Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Cao Đài Tự Điển - Vần T | Cao Đài Tự Điển - Vần TR |
THA
1. THA: 他 Khác, người khác, cái khác.
Thí dụ: Tha hóa, Tha hương, Tha lực. |
2. THA: (nôm) Thả ra, không bắt tội.
Thí dụ: Tha quả vong căn, Tha tiền khiên. |
Tha hóa
他化 |
A: To become depraved. |
P: Devenir dépravé. |
Tha: Khác, người khác, cái khác. |
Hoá: biến thành. |
Tha hóa là biến đổi khác với bản chất tốt đẹp thuở trước, biến đổi từ người tốt trở thành kẻ xấu.
Tha hương lữ thứ
他鄉旅次 |
A: The foreign country. |
P: Le pays étranger. |
Tha: Khác, người khác, cái khác. |
Hương: quê hương, quê nhà. |
Lữ: đi xa nhà. |
Thứ: nhà trọ, chỗ trọ. |
Tha hương là quê hương khác, không phải quê hương của mình. Lữ thứ là quán trọ của những người đi xa nhà.
Tha hương lữ thứ là chỉ những người sống xa quê hương, không người thân thích, ở tạm trong các quán trọ bên đường.
Tha lực
他力 |
A: The strenght of another. |
P: La force de l"autrui. |
Tha: Khác, người khác, cái khác. |
Lực: sức. |
Tha lực là sức mạnh của người khác.
Sức mạnh của chính mình là Tự lực.
Cầu nguyện là cầu xin tha lực của các Đấng thiêng liêng hộ trì trên bước đường tu hành.
Pháp môn niệm Lục tự Di-Đà của Tịnh Độ Tông Phật giáo rất chú trọng Tha lực, gồm có sức mạnh của lời nguyện của Đức Phật A-Di-Đà, nguyện tiếp dẫn những chúng sanh nào thường xuyên niệm danh hiệu của Ngài;
Niệm đến chỗ nhứt tâm không loạn, thì khi lâm chung sẽ được sức mạnh của lời nguyện đó tiếp dẫn về cõi Cực Lạc Thế giới, nơi mà Đức Phật A-Di-Đà đang giáo hóa.
Ngoài ra còn có Tha lực hộ trì của Đức Phật Thích Ca, vì Phật đã giảng Kinh A-Di-Đà và đề xướng phép tu niệm Phật nầy, đồng thời cũng có sức mạnh hộ trì của các Đức Phật khác trong mười phương.
Tha phương
他方 |
A: The foreign region. |
P: La région étrangère. |
Tha: Khác, người khác, cái khác. |
Phương: địa phương. |
Tha phương là địa phương khác, cách xa quê hương mình.
Tha phương cầu thực: đi kiếm ăn ở phương khác.
Hành đạo tha phương: đi làm đạo ở một địa phương khác, không phải nơi quê hương của mình.
Bát Ðạo Nghị Ðịnh: Chánh Thái Phối Sư đặng quyền cầu xin Chức sắc hành đạo tha phương, song tại nơi người điều độ,...
Tha quả vong căn
Tha: (nôm) Thả ra, không bắt tội. |
Quả: kết quả, cái kết quả xấu do cái nhân xấu gây ra từ kiếp trước. |
Vong: quên. |
Căn: gốc rễ. |
Căn quả: tội lỗi trong kiếp trước là gốc rễ của những quả báo xấu xảy ra trong kiếp hiện tại như tật bịnh, tai ương.
Tha quả vong căn là tha thứ và quên đi cái căn quả xấu nơi kiếp sống trước.
Kinh cầu Tổ Phụ đã qui liễu: Cõi Diêm cung tha quả vong căn.
Tha tiền khiên trước
A: To pardon the anterior sins. |
P: Pardonner les péchés antérieurs. |
Tha: (nôm) Thả ra, không bắt tội. |
Tiền: trước. |
Khiên: tội lỗi. |
Tiền khiên là tội lỗi đã gây ra trong kiếp sống trước.
Tha tiền khiên trước là tha thứ những tội lỗi đã gây ra trong kiếp trước. Nếu được tha thứ thì kiếp sống nầy khỏi phải chịu những quả báo xấu.
Tha tiền khiên trước đồng nghĩa: Tha quả vong căn.
Kinh cầu bà con thân bằng cố hữu đã qui liễu: Ơn Tạo Hóa tha tiền khiên trước.
THÁC
1. THÁC: 託 Gởi, nhờ, giả làm, mượn cớ.
Thí dụ: Thác bệnh, Thác cô ký mệnh. |
2. THÁC: 托 Lấy tay nâng vật.
Thí dụ: Thác địa. |
3. THÁC: (nôm) Chết.
Thí dụ: Thác oan, Thác sanh. |
Thác bệnh
託病 |
A: To pretext the illness. |
P: Prétexter la maladie. |
Thác: Gởi, nhờ, giả làm, mượn cớ. |
Bệnh: đau ốm. |
Thác bịnh là mượn cớ có bịnh để từ chối.
Thác cô ký mệnh
託孤寄命 |
Thác: Gởi, nhờ, giả làm, mượn cớ. |
Cô: con mồ côi. |
Ký: gởi. |
Mệnh: mạng lịnh. |
Thác cô ký mệnh là gởi lại đứa con mồ côi và trao cho mạng lịnh.
Ý nói: Lời của người cha sắp chết gởi gấm đứa con côi lại cho người tin cậy và trao cho những yêu cầu quan trọng.
Thác địa
托地 |
A: To raise the earth. |
P: Soulever la terre. |
Thác: Lấy tay nâng vật. |
Địa: đất. |
Thác địa là nâng đỡ giềng đất.
Kinh Phật Giáo: Hóa kiếm thành xích nhi tam phân thác địa.
Thác oan
A: To die injustly. |
P: Mourir injustement. |
Thác: (nôm) Chết. |
Oan: không đúng. |
Thác oan là chết không đúng số, chưa tới số chết mà bị chết. Thường thì sự thác oan là do tai nạn, chết thình lình.
Thác sanh - Thác thai
託生 - 託胎 |
A: To reincarnate. |
P: Réincarner. |
Thác: Gởi, nhờ, giả làm, mượn cớ. |
Sanh: sanh ra. |
Thai: cái thai trong bụng mẹ. |
Thác sanh, đồng nghĩa Thác thai, là gởi vào bào thai trong bụng mẹ để được sanh ra làm người nơi cõi trần.
Thác sanh hay Thác thai là nói về một chơn hồn đi đầu thai làm người nơi cõi trần.
THẠCH
THẠCH: 石 Đá, bền vững như đá.
Thí dụ: Thạch động, Thạch giao. |
Thạch động
石洞 |
A: Stone cavern. |
P: La caverne. |
Thạch: Đá, bền vững như đá. |
Động: hang. |
Thạch động là hang đá.
Thạch giao
石交 |
A: The stable freindship. |
P: L"amitié stable. |
Thạch: Đá, bền vững như đá. |
Giao: làm bạn với nhau. |
Thạch giao là tình bạn vững bền như đá.
Thạch Sùng - Vương Khải
石崇 - 王凱 |
Thạch Sùng, người ở Thanh Châu đời Tây Tấn, tên chữ là Quí Luân, hiệu là Tề Nô, thuở nhỏ có tư chất thông minh, nhiều mưu trí.
Thân phụ là Thạch Bào, lúc gần chết, chia gia tài cho các con thì Thạch Sùng được phần ít nhất. Bà vợ thấy vậy hỏi chồng: - Tại sao không chia đều cho các con?
Thạch Bào đáp: - Tuy bây giờ chia cho nó ít, nhưng ngày sau nó sẽ giàu hơn mấy đứa kia gấp bội.
Thạch Sùng lớn lên, được bổ làm quan Tu Vũ Lệnh, rồi sau đổi ra làm Thái Thú Dương Thành. Nhân vì có công đánh nước Ngô nên được vua phong làm An Dương Hầu.
