hùng đã nói trong sách Thái Huyền, nhưng đến thời Tống Nho, các nho gia mới phát minh ra rõ ràng và lại giải được cái nghĩa của câu "Dữ Thiên Địa tham" đã nói trong sách Trung Dung.
Người ta là một giống vật nhỏ mọn, nhưng vì bẩm thọ một Lý Thái Cực của Trời Đất, nên hễ ai biết lấy lòng chí thành mà theo cái đạo Trung hòa của Trời Đất thì có thể sánh ngang với Trời Đất.
Đó là phần trọng yếu trong học thuyết của phái Lý học, không sai với tôn chỉ của Nho giáo.
Đã nói rằng Lý học chịu ảnh hưởng của Lão học, vì người gây thành cái tiếng đầu tiên cho Lý học là nhà Lão học trứ danh về Số học: Hi Di Tiên sinh, tức là ông Trần Đoàn.
Trần Đoàn ở vào đầu nhà Tống, rất tinh thông Dịch lý, thường dùng cái học ấy mà biết mệnh Trời và vận nước, từ đó mới có nhiều người chú ý về Dịch học. Đến thế kỷ thứ 11, đời vua Tống Nhân Tôn, có Thiệu Ung (Thiệu Khương Tiết) và Chu Đôn Di theo cái thuyết trong Kinh Địch mà xướng lên thuyết Lý học. (Xem chi tiết nơi chữ: Lý học, vần L)
Tóm lại, ở Trung hoa, thuyết Tam giáo đồng nguyên phát khởi từ thời nhà Tống. Lúc ấy ba học thuyết của Tam giáo đều được phổ biến sâu rộng, ảnh hưởng lên nhau, để các học giả thấy rõ rằng, Tam giáo vốn đồng nguyên, nhưng vì cách lập giáo và thuyết minh của mỗi giáo có khác, làm cho người ta lầm tưởng Tam giáo khác hẳn nhau.
"Qua bốn triều đại tiêu biểu là Đinh, Lê, Lý, Trần, hoàn cảnh lịch sử đã làm cho Việt Nam trở thành mảnh đất tốt để Tam giáo lớn mạnh trong lòng bao dung của người dân Việt.
Các vua Đinh Tiên Hoàng (968-979), Lê Đại Hành (980-1005), Lý Thái Tổ (1010-1028), v.v... đã chọn các đại sư, đạo sĩ vào triều đình làm cố vấn.
Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng phong Khuông Việt Đại Sư Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, phong Thiền Sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân Uy Nghi, phong Đạo Sĩ Trương Ma Ni làm Tăng Lục Đạo Sĩ.
Vua Lý Thái Tổ dựng chùa Vạn Tuế, cất cung Thái Thanh ngay tại kinh thành Thăng Long. Vua Lý Thái Tổ còn tôn Thiền Sư Vạn Hạnh lên làm Quốc Sư.
Vua Lý Nhân Tôn (1072-1127) đi đâu cũng hay kề cận Thiền Sư Giác Hải và Đạo Sĩ Thông Huyền. Vua có lần thử tài hai vị, rất khâm phục nên làm thơ khen tặng rằng:
Trong buổi đầu rực rỡ của lịch sử dân tộc, các vua còn có quyết định tuyển chọn nhân tài giúp nước thông qua hai kỳ thi về Tam giáo: lần thứ nhứt mở năm 1195, triều Lý Cao Tông; lần thứ hai mở năm 1247 triều Trần Thái Tông.
Với tinh thần khoáng đạt, các nhà sư khi cố vấn hoặc gián nghị các vua đều không câu chấp, lúc thì vận dụng Lão, khi trưng dẫn Nho để thuyết phục.
Pháp Sư Đỗ Pháp Thuận (915-990) đã được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, ngài khuyên vua nên dùng đường lối vô vi của đạo Lão:
Năm 1130, khi vào điện Sùng Khai, Thiền Sư Viên Thông (1080-1151) đã mượn tư tưởng Kinh Dịch tâu với vua Lý Thần Tông (1128-1138) về cái lẽ hưng vong, đắc thất của một nước, sau khi nhấn mạnh rằng, một nước hưng thịnh hay suy vong không phải tự nhiên một sớm một chiều. Sư kết luận:
"Các bậc Thánh vương đời trước đều biết như thế, nên bắt chước Trời, không ngừng trau đức để sửa mình; bắt chước đất, không ngừng trau đức để yên dân. Sửa mình thì cẩn thận ở trong lòng, run sợ như đi trên băng mỏng. Yên dân thì yêu mến người dưới, hãi hùng như cỡi ngựa nắm dây cương sờn."
Năm 1202, Thiền Sư Nguyễn Thường là Tăng Phó, khuyên can vua Lý Cao Tông:
"Tôi nghe bài tựa Kinh Thi có nói: Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán vì giận chính sự nước ấy sai trái. Âm nhạc của nước mất nghe bi thảm vì xót dân nước ấy khốn cùng. Nay Chúa thượng rong chơi vô độ, chánh giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước mất, nước loạn hay sao? "
Một số sự kiện lịch sử như trên cho thấy trong buổi đầu, Tam giáo được giao hòa trên nước Việt trong lòng bao dung của người Việt. Chính đây là sự manh nha của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. "
"Tóm lại, trải qua các triều đại, trong 19 thế kỷ, tuy sử sách không còn lưu giữ được nhiều, nhưng bằng những tư liệu văn học còn sựu tập được, với các tác giả tiêu biểu, đã thấy rõ rằng ở Việt Nam đã được xác lập sớm và rất lâu dài các quan điểm trong sáng về:
Các dẫn chứng về văn học cũng cho thấy từ xưa dân tộc Việt Nam đã biết đối chiếu Tam giáo để tìm đến chỗ đồng nhứt lý.
Nói cách khác, ở Việt Nam ngay từ xa xưa đã sẵn có con đường Tam giáo đồng nguyên để rồi sẽ dẫn đến hệ luận là Vạn Giáo Nhứt Lý.
Nghiên cứu con đường Tam giáo Việt Nam trong tinh thần đồng nguyên và nhứt lý cũng là để sau nầy góp phần tìm hiểu diễn trình Dịch hóa, chu nhi phục thủy: Từ Đại Đạo phát sanh Tam giáo đạo, từ Tam giáo đạo trở về nguồn gốc Đại Đạo."
"Trong 19 thế kỷ, Tam giáo du nhập từ phương Bắc đã tồn tại ở phương Nam với sắc thái là Tam giáo Việt Nam. Việt Nam như mảnh đất mà thổ nghi hoàn toàn thích hợp cho cội cây Tam giáo đâm tủa ba nhánh sum sê đều đặng.
Trong một phạm vị lịch sử nhứt định ở chốn triều đình, Tam giáo có tạm thời thay thế nhau giữ vai trò hàng đầu, là hệ tư tưởng Quốc Đạo, nhưng trong đời sống xã hội và sinh hoạt tâm linh, tình cảm, Tam giáo vẫn là ba mà một (Trinity) ảnh hưởng nếp ăn ở tư duy của cộng đồng người Việt, hòa điệu với tập tục, bản sắc riêng của văn hóa bản địa Việt Nam.
Cho nên con người Việt Nam, từ đời sống nội tâm, cuộc sống cá nhân, ra ngoài xã hội, từ lúc thành niên đến khi bóng xế, mỗi người Việt Nam đã từng là một ông Khổng, ông Lão, ông Phật.
Cái vạc ba chân là cái thế vững chắc cho tâm hồn, đỡ nâng và dẫn dắt cuộc sống trong các mối quan hệ ràng buộc cá nhân - gia đình - xã hội - quốc gia." (Trích: Con đường Tam giáo Việt Nam của Lê Anh Dũng).
Phương pháp tu tập của Tam giáo mặc dầu có khác, vì Nho giáo chủ trương nhập thế, Phật giáo và Lão giáo chủ trương xuất thế, nhưng tựu chung đều dẫn dắt con người đến Chân, Thiện, Mỹ, từ tự giác đến giác tha và giác hạnh viên mãn;
Để rồi linh hồn được siêu thoát lên một thế giới tốt đẹp hơn, gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh hay Cực Lạc Niết Bàn, hợp nhứt vào ngôi Thái Cực mà Nho giáo gọi là Thượng Đế, Lão giáo gọi là Đạo hay Tiên Thiên Nhứt Khí, Phật giáo gọi là Chơn Như hay Chơn Không Diệu Hữu.
Tục ngữ có câu: "Có bột mới gột nên hồ."
Những tư tưởng dung hòa Tam giáo từ ngàn xưa là nền tảng giống như chất liệu bột để sang đến thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế mới thị hiện làm nên hồ;
Tức là lập thành một nền Đại Đạo có một hệ thống giáo lý và triết lý đầy đủ, dung hợp được các giáo lý và triết lý của Tam giáo một cách hài hòa, thích hợp với trình độ tiến hóa của nhơn sanh trong buổi cuối cùng của Hạ nguơn Tam Chuyển.
Chỉ có Đấng Thượng Đế mới làm được việc kết hợp ba nền tôn giáo cũ, và phổ vào đó một hệ thống giáo lý và triết lý mới mẻ thích hợp trình độ tiến hóa của nhơn sanh hiện nay, bởi vì Thượng Đế là gốc của Tam giáo mà cũng là gốc của ba vị Giáo chủ Tam giáo.
Chẳng những Tam giáo, mà rồi Tứ giáo và cả Vạn giáo nữa, trong kỳ ba phổ độ nầy, Đức Thượng Đế đều gom lại tất cả thành một mối, thực hiện Vạn thù qui nhứt bổn, làm thành một nền Đại Đạo gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, do Đức Thượng Đế làm Giáo chủ vô hình.
Đức Khổng Tử, Giáo chủ Nho giáo, có giáng cơ cho bài thi Tam giáo một nhà:
Tam giáo qui nguyên - Ngũ chi phục nhứt
三敎歸原 - 五支復一 |
A: Three religions returned to origine - Five branches reunited. |
P: Trois religions revenues à l"origine - Cinq branches réunies. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Giáo: tôn giáo. |
Qui: trở về. |
Nguyên: gốc. |
Ngũ: năm. |
Chi: nhánh. |
Phục: trở lại. |
Nhứt: một. |
Tam giáo qui nguyên là ba nền tôn giáo trở về gốc. Cái gốc đó là chơn lý tuyệt đối hằng hữu, thường gọi là Thượng Đế.
Ngũ Chi phục nhứt là năm nhánh đạo trở lại thành một. Một đó là Đại Đạo, mà một đó cũng là Thái Cực.
Tam giáo là: Nho, Thích, Đạo hay Nho, Thích, Lão: Nho giáo, Thích giáo, Lão giáo.
Ngũ Chi tức là Ngũ Chi Đại Đạo, là năm nhánh của nền Đại Đạo: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.
Chữ NGUYÊN là gốc và chữ NHỨT là một, đều chỉ Đấng Thượng Đế, vì Ngài là gốc của các nền tôn giáo, và là một ngôi Thái Cực tuyệt đối.
Nói Tam giáo qui nguyên là nói trong phạm vi Á Đông, nơi mà Tam giáo (Nho, Thích, Đạo) mở ra để giáo hóa nhơn sanh trong vùng nầy.
Nói Ngũ Chi phục nhứt là nói toàn thể thế giới, gồm tất cả các tôn giáo (Vạn giáo), trong đó có Tam giáo.
Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài là: Tam giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt, nghĩa là: nơi cõi Á Đông thì đem ba nền tôn giáo (Nho, Thích, Lão) trở về nguồn gốc của nó và trên toàn thế giới thì đem năm nhánh đạo hợp lại thành một nền Đại Đạo duy nhứt.
Đây là một công cuộc vĩ đại của Đức Chí Tôn, phục hưng toàn bộ chơn truyền của tất cả tôn giáo, qui hiệp tất cả giáo lý và triết lý của tất cả tôn giáo vào một mối duy nhứt lập thành một hệ thống giáo lý và triết lý mới mẻ phù hợp mức tiến hóa cao của nhơn sanh và dung hợp được tất cả các giáo lý và triết lý cũ.
Ngũ Chi Đại Đạo lập thành năm nấc thang tiến hóa từ thấp lên cao, nghĩa là một chương trình học tập năm cấp lớp (Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật), có mục đích đưa người tu lần lần tiến lên đến tột đỉnh phẩm vị thiêng liêng, hiệp nhập vào khối Đại Linh Quang của Thượng Đế.
Chương trình năm cấp lớp nầy thể hiện giáo lý thuần nhứt của Đại Đạo mà bất cứ người tu nào muốn phản bổn hoàn nguyên đều phải trải qua năm cấp học ấy.
Ngũ Chi Đại Đạo cũng biểu tượng năm phương thức hành đạo là: Tùng khổ, Thắng khổ, Thọ khổ, Thoát khổ và Giải khổ, của năm bậc: Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật, để làm thành đường lối hành đạo đi đến "Tuyệt khổ" của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Như thế, Ngũ Chi Đại Đạo là năm trình độ chuyển hóa liên hợp nhứt quán trên cứu cánh giải thoát con người khỏi sự đau khỗ phiền não một cách toàn diện.
Ba Chi đầu là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo thì để tạo lập cảnh thiên hạ đại đồng, lập đời thượng nguơn Thánh đức, để cho các bậc Hiền nhân, Thánh triết tạm dừng chân trong hành trình tu tiến.
Hai Chi sau là Tiên đạo và Phật đạo để cho các bậc ấy tiếp tục tu tiến, đắc thành chánh quả, hiệp vào Đại Linh Quang của Chí Tôn. Đó chính là cứu cánh của Đại Đạo. (Xem thêm: Ngũ Chi Đại Đạo, vần Ng)
Mặt khác, các tôn giáo đã lập ra từ trước tới nay đã thất chơn truyền, và đã lỗi thời, không còn thích hợp với mức tiến hóa cao của nhơn sanh ngày nay. Vả lại có một số tôn giáo qui phàm quá rõ rệt, bị những nhà lãnh đạo tôn giáo hiếu chiến lợi dụng, gây thành những cuộc chiến tranh tàn khốc, giết hại nhiều người, được ngụy trang dưới dạng các cuộc Thánh chiến.
Đức Chí Tôn đến qui nguyên Tam giáo như thế nào?
"Ngày nay, Thầy đến đây, đem ba nền tôn giáo hiệp nhứt lại, tạo một tòa lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơn nạn khổ thảm sầu.
Ba nhà tôn giáo ấy tuy đổ sập mặc dầu, nhưng Thầy cũng vì lòng từ bi, chọn lựa cái nào còn dùng đặng thì Thầy lấy, cái nào hư nát thì bỏ ra, như: cột, kèo, xuyên, trính, ngói, gạch, cái nào còn nguyên thì dùng, cái nào bể nát hay hư hao, bị mối ăn sâu đục thì bỏ ra, cây nào cong vạy thì uốn nó lại, trừ ra uốn không nổi mới bỏ.
Thầy lấy các vật ấy ráp lại thành một Tòa Đại Đạo cho nhơn sanh sùng bái tu hành, là tòa nhà ngày nay Thầy lập thành đó." (Đại Thừa Chơn Giáo)
Chúng ta đều biết rằng, tất cả các tôn giáo, các chi phái đạo hiện hữu đều là những phương tiện để thực hiện mục tiêu là dẫn dắt nhơn sanh tiến hóa đi lên đến chỗ Chân Thiện Mỹ.
Nhưng con người vì vô minh, mê chấp, nên phân biệt đạo ta đạo người, đạo của ta cao, đạo người thấp, chỉ có đạo ta mới là chánh đạo.
Còn các Đấng Giáo chủ đều là những Đấng Tiên, Phật cao trọng, lãnh lịnh Đức Chí Tôn giáng trần mở đạo, vào những thời kỳ khác nhau, ở những địa phương khác nhau, để mở trí khai tâm cho nhơn loại, hầu lo tu tâm sửa tánh, tiến hóa lần lần để trở về cùng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Các mối đạo đó chỉ là những phương tiện, như cái thang bắc lên mây xanh, để con người biết lối trèo lên từ từ mà trở về quê xưa cảnh cũ.
Con người còn nhiều tối tăm mê muội, chưa hiểu chơn lý, nên sanh đố kỵ tỵ hiềm, chấp ta ngã mạn, đi đến chỗ chia rẽ phân biệt giữa các tôn giáo, không thực thi đúng tinh thần Bác ái và Công bình, và những điều giảng dạy chơn chánh của các Đấng Giáo chủ, làm cho các mối đạo qui phàm và hỗn loạn.
Đạo không còn hướng dẫn được người đời, khiến cho đời càng thêm hỗn loạn, mất hết đạo đức, nên luôn luôn xảy ra chiến tranh giết chốc lẫn nhau, chỉ vì tham vọng.
Thời gian tới sẽ có Đại hội Long Hoa, một cuộc phán xét cuối cùng cho nhơn loại. Đó là cơ qui nhứt, vạn giáo qui nhứt, không riêng gì Tam giáo, để lập đời thượng nguơn Thánh đức, đại đồng huynh đệ. Đức Di-Lạc Vương Phật làm Giáo Chủ Đại Hội Long Hoa, thâu các đạo hữu hình về một mối.
Những người nào không đủ trình độ vào đời Thánh đức sẽ bị loại bỏ trong công cuộc qui hiệp và phán xét vĩ đại nầy.
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh ngày 1-7-Mậu Dần (1938) nói về Đức Chí Tôn qui nguyên Tam giáo, phục nhứt Ngũ Chi như sau đây:
"Tại sao Đức Chí Tôn không giáng bằng xác thân, lại giáng bằng huyền diệu cơ bút?
Tại thời kỳ chuyển đạo vô vi hiệp tam thanh, chấn hưng Tam giáo, phục nhứt Ngũ Chi, nên Đức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút, mới qui đặng cả đại đồng Tam giáo.
Bởi Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ, Phật Thánh Tiên giáng linh Tam giáo, nhơn buổi nhơn loại chưa hiệp đồng, nên ba vị Giáo chủ phải thọ sanh riêng địa phận, nên hai kỳ khai đạo ấy chỉ phổ độ trở về cựu vị có 8 ức nguyên nhân;
Còn buổi Hạ nguơn Tam Kỳ Phổ Độ, là thời kỳ ấn xá tội tình cho toàn thể chúng sanh, lại nhơn buổi văn minh nhơn loại thông đồng, Càn Khôn dĩ tận thức, nên Đức Chí Tôn dùng huyền diệu giáng cơ khai đạo, chủ nghĩa là tận độ 92 ức nguyên nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa đọa cõi hồng trần, nên gọi là cơ quan cứu thế.
Nếu Đức Chí Tôn chia chơn linh giáng thế như các vị Giáo chủ buổi trước, thì phải tá mẫu đầu thai, mang hình thể hữu vi, lại nữa là đạo khai trong nước Việt Nam thì phải thọ sanh làm người Nam Việt thì có thế nào chuyển ba mối đạo khắp ngũ châu và toàn cầu thế giới đặng.
Lại nữa, các dân tộc trong vạn quốc không thể hiệp đồng sự tín ngưỡng làm một thì khó mà độ tận chúng sanh, cho nên Đức Chí Tôn giáng bằng huyền diệu cơ bút đặng làm cho các nước để trọn đức tin rằng một Đấng Chí Linh giáng thế cứu đời, qui tụ cả khối tinh thần của nhơn loại duy nhứt;
Chỉ rõ bằng cớ như kỳ hội các tôn giáo tại Luân Đôn, thì các nước đều công nhận nền Đạo Cao Đài là chơn thật, có thể qui nguyên đại đồng tôn giáo.
Đức Chí Tôn tuy chẳng giáng bằng xác thân, mà lại qui tụ lương sanh lập quyền Hội Thánh thay hình thể hữu vi cho Đức Chí Tôn và lập Quyền Vạn linh đối phó cùng quyền Chí Linh. Ấy là cơ quan mầu nhiệm cứu vớt quần sanh, giải thoát khỏi chốn sông mê bể khổ.
Kỳ Hạ nguơn nầy, dầu chúng sanh có tàn bạo hung ác thế nào cũng không làm hại xác thân của Đức Chí Tôn như các vị Giáo chủ buổi trước đây.
Bởi quyền Vạn linh có đủ nghị lực tinh thần lập khuôn viên luật pháp, xây chuyển cơ đạo và cơ đời cho thuận theo lẽ tuần hoàn của Tạo hóa.
Đức Chí Tôn khai đạo kỳ thứ ba nầy giáng bằng huyền diệu cơ bút, là do Thiên thơ tiền định, chuyển đạo vô vi, hiệp Tam giáo Ngũ Chi làm một."
Tam giáo thất chơn truyền
三敎失眞傳 |
A: Three ancient doctrines were lost their spirit and form. |
P: Trois anciennes doctrines ont perdu leur esprit et forme. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Giáo: tôn giáo. |
Thất: mất. |
Chơn: thật. |
Truyền: trao lại cho người khác. |
Chơn truyền: giáo lý chơn thật của Giáo chủ truyền lại.
Tam giáo thất chơn truyền là ba nền tôn giáo lớn (Nho, Thích, Lão) trải qua hơn 2500 truyền lại cho người đời, bị người đời lần lần sửa cải theo phàm ý nên mất đi cái tính chơn thật của buổi ban đầu.
Giáo lý của ba nền tôn giáo bị sửa cải dần dần mỗi thời kỳ một ít, bởi nhiều người, qua nhiều đời, nên hiện nay không còn biết trong giáo lý, chỗ nào đúng chỗ nào sai, làm người tu bị lầm lạc, tu nhiều mà thành đạo rất ít. (Xem chi tiết nơi chữ: Thất chơn truyền, vần Th)
Tam giáo vô dị thuyết
三敎無異說 |
Tam giáo: (đã giải nghĩa ở trên). |
Vô: không. |
Dị: khác. |
Thuyết: lời nói, học thuyết, giáo thuyết. |
Tam giáo vô dị thuyết là học thuyết của Tam giáo không có gì khác biệt nhau.