Vua Tấn Vũ Đế thấy Thạch Sùng có tài, cho làm Thứ Sử Kinh Châu. Lúc ở Kinh Châu, Thạch Sùng tư thông với lũ cường đạo, cướp của những người đi buôn, nên chẳng bao lâu, Thạch Sùng trở nên đại phú. Về sau, Thạch Sùng được thăng Thái Bộc và Vệ Úy.
Thạch Sùng cất một biệt thự rất tráng lệ ở Lũng Kim Cốc, thường hội họp bạn bè ở đây để ăn nhậu chơi bời.
Càng ngày Thạch Sùng càng giàu có, xây cất lầu các nguy nga, giăng toàn gấm vóc, đồ trân quí nhiều không kể hết, tài sản to lớn, thiên hạ vô song.
Thời bấy giờ có quan Hậu Tướng Quân là Vương Khải, em của Hoàng Hậu, nhà cũng rất giàu, xa xỉ vào bậc nhất.
Một hôm, Vương Khải và Thạch Sùng cạnh tranh nhau về sự giàu có. Vương Khải nói:
- Tôi lấy đường làm tro.
Thạch Sùng lại nói:
- Tôi lấy nến làm củi.
Vua nghe vậy liền phán:
- Lời nói không lấy gì làm bằng, muốn biết ai hơn kém thì phải lấy những thứ quí nhứt đem ra, hễ ai nhiều thì được.
Vương Khải bèn lấy trướng lụa đem ra trải đường được 40 dặm. Thạch Sùng cũng đem trướng lụa ra trải, dài được 50 dặm. Thế là Thạch Sùng thắng Vương Khải một keo.
Vương Khải lại dùng phấn đá đỏ quét vôi nhà. Thạch Sùng lại dùng hồ tiêu.
Các quan trong triều thấy Thạch Sùng đều hơn nên rất khen ngợi. Vua thấy Vương Khải kém thế nên tặng cho Vương Khải một cây san hô cao hai thước. Vương Khải liền đem cây san hô ra thi. Thạch Sùng liền lấy cây Ngọc Như Ý đập cây san hô ấy vỡ tan. Vương Khải cả giận nói:
- Túc hạ không có của quí như thế mà đem thi, nên mới đập cây san hô của tôi, vậy phải tính sao mới được?
Thạch Sùng vội đáp:
- Xin Ngài đừng vội giận, tôi xin đền cây khác lớn hơn.
Nói rồi xin trở về nhà đem đến bốn cây san hô đều cao bốn thước, sáng rực, lấy một cây đền cho Vương Khải.
Các bạn hai bên đều xin hòa, ai trở về nhà nấy.
Vua Tấn Vũ Đế chết, Thái tử lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Vua nhu nhược nên quyền hành về tay Thân Vương. Sau Giả Hậu mưu giết Thái Hậu và các Thân Vương mà tranh quyền, thành ra một cuộc nội loạn.
Có một Thân Vương là Triệu Vương Tư Mã Luân, lừa đem quân vào cung, bắt vua Huệ Đế phải bỏ Giả Hậu, rồi bắt Giả Hậu giết đi, bình được mối loạn Giả Hậu, nắm giữ binh quyền. Tư Mã Luân làm Tướng Quốc, tin dùng một đưa gia thần là Tôn Tú.
Tôn Tú nghe nói Thạch Sùng có nàng ái cơ tên là Lục Châu, nhan sắc xinh đẹp lạ thường, lại thêm cầm kỳ thi họa đều giỏi, múa hát rất hay, vẫn được Thạch Sùng yêu mến, để ở riêng trên lầu Kim Cốc. Tôn Tú lập tức sai sứ đến bắt.
Khi sứ đến, Thạch Sùng ra tiếp. Sứ nói:
- Tôi được lệnh đến đây bắt nàng Lục Châu. Xin Ngài đưa Lục Châu ra đây tôi rước về dâng cho Tướng Quốc.
Thạch Sùng đáp:
- Không được, Lục Châu là ái cơ của ta, dẫu thế nào cũng không cho bắt được.
- Quân hầu am hiểu sự đời, sao không nhận rõ thời thế hiện nay, nếu cưỡng lại ắt có vạ to. Quân hầu nên nghĩ lại.
Thạch Sùng nhứt định không nghe. Sứ phải trở về báo lại với Tôn Tú. Tôn Tú cả giận, vào bẩm với Tư Mã Luân:
- Thạch Sùng có ý phản, ỷ thế giàu có âm mưu làm loạn, nếu bây giờ không trừ, sau hối không kịp.
Tướng Quốc Tư Mã Luân nói:
- Nếu thế thì cứ bắt nó giết đi.
Tôn Tú được lịnh, đem 200 quân đến vây nhà Thạch Sùng. Thạch Sùng đang ở trên lầu với nàng Lục Châu, thấy quân kéo kến đồng hô lên rằng:
- Có lịnh bắt Thạch Đại nhân, xin Ngài xuống lầu ngay.
Thạch Sùng cả sợ nói:
- Tôi vì nàng mà bị tội, không rõ họ bắt tôi đem đi đâu?
Lục Châu khóc thưa rằng:
- Quân hầu đã vì thiếp mà phải tội thì thiếp cũng vì Quân hầu mà chết. Thiếp xin chết trước chớ mặt nào lại vào cửa khác để nhục đến Quân hầu.
Nói rồi nàng nhảy từ lầu cao xuống đất tự tử.
Bọn lính vào bắt Thạch Sùng đưa ra pháp trường.
Biết mình phải chết, Thạch Sùng khóc mà than rằng:
- Không biết gia tài của tôi sẽ vào tay ai?
Quan Giám sát nói:
- Đã biết tiền của và gái đẹp hay làm họa cho người, sao không tính đi từ trước?
Thạch Sùng bị chém chết, gia sản bị tịch thu.
Tương truyền, Thạch Sùng chết uất ức, khí uất không tan hóa thành con thằn lằn, cứ tắc lưỡi như tiếc của hoài. Vì vậy con thằn lằn được gọi là con Thạch sùng.
Cũng có sách khác chép rằng:
Vương Khải và Thạch Sùng tổ chức đấu phú với nhau trước mặt vua và bá quan, giao kết nếu ai thua thì phải giao gia sản cho người thắng cuộc. Hai người cùng đem của quí ra, nhưng đều bằng nhau.
Cuối cùng Vương Khải đem ra cái nồi đất. Thạch Sùng tìm mãi trong kho không có món nầy nên phải chịu thua cuộc. Thạch Sùng bị mất hết của cải, nên rất tức tối, buồn rấu sanh bịnh mà chết. Hồn uất ức không tan, hóa thành con thằn lằn tắc lưỡi tiếc của.
Thơ của Đức Lý Thái bạch:
Trong bài phú Giác Mê Khải Ngộ, Đức Lý viết:
Thạch thất - Thạch xá
石室 - 石舍 |
A: The stone house. |
P: La maison en pierre. |
Thạch: Đá, bền vững như đá. |
Thất: nhà. |
Xá: cái nhà nhỏ. |
Thạch thất, đồng nghĩa thạch xá, là ngôi nhà bằng đá.
Kinh Ðệ Thất cửu:
Thạch tượng
石像 |
A: The stone statue. |
P: La statue en pierre. |
Thạch: Đá, bền vững như đá. |
Tượng: hình tượng của người hay vật. |
Thạch tượng là tượng bằng đá.
Thí dụ như: Tượng Phật làm bằng đá, Tượng sư tử đá.
Thài - Bài thài
A: To declaim slowly. |
P: Déclamer lentement. |
Thài: ngâm từng chữ của bài kinh với giọng ngân kéo dài theo điệu nhạc Đảo Ngũ Cung. |
Bài thài: bài kinh để đồng nhi thài.
Khi cúng Đức Chí Tôn, hay Đức Phật Mẫu, đại đàn hay tiểu đàn, đồng nhi thài ba bài Dâng Tam bửu: bài Dâng hoa, bài Dâng rượu và bài Dâng trà.
Trong lúc đồng nhi thài thì Lễ sĩ đi điện lễ, dâng phẩm vật cúng từ ngoại nghi vào nội nghi với cách đi đặc biệt, chân bước theo hình chữ Tâm, nhún theo điệu nhạc Đảo Ngũ Cung.
Trong Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Báo Ân Từ hằng năm, các Giáo nhi đứng hầu hai bên bàn lễ, thài các bài hiến lễ Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương và thài ba bài hiến lễ Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh, tổng cộng 13 bài thài, thài ba hiệp:
Trong Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, không có Lễ sĩ dâng phẩm vật. Hoa thì được đặt sẵn trên bàn lễ, khi dâng rượu thì Chức sắc Hiệp Thiên Đài lên rót rượu, khi dâng trà thì Chức sắc Hiệp Thiên Đài lên rót trà.
Trong Tang lễ, dâng hương, dâng hoa, rượu và trà, các Lễ sĩ đi điện dâng lên, trong lúc đồng nhi thài các bài thài tương ứng, giọng thài chậm, kéo dài nghe rất bi ai.
THÁI
1. THÁI: 太 Lớn, rất, cả, tuyệt cao.
Thí dụ: Thái Âm, Thái cổ, Thái thậm. |
2. THÁI: 態 Hình trạng, dáng điệu.
Thí dụ: Thái độ. |
3. THÁI: 泰 còn đọc THỚI: thạnh, an vui.
Thí dụ: Thái lai, Thái tây. |
Thái Âm - Thái Dương
太陰 - 太陽 |
A: The moon - The sun. |
P: La lune - Le soleil. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Âm: khí Âm. |
Dương: khí Dương. |
Khi Thái Cực phân ra Lưỡng Nghi, rồi Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng thì Tứ Tượng gồm: Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm.
Thông thường, Thái Âm là chỉ Mặt trăng; Thái Dương là chỉ mặt trời.
Thái Âm Tinh Quân là vị Tiên cai quản mặt trăng.
Khai Kinh: Ánh Thái dương giọi trước phương đông.
Thái Ất Thiên Tôn
太乙天尊 |
Thái Ất Thiên Tôn là một vị Đại Tiên, học trò của Đức Nguơn Thỉ Thiên Tôn vào thời Phong Thần Trung hoa.
Theo truyện Phong Thần, Thái Ất Thiên Tôn cho Linh Châu Tử đầu thai xuống trần làm con của Lý Tịnh, đặt tên là Na Tra, để lớn lên ra giúp Khương Thượng Tử Nha phò nhà Châu, diệt nhà Trụ, lập Bảng Phong Thần.
Kinh Cầu Siêu:
Thái Bạch Kim Tinh - Thái Bạch Trường Canh
太白金星 - 太白長庚 |
Sao Thái Bạch được gọi là Sao Kim hay Kim Tinh, cũng được gọi là Sao Trường Canh.
Thái Bạch Kim Tinh hay Thái Bạch Trường Canh đều đồng nghĩa, nói tắt là Thái Bạch, đó là một vị Tinh Quân cai quản ngôi sao Thái Bạch.
Vị Tinh Quân nầy giáng trần vào thời nhà Đường bên Tàu. Bà mẹ có thai nằm mộng thấy sao Thái Bạch rơi vào lòng bà, sau đó bà sanh ra đứa con trai, đặt tên là Lý Thái Bạch. (Xem tiểu sử nơi chữ: Lý Thái Bạch, vần L)
Nơi cõi thiêng liêng hiện nay, Đức Lý Thái Bạch là một vị Đại Tiên Trưởng, cầm quyền Nhứt Trấn Oai Nghiêm điều khiển Tiên giáo thời Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Ngài còn được Đức Chí Tôn giao phó nhiệm vụ Giáo Tông Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Đức Lý Thái Bạch giáng cơ cho biết quyền hành của Ngài mà Đức Chí Tôn giao phó trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ qua bài thơ:
Đức Lý Thái Bạch thường giáng cơ dạy Đạo, phong thưởng Chức sắc và điều hành nền Đạo. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có rất nhiều bài Thánh Ngôn của Ngài.
Thái cổ
太古 |
A: The extreme antiquity. |
P: L"extrême antiquité. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Cổ: xưa. |
Thái cổ là rất xưa. Đời Thái cổ có trước đời Thượng cổ.
Thái Công Tướng Phụ Quảng Pháp Thiên Tôn
太公將父廣法天尊 |
Đây là phẩm tước của Đức Khương Thượng Tử Nha do Đức Chí Tôn phong tặng. (Xem tiểu sử nơi chữ: Khương Thượng)
Khương Thượng Tử Nha được vua Châu Võ Vương phong chức Thái Công, và được tôn là Thượng Phụ (Phụ là cha). Tử Nha đảm nhận chức Đại Nguyên Soái Chinh Đông, thống lãnh đại binh, chinh phạt nhà Trụ, nên gọi Ngài là Tướng Phụ (Tướng là vị Đại Nguyên Soái, Phụ là cha).
Ngài được Đức Nguơn Thỉ Chưởng giáo ban cho nhiều pháp thuật huyền diệu, nhứt là hai món bửu bối: Hạnh Huỳnh kỳ và Đả Thần tiên (cây roi đánh Thần), nên gọi là Quảng Pháp (Quảng là rộng, Pháp là phép thuật). Ngài là một vị Thiên Tôn.
Đức Nguơn Thỉ lại giao cho Ngài cầm Bảng Phong Thần, nên Ngài cầm quyền Thần đạo.
Thái Cực
太極 |
A: The Universal Monad. |
P: La Monade Universelle. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Cực: đầu cùng. |
Thái Cực là lớn nhứt đến cùng tột.
Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, Thái Cực là nguyên lý cùng tột của vũ trụ. Đó là chơn lý tuyệt đối, tối thượng, bất biến, hằng hữu, sản xuất ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật.
Nói về độ lớn thì không có gì lớn hơn bao trùm bên ngoài Thái Cực, còn nói về độ nhỏ thì không có gì nhỏ hơn để lồng vào trong Thái Cực. (Chí đại vô ngoại, chí tiểu vô nội).
Thái Cực là khối Đại Linh Quang, là Đại Hồn của Thượng Đế, nên cũng được gọi là ngôi của Thượng Đế.
Cái gì sanh ra Thái Cực? Đó là Hư Vô chi Khí.
Hư Vô chi Khí (Khí Hư Vô) là khối chất Khí có năng lượng vô tận vô biên, tự nhiên mà có, tức là không có nguồn gốc, nên gọi là vô thủy. (Xem Vũ trụ quan, Vần V).
Thái Cực đăng
太極燈 |
A: The Monad lamp. |
P: La lampe de Monade. |
Thái Cực: (đã giải bên trên). |
Đăng: đèn. |
Thái Cực đăng là cây đèn Thái Cực, tức là cây đèn mà điểm sáng của nó tượng trưng ngôi Thái Cực.
Trên Thiên bàn thờ tại tư gia, dưới Thánh tượng Thiên Nhãn, ngay chính giữa, đặt một cây đèn luôn luôn cháy sáng gọi là đèn Thái Cực, để tượng trưng ngôi Thái Cực của Đức Chí Tôn.
Ngọn đèn ấy cũng giả mượn làm Tâm đăng, tức là mỗi người chúng ta dùng cái tâm của mình như một ngọn đèn để soi sáng trí não, khiến cho các hành động, cử chỉ không trái với Thiên lý, hợp đạo đức.
Thái Cực Thánh Hoàng
太極聖皇 |
A: The Emperor of Monad. |
P: L"Empéreur de Monade. |
Thái Cực: (đã giải bên trên). |
Thánh Hoàng: vua Thánh, vị vua thiêng liêng huyền diệu. |
Thái Cực Thánh Hoàng là vị vua Thánh ngự ở ngôi Thái Cực, đó là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế: Đại La Thiên Đế, Thái Cực Thánh Hoàng.