Sau thời nhà Tấn bên Tàu, một số học giả cho rằng: Giáo nghĩa của Tam giáo Nho Thích Đạo về căn bản, không có gì sai biêt, mà ba tôn giáo nầy lại có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, kế thừa lẫn nhau.
Đến thời nhà Tống, các học giả uyên thâm cho rằng: Phật - Đạo nhất quán, Phật - Nho nhất quán, Tam giáo điều hòa. Hai vị cao tăng Trí Viễn và Khế Tung cho rằng Phật giáo và Nho giáo đều khuyên dạy người đời làm điều thiện, nên chủ trương Tam giáo hợp nhứt.
Các học giả Nho giáo như Trương Thương Anh, Lý Cương cũng cho rằng: về giáo hóa, Tam giáo Nho Thích Đạo chẳng thể phế bỏ riêng một giáo nào và họ chủ trương Tam giáo điều hòa. Đặc biệt có bốn học phái Nho giáo lớn: Liêm, Lạc, Quan, Mân, đều có quan hệ sâu xa nhứt định với Thiền Tông Phật giáo.
Có những bậc đại sư Nho học như Chu Đôn Di, Vương An Thạch, Trương Tải, Trình Di, Trình Hạo, Dương Quy Sơn, Lục Tượng Sơn,... đồng thời cũng là những nhà Phật học.
Lý học của Trình Chu thời Nam Tống chính là sản phẩm được sản sinh ra dưới ảnh hưởng của Hoa Nghiêm Tông và Thiền Tông Phật giáo.
Nói tóm lại, học thuyết của ba nhà tôn giáo nói chung là không có gì khác nhau: Phật Thích Ca thuyết về Cực Lạc, Lão Tử thuyết về Chúng Diệu, Khổng Tử thuyết về Chí Thiện; còn sách thì: Trung Dung nói về Lục dục, Kinh Phật nói về Lục căn, Đạo gia bàn về Lục tặc. Tam giáo chẳng hề phân biệt. (Theo Từ điển Nho Phật Đạo)
Tam hạnh
三幸 |
A: Three chances. |
P: Trois chances. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Hạnh: may mắn. |
Tam hạnh là ba điều may.
Nhơn sinh hữu tam hạnh: con người có ba cái may:
Tam Hoàng - Ngũ Đế
三皇 - 五帝 |
A: Three legendary dynasties and Five emperors of antique China. |
P: Trois dynasties légendaires et Cinq empéreurs de la Chine antique. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Hoàng: vua. |
Ngũ: năm. |
Đế: vua. |
Người Tàu cho rằng, khởi thủy của lịch sử nước Trung hoa bắt đầu từ Tam Hoàng và Ngũ Đế.
Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước Tàu.
Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung hoa, đưa dân tộc nầy thoát khỏi tình trạng ăn lông ở lỗ, biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết.
Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của nước Tàu, văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ, dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại, nên người đời sau rất khó nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ nầy.
Những từ ngữ: Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nước Tàu thời tối cổ, viết sách lưu lại, vẫn chưa thống nhứt với nhau về Tam Hoàng là những vị vua nào, và Ngũ Đế gồm những vị vua nào. Có nhiều thuyết đưa ra nêu trong các sách, đôi khi lại trái ngược nhau, khiến người sau nghiên cứu, không biết đâu là sự thật.
Sau đây xin trình bày về Tam Hoàng và Ngũ Đế theo hai quyển sách:
Phần đầu của sách nầy giải thích về sự tạo dựng Trời Đất và loài người, tóm lược sau đây:
Ban đầu Trời Đất là một khối Hỗn mang như quả trứng gà, ông Bàn Cổ được sanh ra trong ấy. Mười tám ngàn năm sau, Trời Đất mới khai tịch, khí Dương thanh nhẹ bay lên thành Trời, khí Âm nặng đục hạ xuống thành Đất.
Bàn Cổ ở trong ấy, một ngày biến đổi 9 lần, Trời mỗi ngày cao thêm một trượng, Đất mỗi ngày dày thêm một trượng, Bàn Cổ mỗi ngày lớn một trượng, v.v....
Bàn Cổ sanh ra nhơn loại, và là vị vua đầu tiên của nhơn loại, nên gọi Ngài là Thiên Hoàng.
Nối tiếp Thiên Hoàng là Địa Hoàng và Nhơn Hoàng.
Hợp chung ba vị vua lại gọi là Tam Hoàng.
Thiên Hoàng là Bàn Cổ, mà Bàn Cổ chính là Đấng Thái Thượng Đạo Quân, nên trong Kinh Tiên Giáo có câu:
Nối tiếp Tam Hoàng là Tam Vương. Tam Vương gồm:
Nối tiếp Tam Vương là Ngũ Đế. Ngũ Đế gồm:
Vậy theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh thì:
Ban đầu, Trời Đất là một khối Hỗn mang hình giống như quả trứng gà. Bàn Cổ sanh ra trong ấy. Sau đó, khí Dương nhẹ bay lên thành Trời, khí Âm nặng đục kết thành Đất.
Sau đời Bàn Cổ là Tam Hoàng.
Tam Hoàng gồm:
Nối tiếp Tam Hoàng là Ngũ Đế:
Ngũ Đế gồm:
Nối tiếp Ngũ Đế là Tam Đại.
Tam Đại gồm:
Các đời vua vào thời tối cổ nước Tàu thì không thể xác định được, chỉ có thể nghiên cứu các vị vua từ Phục Hy trở về sau, tính theo năm Tây lịch, kể ra sau đây:
- Phục Hy | : năm 2852 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Thần Nông | : năm 2737 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Hoàng Đế | : năm 2697 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Thiếu Hiệu | : năm 2597 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Chuyên Húc | : năm 2513 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Đế Cốc | : năm 2453 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Đế Chí | : năm 2365 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Đường Nghiêu | : năm 2341 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Ngu Thuấn | : năm 2268 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
- Hạ Võ | : năm 2205 trước Tây lịch kỷ nguyên. |
Trong số các vị vua kể trên, có năm vị vua được dân chúng nhắc đến nhiều nhứt, được tôn là Thánh Vương, vì đã có nhiều công lớn trong việc phát minh những điều hữu ích quan trọng để giáo hóa dân chúng.
Năm vị Thánh Vương nầy đắc đạo tại thế, có huệ nhãn, nhìn biết được các lẽ mầu nhiệm của Trời Đất. Năm vị Thánh Vương được gọi chung là Ngũ Đế:
1. Ngũ Long:
Vua Ngũ Long dạy dân lột da thú làm áo quần, lấy lá cây làm nón che đầu.
2. Hữu Sào: (Hữu là có, Sào là tổ chim)
Vua Hữu Sào dạy dân làm ổ trên cây để ở, tránh nạn thú dữ hãm hại, sau dạy dân đốn gỗ làm giàn cất gác, lợp nhà, thế cho hang lỗ trước kia. Con người bây giờ không còn ăn chung ở lộn với các loại thú cầm.
3. Toại Nhân: (Toại là khoan gỗ lấy lửa, Nhân là người)
Toại Nhân là người tìm ra được lửa, dạy dân chúng dùng lửa để nấu chín thức ăn cho khỏi tanh hôi. Việc tìm ra lửa là một phát minh vô cùng quan trọng, vì nó giúp con người nấu nướng thức ăn, khỏi phải ăn thịt sống như cầm thú.
Nhờ Hữu Sào, con người thoát khỏi cảnh ở hang lỗ.
Nhờ Toại Nhân, con người có lửa, tách khỏi cầm thú.
4. Phục Hy:
Vua Phục Hy có mẹ tên là Hoa Tư. Ngày kia, bà thong thả dạo cảnh trong núi, bỗng thấy một vị cừ nhân đi qua, để lại vết chân rất sâu và lớn.
Bà Hoa Tư tình cờ bước theo dấu chân ấy của linh Thần, bèn cảm động tâm thần, chợt thấy hồng quang chiếu vào bụng, liền thọ thai, 16 tháng sau, sanh ra Phục Hy tại xứ Thành Kỷ (bây giờ là Hiệp Tây).
Phục Hy còn có tên là Thiếu Hạo, khổ người cao lớn, cao 1 trượng 6 thước, có nhiều đức tốt, được dân chúng tôn lên làm vua năm Ngài 18 tuổi.
Phục Hy định kinh đô tại Huyển Khưu, lấy Mộc đức trị dân. Ngài có bốn bề tôi lương đống là: Cộng Công, Bá Hoàng, Châu Nương, Hào Anh, cùng với em gái là Bà Nữ Oa, giúp việc trị nước an dân, trên thuận mạng Trời, dưới hòa mọi người.
Các bộ tộc lân bang, bát man, phi cầm tẩu thú đều mến đức, đến chầu Ngài. Ngài là vị vua có huệ nhãn, biết được các lẽ bí mật của cõi vô hình.
Một ngày kia, nghe dân báo có một con quái vật đầu rồng mình ngựa, mới nổi lên trên sông Hoàng Hà làm nước sông dâng cao lụt lội. Ngài liền đến đó, thấy quái vật, Ngài biết nó là con Long Mã, một loài thú linh.
Ngài nhìn nó nói rằng: - Nếu phải nhà ngươi đem vật báu đến dâng ta thì hãy lại gần đây.
Long Mã như biết nghe tiếng người, từ từ đi khơi khơi trên mặt nước vào bờ, đến trước Phục Hy, quì xuống. Nhà vua gỡ lấy bửu kiếm trên lưng, và nhìn thấy trên lưng Long Mã có một bức đồ gồm 55 chấm đen trắng.
Sau đó, Long Mã trở ra giữa sông, rồi biến mất. Mực nước sông Hoàng Hà sụt xuống, trở lại như trước.
Vua Phục Hy vẽ lại những chấm đen trắng trên lưng Long Mã, tạo thành bức đồ gọi là Hà Đồ, rồi nhà vua quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong Trời Đất, sáng chế ra Tiên Thiên Bát Quái Đồ, để giải thích sự hình thành Càn Khôn Vũ Trụ.
Vua Phục Hy lại chế ra lịch cho dân dùng, định năm tháng và mùa tiết cho dân gieo trồng cấy gặt.
Về âm nhạc, vua Phục Hy chế ra đàn sắt, đàn cầm và ca khúc Giá Biện. Phục Hy chế ra lưới đánh cá. Câu Mang phỏng theo lưới đánh cá ấy mà làm ra lưới bắt chim. Nhờ các sáng chế nầy mà dân chúng dễ kiếm sống hơn trước.
Sách Cổ Sử Khảo (được dẫn trong sách Dịch Sử) viết rằng: Phục Hy đặt ra giá thú. Bà Nữ Oa là Thần Bà Mối đặt ra hôn nhân.
Sách Trung quốc Sử lược của Phan Khoang viết: "Phục Hy dạy dân nuôi thú vật để sai khiến, làm lưới để săn và đánh cá, nuôi tằm, vẽ Bát quái chỉ cái lẽ Âm Dương biến hóa của vạn vật, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân phép cưới vợ gả chồng (dùng một đôi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ ngư lạp, da thú là quí), từ đó mới có các danh từ gia tộc."
Phục Hy làm vua được 97 năm thì băng. Em gái là Nữ Oa lên kế vị. Bà có tài luyện Ngũ Vân Thạch bổ Thanh Thiên. Tương truyền, Bà Nữ Oa làm vua được 130 năm thì mất.
5. Thần Nông:
Vua Thần Nông hiệu là Viêm Đế, tên là Thạch Niên, con của ông Thiếu Điền và bà An Đăng. Tương truyền bà nằm mộng thấy rồng đoanh và sanh ra Ngài tại thạch thất trong núi Liệt Sơn.
Vua Thần Nông có khổ người to lớn, bề cao 8 thước 7 tấc, được tôn làm vua, lấy Hỏa đức cai trị dân, được thiên hạ phục tòng, long chầu hổ bái. Thật là đời thái bình Thánh đức.
Thần Nông thấy dân chúng giết thú vật ăn thịt quá nhiều, lòng chẳng nỡ, liền đi tìm kiếm các giống ngũ cốc, rồi chế ra cày bừa, dạy dân cày cấy gieo trồng ngũ cốc, gặt lấy hạt rồi nấu chín mà ăn.
Vua Thần Nông tổ chức cho dân họp chợ, trao đổi hàng hóa để mọi người dân có đủ đồ dùng. Nhờ vua Thần Nông mà dân chúng bắt đầu định cư định canh, từ bỏ dần đời sống du mục.
Ngài thấy dân chúng bệnh hoạn ốm đau, Ngài ra công tìm kiếm các loại cây thuốc để trị bịnh cho dân. Tương truyền, vua Thần Nông có chiếc roi thần, Ngài vụt roi vào cây thì Ngài biết được tính chất trị bịnh của từng cây thuốc.
Cũng có thuyết nói rằng, vua Thần Nông phải nếm các cây thuốc để định dược tính của nó. Có khi trong một ngày, nhà vua phải nếm đến 70 loại cây thuốc khác nhau, có nhiều cây độc khiến Ngài nhiễm bịnh.
Ngài phải suy nghĩ tìm cách trị bịnh cho mình có kết quả, rồi đem kinh nghiệm ấy truyền dạy cho dân. Ngày kia, Ngài nếm phải một cây thuốc rất độc, làm cho Ngài bị đứt ruột mà chết. Dân chúng hay được đều than khóc thương tiếc Ngài. Ngài mất ở Trường Sa, thọ 140 tuổi, làm vua được 120 năm.
Ngài là vị vua dám hy sinh tánh mạng của mình để tìm ra dược tính của cây thuốc mà trị bịnh cho dân. Dân chúng rất nhớ ơn Ngài, tôn Ngài là Tổ của nghề làm ruộng và Tổ của nghề chế thuốc trị bịnh. Thật là một vị Đại Đức Chơn Vương.
6. Hoàng Đế tức Hiên Viên Huỳnh Đế:
Vua Hoàng Đế hiệu là Hiên Viên, con của bà Phù Bửu. Mẹ Ngài nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thọ thai sanh ra Ngài. Thuở nhỏ, Ngài rất thông minh, có tánh thần linh, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức.
Theo sách Ngũ Đế Bản Kỷ, thì sau đời vua Thần Nông, các bộ tộc mạnh nổi lên tranh giành quyền hành, mà bộ tộc Xuy Vưu là hùng mạnh hơn cả, nhưng rất tàn ác.
Những bộ tộc nào không tùng phục Xuy Vưu thì bị Xuy Vưu đem binh đến đánh tiêu diệt. Các bộ tộc liên kết với nhau chống lại Xuy Vưu, tôn thủ lãnh bộ tộc Hữu Hùng Thị ở huyện Tân Trịnh lên làm Thống lãnh đánh lại Xuy Vưu.
Trận đánh dữ dội xảy ra ở Trác Lộc, sương mù bao phủ dày đặc làm cho không nhận định được phương hướng, Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây hãm, không biết đường nào đánh ra cho thoát.
Tương truyền Bà Cửu Thiên Huyền Nữ hiện đến giúp Hữu Hùng Thị chế tạo xe hai bánh chỉ Nam để định phương hướng, và dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị biết hướng và cách đánh ra, khiến cho Xuy Vưu thảm bại và bị giết chết. Thủ lãnh Hữu Hùng Thị được các bộ tộc tôn lên làm vua, xưng hiệu là Hiên Viên Hoàng Đế, lấy Thổ đức trị dân.
Hoàng Đế (Huỳnh Đế) chế tạo được thuyền bè để đi lại và chở hàng hóa trên sông, làm nhà cửa để ở tránh mưa gió.
Sách Hoài Nam Tử chép rằng: Hoàng Đế sai bề tôi là ông Thương Hiệt chế ra chữ viết. Thương Hiệt quan sát hình tượng các vật trên mặt đất, hợp với các Thiên tượng mà chế tác ra văn tự tượng hình.
Khi văn tự chế thành thì tiếng sấm nổ vang, quỉ Thần đều run sợ, Trời mưa xuống những hạt lúa trắng ban cho dân ăn mạnh khỏe.
Tuy chữ viết rất thô sơ nhưng cũng ghi lại được những sự việc quan trọng của các đời trước, những kinh nghiệm, kiến thức, sự tích để truyền bá và lưu lại. Nhờ đó, văn minh được tỏa sáng từ thời trước qua thời sau, sách vở xuất hiện, giáo dục bắt đầu phát triển, đạo lý được đề cao, trí thức được bồi dưỡng.
Sách Lã Thị Xuân Thu viết rằng: "Hoàng Đế sai ông Linh Xuân chế tác ra Nhạc luật; sai ông Đại Nhiễu chế ra Can, Chi, Giáp Tý, để làm lịch pháp, tính ngày, tháng, năm và giờ. "
Sách Đế Vương Thế ký chép, vua Hoàng Đế sai ông Kỳ Bá viết ra sách thuốc để dạy nghề y dược trị bịnh cho dân.
Hoàng Đế phân chia nước ra làm Châu, Quận, xây cất cung điện, chế ra áo mão cho các quan, phân biệt theo ngũ sắc.
Đặc biệt Hoàng Hậu của vua Hoàng Đế là bà Luy Tổ biết được cách trồng dâu nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, nhờ đó mà Hoàng Đế mới chế tạo áo mão cho các quan.
Sách Thương Quân viết: "Đời Thần Nông, con trai cày mà ăn, con gái dệt mà mặc, không dùng hành chính mà dân được trị, không dấy binh đao mà làm vua thiên hạ. Vua Thần Nông mất rồi thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít, nên vua Hiên Viên Huỳnh Đế mới bày ra nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới, lễ cha con, anh em, và sự phối hợp vợ chồng."
Xem thế thì thời vua Hoàng Đế xảy ra một biến chuyển quan trọng trong lịch sử về chánh trị và xã hội của nước Tàu.
Từ thời vua Thần Nông, dân chúng bắt đầu định cư để làm ruộng, nên có quan niệm tư sản. Đã có tư sản ắt có tranh giành, nên vua Hoàng Đế phải lập luật pháp và dùng hình phạt.
Vua thâu điền thổ làm của công, đặt ra phép tỉnh điền để chia ruộng đất cho dân. Vua phong các bộ tộc làm chư Hầu được thế tập. Số chư Hầu lúc đó rất đông.
Vua Hoàng Đế sai khai thác mỏ đồng ở núi Thủ Sơn, đúc thành một cái đỉnh rất lớn hình trái bầu, gọi là Đỉnh hồ, cao một trượng 3 thước, có thể chứa 10 thạch lúa. Chung quanh đỉnh có chạm hình rồng bay và hình các thú lạ.
Khi chiếc đỉnh hoàn thành, nhà vua cầu Ngũ Long thiên võ, liền có Hùynh Long hạ giáng, chấm râu vào đỉnh.
Vua Hiên Viên Huỳnh Đế và Hoàng Hậu đều lo trau giồi tâm tánh, hằng tu nhơn tích đức.
Ngày kia, Đức Nguơn Thủy đang ngồi nơi Cung Ngọc Hư núi Côn Lôn, nhận thấy lòng thành của vua Hiên Viên và Hoàng Hậu, nên sai học trò là Quảng Thành Tử xuống trần khai tâm và dạy đạo cho vua.
Quảng Thành Tử vâng lịnh thầy, cỡi mây lành bay xuống thành vua trong đêm trăng sáng, gọi vua và Hoàng Hậu ra trước lầu Vọng Nguyệt dạy rằng:
- Lòng thành của hai vị thấu đến Ngọc Hư, nên ta vâng lịnh đến đây hướng dẫn và truyền pháp cho hai vị tu luyện. Hai vị hãy ráng dọn mình cho trong sạch, sắm sẵn một đỉnh đồng đặt trên lầu cao, khi nào cần hỏi điều chi thì đốt trầm hương trong đỉnh mà đảnh lễ cầu nguyện, tức thì ta hay được sẽ đến.
Nói xong, Quảng Thành Từ dùng phép khai quang cho vua Hiên Viên và Hoàng Hậu, rồi truyền cho phép luyện đạo.
Vua và Hoàng Hậu sau khi được hưởng phép Khai quang thì trí não quang minh sáng suốt, lời dạy bao nhiêu đều ghi nhớ rõ ràng. Từ đó hai vị chuyên tâm tu hành, việc triều đình thường giao cho các quan đầu triều lo liệu.
Khi nhà vua tu thuần thục rồi, liền đốt trầm hương nơi đỉnh đồng để cầu thầy là Quảng Thành Tử đến truyền đạo tiếp.
Lần lựa ngày tháng trôi qua, vua và Hoàng Hậu tu luyện đạt đến mức cao, Quảng Thành Tử hiện đến dạy rằng:
- Hai vị đã tu hành sắp đến ngày chứng quả, kể từ ngày mai, hãy ra lịnh cho bá quan văn võ miễn lai trào. Hai vị cố gắng giữ lòng thanh tịnh, trong vài ngày, ta sẽ đến.
Vua Hiên Viên và Hoàng Hậu lãnh ý, liền ra lịnh cho các quan bãi chầu trong 3 ngày, khiến các quan lấy làm lạ không biết lý do gì, nhưng cứ tuân theo chiếu chỉ.
Đến ngày thứ ba, các quan kéo đến ngọ môn xem vua có ra lịnh mới chi không, bỗng thấy một luồng gió cuốn trên không, mùi hương sực nức bay khắp cung điện, kế thấy từ trên lầu cao, vua và Hoàng hậu ngồi trên lưng rồng vàng, có mây lành đỡ dưới, bay thẳng lên Trời, rồi từ từ khuất vào đám mây.