Thái độ
態度 |
A: The attitude. |
P: L"attitude. |
Thái: Hình trạng, dáng điệu. |
Độ: mức độ. |
Thái độ là vẻ mặt cử chỉ, cách cư xử của một người, biểu thị tình cảm và tư tưởng của người ấy. Thí dụ: Thái độ ôn hòa.
Thái hòa
太和 |
A: The great peace. |
P: La grande paix. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Hòa: êm thuận, hoà bình. |
Thái hòa là rất hòa bình êm tịnh.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thái hòa Dương thạnh Đạo nam khai.
Thái hư - Thái không
太虛 - 太空 |
A: The Nothing. |
P: Le Néant. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Hư: trống không. |
Không: không có gì cả. |
Thái hư, đồng nghĩa Thái không, là chỗ không không trên thượng từng không khí, nơi đó thấy trống không nhưng rất huyền diệu, vì tất cả các pháp đều sanh ra từ chỗ Hư không nầy.
Thái lai (Thới lai)
泰來 |
A: The prosperity comes. |
P: La prospérité vient. |
Thái: còn đọc THỚI: thạnh, an vui. |
Lai: tới, đến. |
Thái lai hay Thới lai là thời kỳ thạnh vượng đến.
Thường nói: Hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai.
Thái liêm giả tất thái tham
太廉者必太貪 |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Liêm: thanh liêm. |
Giả: ấy là. |
Tất: ắt hẳn. |
Tham: ham muốn. |
Thái tham: lòng ham muốn cực lớn. |
Thái liêm giả tất thái tham: người quá thanh liêm ắt có cái ham muốn cực lớn.
Thái miếu
太廟 |
A: Royal temple. |
P: Temple royal. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Miếu: nhà thờ. |
Thái miếu là nhà thờ tổ tiên của vua, cũng được gọi là Miếu đường, cất trong hoàng thành.
Thái quá - Bất cập
太過 - 不及 |
A: Excess - Insufficiency. |
P: Excès - Insuffisance. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Quá: vượt qua. |
Bất: không. |
Cập: kịp. |
Thái quá là quá mức qui định.
Bất cập là không kịp, không đúng mức qui định.
Đây là hai trạng thái làm việc đối chọi nhau: một là làm việc quá mức, hai là làm việc không đúng mức. Cả hai lối đều có hại, vì không giữ mức trung dung, khó đạt được thành công như mong muốn.
Phải giữ lấy con đường trung đạo, tức trung dung, làm việc điều hòa, vừa phải nhưng siêng năng và chuyên cần, thì kết quả thành công chắc chắn.
Kinh Sám Hối:
Thái sơn hồng mao
泰山鴻毛 |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Sơn: núi. |
Hồng: chim hồng. |
Mao: lông. |
Thái sơn hồng mao là núi Thái sơn và lông chim hồng.
Núi Thái sơn tượng trưng sức nặng (nặng như Thái sơn), hồng mao tượng trưng cái nhẹ (nhẹ như lông hồng).
Hán thư: "Nhân cố hữu nhứt tử, tử hữu trọng ư Thái sơn, hoặc khinh ư hồng mao."
Nghĩa là: Người ta ai cũng có một lần chết, có cái chết nặng như Thái sơn, có cái chết nhẹ như lông chim hồng. Ý nói: Có cái chết vì đại nghĩa thì cái chết ấy xem nặng như núi Thái sơn; có cái chết không ra gì, không đáng để chết thì cái chết ấy xem nhẹ như lông chim hồng.
Thái tây
泰西 |
A: The prosperous countries of occident: Europe. |
P: Les pays prospères de l"occident: Europe. |
Thái: còn đọc THỚI: thạnh, an vui. |
Tây: hướng tây. |
Thái tây là các nước cường thịnh ở phương tây, tức là chỉ các nước ở Âu Châu như: Anh, Pháp, Đức, Ý,....
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đêm nay, 24 Décembre, phải vui mừng vì là ngày của Ta xuống trần dạy đạo bên Thái tây (Europe).
Thái thậm
太甚 |
A: Excessive. |
P: Excessif. |
Thái: Lớn, rất, cả, tuyệt cao. |
Thậm: quá mức. |
Thái thậm là rất quá mức, rất quá đáng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Kiêu hãnh thái thậm, vào muốn có người trình, ra muốn có người cúi,....
Thái Thượng Đạo Tổ - Thái Thượng Lão Quân
太上道祖 - 太上老君 |
Thái Thượng Đạo Tổ hay Thái Thượng Đạo Quân là ông Thủy Tổ của Đạo Tiên.
Ngài do khí Tiên Thiên hóa sanh, nên pháp lực của Ngài vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần để giáo hóa người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên.
Ngài có một kiếp giáng sanh xuống cõi trần là Đức Lão Tử, vào thời nhà Thương bên Tàu, nên còn gọi Ngài là Thái Thượng Lão Quân. (Xem chi tiết nơi chữ: Lão Tử, vần L)
Thải hồi
汰回 |
A: To send back. |
P: Renvoyer. |
Thải: loại bỏ ra không dùng nữa. |
Hồi: trở về. |
Thải hồi là loại bỏ ra, không dùng nữa, cho trở về nhà.
THAM
1. THAM: 貪 Ham muốn không chánh đáng.
Thí dụ: Tham danh, Tham dục, Tham ô. |
2. THAM: 參 Dự vào, xen vào.
Thí dụ: Tham chiếu, Tham khảo. |
Tham chiếu
參照 |
A: To compare. |
P: Comparer. |
Tham: Dự vào, xen vào. |
Chiếu: đưa ra mà xét, đối chiếu. |
Tham chiếu là đưa vào để đối chiếu.
Tham danh trục lợi
貪名逐利 |
A: To covet the fame and gain. |
P: Rechercher avidement la gloire et gain. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Danh: tiếng tăm. |
Trục: đuổi theo, tranh giành. |
Lợi: lợi lộc. |
Tham danh trục lợi là ham muốn và tranh giành danh lợi.
Thành ngữ nầy đồng nghĩa: Tham danh chác lợi.
(Chác là chuốc lấy, mang vào mình).
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy đã vì chúng sanh mà lập Đạo, nhưng kẻ phàm tục còn ám muội, tham danh chác lợi, lấn tước cầu quyền.
Tham dục
貪欲 |
A: The ambition. |
P: L"ambition. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Dục: muốn. |
Tham dục là lòng tham lam và nhiều ham muốn.
Tham dự
參預 |
A: To participate in. |
P: Participer à. |
Tham: Dự vào, xen vào. |
Dự: xen vào, gia nhập vào. |
Tham dự là góp mặt vào và nhận một phần công việc.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nơi đàn nào mà khác hơn Thánh giáo và bày biện nhiều trái cách thì Đạo hữu không phép tham dự.
Tham đó bỏ đăng
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Đó và Đăng: dụng cụ dùng để bắt cá dưới nước. Đăng là tấm làm bằng nan tre dài, chận dưới nước không cho cá lội qua. Đó cũng làm bằng nan tre kết lại thành hình ống, có làm hom để cá chui vào mà không ra được. |
Tham đó bỏ đăng, ý nói ham muốn kẻ nầy, ruồng bỏ kẻ kia, tức là ham muốn người con gái khác, ruồng bỏ vợ nhà.
Thành ngữ: Tham đó bỏ đăng là chỉ sự không chung thủy trong tình vợ chồng.
Tham khảo
參考 |
A: To consult. |
P: Consulter. |
Tham: Dự vào, xen vào. |
Khảo: tra xét. |
Tham khảo là tra xét nhiều tài liệu để so sánh và tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh của một vấn đề.
Tham ô
貪汙 |
A: The crapulous covetousness. |
P: La cupidité crapuleuse. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Ô: dơ bẩn, bẩn thỉu. |
Tham ô là tham lam bẩn thỉu, tìm cách ăn cắp của công một cách đê tiện.
Tham quan ô lại: Quan thì tham nhũng, viên chức thì bẩn thỉu, chỉ chung bọn quan lại ăn hối lộ, đục khoét của công.
Tham phu tuẫn tài
貪夫殉財 |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Phu: người đàn ông. |
Tuẫn: liều chết vì một việc gì. |
Tài: tiền bạc của cải. |
Tham phu tuẫn tài là người tham chết vì tiền.
Tham quan
Có hai trường hợp:
貪官 |
A: Corrupt mandarin. |
P: Mandarin concussionnaire. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Quan: ông quan. |
Tham quan là ông quan tham nhũng.
Thường nói: Tham quan ô lại: (Xem chữ: Tham ô).
參觀 |
A: To see the sights. |
P: Excursionner. |
Tham: Dự vào, xen vào. |
Quan: xem xét, quan sát. |
Tham quan là đi quan sát cảnh vật ở một nơi nào.
Tham quyền cố vị
貪權固位 |
A: To hold a power and to hang on to one"s position. |
P: Rechercher l"autorité et se cramponner à sa place. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Quyền: quyền hành. |
Cố: giữ chặt lấy. |
Vị: địa vị, chỗ ngồi có chức quyền. |
Tham quyền cố vị là ham muốn quyền hành, giữ chặt lấy địa vị có được, không muốn buông ra.
Tham sanh úy tử
貪生畏死 |
A: To cling to life and to fear death. |
P: Se cramponner à la vie et redouter la mort. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Sanh: sống. |
Úy: sợ. |
Tử: chết. |
Tham sanh úy tử là tham sống sợ chết.
Tham Sân Si
貪嗔痴 |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Sân: giận. |
Si: mê muội. |
Tham Sân Si là ba mối độc hại, gây ra nhiều điều phiền não và đốt cháy hết công đức của người tu, nên gọi chúng là Tam độc, tức là ba thứ độc hại.
Ba thứ ấy làm dơ dáy thân tâm, nên cũng gọi chúng là Tam cấu.
Ba thứ ấy cũng ngăn trở thiện tâm nên cũng gọi chúng là Tam chướng.
Ba thứ ấy trói buộc con người vào biển khổ trầm luân, nên cũng gọi chúng là Tam phược.
Người tu cần phải dùng cái trí sáng suốt để dứt bỏ ba mối độc hại trên thì mới mong đắc đạo.
Tham tài hiếu sắc
貪財好色 |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Tài: tiền bạc của cải. |
Hiếu: ưa thích. |
Sắc: sắc đẹp của phụ nữ. |
Tham tài hiếu sắc là tham lam tiền bạc và ưa thích sắc đẹp của phụ nữ (sắc dục).
Tham thì thâm
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Thâm: lạm vào một khoản tiền khác. |
Tham thì thâm là tham cái lợi nhỏ nên bị mất cái lợi lớn mà không hay.
Kinh Sám Hối:
Tham thiền nhập định
參禪入定 |
A: The meditation and contemplation. |
P: La méditation et contemplation. |
Tham: Dự vào, xen vào; cũng có nghĩa là: suy xét, quan sát. |
Thiền: yên lặng để chiêm nghiệm đạo lý. |
Nhập: vào. |
Định: giữ cái tâm cho yên tịnh, không vọng động, để suy nghĩ về đạo lý. |
Tham thiền, đồng nghĩa Nhập định, ghép chung lại để nhấn mạnh ý nghĩa, thường được nói tắt là Thiền Định.
Hai chữ: Thiền và Định, trong nhiều trường hợp, được dùng như đồng nghĩa với nhau, nhưng thật ra ý nghĩa của chúng có phần khác nhau đôi chút: Định là một trạng thái tâm lý chứng ngộ được bằng phép Tu Thiền. Thiền là một diễn trình, còn Định là cứu cánh.
Tham thiền nhập định là phép tu ngồi kiết già, yên lặng nhằm lắng đọng tất cả vọng tưởng tán loạn, tập trung tư tưởng để suy nghĩ tìm tòi cho ra lẽ một vấn đề đạo lý, để cho chơn tâm bừng sáng, trí huệ hoát khai, hiểu rõ đạo lý, ngộ nhập chơn lý, tức là đắc đạo.
Người tu hành cần nhứt là phép Tham thiền đặng tầm cái lý đạo cao siêu của Tạo công đặt bày trên mấy cõi hư linh, ngõ hầu thấu triệt đến cả cội nguồn nguyên thỉ.
Không Tham thiền định trí thì làm sao đoạt nổi Thiên cơ, hiểu điều mắc mỏ cho được. Thế nên người tu hay người không tu mà muốn hoát thông sự vật, tham cứu uyên nguyên thì làm sao cũng phải Tham thiền.
Vả lại, đã sanh ra đứng làm người mà nếu không hiểu biết cội nguồn nhơn loại thì sao phải là người thượng trí?
Ví như loài người bắt đầu bởi đâu mà có? Có làm chi? Sao lại sanh rồi tử? Tử rồi sanh? mà cứ mãi mãi hoài hoài vương vấn với bánh xe luân hồi của Tạo hóa?
Vào chi chỗ trần ai cay nghiệt, biển khổ sông mê, để chịu mang lấy kiếp nặng nề mà luống khổ tâm lao lực, sớm thảm chiều phiền, rày than mai khóc?
Nếu tự hỏi mình bao nhiêu vấn đề ấy mà chẳng gia công nghiên cứu, tham khảo sưu tầm cho tận cùng đáo để thì làm sao trực giác được cái nguyên lý của Đạo?
Muốn đạt đến chỗ đó, há còn phương pháp nào khác hơn Tham thiền nữa đâu.
Vậy phương pháp ấy chính gọi là THAM THIỀN đó.
Không Tham thiền thì làm sao mở mang trí hóa để đạt cho thấu cái lẽ hư vô huyền diệu.
Nhưng phương pháp Tham thiền rất là khó lắm. Trước hết cần phải chủ cái tâm vào một tư tưởng nào cho cao thượng, rồi mới lấy cái tư tưởng thanh quang ấy mà nghĩ ngợi cho cùng, xét suy cho tột thì huệ tâm tự phát, trực giác tự khai, chừng ấy chơn lý mới hiện bày ra một cách rõ ràng minh bạch.
Con người đã sẵn có cái Thiên tánh đặc biệt của Trời ban phú cho từ lúc mới đi đầu thai. Khi xuống ở thế gian nầy lại cần phải mượn lấy xác phàm mà kinh nghiệm mọi lẽ của cõi trần để lần lần trở nên uyên bác hầu tấn hóa mãi trên con đường đạo đức vậy.
Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính thế gian lại là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn loài vạn vật mới mở mang trí hóa, sáng suốt tinh thần để tấn bộ trên nấc thang cao thượng.
Làm người cần phải học hỏi, có học hỏi mới thông đạt minh mẫn, mới tường đường quấy sự phải, mà tránh cho khỏi tội tình. Chớ nếu không học hỏi thì điểm linh quang phải trở nên mê muội mà người cam dốt nát hư hèn.
Bao nhiêu những món bày trò nơi trước mắt là bao nhiêu những bài học hay ho hữu ích cho người, bất luận tốt hay xấu, bất cứ dữ hay lành, chi chi cũng có thể làm bài học được.
Sự nào tốt đẹp cao siêu thuần khiết thì nên lấy đó mà làm mẫu mực để luyện trau rèn đúc tinh thần.
Việc nào xấu xa hèn mạt bạo tàn thì nên xem đó như tấm gương soi để sửa đổi canh cải đức tánh.
Cái bước đường lầm lạc đã trải ngày nay tức là cái bài học phòng ngừa khỏi vấp ngày mai.