Cả thảy bá quan và dân chúng đều biết rằng, vua Hiên Viên và Hoàng Hậu Luy Tổ đã tu hành lâu năm, nay đắc đạo, có Huỳnh Long bay xuống, rước về Trời.
Cho nên thơ cổ có câu: "Vân ám đỉnh hồ long khứ viễn" nghĩa là: mây che đỉnh hồ, rồng bay xa, để chỉ việc vua Hiên Viên và Hoàng Hậu đắc đạo, có rồng bay xuống rước lên Trời.
7. Đường Nghiêu và Ngu Thuấn:
(Xem chi tiết nơi chữ: Nghiêu Thuấn, vần Ng).
Tam hồn - Thất phách
三魂 - 七魄 |
A: Three souls - Seven envelopes of the divine body. |
P: Trois âmes - Sept enveloppes du corps divin. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Hồn: điểm linh quang do Đức Chí Tôn ban cho. |
Thất: 7. |
Phách: có nhiều nghĩa (xem chữ Phách, vần P), ở đây Phách có nghĩa là: những lớp tinh chất bao bọc chơn thần để chơn thần thích ứng với môi trường chung quanh. |
Tam hồn là ba điểm linh quang mà Đức Chí Tôn ban cho mỗi Hóa nhân, khi tiến hóa từ Thảo mộc lên Thú cầm và thành Nhơn loại. Tam hồn gồm: Sanh hồn, Giác hồn, Linh hồn.
Quan trọng nhất là linh hồn, vì nhờ có linh hồn mà con người đứng trên loài thú cầm, có tánh linh hơn vạn vật, và cũng chính nhờ điểm linh hồn nầy mà con người có thể tu hành đắc đạo thành Tiên, Phật.
Sau đây, chúng ta xem bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn in trong Đại Thừa Chơn Giáo, nói về sự tiến hóa của con người:
"Người là gốc của muôn vật, muôn vật là ngọn của loài người, mà Trời Đất là gốc của loài người, người là ngọn của Trời Đất. Luật Tấn hóa của thảo mộc, thú cầm, nhơn loại, nó từ từ tăng tiến mãi, nhưng cũng có thối hóa vậy.
Các con nghe:
Như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn. Nó cũng sống, nhưng trí hóa khờ ngây.
Các con coi đó, từ thảo mộc bắt đầu lên cho chí loài người, có 3 cái phép:
Ấy là 3 pháp.
Vậy, từ thảo mộc có một phần hồn. Thảo mộc tấn hóa mãi, muôn vàn kiếp mới bước sang qua thú cầm thì từ thú cầm đã đặng hai phần hồn.
Thú cầm mới dần dần tấn hóa mãi, trăm ngàn muôn kiếp, lên đặng làm người thiệt là trăm đắng ngàn cay, muôn thảm vạn sầu, biết bao nhiêu là công phu khổ hạnh, xả thân giúp đời một cách khó khăn cực nhọc, nhưng cũng vui lòng, mãn kiếp nọ sang kiếp kia, cứ lập công quả mãi. Vàn vàn muôn lần đầu thai mới qua đặng phẩm bực loài người.
Khi tấn hóa đến loài người thì đã đủ trọn Tam hồn Thất phách.
Những con thú mới qua làm người thì còn khờ khạo ngu ngây, tánh tình độc hiểm, nếu biết khôn xả thân giúp đời thì chuyển kiếp đôi ba chục lần cũng đặng minh mẫn khôn ngoan.
Khi đã đặng làm người, phải tấn hóa mãi, mà tấn hóa mãi thì cần phải chịu chuyển kiếp trăm ngàn lần, đặng học hỏi mọi lẽ thế gian. Đặng làm người rất khó.
Người muốn tấn hóa đến phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật thì phải tu tâm dưỡng tánh, tích đức thi ân. Từ đây mà đến địa vị Tiên, Phật rất là chua cay nông nỗi, có dễ dầu chi!
Những người nào có lòng thiện đạo tu hành, tánh cách hiền lương, hoà hảo thương yêu cả mọi người, xem của đời là mộng ảo, không ưa vật chất, chỉ chuộng tinh thần, ý chán đời, không lưu luyến đỉnh chung lợi lộc thì có ngày gặp đặng Tiên, Phật, chỉ truyền phép tu tánh luyện mạng, qui tam bửu hiệp ngũ hành, tạo thành ngôi vị.
Khi nào tấn hóa đến phẩm Tiên, Phật rồi thì tiêu diêu khoái lạc, an hưởng chốn thanh nhàn, không dời đổi biến thay. Điểm linh hồn nào cũng phải chui qua cái cửa đó mới thành Tiên, Phật....
Sự tấn hóa từ con thú lên đến làm người còn dễ, chớ người tấn hóa đến Tiên, Phật thật khó thay, vì con người cả mang lòng dục vọng, ham muốn, ưa chuộng Tửu, Sắc, Tài, Khí, lưu luyến tình đời, dâm dục quá độ, hung bạo không ngằn, thì phải chịu thối hóa trở lộn xuống mang lông đội sừng mà đền bồi tội quá." (Xem chi tiết nơi chữ: Nhơn Sanh Quan, vần Nh)
Qua bài Thánh giáo trên của Đức Chí Tôn dạy về sự Tấn hóa (Tiến hóa) của chúng sanh, chúng ta nhận thấy rằng:
Vậy khi Thảo mộc tiến hóa tới Thú cầm thì Thú cầm có 2 điểm Nguyên hồn: Sanh hồn và Giác hồn, để tạo cho nó sự sống và sự hiểu biết.
Vậy con người có được ba điểm Nguyên hồn: Sanh hồn, Giác hồn, và Linh hồn, gọi chung là Tam hồn.
Phần quan trọng nhứt trong Tam hồn là Linh hồn, nên khi nói về con người thì người ta chỉ nói về Linh hồn, và Linh hồn cũng được gọi là Chơn linh. (Xem: Nhơn Sanh Quan, vần Nh)
Chữ Phách trong Thất phách có nghĩa là những lớp tinh chất bao bọc chơn thần để cho chơn thần thích ứng được với môi trường chung quanh.
Khi chơn thần đến một cõi giới nào, chơn thần phải lấy tinh chất của cõi giới đó làm một lớp bao bọc bên ngoài, để chơn thần ở được cõi giới đó và làm việc nơi cõi giới đó.
Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, địa cầu của nhơn loại đang ở thuộc cõi Hạ giới, là cõi thấp nhất trong Càn Khôn Vũ Trụ; cõi cao nhất là cõi Thái Cực, ở tại trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ, có Bạch Ngọc Kinh, nơi thường ngự của Đức Chí Tôn Thượng Đế.
Từ cõi Hạ giới đến cõi Thái Cực, nếu xét về phương diện chất tinh khí cấu tạo mỗi cõi, thì có thể phân ra làm 7 cõi, có tên từ thấp lên cao là:
7. Cõi Thái Cực | Cõi Thượng Đế |
6. Cõi Lưỡng Nghi | Cõi Thượng Đế |
5. Cõi Tứ Tượng | Cõi Phật |
4. Cõi Bồ Đề | Cõi Phật |
3. Cõi Thượng giới | Cõi Tiên |
2. Cõi Trung giới | Cõi Thánh và Thần |
1. Cõi Hạ giới | Cõi nhơn loại |
Bảy cõi nầy không phải là 7 từng Trời, mà là 7 khoảng không gian có chất tinh khí cấu tạo nặng nhẹ khác nhau.
Cõi Hạ giới có nguyên tử tinh khí cấu tạo nặng nhất; cõi Thái Cực có nguyên tử tinh khí cấu tạo nhẹ nhất.
Mặt khác, con người nơi cõi thiêng liêng có hai thể: linh hồn và chơn thần. Linh hồn là điểm Linh quang do Đức Chí Tôn ban cho, chơn thần do Đức Phật Mẫu dùng nguơn khí nơi Diêu Trì Cung tạo ra, để làm xác thân thiêng liêng cho linh hồn.
Linh hồn và xác thân thiêng liêng (chơn thần) muốn đến ở cõi nào thì phải lấy chất tinh khí của cõi đó làm thành một lớp bao bọc bên ngoài chơn thần, để chơn thần thích hợp với sự nhẹ nhàng hay nặng nề của cõi đó thì mới ở cõi đó được.
Khi Đức Phật Mẫu muốn tạo hóa một nguyên nhân nơi cõi thiêng liêng, Đức Phật Mẫu thu nhận một điểm linh quang của Đức Chí Tôn ở ngôi Thái Cực để làm linh hồn, rồi Đức Phật Mẫu dùng hai nguyên khí Âm Dương nơi Diêu Trì Cung tạo ra chơn thần bao bọc linh hồn ấy. Như vậy là Đức Phật Mẫu đã tạo hóa ra một nguyên nhân nơi cõi Lưỡng Nghi.
Nguyên nhân nầy muốn xuống ở cõi Tứ Tượng thì phải dùng tinh khí của cõi Tứ Tượng bao bọc một lớp bên ngoài chơn thần thì nguyên nhân mới có thể ở cõi Tứ Tượng được.
Chúng ta đọc bài Thánh giáo sau đây của Đức Chí Tôn dạy về Bảy thể của linh hồn, in trong Đại Thừa Chơn Giáo:
"BẢY THỂ CHẤT Ở BẢY CÕI TRÊN.
Đây Thầy giải qua Bảy thể của linh hồn cho các con rõ:
Trước hết, linh hồn muốn nhập vào thế giới hữu hình nầy, tất phải mượn 7 cái thể chất của 7 cõi trên kia mới đặng.
Bảy cái thể là:
Các con nếu không có 7 thể ấy thì không bao giờ nhập vào thế giới hữu hình đây đặng. Vì ở trên hết là Thượng tằng không khí, khí ấy nhẹ nhàng trong sạch hơn trăm ngàn lần cái không khí ở trần gian nầy.
Vậy nên, nếu điểm linh hồn của các con ở đặng cõi Hư Vô là nhờ nó đã thanh nhẹ hơn thượng tằng không khí kia nữa, mà nếu nó đã nhẹ hơn thượng tằng không khí thì tự nhiên khi muốn giáng trần, nó phải mượn 7 thể của 7 cõi mà bao bọc bên ngoài cho thêm nặng nề thì mới trì kéo nó giáng xuống được.
Như linh hồn ở cõi Thái Cực, muốn xuống cõi Lưỡng Nghi thì phải lấy tinh khí cõi đó mà bao bọc bên ngoài đặng làm một cái Kim thân cho hạp với khí chất cõi ấy.
Chừng ở cõi Lưỡng Nghi mà muốn xuống cõi Tứ Tượng thì cũng phải dùng tinh khí cõi ấy mà bao bọc ra ngoài cái vóc Kim thân một lớp nữa đặng làm cái Thượng trí.
Lúc ở cõi Tứ Tượng mà muốn xuống cõi Bồ Đề thì cũng phải dùng tinh khí cõi ấy mà bao bọc ra ngoài cái vóc Thượng trí một lớp nữa đặng làm cái Hạ trí.
Cứ lần xuống cõi nào là phải mượn tinh khí cõi đó mà bao bọc thêm ra ngoài, nên phải mượn đủ 7 thể chất mới xuống hết 7 cõi đặng vào ở trong không khí trần gian.
Nếu không mượn 7 thể mà bao bọc ra ngoài thì chẳng những là đã không đủ sức nặng để kéo trí cho linh hồn nó giáng xuống, mà tất nhiên nó cũng không chịu nổi với các khí chất lần lần càng xuống thấp là càng ô trược nặng nề thêm mãi nữa.
Người nào hữu căn hữu kiếp, biết tỉnh ngộ tầm ra nguồn cội của loài người, thì phải mượn cơ pháp bí truyền mà tu luyện đặng mở 7 thể ấy rớt ra thì linh hồn mới đặng trở về ngôi vị.
Bảy thể ấy muốn mở ra cũng như cổi 7 lớp áo vậy.
GIẢI: HỒN LÀM SAO LÊN ĐẶNG CÕI HƯ VÔ?
Bảy thể ấy, nếu không rời rã ra thì nó cứ trì kéo linh hồn xuống mãi.
Ngày nào các con bỏ xác phàm nầy là ngày các con cổi bỏ bớt một cái áo của các con, rồi các con sanh qua Trung giới, thì các con cắt lìa cái Phách ra, tức là cổi thêm một cái thể nữa.
Tóm tắt:
Bảy cõi: | ➥ | Bảy thể: |
7. Cõi Thái Cực | ➳ | Tiên thể |
6. Cõi Lưỡng Nghi | ➳ | Kim thân |
5. Cõi Tứ Tượng | ➳ | Thượng trí |
4. Cõi Bồ Đề | ➳ | Hạ trí |
3. Cõi Thượng giới | ➳ | Vía |
2. Cõi Trung giới | ➳ | Phách |
1. Cõi Hạ giới (Cõi phàm trần) | ➳ | Xác phàm. |
Qua bài Thánh giáo trên, nhận thấy có hai trường hợp:
✥ Trường hợp 1: Một nguyên nhân từ cõi Thái Cực giáng sanh xuống cõi trần.
✥ Trường hợp 2: Một người tu đắc đạo trở về hội hiệp cùng Đức Chí Tôn, linh hồn từ cõi trần đi lên cõi Thái Cực.
Chúng ta sẽ tìm hiểu mỗi trường hợp vừa nêu trên:
1. Một nguyên nhân giáng sanh xuống cõi trần:
Nguyên nhân là người mà Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn tạo hoá ra. Đức Chí Tôn ban cho một điểm linh hồn, Đức Phật Mẫu dùng nguyên khí trong Kim Bồn nơi Diêu Trì Cung tạo hóa ra một chơn thần làm xác thân thiêng liêng bao bọc linh hồn.
Cái chơn thần ấy rất huyền diệu, nó có thể biến hóa để thâu nhận hay loại bỏ các tinh khí của các cõi mà nó đi qua.
- Tại cõi Thái Cực, cái chơn thần ấy được gọi là Tiên thể.
Nguyên nhân bắt đầu đi xuống các cõi thấp hơn, trải qua năm cõi thì nguyên nhân mới tới cõi phàm trần.
- Khi nguyên nhân xuống tới cõi Lưỡng Nghi, chơn thần phải lấy tinh khí nơi cõi Lưỡng Nghi bao bọc bên ngoài Tiên thể một lớp, gọi là Kim thân.
- Rồi nguyên nhân tiếp tục đi xuống tới cõi Tứ Tượng, chơn thần lấy tinh khí nơi cõi Tứ Tượng để bao bọc bên ngoài Kim thân một lớp, gọi là Thượng trí.
- Từ cõi Tứ Tượng, nguyên nhân tiếp tục đi xuống cõi Bồ Đề, chơn thần phải lấy tinh khí cõi Bồ Đề bao bọc bên ngoài cái Thượng trí để làm thành cái Hạ trí.
Tới đây, chúng ta thấy bên ngoài chơn thần được bao bọc lần lượt 4 lớp là: Tiên thể, Kim thân, Thượng trí, Hạ trí.
- Nguyên nhân từ cõi Bồ Đề tiếp tục đi xuống, tới cõi Thượng giới, chơn thần phải lấy tinh khí cõi Thượng giới để tạo cho mình một lớp áo bao bọc bên ngoài, gọi là cái Vía.
- Rồi nguyên nhân tiếp tục đi xuống cõi Trung giới, chơn thần phải lấy tinh khí của cõi Trung giới làm thành cái Phách bao bọc bên ngoài cái Vía.
- Từ cõi Trung giới, nguyên nhân tiếp tục đi xuống, đến cõi phàm trần. Nếu nguyên nhân muốn nhập vào cõi phàm trần, tức là đầu thai hay đầu kiếp nơi cõi trần, thì nguyên nhân tìm đến một bà mẹ phàm trần đang bắt đầu thọ thai;
Chờ đợi nơi đó cho đến khi đứa hài nhi vừa thoát ra khỏi lòng mẹ, nguyên nhân với linh hồn và 6 thể của chơn thần liền nhập vào thể xác của hài nhi, làm thành một con người mới nơi cõi trần.
Thế là một nguyên nhân đầu kiếp xuống cõi phàm trần, chơn thần của nguyên nhân có 7 thể, gọi là Thất phách bao bọc bên ngoài chơn thần khi đi xuống trải qua 7 cõi.
Khi nguyên nhân ở cõi trần lo tu hành đắc đạo, thì con đường trở về hội hiệp cùng Đức Chí Tôn của nguyên nhân là đường đi lên, ngược lại lúc đi xuống.
2. Nguyên nhân đắc đạo trở về hội hiệp cùng Chí Tôn:
Ở cõi phàm trần, nguyên nhân mang xác phàm rất nặng nề. Nhưng nhờ có xác thân phàm nầy, nguyên nhân mới làm được công quả, tạo được nhiều công đức, để đem về trình với Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu. Ngoài ra, nhờ có xác thân phàm, nguyên nhân có được TINH, có TINH mới luyện TINH hóa KHÍ, luyện KHÍ hiệp THẦN, luyện THẦN huờn HƯ, đắc đạo thành Tiên, Phật.
- Khi đã tới thời kỳ xác phàm không còn hữu dụng được nữa, linh hồn và chơn thần rời bỏ xác phàm, thoát ra khỏi cõi trần, bay lên cõi Trung giới.
- Ở cõi Trung giới, lớp bao bọc bên ngoài của chơn thần là Phách. Linh hồn muốn bay lên cõi Thượng giới thì chơn thần phải cổi bỏ cái Phách để lại cõi Trung giới thì mới bay lên được. Lúc đó cái Vía lộ ra ngoài, mà cái Vía trước đây được tạo bởi tinh khí của cõi Thượng giới, nên nó thích hợp với cõi Thượng giới và nó bay lên nhập vào cõi Thượng giới.
- Tại cõi Thượng giới, nguyên nhân muốn bay lên cõi Bồ Đề thì chơn thần phải cổi bỏ cái Vía để lại cõi Thượng giới, cái Hạ trí lộ ra, đưa chơn thần đi lên cõi Bồ Đề.
Ở mỗi cõi, có thể có nhiều từng Trời, nhiều cung nhiều điện, nhiều động,.... Nguyên nhân đắc đạo có thể lưu lại cõi đó một thời gian để tham quan các cảnh, nghe giảng đạo và đến bái kiến các Đấng thiêng liêng đang điều hành nơi cõi đó.
- Tại cõi Bồ Đề, chơn thần muốn lên cõi Tứ Tượng thì phải cổi cái Hạ trí để lại cõi Bồ Đề, cái Thượng trí lộ ra, đưa chơn thần lên cõi Tứ Tượng.
- Tại cõi Tứ Tượng, chơn thần muốn lên cõi Lưỡng Nghi, thì phải cổi cái Thượng trí để lại cõi Tứ Tượng, Kim thân lộ ra, đưa chơn thần lên cõi Lưỡng Nghi.
- Tại cõi Lưỡng Nghi, chơn thần muốn lên cõi Thái Cực thì phải cổi bỏ cái Kim thân để lại cõi Lưỡng Nghi, cái Tiên thể lộ ra, đưa chơn thần và linh hồn lên cõi Thái Cực.
Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp tại Cửu Long Đài ngày 15-8-Mậu Tý (1948) có câu:
"Các bạn có biết Phật Mẫu là ai? Ngài dùng 7 nguơn khí tạo chơn thần ta, tức nhiên tạo Phách ta, nhà Phật gọi là thất phách. Kỳ thật, khí phách ấy là chơn thần, tức Nhị Xác thân, khi chúng ta bỏ xác trần, xác thiêng liêng ấy vẫn tồn tại."
Trong Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Phạm Hộ Pháp cũng có nói rằng:
"- Trước khi chúng ta ra khỏi Bát Quái Đài rồi không còn hình thể nhơ nhớp như trước nửa, bỏ 7 khí chất tạo thành hình thể chúng ta, nhờ đi ngang qua Bát Quái Đài...."
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh ngày 1-11-Mậu Tý (1948):
"Luôn đó, Ngài (Đức Lý Giáo Tông) lấy triết lý cao siêu mà dạy Bần đạo: Trong một con người có ba xác thân gọi là tam hồn, và bảy vía gọi là thất phách, liên hệ mật thiết cùng nhau.
Đương nhiên trong thân thể của mỗi người có ba xác thân ấy cần bảo dưỡng mới tồn tại được. Vì cớ Đức Chí Tôn cho biết, trí thức và linh hồn trọng yếu do căn nguyên của sự sanh hoạt của nó định cái ngã tướng cho ta. Ba xác thân ấy phải nuôi mới sống, mới tồn tại như xác thịt thể hình của ta vậy,"
Tam huê tụ đảnh
三華聚頂 |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Huê: Hoa: tốt đẹp, tốt thịnh. |
Tụ: gom nhóm lại. |
Đỉnh: cái đỉnh đầu, nơi đó có mỏ ác, Đạo gia gọi là Nê Hoàn Cung, hay Huyền Quan Khiếu. |
Tam huê là ba cái tốt đẹp của con người, cũng gọi là Tam bửu: Tinh, Khí, Thần. Trong phép luyện đạo, Tinh là chất tinh túy của xác thân, Khí là khí chất bổ dưỡng theo máu châu lưu nuôi sống cơ thể, Thần là trí não, sự sáng suốt hiểu biết.
Tam huê tụ đỉnh là luyện cho Tam bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt, tụ lại nơi đỉnh đầu, tại Nê Huờn Cung, đắc đạo thành Tiên, Phật tại thế.
Hành giả luyện đạo, muốn luyện cho đạt được Tam huê tụ đỉnh, tức là luyện cho Tinh Khí Thần hiệp nhứt, thì:
- Trước hết phải: bảo Tinh, dưỡng Khí, tồn Thần.
- Kế đó luyện: Luyện Tinh hóa Khí, Luyện Khí hiệp Thần, Luyện Thần huờn Hư. Ba báu đó hiệp nhứt tại Nê Hoàn Cung (gọi là Tam huê tụ đỉnh), lúc đó tạo được chơn thần huyền diệu; và do cái cửa Nê Hoàn Cung, chơn thần có thể xuất nhập thể xác tùy ý mà vân du Thiên ngoại, đến các từng Trời giao tiếp các Đấng thiêng liêng, gọi là đắc đạo tại thế.
Tam Kỳ Phổ Độ
三期普度 |
A: The Third Universal Salvation. |
P: La Troisième Salvation Universelle. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Kỳ: thời kỳ. |
Phổ: bày ra khắp nơi. |
Độ: cứu giúp nhơn sanh. |
Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ thứ ba, bày ra khắp nơi để cứu giúp nhơn sanh. (Xem: Nhứt, Nhị, Tam Kỳ Phổ Độ, vần Nh).
Tam lập - Tam công
三立 - 三功 |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Lập: gây dựng nên. |
Công: nỗi vất vả làm nên công việc. |
Tam lập là ba điều lập nên, còn gọi là Tam bất hủ, vì ba điều lập nên nầy không bao giờ hư hoại, mà lại truyền mãi về sau. Tam lập gồm: Lập đức, Lập công và lập ngôn.
Trong Lập công, có ba cách lập công, gọi là Tam công gồm:
(Phần Tam công, xem chi tiết nơi chữ: Công phu, Công quả, Công trình, vần C)
Đạo Cao Đài mở ra ba cách tu, đắc đạo đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật:
Nhưng trước khi được vào Tịnh Thất luyện đạo, hành giả phải trải qua thời kỳ hành đạo cho đủ Tam Lập. Nếu không đủ Tam Lập thì không thế nào luyện cho đắc đạo.
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giảng giải như sau:
"Ai không xuất thân hành đạo, nghĩa là không có công phổ độ thì không vào tịnh được, vì không đủ Tam Lập.
Trước khi xin vào Tịnh Thất, phải nạp tất cả giấy tờ hành đạo, lai lịch từ thuở nhỏ đến trưởng thành, ở ngoài đời không có án tiết, trong cửa đạo cũng vậy, trọn tùng luật pháp đạo và trường chay mới được, rồi giao cho Chi Pháp minh tra về thể pháp đủ bằng chứng.
Chi Pháp phải giữ hồ sơ của mỗi người, còn điều trọng yếu về vô vi, không thể gì Chi Pháp biết đặng, chiếu văn kiện thì đầy đủ lắm. Vậy Chi Pháp chỉ biết văn bằng hiện hữu về mặt hữu hình mà thôi.
Khi minh tra đủ lẽ rồi mới giao cho Hộ Pháp cân thần. Nếu vị nào đủ Tam Lập thì cho vào Tịnh Thất, bằng thiếu thì trở lại đi Đầu Họ, Đầu Quận hành đạo nữa. Nói rõ là có Hộ Pháp trục thần khai khiếu mới biết đặng đủ thiếu, bằng không thì ngồi tịnh lớn bụng vô ích."
Vậy Tam Lập là phép tu cốt yếu của Đạo Cao Đài.
Trong thời kỳ Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn, Đức Chí Tôn miễn cho môn luyện đạo nơi Tịnh Thất, nên trong thời kỳ nầy, người tín đồ Cao Đài chỉ cần đủ Tam Lập là đắc đạo.
Sau khi hết thời kỳ Đại Ân Xá, những tín đồ có đủ Tam Lập còn phải vô Tịnh Thất luyện đạo nữa thì mới đắc đạo.
Trong Tam Lập (Lập Đức, Lập Công, Lập Ngôn), ba Lập ấy tương quan mật thiết với nhau, khó tách rời ra được, vì nếu tách riêng ra thì không thể thi hành được. 1. Lập Đức: (Xem chữ Lập Đức, vần L) 2. Lập Công: Lập Công là đem sức lực và sự hiểu biết của mình ra làm việc phụng sự nhơn sanh.
Việc Lập Công chia làm 3 phần: Công quả, Công phu, Công trình. Phần Công quả là quan trọng hơn cả, vì Đức Chí Tôn có nói nhiều lần rằng: Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là lập một trường thi công quả cho nhơn sanh đắc đạo.
Đắc đạo cùng chăng là do công quả. Muốn làm giàu thì phải tìm cách làm ra của cải cho nhiều, muốn làm Tiên Phật thì phải có công quả.
Công quả muốn được chánh danh và đúng nghĩa của nó thì phải là công quả xuất phát từ lòng tự giác tự nguyện, thiết tha với nó, xem nó là nguồn sống là mục đích của đời mình.
Mỗi người tùy theo khả năng chuyên môn mà làm công quả. Trong đạo có biết bao nhiêu công việc, đủ mọi ngành nghề, đủ mọi trình độ, từ lao động trí thức cho đến lao động chân tay, ai có sở trường trong công việc nào thì xin vào làm công việc đó cho đạt được mau chóng nhiều kết quả tốt đẹp.
Đức Chí Tôn có dạy rằng:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Vậy Thầy khuyên các con, đứa nào có trí lực bao nhiêu, khá đem ra mà thi thố, chớ đừng sụt sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng cái điểm linh quang của Thầy ban cho các con lắm."
Và Đức Chí Tôn cũng có hứa rằng: "Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần."
Hành đạo nơi Cửu Trùng Đài chủ yếu là Lập Công để lập Thiên vị của mình nơi cõi thiêng liêng. Muốn Lập công cho được kết quả mỹ mãn, người tín đồ cần phải lưu ý các điều sau đây:
Nếu sức khỏe không tốt, đau ốm liên miên, chẳng những mình không lập công được mà lại để cho nhơn sanh giúp lại mình, tự nhiên mình phải mất đi phần công đức hay phải mang nợ nhơn sanh.
3. Lập Ngôn:
Lập Ngôn là nói những lời chơn thật, chánh đáng, có đạo đức để người nghe phát tâm hành thiện hay tu hành.
Lời nói thốt ra từ cửa miệng gây ra Khẩu nghiệp. Trong Tam nghiệp: Thân nghiệp, Ý nghiệp, Khẩu nghiệp, thì Khẩu nghiệp dễ mắc phải nhứt, vì lời nói không mất tiền mua, nên người ta cứ phát ngôn bừa bãi vô tội vạ. Nhưng người tu nên nghĩ rằng: lời nói không tốt sẽ gây ra khẩu nghiệp, cũng nặng nề như Thân nghiệp và Ý nghiệp vậy.
Cho nên khi nói ra lời nào, phải suy nghĩ cho cẩn thận, xem lời nói đó có chơn thật không, có gây thiệt hại hay phiền giận cho ai không.
Bên Tây phương có một câu cách ngôn làm lời khuyên rất quí báu: "Trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần." (Il faut tourner sept fois sa langue dans sa bouche avant de parler.)
Nho giáo có dạy rằng: Nhứt ngôn khả dĩ hưng bang, nhứt ngôn khả dĩ táng bang. (Một lời nói có thể làm nước hưng thịnh, một lời nói có thể làm nước mất). Câu nói nầy để cảnh giác các vị vua khi nghe lời tâu cáo của quần thần, phải phân biệt lời nào trung quân ái quốc xây dựng đất nước, lời nói nào sàm nịnh của kẻ gian thần hại nước.
Đức Chí Tôn cũng thường dạy: "Thầy dạy các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể."
Người tín đồ Cao Đài muốn Lập Ngôn đúng đắn thì phải nghiêm chỉnh tuân theo giới cấm thứ 5 trong Ngũ Giới Cấm:
Ngũ bất vọng ngữ là cấm xảo trá láo xược, gạt gẫm người, khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa xa cách, ăn nói lỗ mãng thô tục, chửi rủa người, hủy báng tôn giáo, nói ra không giữ lời hứa."
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giảng giải về Tam Lập, trích ra như sau đây:
"- Mình học để biết Đạo là Lập Đức, nói Đạo cho thân tộc mình biết là Lập Công, độ toàn nhơn loại là Lập Ngôn. Có làm đủ ba điểm đó mới về được với Đức Chí Tôn bằng con đường Cửu Thiên Khai Hóa."
"- Lập Đức thì phải nhớ đạo lý. Lập Công thì phụng sự nhơn sanh. Lập Ngôn thì để hết trí óc tìm hiểu về triết học tinh thần, tìm tòi mọi lẽ cao sâu để thuyết minh Chánh giáo."
"- Phương pháp Tam Lập, nói rõ ra là chỉ đem mảnh thân nầy làm tế vật cho Đức Chí Tôn đặng phụng sự nhơn loại. Nếu giải rõ rất nhiều chi tiết, để có dịp Bần đạo sẽ thuyết minh hoặc viết sách in ra cho học hỏi."
"Còn mấy em đây là trung phẩm chi nhơn, giáo nhi hậu thiện, mấy em tạo thiện đức được là biết nghe lời Hội Thánh. Người ta có tài thì làm việc hay, còn mình dở thì làm việc thường.
Bần đạo tỉ dụ một việc thường để cho mấy em dễ hiểu. Phận mình dốt thì làm theo dốt. Muốn tạo thiện đức, thiện công, thiện ngôn, là như vầy:
Mình nghe đâu có cất chùa, thì mình tự tính đi đến đó xin làm công quả. Mình nghe đâu đó bị tai nạn khốn khổ, thì trong đêm ấy nằm tính và thương xót nghe chỗ đó bị tai nạn, mình định sáng ngày mai, rủ anh em hay tự mình đi, dầu sáng ngày tằm sắp chín hoặc có mối lợi gì đó cũng bỏ đi. Đến trợ giúp tai nạn. Đó là thiện đức, nghĩa là khi mình tính.
Khi đến, mình nói như vầy: Thưa anh, tôi nghe anh bị tai nạn, tôi đến để xin phép giúp anh một ngày, hoặc là vác một cái cây, hoặc giúp một đồng bạc, vậy thì anh vui lòng cho tôi giúp với một nghĩa mọn. Khi mình nói, đó là Thiện ngôn. Khi mình làm, đó là Thiện công. Chớ không phải ỷ có tiền rồi nói sổ sàng: Đây tôi cho anh một đồng mua gạo ăn đỡ đói. Như vậy là chưa Thiện ngôn."
Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài, trong buổi đầu là thời kỳ Đại Ân Xá, nên Đức Chí Tôn lập một trường thi công quả (hay trường thi công đức) cho nhơn sanh đắc đạo. Đức Chí Tôn miễn cho môn thi luyện đạo vì môn nầy rất khó, chỉ cần có đủ công quả là Đức Chí Tôn cho đắc đạo.
Việc lập công quả hay công đức là thuộc về Tam Lập, vì Lập Đức, Lập Công và Lập Ngôn gắn liền nhau, không thể tách rời ra từng phần được. Do đó, thi Lập công quả hay thi Lập công đức chính là thi Tam Lập.
Người tín đồ Cao Đài là những sĩ tử tham dự kỳ thi nầy, nên cần phải luyện tập ba môn thi nói trên cho hay cho giỏi.
Làm bài trúng, được điểm cao, được chấm đậu thì Đức Chí Tôn ban thưởng cho các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tương xứng. Nếu các sĩ tử không rèn luyện các môn thi chánh thức nầy, mà lại xem thường nó, rồi lại đi rèn luyện các môn khác không sử dụng trong kỳ thi như môn Luyện đạo chẳng hạn, thì rất uổng phí thời gian cho một kiếp sanh may duyên gặp Đạo.
Trong kiếp sanh nầy, muốn đắc đạo tức là thi đậu thì phải lo học tập và thực hành Tam Lập. Việc nầy cũng rất khó khăn, nhưng không phải không làm được, muốn thực hiện thì phải có một quyết tâm lớn, một ý chí kiên cường nhẫn nại và một tấm lòng hy sinh.
- Quyết tâm là để không lùi bước trước khó khăn, vượt qua các thử thách do bọn Tà quyền gây nên.
- Ý chí kiên cường nhẫn nại là để thắng dục vọng thấp kém, tình cảm yếu hèn của mình, kềm hãm lục dục thất tình, hướng chúng vào đường cao thượng.
- Lòng hy sinh là để thắng cái Ta hẹp hòi ích kỷ. Hy sinh là để hiến dâng tất cả những gì quí báu của đời mình cho Đạo pháp, cho nhơn sanh. Sự hy sinh đó sẽ làm cho dứt hết các phiền não, đem lại cho tâm hồn sự an lạc nhẹ nhàng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chẳng khác chi một trường thi công quả. Nếu biết ăn năn trở bước lại con đường sáng sủa, giồi tâm, trau đức, đặng đến hội diện cùng Thầy thì mới đạt đặng địa vị thanh cao trong buổi chung qui đó.
Tam nghiệp
三業 |
A: The three acts, the retribution of three acts. |
P: Les trois actes, la rétribution des trois actes. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Nghiệp: con đường đi từ Nhân tới Quả. Nếu kiếp trước mình làm điều lành thì tạo được nghiệp lành. Cái nghiệp lành nầy nó theo ủng hộ mình trong kiếp nầy, làm cho mình được may mắn, hạnh phúc. |
Tam nghiệp là ba cái nghiệp do Thân, Khẩu, Ý tạo ra.
Tam nghiệp gồm: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp.
Nếu làm lành thì tạo Nghiệp lành, gọi là Thiện nghiệp, hay Phước nghiệp.
Nếu làm dữ thì tạo Nghiệp dữ, gọi là Ác nghiệp hay Bất thiện nghiệp.
Cái nghiệp chỉ là sự thể hiện của luật Nhân Quả. Cái nghiệp của mỗi người, không do Trời hay Phật gán ghép cho mình, mà là do những việc làm của mình tạo ra, mình làm điều lành thì tạo nghiệp lành và hưởng quả lành. Nhưng vì thời gian đi từ Nhân tới Quả, thường kéo dài từ kiếp nầy sang kiếp khác, mà con người thì vô minh không biết, nên lầm tưởng là Trời Phật gán ghép cho mình. Trời hay Phật chỉ cầm cây cân công bình thiêng liêng để cho luật Nhân Quả thể hiện đúng và đủ.
I. Thân nghiệp: Thân nghiệp là cái nghiệp do thân thể và tay chân tạo ra.
Có Thân thiện nghiệp và Thân bất thiện nghiệp.
Người tu muốn tạo Thân thiện nghiệp thì phải xả thân hành thiện, giúp người giúp đời. Đó là việc làm công quả phụng sự chúng sanh.
Khi làm các việc ác độc khiến cho người phiền não, tổn hại như: Sát sanh, du đạo, tà dâm, thì tạo Thân bất thiện nghiệp, nhứt định sau nầy sẽ bị quả báo nặng nề theo đúng luật Nhân Quả.
Ba giới cấm đầu trong Ngũ Giới Cấm là để người tín đồ tránh tạo ra Thân bất thiện nghiệp.
II. Khẩu nghiệp: Khẩu nghiệp là cái nghiệp do miệng thốt ra lời nói lành hay dữ.
Lời nói lành gây tốt đẹp cho người thì tạo Khẩu thiện nghiệp. Lời nói dữ gây đau khổ cho người thì tạo Khẩu bất thiện nghiệp.
Lời nói tạo Khẩu thiện nghiệp trong 4 đức sau đây:
Lời nói tạo Khẩu bất thiện nghiệp trong 4 trường hợp:
III. Ý nghiệp: Ý nghiệp là cái nghiệp tạo ra do ý kiến hay tư tưởng của mình.
Những tư tưởng mới suy nghĩ, phát khởi trong đầu óc thì nó đã tạo thành Ý nghiệp, chớ không phải đợi đến khi nó phát tiết ra ngoài. Cái Ý nghiệp nầy còn ẩn tàng bên trong. Khi cái Thân và cái Khẩu hưởng ứng theo cái Ý thì sẽ tạo thành cái nghiệp trọn vẹn, nhứt định phải có quả báo, chẳng hề sai chạy.
Muốn có Thiện Ý nghiệp thì phải suy nghĩ điều chơn chánh, quên điều dữ, nhớ điều lành, suy nghĩ những điều ích lợi cho Đạo, cho nhơn sanh.
Tư tưởng của con người được xem là hành động vô hình, nên tư tưởng ác độc tạo thành Ý bất thiện nghiệp.
Tham, Sân, Si là ba nguyên nhân chánh gây thành tư tưởng ác độc, đưa đến Ý Bất thiện nghiệp.
Người tu ráng tập tành từ bỏ các Bất thiện nghiệp của Thân, Khẩu, Ý, đồng thời phát triển các Thiện nghiệp.
Tam nguơn (Tam nguyên)
三元 |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Nguơn: Nguyên: một khoảng thời gian dài. |
Tam nguơn hay Tam Nguyên là ba khoảng thời gian dài, được gọi là: Thượng Nguơn, Trung Nguơn và Hạ Nguơn.
Có 3 trường hợp về Tam nguơn:
Theo chú thích trong quyển Pháp Chánh Truyền Chú Giải nơi trang 7, Tam nguơn ấy là:
Trong Đại Thừa Chơn Giáo có bài giảng dạy về "Đạo có Ba Nguơn":
"Các con khá biết, Đạo có ba nguơn. Ba nguơn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất.
Trước hết mở đầu là Thượng Nguơn. Thượng Nguơn đây chính là nguơn Tạo hóa, là nguơn đã gầy dựng Càn Khôn Vũ Trụ.
Vậy khi mới tạo Thiên lập Địa, nhơn loại sanh ra thì tánh chất con người rất đỗi hồn hồn ngạc ngạc, còn đang thuần phát thiện lương, nên chi, cứ thuận tùng thiên lý mà hòa hiệp dưới trên, tương thân tương ái.
Thời kỳ ấy, người người đồng hấp thụ khí thiên nhiên, nên hằng cộng hưởng thanh nhàn khoái lạc mà vui say mùi đạo tháng ngày. Bởi đó, đời Thượng cổ mới có danh là đời Thượng đức mà Thượng Nguơn ấy cũng kêu là Nguơn Thượng đức nữa.
LI|2. Trung Nguơn hay là Nguơn Thượng lực:
Kế đó bước qua Trung Nguơn thì nhơn tâm bất nhứt, tập quán theo thói đời thâm nhiễm nhiều nết xấu, mới làm cho xa mất điểm Thiên lương, bèn cậy ở sức mình mà hiếp bức lẫn nhau, chém giết lẫn nhau, tương sát tương tàn, mạnh còn yếu mất, thì mới sanh ra biết bao trường huyết chiến, không còn kể đồng loại đồng chủng, đã lợt tình đồng nghĩa đồng bào.
Bởi đó, đời Trung cổ mới có danh là đời Thượng lực, mà Trung Nguơn ấy cũng kêu là Nguơn Tranh đấu nữa.
LI|3. Hạ Nguơn hay là Đời Mạt kiếp:
Tiếp đến Hạ Nguơn, sự tranh đấu càng ngày càng ráo riết, dữ tợn gớm ghê, nhơn loại lại chê sức mạnh mà dùng não cân, nên mới bày ra chước quỉ mưu tà, kế sâu bẫy độc, thiệt là khốc liệt phi thường.
Song đó là lẽ tự nhiên, càng tranh đấu mới càng tấn hóa. Ngặt càng tranh đấu lắm lại càng ác liệt lắm. Nếu tranh đấu thét phải đến thời kỳ tiêu diệt.
Bởi đó, đời hiện tại là Đời Mạt kiếp, còn Hạ Nguơn nầy là Nguơn Điêu tàn.
LI|Nguơn Tái tạo:
Nhưng hễ loạn là tới trị, vong tất hưng, nên nguơn tiêu diệt tất sẽ bước đến Nguơn Bảo tồn, là Nguơn đạo đức phục hưng, để sắp lập lại như đời Thượng cổ, thế nên cũng gọi là Nguơn Tái tạo.
Vậy nhơn loại bước qua thời kỳ nầy là thời kỳ qui nhứt thống, đại luân hồi của Thiên Địa đó. Mà ngày nay đã đúng số nhất định của Tạo đoan, đã tới nguơn cuối cùng của Thiên Địa, vì tính ra đã mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm (129,600 năm), nên đã tới thời kỳ tạo Thiên lập Địa một lần nữa."
Sau đây xin trích bài Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp tại Đền Thánh ngày 18-8-Đinh Hợi (1947):
"Hôm nay, Bần đạo giảng nguyên do nào có Đạo Cao Đài sản xuất buổi nầy.
Theo Bí pháp chơn truyền thì mỗi Chuyển của địa cầu là một mức tăng tiến. Mỗi Chuyển có 36000 năm, chia làm 3 Nguơn, mỗi Nguơn có 12000 năm.
Chiếu theo pháp Phật, trong mỗi Chuyển, Thượng Nguơn hay là Khai Nguơn thuộc quyền Phật, Trung Nguơn thuộc quyền Tiên, Hạ Nguơn thuộc quyền Thánh.
Nhận định bí pháp thiêng liêng của Đức Chí Tôn, nhỏ có người dạy, lớn học hành lập thân danh, thành nhơn rồi tự trị lấy mình.
Phật thì dạy, Tiên đào luyện, Thánh thì trị. Hạ Nguơn thuộc Thánh, nhơn sanh tranh đấu cho sự sống còn, ấy là Nguơn tranh đấu mà triết lý cốt là trị, được sản xuất cơ quan bảo tồn cho loài người.