Trên đời nào có cái chi là vô ích bao giờ. Ích hay vô ích là chỉ tại nơi mình biết dùng hay không biết dùng đó mà thôi!
Người tu hành tuy chẳng tầm chương trích cú, tuy không nấu sử xôi kinh mà cũng có thể thông suốt cả cái lý của đời rất nên đúng đắn.
Rõ thông như thế là nhờ Nhập định Tham thiền, rồi được trực giác nơi tâm thì tất nhiên trí huệ quang minh phát triển mà giúp cho thần hồn lẹ thấy mau nghe, nên không học mà tự nhiên cũng biết.
Không học mà biết là do cái lương tri lương năng nó phát lộ được trong tâm thần, làm cho cơ đạt thức phải khai minh sáng suốt.
Vậy nên người tu cần nhứt là phải Tham thiền.
Có Tham thiền mới nghĩ ngợi được đến lý thiên nhiên của cơ Tạo hóa, mà thấu triệt cái bổn thể Hư vô, rồi mới thấy rõ cuộc đời ấy chỉ là trường mộng ảo.
Các vật đã la liệt khắp bày trên mặt địa cầu nầy, chẳng bao lâu nó thảy phải rã rời, dời đổi chẳng khác nào như mù tan như sương rã, như khói tỏa như mây bay, nên cuộc đời nào có bền vững chi đâu, chỉ là một giấc huỳnh lương, một cơn hồ điệp. Bởi vậy nên mới có câu: Thế sự vạn ban đô thị giả.
Biết vậy rồi, tự nhiên con người mới gắng chí lập tâm, quyết phế bỏ cuộc giả hư mà mong kiếm tầm nơi chơn thật, hầu có thoát thân ra khỏi chốn mê đồ trần khổ.
Nhưng hễ muốn Tham thiền cho có kết quả thì phải lo Nhập định cho hẳn hòi.
Nhập định là cốt để cho tâm thần an ổn, nghĩ ngợi hầu có sửa mình mà trừ khử các bịnh do trong cốt tủy và diệt xong cả mấy mối loạn của thất tình, lục dục khiến xui khuấy rối đêm ngày.
Rồi gom các tư tưởng vào nơi khối óc, đừng cho nó tưởng nhớ bá vơ những điều không tốt, lại ráng gắng công tập luyện nó sao cho lần lần trở nên thuần túy tinh anh. Mà phải nuôi cái tư tưởng ấy cho cao thượng, trọn lành mãi mãi, đừng để ngoại vật lẫn vào báo hại tâm hồn xao động.
Được vậy rồi mới hồi quang phản chiếu nơi tâm, thấy cũng như không thấy, nghe cũng thể không nghe, biết cũng dường không biết, vạn sự thế gian đều không lưu ý vào chi hết ráo.
Hễ Nhập định đặng như vậy thì Tham thiền mới thấy kết quả tốt đẹp phi thường, vì mỗi khi Tham thiền, mà trầm tư mặc tưởng vào một vấn đề gì thì các bộ phận máy móc trong châu thân nó lần lần ngưng nghỉ bớt mà để cho chơn thần xuất ra khỏi xác, theo lằn tư tưởng lóng nghe cái lý thiên nhiên.
Cũng có kẻ Tham thiền mà bị điên cuồng ngây ngẩn, ấy cũng tại Tham thiền mà không Nhập định cho an thần, rồi tưởng xét quá làm cho xao động tâm linh, nên ra đến thế.
Nếu rủi bị vậy thì chỉ cần tịnh an cho đúng là tất sẽ huờn phục lại ngay." (Đại Thừa Chơn Giáo)
Tham tiểu thất đại
貪小失大 |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Tiểu: cái nhỏ. |
Thất: mất. |
Đại: lớn. |
Tham tiểu thất đại là tham lợi nhỏ, mất lợi to.
Tham ván bán thuyền
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Ván: tấm ván bằng gỗ. |
Bán: đổi một vật lấy tiền. |
Bán thuyền: bán chiếc thuyền. |
Thành ngữ nầy liên hệ thành ngữ: Ván đã đóng thuyền: ý nói người con gái đã có chồng rồi, không thể thay đổi số phận được nữa. Ván là tượng trưng người con gái chưa chồng, ván đã đóng thuyền tượng trưng người con gái đã có chồng rồi, tức là chỉ người vợ ở nhà.
Tham ván: ý nói ham mê một người con gái chưa chồng.
Bán thuyền: ý nói bỏ bê người vợ ở nhà.
Tham ván bán thuyền là chỉ người chồng không chung thủy, ham mê một người con gái khác, bỏ bê người vợ ở nhà.
Suy rộng ra, thành ngữ trên có ý nói: Tham mối tình mới, bỏ mối tình cũ, Có mới nới cũ, Tham lê bỏ lựu,....
Nữ Trung Tùng Phận:
Ghi chú: Thành ngữ tương tự: Thăm ván bán thuyền.
Suy rộng ý nghĩa:
Hai thành ngữ: Tham ván bán thuyền và Thăm ván bán thuyền, suy cho cùng thì ý nghĩa không khác nhau bao nhiêu, chỉ người chồng không chung thủy trong tình yêu vợ chồng.
Tham vọng
貪望 |
A: The ambition. |
P: L" ambition. |
Tham: Ham muốn không chánh đáng. |
Vọng: mong ước. |
Tham vọng là tham lam nhiều ước muốn, lòng tham lam không bờ bến.
THẢM
THẢM: 慘 Đau đớn xót xa, độc ác.
Thí dụ: Thảm bại, Thảm kinh, Thảm sát. |
Thảm bại
慘敗 |
A: The lamentable defeat. |
P: La défaite lamentable. |
Thảm: Đau đớn xót xa, độc ác. |
Bại: thua thiệt, thất bại. |
Thảm bại là thất bại một cách đau đớn.
Thảm đạm
慘淡 |
A: Desolate. |
P: Desolé. |
Thảm: Đau đớn xót xa, độc ác. |
Đạm: nhạt nhẽo. |
Thảm đạm là buồn rầu khô héo.
Thảm kinh
慘驚 |
A: Lamentable and fearful. |
P: Lamentable et terrible. |
Thảm: Đau đớn xót xa, độc ác. |
Kinh: sợ hãi. |
Thảm kinh là đau đớn và kinh khủng.
Kinh Sám Hối:
Thảm sát
慘殺 |
A: To massacre terribly. |
P: Massacrer terribllement. |
Thảm: Đau đớn xót xa, độc ác. |
Sát: giết chết. |
Thảm sát là tàn sát một cách thảm khốc.
THÁN
THÁN: 慘 - Than thở. - Khen ngợi.
Thí dụ: Thán oán, Thán phục. |
Thán oán
歎怨 |
A: To complain. |
P: Se plaindre. |
Thán: - Than thở. - Khen ngợi. |
Oán: giận ghét. |
Thán oán là than thở và oán ghét.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhưng cũng có nhiều đứa dụng tà tâm mà làm cho có sự thán oán trong nền Đạo của Thầy.
Thán phục
慘伏 |
A: To admire. |
P: Admirer. |
Thán: - Than thở. - Khen ngợi. |
Phục: nằm sát xuống đất. |
Thán phục là khen ngợi và cảm phục.
Thản nhiên
坦然 |
A: Indifferent. |
P: Indifférent. |
Thản: bằng phẳng. |
Nhiên: như thế. |
Thản nhiên là bình thản tự nhiên như không có gì xảy ra.
THANG
THANG: Cái thang có nấc để trèo lên cao.
Thí dụ: Thang mây, Thang vô ngằn. |
Thang mây
A: The ladder to go up to clouds. |
P: L" échelle s"élevant jusqu"aux nuages. |
Thang: Cái thang có nấc để trèo lên cao. |
Mây: đám mây trên bầu trời. |
Thang mây là cái thang bắc lên cao tận mây để có thể trèo lên trời.