Nay Hạ Nguơn Tam Chuyển hầu mãn, khởi Thượng Nguơn Tứ Chuyển, địa cầu chúng ta lạc hậu nhiều lắm vậy.
Đã 3000 năm xa xuôi đã thua Thủy đức, Kim đức, và Mộc đức Tinh Quân trong số 7 địa cầu (Système solaire: Les sept planètes solaires), người ta đã 7 Chuyển, mình mới tới đệ tứ Chuyển, vì vậy nên Đức Chí Tôn mượn các đẳng chơn linh ở các địa cầu kia đến làm bạn với chúng ta.".....
Như vậy, theo bài Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, chúng ta nhận thấy:
- Một Chuyển có 3 Nguơn: Thượng, Trung, Hạ.
- Nhơn loại trên địa cầu của chúng ta hiện nay đã trải qua ba Chuyển rồi, sắp bước qua Thượng Nguơn của Chuyển thứ tư. Đây là buổi giao thời giữa Hạ Nguơn Tam Chuyển và Thượng Nguơn Tứ Chuyển, nên gọi là thời Mạt kiếp.
➀ | Thượng Nguơn | |
TAM CHUYỂN | ➁ | Trung Nguơn |
➂ | Hạ Nguơn. | |
....... thời Mạt kiếp | ||
➀ | Thượng Nguơn | |
TỨ CHUYỂN | ➁ | Trung Nguơn |
➂ | Hạ Nguơn. |
Một năm cũng được chia làm ba Nguơn. Ba ngày rằm của ba Nguơn là ba ngày rằm lớn, kể ra:
(Xem chi tiết nơi chữ: Rằm Thượng nguơn, vần R)
Tam nhơn đồng hành tất hữu ngã sư
三人同行必有我師 |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Nhân: người. |
Đồng: cùng. |
Hành: đi. |
Tất: ắt hẳn. |
Ngã: ta. |
Sư: thầy. |
Câu trên có nghĩa là: Ba người cùng đi, ắt hẳn có người đáng là thầy ta.
Đức Khổng Tử nói: "Tam nhơn hành tất hữu ngã sư yên, trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi."
Nghĩa là: Ba người đi ắt có người là thầy ta vậy, lựa người lành mà theo, còn người chẳng lành mà sửa cải đó.
Ba người đi đường với nhau, hai người nữa với mình là ba, người lành thì vẽ cho ta điều lành và ta làm theo, người chẳng lành thì vẽ cho ta điều xấu, ta nên biết mà chừa cải. Thế là hai người đó đều là thầy của ta.
Câu nói trên của Đức Khổng Tử biểu thị một đức khiêm tốn và một tinh thần cầu học đến cao độ. Nơi người giỏi và lành, chúng ta học nơi họ điều giỏi điều lành và bắt chước làm theo; nơi người dở và không lành, chúng ta học để biết cái dở và cái không lành để tránh đi, khỏi thất bại.
Trong đời sống chung quanh chúng ta, tất cả đều là những bài học đủ ngành đủ lớp rất đa dạng phong phú, bài học tốt thì chúng ta bắt chước, bài học xấu thì chúng ta biết mà tránh cho khỏi vấp phạm.
Tam Nương
三娘 |
A: Third Muse. |
P: Troisième Muse. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Nương: người phụ nữ đáng kính. |
Tam Nương là vị Tiên Nữ thứ ba trong Cửu vị Tiên Nương Diêu Trì Cung.
Tại Báo Ân Từ, trong tượng thờ Đức Phật Mẫu, Tam Nương mặc áo vàng, tay cầm Long Tu Phiến, ngồi bên tay mặt của Đức Phật Mẫu.
Tam Nương ít khi giáng cơ dạy đạo, chỉ giáng cho thi chung với Cửu vị Tiên Nương. (Xem: Cửu vị Tiên Nương, vần C)
Tam phược (Tam phọc)
三縛 |
P: Trois liens. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Phược hay Phọc: sợi dây trói buộc. |
Tam phược hay Tam phọc là ba sợi dây trói buộc con người vào vòng lục đạo luân hồi. Đó là: Tham, Sân, Si.
Tam phược còn được gọi là Tam độc. (Xem: Tam độc)
Tam quan
Có hai trường hợp:
三官 |
A: Mandarin at third degree. |
P: Mandarin à troisième degré. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. thứ ba. |
Quan: chức quan nơi triều đình. |
Tam quan là chức quan đứng hàng thứ ba trong triều đình, tức là bực quan Tam phẩm thời xưa.
Các quan đứng hàng Tam phẩm gồm có: Chưởng Viên Học Sĩ, Thị Lang, Đại Lý Tư Khanh,...
Đức Lý Thái Bạch hồi thời sinh tiền, được vua Đường phong chức Đại Học Sĩ, tức là bực quan đứng hàng Tam phẩm, do đó Đức Lý Thái Bạch giáng cơ tự thuật có câu:
Tam quan còn chỉ ba vị Thánh coi việc ban phước, giải ách và xá tội cho dân:
三關 |
A: Three entrances gate. |
P: Portique à trois entrées. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Quan: cổng. |
Tam quan là cái cổng lớn có ba lối đi: lối đi ở giữa thì rộng và cao, lối đi hai bên thì nhỏ và hẹp.
Tam quan thường được xây trước các đền, chùa, miếu.
Chung quanh Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, có 12 cổng ra vào được xây theo kiểu cổng Tam quan cổ kính, được đánh số từ 1 đến 12, trong đó có một cái cổng lớn nhứt, ngay trước Tòa Thánh, gọi là cổng Chánh Môn. (Xem chữ: Chánh môn, vần Ch)
Tam quan còn là ba cái cửa thâm nhập làm ô uế thân tâm con người: mắt, tai, miệng.
Người tu phải gìn giữ ba cửa nầy cho cẩn thận.
Tam quang
三光 |
A: The three lights. |
P: Les trois luminaires. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Quang: ánh sáng. |
Tam quang là ba vật sáng trên bầu trời: Nhựt, Nguyệt, Tinh (mặt trời, mặt trăng, ngôi sao), nên cũng gọi là Tam bửu.
Mão Tam quang (Tam quang mạo) là cái mão của chư vị Thập nhị Thời Quân, trên đó có thêu: Nhựt, Nguyệt, Tinh. Thêu mặt Nhựt ở chính giữa, Nguyệt bên phải, Tinh bên trái.
Tam qui
三歸 |
A: The three subjections, the three refuges. |
P: Les trois sujétions, les trois refuges. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Qui: theo về, nương theo. |
Tam qui là ba sự theo về hay ba sự nương theo.
Tam qui gồm: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng.
Tam qui còn được gọi là: Qui y Tam bảo.
Người muốn nhập môn vào đạo Phật, phải đến chùa làm lễ Qui y, tự mình phải xướng lên ba câu nguyện sau đây, hoặc bằng hán văn, hoặc bằng chữ nôm cũng được:
(Tự mình Qui y Phật, vậy nguyện cho chúng sanh hiểu rõ Đại Đạo và phát tâm Bồ Đề).
(Tự mình Qui y Pháp, vậy nguyện cho chúng sanh rõ thấu kinh tạng, trí huệ như biển).
(Tự mình Qui y Tăng, vậy nguyện cho chúng sanh dắt dẫn đại chúng, cả thảy đều vô ngại).
Tam qui Ngũ giới: Tam qui và Ngũ giới cấm.
Người tu theo đạo Phật tại gia, trước thọ Tam qui, kế thọ Ngũ giới cấm. Nam thì được gọi là: Ưu bà tắc, Nữ thì được gọi là Ưu bà di.
Tam sao thất bản
三抄失本 |
A: After three copies, original is lost. |
P: Après trois copies, l"original est méconnaissable. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Sao: chép lại. |
Thất: mất. |
Bản: Bổn: gốc. |
Tam sao thất bản là ba lần chép lại thì mất bổn gốc.
Ý nói: mỗi lần chép lại một bài văn hay một cuốn sách, là mỗi lần có sai sót, đến khi chép lại ba lần thì sai hẳn với bản gốc ban đầu.
Tam sắc đạo
三色道 |
A: Three religious colours. |
P: Trois couleurs religieuses. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Sắc: màu. |
Đạo: tôn giáo. |
Tam sắc đạo là ba màu tôn giáo: vàng, xanh, đỏ, tượng trưng Tam giáo: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo.
Đặt ba màu vàng xanh đỏ liên tiếp nhau tượng trưng Tam giáo qui nguyên.
Trên đạo phục của Chánh Trị Sự và Phó Trị Sự, nơi tay trái có mang một miếng vải 3 màu đạo gọi là Tam sắc đạo.
Miếng vải tam sắc đạo của Chánh Trị Sự có kích thước: dài 10 phân, ngang 6 phân. Miếng vải tam sắc đạo của Phó Trị Sự thì nhỏ hơn: bề dài 5 phân, bề ngang 3 phân.
Tam sinh
Có hai trường hợp:
三生 |
A: Three existences. |
P: Trois existences. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Sinh: Sanh: sống, kiếp sống. |
Tam sinh là ba kiếp sống. (Xem: Ba sinh, vần B).
Tam sinh hữu hạnh: Hạnh phúc ba sinh: Nay được hạnh phúc là vì đã tu được ba kiếp rồi.
三牲 |
A: The three animals of sacrifice. |
P: Les trois animaux de sacrifice. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Sinh: Sanh: con vật hy sinh để tế Thần. |
Tam sinh là ba con vật hy sinh dùng để tế Thần là: bò, heo, dê hoặc trâu, heo, dê.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: "Khi ta xem tế Nam giao, từ thượng cổ, nhà vua dâng cho Đức Chí Tôn ba vật là: trâu, heo và dê, gọi là Tam sinh."
Vua Tế Trời Đất thì dùng Tam sinh.
Hương chức trong làng tế Thần thì cũng dùng Tam sinh.
Dân tế vong linh thì dùng Tam sênh. Dùng chữ Sênh là nói trại ra để tránh dùng chữ Sinh, phân biệt vua quan và dân.
Bộ Tam sênh gồm: Hột vịt luộc, tôm luộc, thịt heo luộc.
Tam tai
三災 |
A: Three calamities. |
P: Trois calamités. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tai: tai họa, họa hại. |
Tam tai là ba tai họa, gồm: Hỏa tai, Thủy tai, Phong tai.
Ngoài ra còn có Tiểu Tam tai là ba thứ tai họa nhỏ, gồm: Cơ cẩn chi tai, Tật dịch tai, Đao binh tai.
Di Lạc Chơn Kinh: Nam mô Di-Lạc Vương Bồ Tát năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh,....
Tam tài
三才 |
A: Three essential elements of universe. |
P: Trois éléments essentiels de l" univers. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tài: ngôi. |
Tam tài là ba ngôi trọng yếu trong Càn Khôn Vũ Trụ là: Thiên, Địa, Nhơn, tức là Trời, Đất, Người.
Con người đứng giữa Trời Đất, đầu đội Trời, chân đạp đất, cho nên lấy theo thứ tự là: Thiên, Nhơn, Địa để phân biệt các phẩm trong Cửu phẩm Thần Tiên.
Phẩm Thần: | 1. Địa Thần | (Đạo hữu) |
2. Nhơn Thần | (Bàn Trị Sự) | |
3. Thiên Thần | (Lễ Sanh) | |
Phẩm Thánh: | 4. Địa Thánh | (Giáo Hữu) |
5. Nhơn Thánh | (Giáo Sư) | |
6. Thiên Thánh | (Phối Sư) | |
Phẩm Tiên: | 7. Địa Tiên | (Đầu Sư) |
8. Nhơn Tiên | (Chưởng Pháp) | |
9. Thiên Tiên | (Giáo Tông). |
Theo Nho giáo, con người là một Tiểu Thiên Địa, hay một Tiểu Vũ trụ, bởi vì Trời Đất có gì thì con người có nấy, nhưng thâu nhỏ lại mà thôi. Như vậy, Trời Đất Người tương đồng từng điểm, cho nên Vũ trụ mà không có Người thì Vũ trụ không hoàn toàn, bởi vì Vũ trụ là một đại hòa điệu của Thiên Địa Nhơn, nếu thiếu một yếu tố thì sự hòa điệu không còn nữa.
Cái quan niệm ấy của Nho giáo gọi là: Tam Tài đồng nhất thể, hay Nhất thể Tam Tài.
Như thế, cái địa vị của con người trong Trời Đất rất quan trọng và cao cả, không thể thiếu được trong Càn Khôn Vũ Trụ.
Phật Mẫu Chơn Kinh: Lập Tam tài định kiếp hòa căn.
Tam Tạng Kinh
三藏經 |
A: Tripitaka, The three great books of buddhism. |
P: Tripitaka, Les trois grands recueils bouddhiques. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tạng: chứa. |
Kinh: kinh sách. |
Tam Tạng Kinh là ba bộ kinh quan trọng nhứt của Phật giáo, chép lại tất cả lời thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca trong suốt 45 năm hoằng pháp của Ngài, tạo thành một nền giáo lý và triết lý rất cao siêu của Phật giáo.
Tam Tạng Kinh gồm ba bộ:
Tam Tạng Kinh, tiếng Phạn: Tripitaka là 3 cái giỏ:
Ngay khi Đức Phật Thích Ca còn sanh thời, Tam Tạng Kinh chưa được chép ra.
Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được 3 tháng, vào năm thứ 8 triều vua A-Xà-Thế, Đệ nhứt Tổ Sư Ma Ha Ca Diếp triệu tập 500 vị đại đệ tử của Đức Phật đã đắc quả A-La-Hán, họp đại hội kết tập kinh điển tại thành Vương Xá, để ghi lại những Phật ngôn quí báu.
Đó là lần kết tập kinh điển đầu tiên, tập trung toàn thể giáo lý của Phật giáo, sắp đặt chép lại thành Tam Tạng Kinh.
Kinh được chép bằng tiếng Phạn, trên lá bối (lá buông).
Vì có những khuynh hướng làm sai lạc giáo lý của Phật, nên 100 năm sau, 700 vị Thánh tăng lập Đại hội nhắc lại và xác định Phật ngôn. Đó là lần kết tập kinh điển lần thứ nhì.
Rồi 136 năm tiếp theo, đời vua A-Dục, có 1000 vị Thánh tăng họp Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba.
Vào năm 83 trước Tây lịch, tại nước Tích Lan phía Nam Ấn Độ, dưới triều vua Vatta Gamani Abhaya, các Thánh tăng lại họp Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư tại Aluvihara, một ấp nhỏ cách Kandy lối 30 cây số. Tại đây lần đầu tiên Tam Tạng Kinh được chép bằng tiếng Pali trên lá bối.
Kinh Tạng gồm những bài pháp có tánh cách khuyên dạy mà Đức Phật Thích Ca giảng cho bực xuất gia và hàng cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau, trong đó có một vài bài giảng của các đại đệ tử của Phật được Đức Phật chấp nhận như: Xá Lợi Phất, Mục Kiều Liên, A-Nan,...
Phần lớn các bài pháp nầy nhắm vào lợi ích của các vị Tỳ Kheo và đề cập đến đời sống cao thượng của bực xuất gia.
Kinh Tạng gồm có 5 bộ:
Luật Tạng được xem là cái neo vững chắc bảo tồn con thuyền Giáo Hội trong cơn phong ba bão táp của lịch sử.
Phần lớn Luật Tạng đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni.
Luận Tạng thâm diệu và quan trọng nhứt trong toàn thể giáo pháp của Đức Phật, vì đây là phần triết lý cao siêu, là vi diệu pháp, là tinh hoa của Phật giáo.
Muốn thông hiểu giáo lý của Phật giáo, phải học Luận Tạng, vì trong đó là giáo lý cùng tột của Phật.
Luận Tạng gồm 7 bộ:
Tam Thanh
三清 |
A: Three purities. |
P: Trois puretés. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thanh: trong sạch, cao quí. |
Tam thanh là ba cái trong sạch cao quí, gồm: Thái Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Thanh.
Mỗi Thanh được tượng trưng bằng một màu:
Do đó, lá cờ của Đạo Cao Đài có 3 màu (vàng, xanh, đỏ) được gọi là cờ Tam Thanh. [Lá cờ của nước Pháp có 3 màu (xanh, trắng, đỏ) thì gọi là cờ Tam sắc.]
Tam Thánh ký hòa ước
三聖記和約 |
A: The Three Saints declare the Treaty between God and Humanity. |
P: Les Trois Saints déclarent le Traité entre Dieu et Humanité. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thánh: vị Thánh. |
Ký: ghi chép. |
Hòa ước: bản giao ước giữa đôi bên để theo đó mà thực hiện. |
Tam Thánh là ba vị Thánh, ở đây chỉ ba vị Thánh đứng đầu Bạch Vân Động, đó là:
Tam Thánh ký hòa ước là ba vị Thánh ghi chép bản Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá, để công bố cho toàn nhơn loại biết rõ.
Bản Hòa ước nầy được gọi là: Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước, tức là bản hòa ước thứ ba giữa Trời và người. (Xem chi tiết nơi chữ: Thiên Nhơn Hòa ước, vần Th)
GHI CHÚ: Chữ "Ký" trong Tam Thánh Ký Hòa Ước, không có nghĩa là ký tên vào Hòa Ước, mà nghĩa theo chữ Hán là ghi chép.
Trên bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước, chúng ta thấy rõ là Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ chép Thiên Nhơn Hòa Ước bằng chữ Hán lên tấm bảng đá, và Đức Nguyệt Tâm cũng chép Thiên Nhơn Hòa Ước bằng chữ Pháp lên tấm bảng đá.
Hai vị ấy không có ký tên vào Hòa Ước, vì Tam Thánh không phải là đại diện của nhơn loại để ký hòa ước với Đức Chí Tôn.
Theo Hán văn, ký tên gọi là: Thiêm danh 簽名
Ký kết hòa ước thì Hán văn gọi là: Thiêm đính hòa ước 簽訂和約 hay Đế kết hòa ước 締結和約
Sau đây là bài tường thuật của Luật Sự Võ Quang Tâm (Tốc ký viên) buổi lễ đặt bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước vào vị trí tại Tòa Thánh và Đức Phạm Hộ Pháp trấn thần Tam Thánh.
"Buổi lễ rước tượng Tam Thánh Ký Hòa Ước khởi hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 10-7-Mậu Tý (dl 14-8-1948).
Hiện diện: Chư Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Phước Thiện, Chức việc, Đạo hữu nam nữ, chư vị Thượng Hạ sĩ quan tham dự.
Đúng giờ, Lễ viện và Dàn Nhạc đến Hộ Pháp Đường rước Đức Hộ Pháp qua Văn phòng Quốc Sự Vụ, vì nơi đây là nơi khởi đầu cuộc rước tượng ảnh.
Lộ trình, trước hết hai hàng đồng nhi nam nữ, kế Bảo thể cầm đồ lỗ bộ đi hai bên Dàn nhạc, có 4 Lễ sĩ mặc áo phái Ngọc (áo tràng đỏ), 2 vị cầm lọng, 2 vị cầm tàn, hầu hai bên bàn đưa tượng ảnh, có 4 Lễ Sanh thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo khiêng đi.
Bức tượng Tam Thánh nầy do vị Hiền Tài Lê Minh Tòng vâng lịnh Đức Hộ Pháp truyền họa, khuôn khổ: 2,80 mét x 1,90 mét. Hình tượng lớn bằng người thường. Đức Thanh Sơn cầm bút lông mèo, Đức Nguyệt Tâm cầm bút lông ngỗng và Đức Tôn Sơn cầm nghiên mực.
Hai Đấng đang viết trên bia đá những chữ:
Đi tiếp bàn đưa có Đức Hộ Pháp mặc tiểu phục vàng, đội Tam quang mạo, kế đó là Ngài Bảo Thế, Khai Đạo mặc tiểu phục trắng, đội Tam quang mạo, kế là Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Phước Thiện, Chức việc, Sĩ Quan, Đạo hữu và 200 học sinh Đạo Đức Học Đường đi sau rốt.
Đến Đền Thánh, đi vào cửa hông phía Đông lang, tiến lên Cung Đạo, day mặt tượng ảnh vào Bát Quái Đài, Bảo thể cầm đồ lỗ bộ đứng hầu hai bên.
Trước hết, Đức Hộ Pháp xông tay vào lư hương và áp vào mặt ba lần, rồi Ngài bước xuống cầm lư hương xông tượng ba ảnh để khử trược. Xong rồi, Đức Hộ Pháp lấy nước Âm Dương hòa lại, rải lên tượng ảnh ba cái, bắt đầu từ Đức Thanh Sơn, đến Đức Nguyệt Tâm, rồi đến Đức Tôn Trung Sơn.
Rồi lấy chín cây nhang trấn thần Tam Thánh, Đức Thanh Sơn trước, Đức Nguyệt Tâm kế đó, và sau rốt là Đức Tôn Trung Sơn.
Đồng nhi đứng trên lầu Hiệp Thiên Đài đọc kinh Xưng Tụng Công Đức. Khi dứt kinh, Đức Hộ Pháp giải rằng:
"Trấn thần ba vị Thánh rất khó, vì phải kêu chơn linh của họ đến nhập vào tượng ảnh, mà muốn chơn linh họ đến, phải thấu đáo cả căn kiếp của họ mới đặng.
Còn 9 cây nhang dùng để trấn thần là 9 cái thang bắc lên Cửu Trùng Thiên cho các chơn linh nương theo đó. Chẳng biết họ ở từng Trời thứ mấy, mình cứ đưa lên đủ, họ gặp họ tới ngay, quan hệ là trước khi trấn thần, phải xem lại coi có tắt cây nhang nào không.
Thảng như họ ở từng thứ 7 mà cây nhang thứ 6 rủi tắt đi thành ra bị cách khoảng, họ không thể tới được.
Bây giờ chúng ta chỉ thông công với các Đấng trong Cửu Thiên Khai Hóa, rồi đây cũng có ngày Bần đạo kêu lên Đức Di-Lạc ở từng thứ 11 chưa biết chừng, khi ấy phải dùng đến 11 cây nhang, chớ không phải 9 cây nữa."
Khi Đức Hộ Pháp trấn thần tượng ảnh Tam Thánh xong, cả nhơn viên tùng sự lui theo cửa hông trở ra, vòng ra cửa trước, đi vào Hiệp Thiên Đài, thỉnh Thánh tượng đặt lên vách tường, ngó mặt ra trước cửa Đền Thánh.
Đức Hộ Pháp giải thích:
là đại diện của Hội Thánh Ngoại Giáo. Các Ngài là những Thiên mạng truyền giáo ngoại quốc (Missionnaires étrangers), cho nên tượng ảnh ở Hiệp Thiên Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi thiêng liêng của các Ngài.
Cả ba vị Thánh đều mặc cổ phục. Cái nghiên mực trên tay Đức Tôn Trung Sơn có hào quang chiếu diệu, tượng trưng sự rực rỡ của nền văn minh tối cổ Trung hoa.
Cái khuôn xi măng đúc trên vách Hiệp Thiên Đài, từ ngày tạo tác Tổ Đình là để dành ngày nay đặt tượng ảnh Tam Thánh lên đó.
Trước kia, Bần đạo cũng không hiểu để làm gì, chỉ biết tạo theo lịnh của Đức Lý Giáo Tông.
Ngày nay do thời cuộc biến thiên, vị Hiền Tài Lê Minh Tòng ở hải đảo trở về đây, Đức Lý truyền lịnh vẽ tượng ảnh nầy, mới hiểu rằng: Đức Lý chờ người mà Ngài cần dùng đến.
Trước tượng ảnh không có bàn thờ chi hết vì chơn linh đã nhập vào đó như người sống vậy.
Kể từ ngày 10-7-Mậu Tý (dl 14-8-1948), tượng ảnh Tam Thánh đã đặt lên vách tường Hiệp Thiên Đài là biểu hiệu cho chủ nghĩa Đại Đồng của Đạo Cao Đài, mở đầu một giai đoạn tiếp dẫn chúng sanh vạn quốc vào cửa Đại Đạo, mà cũng là ngày khởi đoan sự bành trướng ra ngoại quốc. "
Cuộc lễ bế mạc lúc 9 giờ cùng ngày."
Tòa Thánh, ngày 10-7-Mậu Tý (dl 14-8-1948).
Luật Sự VÕ QUANG TÂM tường thuật.
Trên bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước, chúng ta thấy:
- Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, mặc bộ triều phục của một văn quan đại thần Việt Nam thuở xưa. Ngài cầm bút lông mèo viết vừa xong 8 chữ Nho:
天上天下 博愛公平
- Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức văn hào Victor Hugo của nước Pháp, mặc áo mão như một vị Bá Tước, vì Ngài là một Hàn Lâm Học Sĩ của nước Pháp thời bấy giờ. Ngài cầm bút lông ngỗng viết 6 chữ Pháp là:
Sáu chữ Pháp nầy có nghĩa là:
- Đức Tôn Trung Sơn Chơn Nhơn, tức Tôn Văn hay Tôn Dật Tiên, mặc quốc phục Trung hoa, vì Ngài là nhà đại cách mạng đứng lên lật đổ chế độ quân chủ của vua quan nhà Thanh để lập nên chế độ dân chủ với thuyết Tam Dân chủ nghĩa: Dân tộc, Dân quyền, Dân sinh.
Ngài cầm nghiên mực rực rỡ hào quang để cho hai vị kia chấm bút lông vào nghiên mực mà viết chữ lên bảng đá, cũng rực rỡ hào quang. Đức Thanh Sơn chấm bút lông vào để viết chữ Hán, Đức Nguyệt Tâm cũng chấm bút lông vào để viết chữ Pháp.
Hai thứ chữ viết ấy tượng trưng hai nền văn minh Đông và Tây, và hai nền văn minh nầy sẽ hòa hợp nhau nhờ triết lý Nho giáo của Đức Khổng Tử.
Bản Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước được viết lên tấm bảng đá rực rỡ ánh hào quang, được hai vị Thánh đứng đầu Bạch Vân Động viết ra công bố cho toàn thể nhơn loại biết rõ bằng hai thứ chữ: chữ Nho của Trung Hoa và Việt Nam, chữ Pháp của nước Pháp.
Hình ảnh Tam Thánh Ký Hoà Ước do Đức Lý Giáo Tông sắp đặt theo Thánh ý của Đức Chí Tôn, tượng trưng cho chúng ta thấy một sự xóa bỏ hận thù, đi đến sự hòa hợp giữa các dân tộc, sự hòa hợp các nền văn minh thế giới, và sự hòa hợp giữa các nền tôn giáo, tiến tới một thế giới Đại Đồng trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Chúng ta đã biết, hai nước Trung Hoa và Pháp đã dùng sức mạnh đô hộ nước Việt Nam, bắt dân tộc Việt Nam làm nô lệ trong nhiều năm, nên người Việt Nam luôn luôn có mặc cảm thù địch với hai dân tộc nói trên.
Ngày nay, ba vị Thánh của ba nước cùng đứng với nhau, hợp tác trong Thánh ý của Đức Chí Tôn, để công bố bản Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước, là một hình ảnh rất có ý nghĩa về sự khép kín dĩ vãng thù nghịch, mở ra thời kỳ Đại Đồng trong tình huynh đệ. (Xem tiếp: Thiên Nhơn Hòa Ước, vần Th)
Tam thập lục động
三十六洞 |
A: The thirty six grottos of Satan. |
P: Les trente-six grottes de Satan. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tam thập lục: ba mươi sáu. |
Động: hang núi. |
Tam thập lục động là 36 động của Quỉ Vương lập ra cho các phẩm trật quỉ vị ở.
"Còn phẩm trật quỉ vị cũng như thế ấy, nó cũng noi chước Thiên cung mà lập thành quỉ vị, cũng đủ các ngôi các phẩm, đặng đày đọa các con, hành hài các con, xử trị các con." (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển).
Quỉ Vương bắt chước Đức Chí Tôn, lập Tam thập lục động rồi giả mạo thành Tam thập lục Thiên, các tên của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều bị giả mạo để lừa gạt người tu, thử thách người tu.
Đức Quyền Giáo Tông, trong một bài thuyết đạo có nhắc lại lời tiên tri của Đức Chí Tôn: "Chi chi năm Quí Dậu Đạo cũng thành, mà trước khi thành, Tam thập lục động quỉ về phá Tòa Thánh dữ lắm."
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Quỉ Vương đến trước Bạch Ngọc Kinh xin hành xác và thử thách các con. Thầy chẳng chịu cho hành xác, chúng nó hiệp Tam thập lục động toan hại các con, nên Thầy sai Quan Thánh và Quan Âm đến gìn giữ các con, nhưng phần đông chưa lập Minh Thệ, nên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật không muốn nhìn nhận.
Tam thập lục Thánh
三十六聖 |
A: The thirty six Saints. |
P: Les trente-six Saints. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tam thập lục: 36. |
Thánh: vị Thánh. |
Tam thập lục Thánh là 36 vị Thánh, chỉ 36 vị Phối Sư của Cửu Trùng Đài, chia ra 3 phái (Thái, Thượng, Ngọc), mỗi phái 12 vị.
Phẩm Phối Sư Cửu Trùng Đài đối phẩm Thiên Thánh của Bát Quái Đài.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Còn nay, Thầy giáng thế thì chọn đến: Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam thập lục Thánh, Thất thập nhị Hiền, Tam thiên đồ đệ.
Tam thập lục Thiên
三十六天 |
A: Thirty six Heavens. |
P: Trente-six Cieux. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tam thập lục: 36. |
Thiên: từng Trời. |
Tam thập lục Thiên là 36 từng Trời, cũng gọi là 36 cõi Thiên Tào trong bài Kinh Khi Đã Chết Rồi.
Tam thập lục Thiên nầy không phải là 36 vì tinh tú, hay 36 Thiên can, mà là 36 từng Trời thuộc về Vũ trụ vô hình. Đây là phần cao nhất, tinh khiết nhứt, thanh nhẹ nhứt, ở tại trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ.
Đức Chí Tôn có dạy: "Thầy kể: Tam thập lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu, ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú, còn lại Thất thập nhị Địa và Tam Thiên thế giới thì đều là tinh tú." (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)
Trong một bài thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, đăng nơi báo Thông Tin số 9 ngày 27-7-1970, trang 7, Đức Hộ Pháp thuật lại lời Đức Chí Tôn dạy về Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, khi mới khai đàn tại Cần Thơ, xin trích ra một đoạn sau đây:
"Thái Cực sanh Lưỡng Nghi tức là Tam Thiên Vị. Dưới ba ngôi ấy có Tam thập tam Thiên (33 từng Trời), cộng với 3 ngôi trên là 36 từng Trời nên gọi là Tam thập lục Thiên.
Trong mỗi từng, Thầy chia chơn linh, có một vị Thiên Đế chưởng quản. Chỗ Thầy ngự là Bạch Ngọc Kinh, là kinh toàn ngọc trắng, rộng cao vòi vọi, ngoài có Huỳnh Kim Khuyết, là cửa ngõ bằng vàng cực kỳ mỹ lệ.
Dưới 36 từng Trời còn có một từng nữa là nhứt mạch đẳng tinh vi, gọi là Cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là chín phương Trời, cộng với Niết Bàn là mười, gọi là Thập phương chư Phật. Gọi Chín phương Trời, Mười phương Phật là do đó."
Như vậy theo bài Thánh Ngôn trên của Đức Chí Tôn, 36 từng Trời là phần cao nhất trong Càn Khôn Vũ Trụ, mà từng thứ nhứt là Thái Cực, có Bạch Ngọc Kinh, ở tại trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ.
Hai từng Trời kế tiếp là Lưỡng Nghi: Ngôi Dương và Ngôi Âm. Mỗi Ngôi là một từng Trời.
Vậy:
Ba từng Trời nầy họp thành Tam Thiên Vị (3 ngôi Trời).
Dưới ba từng Trời nầy là 33 từng Trời nữa, hiệp chung lại đủ 36 từng Trời, nên gọi là Tam thập lục Thiên.
Dưới 36 từng Trời nầy là Niết Bàn Cảnh, cõi của chư Phật. Đây chính là cõi Cực Lạc Thế giới, có Lôi Âm Tự.
Dưới Niết Bàn Cảnh là Cửu Trùng Thiên tức là 9 từng Trời có các Đấng Cửu Thiên Khai Hóa.
Từng Trời cao nhứt của Cửu Trùng Thiên là từng thứ 9, có tên là Tạo Hóa Thiên, do Đức Phật Mẫu chưởng quản.
Như vậy, Niết Bàn Cảnh nằm bên trên Cửu Trùng Thiên, chính là từng Trời thứ 10.
Do đó mới có các từ ngữ: Chín phương Trời (chỉ Cửu Trùng Thiên) và Mười phương Phật (chỉ từng Trời thứ 10 là Niết Bàn Cảnh, cõi của chư Phật).
Tóm lại:
Tất cả các từng Trời đều là phần vô hình của Càn Khôn Vũ Trụ.
- Ở trên tất cả là 3 từng Trời gọi là: - Thái Cực, - Ngôi Dương, - Ngôi Âm, gọi chung là Tam Thiên Vị nghĩa là Ba Ngôi Trời. Nơi từng Thái Cực có Bạch Ngọc Kinh, là trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ.
- Kế tiếp bên dưới là 33 từng Trời. 33 từng Trời nầy hợp với 3 từng Trời bên trên, tổng cộng 36 từng Trời, gọi là Tam thập lục Thiên.
Trong Tam thập lục Thiên, mỗi từng Trời có một vị Thiên Đế chưởng quản. Thiên Đế chỉ là hóa thân của Đức Chí Tôn Thượng Đế.
- Dưới Tam thập lục Thiên là Niết Bàn Cảnh, là cõi của chư Phật ngự.
- Dưới Niết Bàn Cảnh là Cửu Trùng Thiên, tức là 9 từng Trời, mà từng Trời thứ 9 gọi là Tạo Hóa Thiên, do Đức Phật Mẫu chưởng quản. Từng Trời thứ 9 là Tạo Hóa Thiên, thì Niết Bàn Cảnh của chư Phật thuộc từng Trời thứ 10, nên người ta gọi đây Thập phương chư Phật. (Xem tiếp: Vũ Trụ quan, vần V)
Tam thế
三世 |
A: Three generations (Three existences). |
P: Trois générations (Trois existences). |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thế: đời. |
Tam thế là ba đời hay ba kiếp sống.
Tam Thế Phật
三世佛 |
A: The Brahmanist Trinity. |
P: La Trinité Brahmaniste. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thế: đời. |
Tam Thế Phật là ba vị Phật lãnh lịnh Đức Thượng Đế điều khiển ba nguơn của Trời Đất.
Ba vị Phật đó là:
Theo đạo Bà La Môn (Brahmanisme), nay là Ấn Độ giáo (Hindouisme), ba vị Phật nầy rất được tôn sùng, bởi vì:
Theo Di Lạc Chơn Kinh, ba vị Phật nầy ở từng Trời Hỗn Nguơn Thiên, dưới quyền chưởng quản của Đức Di Lạc Vương Phật.
Tam Thế Phật được tạc tượng trên nóc Bát Quái Đài Tòa Thánh Tây Ninh:
- Đức Phật Brahma đứng trên lưng con thiên nga, tay mặt bắt ấn khai nguơn, tay trái nắm bửu châu, mặt nhìn hướng Tây là hướng mặt trời lặn, như lo lắng cho cõi trần sắp đi vào nguơn Tranh đấu điêu tàn.
Brahma Phật là ngôi thứ nhứt, tượng trưng ngôi Thánh đức, thuộc về Cơ Sanh hóa. Ấy là Đấng tự hữu hằng hữu, hữu nguyên hữu thỉ của vạn vật.
- Đức Phật Çiva, day mặt hướng Bắc, đứng trên mình con rắn 7 đầu để chế ngự thất tình, khiến cho nhơn loại khỏi bị thất tình cám dỗ, lục dục khiến sai, thoát khỏi họa tranh đấu tiêu diệt.
Ngài cầm ống tiêu đưa lên miệng thổi, như để thức tỉnh nhơn sanh hồi tâm hướng thiện. Ngài có bộ tinh nhũ trước ngực, đứng day mặt về hướng Bắc. Ngài là ngôi thứ hai trong Tam Thế Phật.
- Đức Phật Christna đứng day mặt hướng Nam, mình trần, tay mặt chống gươm, tay trái chống nạnh, đứng trên mình con giao long, chơn đạp lên đầu giao long như để chế ngự con vật hung dữ.
Ngài là ngôi thứ ba của Tam Thế Phật, tượng trưng ngôi bảo tồn. Dầu cho những chơn linh nào chết nơi chơn trời hay góc bể đi nữa mà đầy đủ công nghiệp và tâm đức, thì Đức Phật Christna cũng rước chơn linh ấy về Bạch Ngọc Kinh.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Bần đạo cũng nên chỉ rõ Đức Phật Mẫu đến tại mặt thế gian nầy, đã tượng trưng bên Ấn Độ. Phật giáo Ấn Độ gọi Ngài là Çiva Phật, là cái hình ở trên Bát Quái Đài, chúng ta để trên nóc đó, thấy có tinh nhũ nơi ngực Ngài đó.
Hồi buổi Chí Tôn phân định, phân tánh của Ngài, lấy Khí, tức nhiên là Ngài dùng cái linh Pháp của Ngài biến tướng ra Phật Mẫu. Phật Mẫu thuộc về Âm, Chí Tôn thuộc về Dương, Âm Dương hiệp lại mới biến hoá ra Càn Khôn Vũ Trụ và sanh ra vạn vật.
Đức Çiva Phật, Ấn Độ làm một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn ông, bởi hồi đó con người chưa phân rõ chắc chắn nam nữ, Âm Dương. Đức Çiva trong huyết khí, tức là huyết, còn chơn linh đào tạo là do Đức Chí Tôn.
Đức Chí Tôn là Phật, Đức Phật Mẫu là Pháp, Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật, vạn vật ấy là do nơi Tinh mà ra, tức là Tăng. Thần tức nhiên là Đức Chí Tôn, Thần phân định Khí, Khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là Çiva tức Phật Mẫu, Tăng là vật loại trên Càn Khôn Vũ Trụ nầy.
Ấy vậy, đạo Phật thờ Phật Mẫu mà không biết, dầu không thờ mà Đức Phật Mẫu vẫn ngồi từ tạo Thiên lập Địa tới giờ, tức nhiên là Đấng tạo ra vạn linh đó vậy.
Tóm lại, Đạo Cao Đài tạo tượng Tam Thế Phật nên nóc Bát Quái Đài Tòa Thánh là để biểu thị sự tuần hoàn trong định luật tiến hoá của Càn Khôn Vũ Trụ theo thời gian, từ Thượng nguơn đi dần qua Trung nguơn và Hạ nguơn, để rồi bước sang Thượng nguơn của Chuyển tiếp theo.
Ba vị Phật ấy luân phiên điều khiển ba nguơn, làm cho Càn Khôn Vũ Trụ luôn luôn tiến hóa.
Tam thiên đồ đệ
三千徒弟 |
A: Three thousand disciples. |
P: Trois mille disciples. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thiên: ngàn. |
Đồ đệ: học trò. |
Tam thiên đồ đệ là ba ngàn học trò.
Đức Khổng Tử có tam thiên đồ đệ, trong đó có 72 người tài giỏi được gọi là thất thập nhị Hiền.
Trong Đạo Cao Đài, tam thiên đồ đệ là ba ngàn học trò của Đức Chí Tôn, tức là 3000 vị Giáo Hữu.
Tam thiên thế giới
三千世介 |
A: Three thousand worlds. |
P: Trois mille mondes. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thiên: ngàn. |
Thế giới: một quả địa cầu trong Càn Khôn Vũ Trụ, mà ban đêm chúng ta thấy địa cầu ấy là một tinh tú. |
Tam thiên thế giới là 3000 quả địa cầu trong Càn Khôn Vũ Trụ của Đức Chí Tôn.
Do đó, trên Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Đài Toà Thánh, Đức Chí Tôn bảo vẽ lên đó 3000 ngôi sao tượng trưng Tam thiên thế giới, và 72 ngôi sao nữa tượng trưng Thất thập nhị Địa, nên tổng cộng trên Quả Càn Khôn có tất cả 3072 ngôi sao.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy kể Tam thập lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú, còn lại Thất thập nhị Địa và Tam thiên thế giới thì đều là tinh tú, tính lại 3072 ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ.....
Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ nói về Luật Tam thể có viết rằng: "Tam thiên thế giới là ở từng trên bao phủ mà Thất thập nhị Địa ví như bàn cờ ở dưới. Tam thiên thế giới là ngôi vị, còn Thất thập nhị Địa là trường thi công quả."
Tam Thiên Vị
三天位 |
A: The celestial Trinity. |
P: La Trinité céleste. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thiên: Trời. |
Vị: ngôi vị. |
Tam Thiên vị là Ba ngôi Trời, cũng gọi là Thượng Đế ba ngôi, gồm: Ngôi Thái Cực, Ngôi Dương và Ngôi Âm.
Ba ngôi Trời là khởi thủy của Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật.
Bởi thế, Đức Chí Tôn Thượng Đế buổi sơ khai nền Đại Đạo, giáng cơ tạm xưng là Đấng A Ă Â, ba chữ nguyên âm đầu tiên của vần tiếng Việt, tượng trưng Tam Thiên Vị: A là ngôi Thái Cực, Ă là ngôi Dương, Â là ngôi Âm.
Tam thừa
三乘 |
A: Three vehicles. |
P: Trois véhicules. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Thừa: bực, còn đọc là Thặng: cỗ xe. |
1. Tam thừa nghĩa là ba bực tu, hay là ba cỗ xe, kể ra:
Đối với Phật giáo:
Nhắc lại cuộc hoằng pháp của Đức Phật Thích Ca:
- Khởi đầu, Ngài dạy giáo pháp Tiểu thừa (Thinh Văn thừa), Ngài giảng giải Tứ Diệu Đế mà độ chúng sanh cho họ đắc quả Thánh là A La Hán.
- Kế đó Ngài dạy giáo pháp Duyên giác thừa (cũng kêu là Trung thừa) mà độ chúng sanh. Ngài giảng giải Thập nhị Nhơn duyên để cho họ tu đắc quả Duyên giác (Bích Chi Phật).
- Tấn lên nữa, Ngài dạy giáo pháp Đại thừa tức Bồ Tát thừa mà độ chúng sanh, dạy họ phép tu Lục độ thành Bồ Tát.
Sau rốt, Ngài gom tất cả Tam thừa nhập lại làm một gọi là Nhứt thừa hay Phật thừa, Thượng thừa, Thắng thừa, Vô đẳng thừa. Ngài trao quả Phật cho chúng sanh, ai nấy noi theo giáo pháp của Ngài mà tu thì thành Phật Như Lai.
Trong khoảng những năm sau cùng của Đức Phật Thích Ca, Ngài giảng kinh Đại thừa, nhứt là trong Hội Pháp Hoa tại núi Linh Sơn, Ngài tuyên bố giáo lý Đại thừa rất đắc lực, khiến cho vô số người phát tâm dõng mãnh tu thành Phật.