Đó là nói ví dụ về việc tu hành, giống như là bắc cái thang lên tận mây xanh để khi đắc đạo thì đi lên tới trời.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ấy là muốn dìu bước đường đạo đức, bắc thang mây để độ dẫn các con trở về ngôi cũ.
Thang vô ngằn
A: The ladder with innumerable step. |
P: L"échelle à innombrable marche. |
Thang: Cái thang có nấc để trèo lên cao. |
Vô: không, ý nói vô số, tức là một số thật nhiều không thể đếm hết được. |
Ngằn: cái nấc thang. |
Thang vô ngằn là cái thang có vô số nấc, bắc lên tận trời.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy đã nói, đạo đức cũng như cái thang vô ngằn bắc cho các con leo đến phẩm vị tối cao tối trọng.
THẢNG
倘 |
A: If. |
P: Si. |
Thảng: nếu, ví như. |
Thảng như: 倘如 ví như.
Thảng hoặc: 倘或 nếu mà, giả như là.
Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Thảng có một người trong ba mà tuân mạng lịnh đặng thì cũng chưa quyết đoán rằng luật lệ ấy đã nghịch hẳn với nhơn sanh.
THANH
1. THANH: 青 Màu xanh.
Thí dụ: Thanh cân, Thanh my. |
2. THANH: 清 Trong sạch, rõ, sạch sẽ.
Thí dụ: Thanh bạch, Thanh tịnh. |
3. THANH: 聲 còn đọc Thinh: tiếng, âm thanh.
Thí dụ: Thanh danh, Thanh la. |
Thanh bạch
清白 |
A: Pure, clean. |
P: Pur, propre. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Bạch: trắng. |
Thanh bạch là trong trắng.
Kinh Tắm Thánh: Xin gìn giữ Thánh hình thanh bạch.
Thanh bai
A: Pure and distinguished. |
P: Pur et distingué. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Bai: (nôm) lịch sự, không thô. |
Thanh bai là trong sạch và lịch sự.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Cuộc đời thêm rạng vẻ thanh bai.
Thanh bần
清貧 |
A: Poor but clean. |
P: Pauvre mais propre. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Bần: nghèo. |
Thanh bần là nghèo mà trong sạch.
Châu Lễ viết: Thanh bần thường lạc, trọc phú đa ưu.
Nghĩa là: Nghèo mà trong sạch thì vui vẻ luôn luôn, giàu mà nhơ bợn thì nhiều nỗi lo âu sầu muộn.
Thanh bường (Thanh bình)
清平 |
A: Pacific. |
P: Pacifique. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Bường: Bình: bằng, êm lặng. |
Thanh bình, nói trại ra là Thanh bường, là trong sạch bình yên, dân chúng sống an lành hạnh phúc.
Bài Dâng Trà: Khai minh Đại Đạo hộ thanh bường.
Thanh cao
清高 |
A: Pure and noble. |
P: Pur et noble. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Cao: cao thượng. |
Thanh cao là trong sạch và cao thượng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Giồi trí thanh cao giữ tánh thần.
Thanh cân
青巾 |
A: The blue head-dress. |
P: La coiffure bleue. |
Thanh: Màu xanh. |
Cân: cái khăn bịt trên đầu. |
Thanh cân là cái khăn xanh bịt trên đầu, gọi là cái Bao đảnh xanh, trong bộ đại phục của Đức Thượng Sanh.
Thanh chước chi nghi
清酌之儀 |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ; chỉ rượu tinh khiết. |
Chước: rót rượu. |
Nghi: hình thức tốt đẹp để tỏ cái lễ. |
Thanh chước: rót rượu mời uống. |
Thanh chước chi nghi là rót rượu làm nghi thức tế lễ.
SỚ VĂN: Chư Thiên phong nghiêm thiết đàn tràng, hương, đăng, hoa, trà, quả, thanh chước chi nghi, thành tâm hiến lễ.
(Các Chức sắc Thiên phong nghiêm trang thiết lập đàn tràng, nhang, đèn, bông, trà, trái cây, rót rượu, làm nên nghi thức, thành tâm làm lễ dâng lên).
Thanh danh
聲名 |
A: The reputation. |
P: La réputation. |
Thanh: còn đọc Thinh: tiếng, âm thanh. |
Danh: tiếng tăm. |
Thanh danh là tiếng tăm tốt.
Thanh danh quán thế: Tiếng tăm tốt đứng trên cả một đời. (Quán thế là đứng đầu trên cả một đời).
Thanh đạm
清淡 |
A: Sober. |
P: Sobre (repas) |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Đạm: nhạt. |
Thanh đạm, nói về thức ăn, là trong sạch lạt lẽo.
Bữa cơm thanh đạm là bữa cơm chay, gồm các thức ăn là rau cải đơn giản và trong sạch.
Thanh đạo
清道 |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Đạo: tôn giáo, đạo đức. |
✥ Thanh đạo là nền đạo trong sạch, đó là Đạo Cao Đài của Đức Chí Tôn.
✥ Thanh Đạo còn là hai chữ đầu của một bài thi bốn câu do Đức Chí Tôn ban cho để làm Tịch đạo Chức sắc nam phái Cửu Trùng Đài.
. Đời Giáo Tông thứ nhứt, Thánh danh của Chức sắc Cửu Trùng Đài nam phái lấy chữ THANH.
. Đời Giáo Tông thứ nhì, Thánh danh của Chức sắc lấy chữ ĐẠO.
(Xem chi tiết nơi chữ: Tịch Đạo, vần T)
Thanh la
聲鑼 |
A: The cymbal. |
P: La cymbale. |
Thanh: còn đọc Thinh: tiếng, âm thanh. |
La: cái phèng la. |
Thanh la là loại nhạc khí cổ, bằng thau, hình tròn dẹp, ở giữa lồi lên để gõ vào đó cho phát ra tiếng phèng phèng, nên cũng gọi là phèng la.
Thanh lặng
A: Pure and calm. |
P: Pur et calme. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Lặng: yên lặng. |
Thanh lặng là trong sạch và yên lặng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Con nên biết, cứ ai lo phần nấy, đừng lỗi phận sự, thì được thanh lặng yên vui.
Thanh loan
青鸞 |
A: The blue female phoenix. |
P: Le phénix femelle bleu. |
Thanh: Màu xanh. |
Loan: con chim loan. Con chim trống thì gọi là Phụng, con chim mái thì gọi là Loan. |
Thanh loan là con chim loan màu xanh, đây là con chim lịnh của Đức Phật Mẫu.
Khi Đức Phật Mẫu du hành thì Đức Phật Mẫu cỡi lên lưng chim thanh loan. Do đó, trên nóc các Điện Thờ Phật Mẫu đều có đắp hình Thanh loan.
Thanh my
青眉 |
A: The blue eyebrows. |
P: Les sourcils bleus. |
Thanh: Màu xanh. |
My: lông mày. |
Thanh my là mày xanh, chỉ các thanh niên nam nữ.
Thanh minh
Có hai trường hợp:
聲明 |
A: To rectify, to clear oneself. |
P: Rectifier, s"expliquer. |
Thanh: còn đọc Thinh: tiếng, âm thanh. |
Minh: rõ ràng. |
Thanh minh là trình bày chứng cớ rõ ràng để đính chánh một việc hiểu lầm tai hại cho mình.
清明 |
A: Festival of tomb cleaning. |
P: La fête de nettoyage des tombes. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Minh: sáng |
Thanh minh là trong sáng, chỉ một tiết khí hậu trong 24 tiết của một năm, vào đầu tháng 3 âm lịch, tiết trời mát mẻ, trong trẻo, sáng sủa.
Theo phong tục của người Tàu, truyền qua Việt Nam, trong tiết Thanh minh, người ta đi tảo mộ, làm mộ, hay cải táng.
Thanh nhãn nan phùng
青眼難逢 |
Thanh: Màu xanh. |
Nhãn: mắt. |
Nan: khó. |
Phùng: gặp. |
Thanh nhãn: mắt xanh, ý nói gặp người đáng quí, theo điển tích: Nguyễn Tịch đời Tấn, vừa lòng ai thì nhìn với đôi mắt xanh, không vừa lòng thì nhìn với đôi mắt trắng.