2. Tam thừa cũng là ba bực tu từ thấp lên cao, kể ra: Hạ thừa, Trung thừa và Thượng thừa.
Đối với Đạo Cao Đài, trong Tân Luật, chỉ chia các tín đồ ra hai bực tu căn cứ vào số ngày ăn chay trong một tháng:
- Bực ăn chay 10 ngày mỗi tháng, phải giữ Ngũ giới cấm và Thế luật, gọi là người giữ Đạo, vào phẩm Hạ thừa.
- Bực giữ trường chay, giới sát và Tứ đại điều qui thì vào phẩm Thượng thừa. Chức sắc phải là bực Thượng thừa.
Đây là buổi sau rốt của thời Mạt kiếp, cần phải tu rút, nên chuyển Hạ thừa lên ngay Thượng thừa, không qua Trung thừa, e chậm trễ bước đường tu.
Tam tộc
三族 |
A: The three families. |
P: Les trois familles. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tộc: họ. |
Tam tộc là ba họ có liên quan huyết thống và tình cảm sâu đậm với mình, gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ.
Thời xưa có một hình phạt rất nặng nề mà các vị vua dành cho những người phản loạn triều đình là hình phạt: Tru di tam tộc, nghĩa là giết chết ba họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ.
Tam tông chơn giáo
三宗眞敎 |
A: The three true religions. |
P: Les trois vraies religions. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tông: Tôn: tôn giáo. |
Chơn: thật. |
Giáo: dạy. |
Tam tông chơn giáo là ba nền tôn giáo chơn thật ở Á Đông. Đó là: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.
Tam Trấn Oai Nghiêm
三鎭威嚴 |
A: The Three Governors of the Celestial Empire. |
P: Les Trois Gouverneurs de l"Empire Céleste. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Trấn: gìn giữ cho yên ổn. |
Oai Nghiêm: có oai quyền đáng nể sợ. |
Tam Trấn Oai Nghiêm là ba Đấng có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn, thay mặt ba Đấng Giáo chủ, cầm quyền Tam giáo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Tam Trấn Oai Nghiêm gồm:
Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói về quyền hành của Tam Trấn Oai Nghiêm, trích ra như sau:
Quả vậy, Bần đạo tưởng chắc rằng nếu chúng ta có mảnh thân phàm nầy mà muốn cho nên, đứng cho vững vàng đáng giá nơi thế nầy, kiếp sống ta có một kiểu vở nào, không một nền tôn giáo nào có tôn chỉ đặc biệt về xã hội nhơn quần của chúng ta hơn Nho giáo.
Đức Quan Thánh là đại diện cho Nho tông Chuyển thế.
Nếu trong cử chỉ hành tàng của chúng ta trong kiếp sống, chúng ta học đòi theo cả hành tàng của Ngài, lấy Xuân Thu làm chuẩn thằng lập chí. Tưởng nếu toàn thiên hạ lập chí cho xã hội, phục vụ cho xã hội dường nầy, nhơn loại sẽ hưởng hạnh phúc không lúc nào cho bằng!
Bần đạo lấy một tỷ thí như nam nữ phối hiệp nhau, sao lại sanh ra đứa bé? Cái bí mật đó là gì? Trứng gà nếu có trống khi ấp lại nở ra gà con. Cái sống đó là gì? Đức Lão Tử gọi đó là ĐẠO.
Đạo ấy trong cái sống tối thiểu, có cái sống tối đại của nó, cũng như cái sống bí mật của ta, đương giờ phút nầy, đương nhiên sống với bạn đồng sanh của ta đây. Ngoài ra cái sống nữa, cái sống bí ẩn thiêng liêng mà Đức Chí Tôn gọi là sống, hằng sống của Ngài ban cho ta, đấy là ĐẠO.
Ấy vậy, Đức Lão Tử dạy cho trí khôn ngoan loài người mở rộng cái sống bí ẩn, sống với vạn linh trong sự sống của Càn Khôn Vũ Trụ. Các người bảo trọng cái sống của các người thì các người phải cung kính thờ phượng cái sống của vạn linh.
Ấy là Ngài dạy cho ta tôn sùng cái sống, tức nhiên trí não của mình mở mang. Hiểu sống là Đạo, mà người thay quyền cho Lão Tử đặng cầm giềng mối gìn giữ cái mực thước sống của chúng ta cho còn tồn tại đó vậy.
Đức Lý tượng trưng cả trí não tinh thần chúng ta, bảo vệ Đạo, tức nhiên bảo vệ sống còn của nhơn loại vạn linh, thuộc về Khí.
Hại thay! 92 ức nguyên nhân cũng vì sứ mạng tối yếu tối trọng ấy, thay vì làm tròn sứ mạng, lại quá ham sống, gây nên tội tình, phải sa đọa. Thành ra ông thầy đến giáo đạo lại trở thành một học trò quá tệ hơn trò nữa.
Hỏi họ (92 ức) có đáng làm người không? Họ có đáng ngồi trong phẩm vị đại hồi hay tiểu hồi, hay vật loại? Cách nào cũng không đúng lắm, nên đạo giáo đặt ra phẩm Magia tức là Quỉ vị, một phẩm riêng biệt.
Đấng Quan Âm thường đến các cửa Phong đô, nơi Cửu tuyền đài kia nhiều lần, lên lên xuống xuống để tận độ thiên hạ. Ngài tượng trưng cho một cơ thể thiêng liêng giải cả oan nghiệt tội tình, giải cả nhơn quả cho chúng sanh đoạt vị, tức nhiên đoạt cơ giải thoát.
Một lần khác, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh đêm 28-6-Mậu Dần (1938) giảng: Tại sao thờ Tam Trấn và cắt nghĩa thờ mỗi Trấn.
"Tại thời kỳ thay đổi, chuyển Tam giáo qui nguyên phục nhứt, cho hiệp với Thiên thơ.
Đức Chí Tôn chọn ba vị Phật, Tiên, Thánh cầm quyền Tam Trấn, thay mặt Tam giáo, giáng cơ lập thành đạo đức.
Bởi Hạ nguơn cận mãn, nhơn vật đổi dời, đạo đức nhơn nghĩa, lý cang thường đều bị lượn sóng văn minh vật chất làm hư hoại. Tam giáo đã thất chơn truyền do nơi tay phàm canh cải, thành ra dị đoan bất chánh, nên Đức Chí Tôn khai Đại Đạo là cơ quan chuyển thế, phục lại Thượng nguơn, cho thuận lẽ tuần hoàn qui cổ.
Ba vị Tam Trấn hiện nay đức hạnh hoàn toàn, đủ tư cách độ đời, rọi gương cho đoàn hậu tấn.
Đức Lý Đại Tiên, buổi còn tại thế, Ngài làm quan đời nhà Đường, danh lưu ngôn ngữ, đánh đuổi bình giặc bằng tinh thần, chẳng tốn lương thảo tướng binh, mà cả cơ nghiệp đặng hòa bình, bảo an thiên hạ.
Tánh chất của Ngài không thích công danh phú quí, thường ưa vui thú cờ rượu thi ngâm, hưởng cảnh thanh nhàn, non Tiên động Thánh. Ngài phế quan từ chức, mộ đạo tu hành, mới đắc quả một vị Đại Tiên.
Nay là buổi Hạ nguơn chấn hưng Tam giáo, Đức Chí Tôn chọn Ngài cầm quyền Nhứt Trấn Oai Nghiêm, thủ cơ truyền đạo, lập luật pháp nghị định chơn truyền, công thưởng tội trừng, vô tư vô vị, chấp chưởng cơ quan, tạo thời cải thế, đương kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thay mặt Tiên giáo.
Đức Phật Quan Âm, buổi còn sanh tiền, giữ trọn câu trung trinh tiết liệt, mộ đạo đức, chẳng mến cuộc phú quí vinh huê, đủ nghị lực, trọn tâm trải qua nhiều hoàn cảnh khổ sở truân chuyên mà chí tu hành chẳng đổi, Bà mới đoạt thành phẩm vị Nữ Phật Tông Quan Âm Bồ Tát.
Kỳ Phổ Độ thứ ba nầy, thừa lịnh Đức Chí Tôn cùng Diêu Trì Phật Mẫu, cầm quyền Nhị Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Thích giáo, rọi gương bác ái từ bi, tế độ đoàn nữ phái.
Đức Quan Thánh Đế Quân, Ngài là một vì sao Võ Khúc Tinh Quân thừa mạng Đức Ngọc Đế giáng trần nhân đời Tam quốc phân tranh. Ngài hết dạ tâm thành phò vua giúp nước, diệt tà tôn chánh, khuông phò Lưu Tiên Chúa giúp nên cơ nghiệp Hớn trào.
Ngài giữ trọn Tam cang, Trung, Nghĩa, chánh trực, công bình, đến buổi qui vị thì đặng hiển Thánh, nhờ Phổ Tịnh Thiền Sư đến khai linh, nên đặng phi thăng yết kiến Thượng Đế, mới đắc hàng phẩm Phật Dà Lam.
Nay đến kỳ Phổ Độ thứ ba, Đức Chí Tôn chọn Ngài cầm quyền Tam Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Nho giáo, nắm luật công bình, diệt trừ những kẻ tà tâm phản loạn chơn truyền, phân phe lập phái, làm cho nền đạo đức ra thiệt tướng.
Thuở bình sanh, Ngài thường chú tâm bao biếm thiện ác, chỉ rõ hai đường lành dữ, lại nữa, nhân thời kỳ Nho giáo chuyển luân nên thờ Đức Quan Thánh là roi gương trung nghĩa cho toàn nam phái.
Tam Kỳ Phổ Độ thờ Tam Trấn Oai Nghiêm để thay mặt Tam giáo, đổi cũ ra mới, cho chúng sanh thấy rõ một tấm gương trong lịch sử. Ấy là để cho đời nối chí lập tâm tu hành cho trở nên đời mỹ tục thuần phong, tức là đời Thánh đức, bởi vì Tam giáo qui phàm, thất chơn truyền, nên Đức Chí Tôn chọn.
Tam Trấn cầm quyền vô vi lập Pháp Chánh Truyền, đào tạo đời gọi là chấn hưng Tam giáo.
Tại sao thờ Tam Trấn?
Tại thời kỳ khai Đại đồng Tôn giáo, Nho Thích Đạo qui nguyên, Đức Chí Tôn làm chủ, cầm quyền chưởng pháp cho phù hạp buổi Hạ nguơn tuần hoàn chuyển thế.
Ba vị Tam Trấn chấp chưởng cơ quan mầu nhiệm, trấn nhậm quyền hành, lập luật pháp, Đạo Nghị Định cho hiệp với Thiên thơ.
Vì thọ mạng lịnh của Đức Chí Tôn nên toàn bổn đạo phải để tâm thành kính và phụng thờ Tam Trấn."
Thờ Tam Trấn Oai Nghiêm còn có ý nghĩa là thờ ba thể tánh: Bi, Trí, Dũng.
Tam tùng - Tứ đức
三從 - 四德 |
A: Three womanly subjections - Four womanly virtues. |
P: Trois sujétions de la femme - Quatre vertus. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Tùng: theo. |
Tứ: bốn. |
Đức: đức tánh. |
Tam tùng là ba điều phải tùng theo của người phụ nữ.
Tam tùng gồm: Tại gia tùng phụ, Xuất giá tùng phu, Phu tử tùng tử.
Tứ đức là bốn đức tánh cần thiết của người phụ nữ.
Tứ đức gồm: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy dạy nữ phái biết trọng Tam Tùng, Tứ đức. Hễ Nhơn đạo thành thì là phù hạp Thiên đạo, nghe à!
Ba điều phải theo của người phụ nữ.
Làm con phải nghe lời cha mẹ dạy bảo. Dù con cái đã trưởng thành nhưng kinh nghiệm đường đời đâu bằng cha mẹ, nên cần phải nghe lời khuyên răn và hướng dẫn của cha mẹ trong các công việc khó khăn thì mới mong thành công tốt đẹp.
Người chồng thường giữ vai tuồng trọng yếu trong gia đình, làm việc sanh lợi để nuôi sống vợ con. Do đó, vợ phải nhường chồng quyền sắp đặt và quyết định các công việc của gia đình. Vợ có nhiệm vụ giúp ý kiến cho chồng và giúp chồng làm nên sự nghiệp.
Nếu chẳng may người chồng mất sớm, người vợ nên giữ tiết, ở vậy thờ chồng, nuôi dạy con cái và gầy dựng cho con.
Đạo Nho không đặt ra trường hợp người phụ nữ đã có con với chồng mà chồng chết, lại đi tái giá, vì muốn ràng buộc để cho người phụ nữ được cao thượng, đáng kính.
Bốn đức tốt của phụ nữ.
Tứ đức là bốn đức tánh hết sức cần thiết của người phụ nữ. Nhờ Tứ đức mà giá trị của phụ nữ được nâng cao. Không cần phải giàu sang hay có học thức cao mới có đủ Tứ đức, người nghèo, kẻ dốt nát quê mùa, cũng vẫn có đủ Tứ đức, nếu được dạy dỗ rèn luyện từ thuở ấu thơ.
Chính Tứ đức mới định giá trị thực sự của phụ nữ. Giá trị nầy không do phấn son hay quần áo đúng kiểu thời trang, hay đeo nhiều nữ trang quí giá.
Tam tùng và Tứ đức theo Nho giáo như vừa trình bày nơi phần 1 là thuộc về Thể pháp của Nhơn đạo.
Ai thực hiện trọn vẹn Thể pháp của Nhơn đạo thì được đứng vào bực Thần.
Sau khi đã làm xong Thể pháp của Nhơn đạo, người phụ nữ Cao Đài cần tiến lên một nấc thang kế tiếp là thực hành Tam tùng và Tứ đức theo Bí pháp của Nhơn đạo.
Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy như sau:
"Tam tùng - Tứ đức là về phần nữ phái.
- Công, Dung, Ngôn, Hạnh: tức là làm việc cho nhơn sanh thoát khổ, lời nói để đưa đường giáo hóa, hành vi cử chỉ để treo gương mặt thế, tức là phải biết nâng cao giá trị của Thánh thể Chí Tôn, nết na đầm thấm, giữ trọn thương yêu tức nhiên là làm nền móng cho Đại Đồng thế giới."
Người nữ tín đồ Cao Đài thực hành trọn vẹn Bí pháp Nhơn đạo thì đương nhiên đứng vào hàng Thánh vậy.
Khi đã thực hiện xong Tam tùng Tứ đức thuộc Thể pháp và Bí pháp Nhơn đạo, tức là làm xong phần Nhơn đạo, người phụ nữ Đạo Cao Đài ráng tiến lên một nấc thang chót nữa là Tam tùng Tứ đức thuộc Thiên đạo.
Đoạt đặng Thể pháp và Bí pháp của Thiên đạo thì đắc thành Tiên, Phật.
Tóm lại, Tam tùng Tứ đức theo Thiên đạo chỉ là sự thăng hoa đến tột đỉnh của Tam tùng Tứ đức trong Nhơn đạo của người phụ nữ Cao Đài.
Tam vị nhứt thể
三位一體 |
A: The trinity. |
P: La trinité. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Vị: ngôi vị. |
Nhứt: một. |
Thể: thể chất. |
Tam vị nhứt thể là ba ngôi đều đồng một thể.
Tam vị nhứt thể cũng chính là Tam Thiên Vị. Đây là nói về ba ngôi của Thượng Đế: Ngôi Thái Cực, Ngôi Dương và Ngôi Âm. Tuy chia làm ba ngôi nhưng tựu trung chỉ có một, 1 biến thành 3, 3 hiệp lại thành 1.
Theo Thiên Chúa giáo, Tam vị nhứt thể gồm: - Đức Chúa Cha (Thượng Đế), - Đức Chúa Con (Đấng Christ), - Đức Chúa Thánh Thần.
Tam vô chủ nghĩa
三無主義 |
A: Three noes. |
P: Trois nons. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Vô: không. |
Chủ nghĩa: chủ trương của một học thuyết. |
Tam vô chủ nghĩa là học thuyết chủ trương ba cái không (vô): vô gia đình (không gia đình), vô tổ quốc (không tổ quốc), vô tôn giáo (không tôn giáo).
Tam vô tư
三無私 |
A: Three impartialities. |
P: Trois impartialités. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Vô: không. |
Tư: riêng. |
Tam vô tư là ba cái không riêng.
Tam vô tư gồm: Thiên vô tư phú, Địa vô tư tái, Nhựt Nguyệt vô tư chiếu. (Trời không che riêng ai, Đất không chở riêng ai, Mặt trời mặt trăng không soi riêng ai).
Tam xích thổ
三尺土 |
A: Three ancient feet of earth. |
P: Trois anciennes mètres de terre. |
Tam: Ba, số 3, thứ ba. |
Xích: thước. |
Thổ: đất. |
Tam xích thổ là ba thước đất, ý nói người chết rồi thì thể xác được chôn vùi dưới ba thước đất (thước Tàu).
Trong Minh Tâm Bửu Giám, sách Cảnh Hành Lục nói:
Nghĩa là:
TẠM
TẠM: 暫 Không lâu, chốc lát, tạm thời, tạm đỡ.
Thí dụ: Tạm bất khả cửu, Tạm đình. |
Tạm bất khả cửu
暫不可久 |
Tạm: Không lâu, chốc lát, tạm thời, tạm đỡ. |
Bất khả: không thể. |
Cửu: lâu dài. |
Chữ Tạm trái nghĩa với chữ Cửu.
Tạm bất khả cửu là đỡ trong chốc lát chớ không lâu dài.
Tạm đình
暫停 |
A: To adjourn. |
P: Ajourner. |
Tạm: Không lâu, chốc lát, tạm thời, tạm đỡ. |
Đình: dừng lại. |
Tạm đình là dừng lại trong chốc lát, hoãn lại một việc trong thời gian ngắn.
Tạm lao vĩnh dật
暫勞永逸 |
Tạm: Không lâu, chốc lát, tạm thời, tạm đỡ. |
Lao: mệt nhọc. |
Vĩnh: lâu dài. |
Dật: an nhàn. |
Tạm lao vĩnh dật là mệt nhọc một thời gian ngắn, mà được nhàn nhã lâu dài.
TAN
TAN: (nôm) Hòa lẫn vào nhau, biến thành nước, rã ra thành mảnh nhỏ.
Thí dụ: Tan hoang, Tan tành. |
Tan hoang
A: Completely destroyed. |
P: Complètement détruit. |
Tan: Hòa lẫn vào nhau, biến thành nước, rã ra thành mảnh nhỏ. |
Hoang: bỏ không. |
Tan hoang là tan nát hư hỏng.
Tan như giá
A: To disapper like the ice. |
P: Disparaître comme la glace. |
Tan: Hòa lẫn vào nhau, biến thành nước, rã ra thành mảnh nhỏ. |
Như: giống như. |
Giá: nước đá. |
Tan như giá là tan ra biến mất như nước đá gặp nóng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vậy Thầy khuyên các con cứ thìn lòng thìn nết cho có trật tự trong đạo thì tức nhiên muôn điều khó nhọc cũng tan như giá.
Tan tành manh mún
A: Reduced to pieces. |
P: Dispersé en pièces. |
Tan: Hòa lẫn vào nhau, biến thành nước, rã ra thành mảnh nhỏ. |
Tan tành: tan nát hết. |
Manh mún: từng miếng nhỏ rời rạc. |
Tan tành manh mún là tan nát ra từng mảnh nhỏ.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhưng đạo chẳng hoàn toàn, con đường đi chưa cùng bước, là tại vì nơi lòng nhiều đứa, chưa để hết tín ngưỡng mà nghe theo lời Thánh giáo, cho nên lần hồi nền đạo phải ra tan tành manh mún.
TÀN
1. TÀN: 殘 Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật.
Thí dụ: Tàn hại, Tàn niên, Tàn phế. |
2. TÀN: (nôm) chữ Hán là Tản, là một thứ lọng có tấm lụa thêu may vòng chung quanh, dưới có tua dài.
Thí dụ: Tàn lọng. |
Tàn bạo
殘暴 |
A: Cruel and violent. |
P: Cruel et violent. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Bạo: hung ác. |
Tàn bạo là hung ác dữ dội.
Tàn canh - Tàn niên
殘更 - 殘年 |
A: The end of vigil - The end of year (Old age). |
P: La fin de veille - La fin de l"année (Vieillesse). |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Canh: khoảng thời gian 1/5 đêm, một đêm chia làm 5 canh. |
Niên: năm. |
Tàn canh là canh tàn, đêm tàn, đêm sắp hết.
Tàn niên là năm tàn, năm sắp hết, chỉ tuổi già.
Tàn đăng
殘燈 |
P: Lampe qui s"éteint. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Đăng: ngọn đèn. |
Tàn đăng là ngọn đèn gần tắt.
Tàn hại
殘害 |
A: To devastate. |
P: Dévaster. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Hại: hao tổn. |
Tàn hại là làm cho hư hại một cách ác độc.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: ...... mới có thể chống ngăn sự tàn hại mà làm cho nền đạo được vững.
Tàn lọng
Tàn: chữ Hán là Tản, là một thứ lọng có tấm lụa thêu may vòng chung quanh, dưới có tua dài. |
Lọng: cây lọng. |
Tàn, chữ Hán là Tản 傘, Lọng chữ Hán là Cái 蓋, bảo cái là cây lọng quí để che tượng Phật thờ nơi chùa.
Cây tàn có địa vị cao hơn cây lọng, đứng trên cây lọng.
- Trong Tòa Thánh, hai bên Bảy cái ngai, mỗi bên có đặt 3 cây tàn: cây tàn trên màu vàng, cây tàn giữa màu xanh và cây tàn dưới màu đỏ; còn phía dưới mỗi bên có 3 cây lọng thì đặt xen với dàn bát bửu.
- Trong Báo Ân Từ thờ Đức Phật Mẫu, hai bên Nội nghi mỗi bên có 3 cây tàn: cây tàn màu vàng đặt ở trên, màu xanh ở giữa và màu đỏ ở dưới; còn phía dưới là dàn lỗ bộ mỗi bên có đặt xen 2 cây lọng.
- Trong Tang lễ, nơi bàn hương đặt bửu ảnh, hàng Tiên vị mới có tàn và lọng, hàng Thánh vị không có tàn, chỉ có lọng.
Tàn nhựt - Tàn nguyệt
殘日 - 殘月 |
A: The end of day - The end of month (Declining moon). |
P: La fin du jour - La fin du mois (La lune déclinante). |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Nhựt: ngày, mặt trời. |
Nguyệt: tháng, mặt trăng. |
Tàn nhựt là gần hết ngày, cũng có nghĩa là mặt trời chiều sắp lặn.
Tàn nguyệt là gần hết một tháng, cũng có nghĩa là trăng tàn, mặt trăng sắp lặn.
Tàn phế
殘廢 |
A: Infirm. |
P: Infirme. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Phế: bỏ đi, không dùng được. |
Tàn phế là bị tàn tật đến mức không còn làm gì được.
Tàn sát
殘殺 |
A: To massacre. |
P: Massacrer. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Sát: giết chết. |
Tàn sát là giết chết hằng loạt một cách ác độc.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhơn loại tàn sát lẫn nhau.
Tàn tạ
殘謝 |
A: Faded. |
P: Fané. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Tạ: héo rụng. |
Tàn tạ là khô héo rơi rụng.
Tàn tích
殘跡 |
A: The vestige. |
P: Le vestige. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Tích: dấu vết. |
Tàn tích là dấu vết còn sót lại.
Tàn xuân - Tàn thu
殘春 - 殘秋 |
A: The end of Spring - The end of Autumn. |
P: La fin du Printemps - La fin de l"Automne. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Xuân: mùa xuân. |
Thu: mùa thu. |
Tàn xuân là cuối mùa xuân.
Tàn thu là cuối mùa thu.
Tàn y
殘衣 |
A: The remained clothes of deaceased. |
P: Le reste des vêtements du défunt. |
Tàn: Làm hại, ác độc, sót lại, sắp hết, tàn tật. |
Y: cái áo. |
Tàn y là cái áo còn sót lại của người đã chết.
Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu: Mảnh tàn y dường nhắc nghi dung.
TÁN
1. TÁN: 贊 Khen ngợi, bài văn ca tụng.
Thí dụ: Tán dương, Tán đồng, Tán tụng. |
2. TÁN: 散 Tan ra, lìa tan, nghiền nát.
Thí dụ: Tán gia, Tán tụ. |
Tán dương
贊揚 |
A: To eulogize. |
P: Elogier. |
Tán: Khen ngợi, bài văn ca tụng. |
Dương: đưa lên cao. |
Tán dương là khen ngợi và đề cao.
Tán đồng
贊同 |
A: To approve. |
P: Approuver. |
Tán: Khen ngợi, bài văn ca tụng. |
Đồng: cùng. |
Tán đồng là khen ngợi và đồng tình.
Tán gia bại sản
散家敗產 |
Tán: Tan ra, lìa tan, nghiền nát. |
Gia: nhà. |
Bại: tan nát. |
Sản: của cải. |
Tán gia bại sản là nhà cửa tan nát, của cải tiêu tan.
Tán thán
贊歎 |
A: To eulogize. |
P: Elogier. |
Tán: Khen ngợi, bài văn ca tụng. |
Thán: ca ngợi. |
Tán thán là quá khen ngợi.
Tán tụ vô thường
散聚無常 |
A: To disperse or reunite inconstantly. |
P: Disperser ou réunir inconstantement. |
Tán: Tan ra, lìa tan, nghiền nát. |
Tụ: hợp lại. |
Vô: không. |
Thường: luôn luôn. |
Tán tụ vô thường là tan ra hay tụ lại một cách không nhứt định, như đám mây trên bầu trời, khi tan khi hiệp.
Tán tụng công đức
贊頌功德 |
Tán: Khen ngợi, bài văn ca tụng. |
Tụng: ca ngợi. |
Công đức: công nghiệp và đạo đức. |
Tán tụng là bài văn ca ngợi, khen tặng.
Tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu là bài kinh ca tụng công nghiệp và đạo đức của Đức Phật Mẫu.
TẢN
TẢN: 散 Thong thả, không bó buộc, còn đọc là TÁN.
Thí dụ: Tản bộ, Tản Tiên. |
Tản bộ
散步 |
A: To stroll. |
P: Se promener. |
Tản: Thong thả, không bó buộc, còn đọc là TÁN. |
Bộ: đi chân, đi bộ. |
Tản bộ là đi bộ dạo chơi một cách thong thả.
Tản Tiên (Tán Tiên)
散仙 |
Tản: Thong thả, không bó buộc, còn đọc là TÁN. |
Tiên: vị Tiên. |
Tản Tiên hay Tán Tiên là các vị Tiên rong chơi thong thả, không có phận sự gì nơi cõi thiêng liêng.
Đông Phương Sóc là vị Tiên cầm đầu các Tản Tiên ở miền Đông Hải.
TANG
1. TANG: 桑 Cây dâu.
Thí dụ: Tang bộc. Tang bồng, Tang du. |
2. TANG: 喪 còn đọc là TÁNG: lễ đám ma.
Thí dụ: Tang chủ, Tang gia, Tang lễ. |
3. TANG: 贓 Vật để làm chứng cớ.
Thí dụ: Tang chứng, Tang vật. |
Tang biến thương dồn
Tang biến thương dồn là lấy theo thành ngữ Hán văn: Tang điền thương hải, nghĩa là: ruộng dâu biến thành biển xanh, ý nói: việc đời luôn luôn biến đổi dồn dập bất thường.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Xưa đã lắm phen nhơn sanh phải khổ tâm hy sinh vì nền Đạo, nhưng mà tàn lối ngưỡng trông rồi, thì phân vân dời đổi, tang biến thương dồn, rốt cuộc lại, mối thân ái của sanh linh chưa vầy hiệp đặng.
Tang bồng hồ thỉ
桑蓬弧矢 |
A: The wills of a boy. |
P: Les volontés d"un garçon. |
Tang: Cây dâu. |
Bồng: cỏ bồng. |
Hồ: cây cung. |
Thỉ: mũi tên. |
Tang bồng hồ thỉ là cây cung bằng cây dâu, mũi tên bằng cỏ bồng.
Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sanh hoàng tử (con trai), quan coi việc lấy cây cung bằng cây dâu và 6 mũi tên bằng cỏ bồng, bắn ra bốn hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc) rồi bắn lên trời một mũi, bắn xuống đất một mũi, ngụ ý nói rằng: người con trai lớn lên có chí khí ở bốn phương, tung hoành ngang dọc trong Trời Đất.
Tang bồng hồ thỉ là chí khí nam nhi, vẫy vùng ngang dọc trong Trời Đất.
Tang chủ
喪主 |
A: The chief of mourning. |
P: Le chef de deuil. |
Tang: còn đọc là TÁNG: lễ đám ma. |
Chủ: người làm chủ. |
Tang chủ là người đứng ra tổ chức tang lễ cho người chết.
Tân Luật: Thế luật, điều 14: Trong bổn đạo xảy ra có người mãn phần, qui vị thì chư tín đồ trong Họ phải chung cùng đến giúp và chia buồn với tang chủ.
Tang chủ tựu vị là người chủ tang đi tới chỗ đứng của mình.
Đây là câu xướng của lễ sĩ trong nghi tiết tang lễ để người chủ tang vào đứng tại vị trí của mình, khởi sự tế lễ.
Tang chủ dĩ hạ giai xuất là tang chủ và những người từ tang chủ trở xuống đều bước ra ngoài.
Đây là câu xướng của lễ sĩ trong nghi tiết tang lễ để người chủ tang và thân nhân bước ra ngoài vì đã làm lễ xong.
Tang chứng
贓證 |
A: Material evidence. |
P: Pièces à conviction. |
Tang: Vật để làm chứng cớ. |
Chứng: bằng cớ. |
Tang chứng là vật để làm bằng chứng việc phạm pháp.
Tang dâu
Tang: Cây dâu. |
Dâu: cây dâu. |
Tang dâu là lấy ý theo thành ngữ: Tang điền thương hải, nghĩa là ruộng dâu biến thành biển xanh, chỉ những sự biến đổi của cuộc đời. (Xem: Tang điền thương hải)
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Liệu qua cho khỏi cuộc tang dâu.
Tang du
桑榆 |
A: The old age. |
P: La vieillesse. |
Tang du là loại cây giống cây dâu, mọc ở góc trời Tây, khi mặt trời xuống đến đó thì lặn. Do đó: |
Tang du là chỉ cảnh trời chiều, mặt trời sắp lặn, nên chỉ cảnh người già gần ngày chết.
Niên tuế hữu cật, tang du hành tận: năm tháng hết, cảnh trời chiều tắt.
Niên tại tang du: tuổi về già.
Thung dung dưỡng dư nhật, thủ lạc vu tang du: Thong thả dưỡng ngày thừa, cốt giữ cái vui lúc tuổi già.
Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu: Cơ nghiệp còn lưu mộng tang du.
Tang điền thương hải
桑田蒼海 |
A: The field of mulberry-tree changes into the blue sea. |
P: Le champ des muâriers change en mer bleue. |
Tang: Cây dâu. |
Điền: ruộng. |
Thương: màu xanh. |
Hải: biển. |
Tang điền thương hải là nói tắt câu Hán văn: Tang điền biến vi thương hải, nghĩa là: ruộng dâu biến thành biển xanh.
Ý nói: Cảnh đời luôn luôn biến đổi, không có gì gọi là bền vững vĩnh viễn. (Xem điển tích nơi chữ: Biển dâu, vần B)
Tang gia
喪家 |
A: Family in mourning. |
P: La famille en deuil. |
Tang: còn đọc là TÁNG: lễ đám ma. |
Gia: nhà. |
Tang gia là nhà đang có tang.
Tang gia bối rối: Nhà đang có tang đau buồn nên rất bối rối, mất đi sự bình tỉnh, quên trước quên sau.
Thành ngữ nầy thường dùng để xin quí khách đến phúng điếu thông cảm những sơ sót của tang gia trong sự tiếp đãi.
Tang hôn
喪婚 |
A: The mourning and marriage. |
P: Le deuil et le mariage. |
Tang: còn đọc là TÁNG: lễ đám ma. |
Hôn: việc hôn nhân, cưới vợ hay gả chồng. |
Tang hôn là việc tang và việc hôn. Đây là hai việc rất quan trọng trong đời sống của một người.
Chức sắc và Chức việc của một địa phương có nhiệm vụ lo lắng việc tang hôn cho các tín đồ trong địa phận mình, để gây tình đoàn kết thương yêu gắn bó và nhất là thực hiện việc phổ độ nhơn sanh.
Pháp Chánh Truyền: Chúng nó phải chăm nom về sự tang hôn của mỗi đứa. (Chúng nó: Đức Chí Tôn nói các vị Giáo Sư).
Tang lễ
喪禮 |
A: Funeral rites. |
P: Rites funèbres. |
Tang: còn đọc là TÁNG: lễ đám ma. |
Lễ: nghi lễ. |
Tang lễ là nghi thức làm lễ trong một đám tang.
Tang lễ gồm các phần sau đây:
Theo tài liệu Hạnh Đường Huấn luyện Chức việc Bàn Trị Sự nam nữ (Khóa Canh Tuất 1970), phần Tang lễ cho Đạo hữu, Chức việc và Chức sắc qui liễu như sau:
Phải cúng Thầy nhằm Tứ thời, có dâng sớ Tân cố và dâng Tam bửu (bông, rượu, trà), vị chứng đàn là Chánh Trị Sự.
Khi hành lễ cúng thời xong, tất cả người trong gia quyến đều quì cầu nguyện Đức Chí Tôn, rồi đến chỗ người chết, quì lạy xác một lần, đồng nhi khởi tụng Kinh Tẫn Liệm (Dây oan nghiệt... ). Tụng xong, tang chủ lạy xác một lần nữa, vị chứng đàn trở về Thiên bàn xá Đức Chí Tôn và xả ấn.
Các chi tiết hành lễ vừa kể trên, từ phẩm Chánh Trị Sự trở xuống Đạo hữu thì vị chứng đàn là Chánh Trị Sự thực hành; còn từ phẩm Chức sắc Lễ Sanh trở lên thì phương pháp cầu hồn khi hấp hối, cầu hồn khi đã chết rồi, đến tẫn liệm, Bàn Trị Sự chỉ hành lễ theo nghi thức như trên, riêng về phần chứng đàn trước đầu người bịnh hấp hối, chết rồi, phải nhượng cho vị Đầu Phận Đạo (Đầu Tộc Đạo) hay Khâm Thành (Khâm Châu Đạo) nếu có thỉnh đến.
Phần thượng sớ Tân cố, vị Chánh Trị Sự phải đưa lên cho Đầu Phận Đạo thay mặt Hội Thánh dâng sớ tại Thánh Thất hay tư gia người đã chết.
Trường hợp nầy có lắm khi tùy hoàn cảnh gia đình tang chủ thỉnh cầu như: Thành phục phát tang, kế tiếp hành lễ tế điện, cầu siêu và an táng luôn, cũng có gia đình duy trì vì phải coi giờ thành phục phát tang hay ngày an táng.
Do đó mới có việc không thỏa mãn giữa nhau. Vậy thì lễ thành phục phát tang, kế tiếp cúng tế cầu siêu và an táng luôn là phương tiện cho gia đình hoặc Bàn Trị Sự là tốt nhất.
Còn coi ngày giờ thành phục phát tang hay an táng, nếu quá hạn tam nhựt (ba ngày) thì buộc tang quyến phải bảo đảm quan tài về hơi hám (điều đó bất đắc dĩ mà thôi). Bàn Trị Sự cũng nên khuyên gia đình tang chủ trong ba ngày tống táng hơn là duy trì lâu ngày có nhiều bất lợi.
Việc thành phục phát tang, Bàn Trị Sự chỉ cầu nguyện Chí Tôn vì mới thiết lễ cúng Thầy hồi tẫn liệm.
Có lễ nhạc hoặc không có, trước phải đặt một bàn nghi ngoài để kiếng Thần Hoàng bổn cảnh, đất đai ngũ phương, một mâm cơm chay hay hoa quả bánh nước tùy gia vô hữu, còn một mâm dâng lên bàn thờ Tổ Phụ (Cửu Huyền Thất Tổ), một cái mâm đựng đồ tang để cáo Từ Tổ.
Khi xong, bưng mâm đồ tang qua bàn vong trước quan tài hành lễ. Vị Chánh Trị Sự đứng phát tang phải mặc đại phục.
Nghi tiết trên từ Lễ Sanh xuống Đạo hữu, lễ sĩ mặc áo màu xanh đậm. Từ Giáo Hữu lên Phối Sư, lễ sĩ mặc áo màu đỏ.
Lễ Sanh, Giáo Thiện một cây lọng và phướn Thượng Sanh. Giáo Hữu, Chí Thiện trở lên, hai cây lọng và phướn Thượng Phẩm. Nên lưu ý, dầu nam hay nữ, phướn Thượng Sanh đặt bên tả (trái), phướn Thượng Phẩm đặt bên hữu (mặt) trong ngó ra, chớ không phải để nam tả, nữ hữu.
Đảnh lễ Đức Chí Tôn trước khi Cáo Từ Tổ.
Đoạn nầy chiếu theo quyển Tang lễ của Ngài Cố Tiếp Pháp Chơn Quân thì hành lễ đủ kinh dầu thiếu trai giới 10 ngày. Chỉ đặc biệt người qui vị giữ trọn 10 ngày chay thì thọ truyền bửu pháp, nghĩa là thỉnh Chức sắc hành pháp Đoạn Căn mà thôi, dưới 10 ngày chay là không được hưởng pháp nầy.
Trường hợp vừa kể trên đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên, nếu trường trai hoặc thập trai cũng được thi hành theo nghi lễ nầy. Còn 10 tuổi trở xuống thì chỉ thượng sớ và cầu siêu mà thôi.
Riêng về phần Chức sắc Lễ Sanh, Giáo Thiện, Giáo Hữu, Chí Thiện trở lên được phép tạm để tư gia hành lễ chờ ngày di quan vào Khách Đình hay Báo Ân Từ, thì Bàn Trị Sự hành lễ theo các chi tiết đã nói trên, nghĩa là từ khi hấp hối, chết rồi, đến cầu siêu để di quan và phải đưa vào Khách Đình hay Báo Ân Từ tùy theo phẩm vị, nên chung lo giúp đỡ tang quyến đến khi an táng xong.
Đảnh lễ Đức Chí Tôn trước khi Cáo Từ Tổ, cúng vong, cầu siêu, khiển điện, di linh cữu ra Thuyền Bát Nhã, đi đến Báo Ân Từ, thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Phật Mẫu, đến Đền Thánh cũng thỉnh linh vị vào bái lễ Đức Chí Tôn. Nếu trường hợp đi ngoài ngang qua Thánh Thất hay Điện Thờ thì cũng thi hành như vào Nội Ô.
Tang phục
喪服 |
A: The mourning clothes. |
P: Les vêtements de deuil. |
Tang: còn đọc là TÁNG: lễ đám ma. |
Phục: y phục, quần áo. |
Tang phục là quần áo mặc để tang.
(Xem chi tiết về Tang phục nơi chữ: Ngũ phục, vần Ng)
Tân Luật: Tang phục thì y như xưa.
Tang sự
喪事 |
A: The funeral affairs. |
P: Les affaires funérales. |
Tang: còn đọc là TÁNG: lễ đám ma. |
Sự: việc. |
Tang sự là việc tang, tức là những việc lo cho người chết, như hòm, đồ tẫn liệm, tế lễ, cầu siêu, chôn cất.
Đức Khổng Tử nói: Tang sự hữu lễ nhi ai vi bổn. Nghĩa là: việc tang có lễ mà lấy sự bi ai làm gốc.
Tang thương
桑蒼 |
Tang: Cây dâu. |
Thương: màu xanh. |
Tang thương là nói tắt thành ngữ: Tang điền thương hải, nghĩa là: Ruộng dâu biến thành biển xanh, ý nói: việc đời thay đổi luôn luôn. (Xem điển tích nơi chữ: Biển dâu, vần B)
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tang thương đã biến cuộc hầu gần.
Tang trung bộc thượng
桑中濮上 |
Tang: Cây dâu. |
Trung: trong, giữa. |
Bộc: sông Bộc bên Tàu. |
Thượng: trên. |
Tang trung: trong đám cây dâu. |
Tang trung bộc thượng là trong đám dâu trên bãi sông Bộc. Đây là nơi mà con trai và con gái nước Vệ hẹn hò nhau tụ tập đàn hát và gợi chuyện dâm ô.
Thành ngữ nầy nói tắt là: Tang bộc, chỉ việc dâm ô.
Tang vật
贓物 |
A: The proof. |
P: La preuve. |
Tang: Vật để làm chứng cớ. |
Vật: đồ vật. |
Tang vật là các vật làm chứng trong một vụ phạm pháp.
TÀNG
TÀNG: 藏 Ẩn náu, giấu kín, chứa trữ.
Thí dụ: Tàng ẩn, Tàng kinh khố. |
Tàng ẩn
藏隱 |
A: To hide oneself. |
P: Se cacher. |
Tàng: Ẩn náu, giấu kín, chứa trữ. |
Ẩn: giấu kín. |
Tàng ẩn là ẩn náu kín đáo bên trong.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Hại nữa là các con lại bị nó tàng ẩn, xô cho dang nhau, bứt nghiến tình đoàn thể, chặt lìa dây liên lạc.
Tàng kinh khố
藏經庫 |
A: The religious library. |
P: La bibliothèque religieuse. |
Tàng: Ẩn náu, giấu kín, chứa trữ. |
Kinh: kinh sách của tôn giáo. |
Khố: kho chứa. |
Tàng kinh khố là cái nhà dùng làm kho chứa các kinh sách của Đạo.
Tàng kinh khố có nhiệm vụ kiểm điểm và làm thủ tục nhập kho các loại kinh sách của Đạo đã được ban in ấn mang về, đồng thời làm thủ tục xuất phát và sổ thu tiền bạc.
Tàng kinh khố trực thuộc Ngọc Chánh Phối Sư và có một vị Chức sắc cai quản.
Tàng Kinh Các: cái lầu dùng làm kho chứa kinh sách.
Tàng thư viện: ngôi nhà lớn dùng để lưu trữ các kinh sách, thường nói tắt là Thư viện.
TÁNG
1. TÁNG: 喪 Mất.
Thí dụ: Táng đởm, Táng tận. |
2. TÁNG: 葬 Chôn.
Thí dụ: Táng ngọc mai hương. |
Táng đởm kinh hồn
喪膽驚魂 |
A: To be frightened. |
P: Avoir grande peur. |
Táng: Mất. |
Đởm: Đảm: mật. |
Kinh: sợ. |
Hồn: linh hồn. |
Táng đởm kinh hồn là sợ hãi đến độ mất mật hồn kinh.
Ý nói: sợ hãi dữ dội lắm.
Kinh Sám Hối:
Táng ngọc mai hương
葬玉埋香 |
Táng: Chôn. |
Ngọc: đẹp như ngọc. |
Mai: vùi trong đất, thường nói: Mai táng. |
Hương: thơm. |
Ngọc và hương chỉ người con gái đẹp.
Táng ngọc mai hương là chôn ngọc vùi hương, ý nói mồ mả của người con gái đẹp.