Thanh nhãn nan phùng: Mắt xanh khó gặp. Ý nói: rất khó gặp bạn tri âm tri kỷ.
Thanh quang
青光 |
A: The blue light. |
P: La lumière bleue. |
Thanh: Màu xanh. |
Quang: ánh sáng. |
Thanh quang là ánh sáng màu xanh nơi từng trời Thanh Thiên, từng Trời thứ ba trong Cửu Trùng Thiên.
Kinh Ðệ Tam cửu: Thanh quang rỡ rỡ đòi ngàn.
Thanh Sơn Đạo Sĩ
青山道士 |
Thanh Sơn Đạo Sĩ là Thánh hiệu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện nay, Ngài là Sư Phó chưởng quản Bạch Vân Động nơi cõi thiêng liêng. |
Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ cùng với hai vị Thánh của Bạch Vân Động là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) và Tôn Trung Sơn (Tôn Văn) được lịnh Đức Chí Tôn chép Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá để công bố cho toàn cả nhơn loại rõ, nếu ai thực thi được bốn chữ Bác Ái - Công Bình thì được Đức Chí Tôn rước lên cõi Thiêng liêng Hằng sống.
Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ theo lịnh của Ngọc Hư Cung, cho các vị Thánh trong Bạch Vân Động giáng trần để Đức Chí Tôn lập thành Hội Thánh buổi đầu mà khai Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Các vị Thánh nơi Bạch Vân Động còn có nhiệm vụ hộ giá Đức Phật Mẫu mỗi khi Đức Phật Mẫu du hành xuống cõi trần, nên khi cúng Đức Phật Mẫu, chúng ta đều có niệm câu chót là: "Nam Mô Bạch Vân Động chư Thánh."
Ba vị Tiên Nương Diêu Trì Cung có ba bài thi khen Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ thường giáng cơ dạy Đạo nơi Hội Thánh Ngoại Giáo tại Kim Biên (Nam Vang).
Sau đây xin chép ra hai bài giáng cơ tượng trưng:
Bần đạo xin chào Hộ Pháp, Bảo Đạo, và chư Hiền nam nữ.
Thắm thoát nền Đại Đạo khai nơi Tần quốc đã 30 năm.
Ngày ấy chính Chí Tôn sai Hộ Pháp đến để gieo hột Thánh cốc. Từ ấy đến nay thì các tay chấp chánh Đạo quyền nơi nầy không tô bồi thêm, trái lại làm cho phân chia tâm lý. Cớ ấy là chỗ ham quyền trọng vị.
Các Chức sắc Thiên phong lãnh Thiên mạng nơi mình không làm xong phận, ngôi thì ham, quyền thì muốn, mà hành động cho xứng lại không. Thử hỏi họ vưng Thiên mạng đến để làm gì kia chớ?
Họ phải cho xứng phận là anh, thầy, để gần gũi nhơn sanh, chia việc đau, an ủi điều khổ.
Hôm nay Hộ Pháp đã đến thì cả Chức sắc Thiên phong phải ráng thực thi quyền của mình, hư thì bỏ, nên thì để, rửa ráy Thánh thể Đức Chí Tôn cho nên hình. Vậy khá liệu lấy.
Có Quyền Giáo Tông đến. THĂNG.
TÁI CẦU:
Qua chào mấy em.
Khi nãy, Đức Thanh Sơn có ý khuyên mấy em gắng công hành đạo. Chính Qua cũng nhìn nhận mấy em thiếu kém công nghiệp cùng Đạo. Mấy em nam nữ đã thấy rõ vì thế nào mà Chưởng Đạo Nguyệt Tâm đã từ bỏ chức vụ mà mấy em từ thử hay chăng?
Mấy em nhớ lại coi, từ khi Phong Chí (Giáo Sư Thượng Bảy Thanh) nắm quyền đến nay, sự nghiệp Đạo đã hư hoại thế nào? Thì cũng do nơi bội phản Hộ Pháp và anh em giành quyền mà sanh ra rối loạn.
Qua nói thiệt cùng mấy em rằng, vì hổ thẹn ấy mà Chưởng Đạo từ chức và hủy bỏ Hội Thánh Ngoại Giáo.
Các em đã hiểu rõ điều ấy. Qua chỉ thương Thanh Sơn mang tiếng phụ phàng, lỗi tình cùng Hộ Pháp.
Qua đã nhiều phen cầu xin Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tha thứ, nhưng Ngài quyết hẳn, vì cớ là chúng đã mạo danh Bạch Vân Động đặng chia phe phân phái lập quyền đời của họ.
Các em có biết chăng, Đấng đã mang trọn ân của Hộ Pháp là Bạch Vân Hòa Thượng, tức là Đức Thanh Sơn, vì khi lãnh lịnh Ngọc Hư thì người đã hứa rằng: Hộ Pháp trọn quyền sử dụng các chơn linh Bạch Vân Động. Hôm nay lời hứa ấy đã thất. Qua nhường cơ lại cho Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn.
Mấy em sẽ hưởng đặng một điều quí báu. THĂNG.
TÁI CẦU:
Bần đạo trở lại là vì lời kêu nài của Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
Chư Thiên phong đủ hiểu rõ rằng: Mạng số Việt Nam nó liên quan mật thiết cùng kiếp sanh của Bần đạo là thế nào, và vì lẽ gì mà Bần đạo phải giao trọn quyền điều khiển Bạch Vân Động cho Hộ Pháp.
Bảo Đạo! Thì Bần đạo cũng đồng tâm bịnh với Hiền Hữu. Cười.... Bảo Đạo nghe:
Bần đạo sẽ tái giáng đặng hiệp ý cùng nhau. THĂNG.
Ghi chú về: BẠCH VÂN ĐỘNG.
Đức Phạm Hộ Pháp giải thích về Bạch Vân Động:
"Xưa nay người ta vẫn coi Nguyệt cầu (Mặt Trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu) đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian nầy.
Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động).
Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch Vân Hòa Thượng, miêu duệ của Từ Hàng Đạo Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan Âm.
Bạch Vân Hòa Thượng đã hai lần giáng trần ở Pháp: một lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu, một lần là Quận Công La Roche Foucault.
Ở Việt Nam, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức gọi Trạng Trình."
Theo như lời dạy của Đức Phạm Hộ Pháp, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có tiền kiếp là Bạch Vân Hòa Thượng bên Tàu, mà chơn linh của Bạch Vân Hòa Thượng là một chiết linh của Đức Từ Hàng Bồ Tát.
Sau đây là Tiểu sử của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích trong quyển sách Công Dư Tiệp Ký của Vũ Phương Đề, dịch giả Tô Nam Nguyễn Đình Diệm.
Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đạo hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại.
Tiên tổ ngày xưa tu nhân tích đức đã nhiều (nay không thể khảo cứu được), chỉ biết từ đời cụ Tổ được tập phong Thiếu Bảo Tư Quận Công, mỹ tự là Văn Tĩnh, cụ Bà được phong Chính Phu Nhân Phạm thị Trinh Huệ, nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc, hợp với kiểu đất Cao Biền.
Phụ thân được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh, nguyên người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh.
Thân mẫu họ Nhữ, được phong Từ Thục Phu Nhân, nguyên người ở Ân Tử Hạ, thuộc huyện Tiên Minh, là con gái quan Hộ Bộ Thượng Thư Nhữ Văn Lan.
Bà vốn là người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh thông cả môn tướng số, ngay thời Hồng Đức mà bà đã tính được rằng: Vận mệnh nhà Lê chỉ sau 40 năm nữa thì sẽ suy đồi.
Vì có một chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu, muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên, nên đã chờ ngót 20 năm trời, khi gặp Ông Văn Định có tướng sinh được quí tử nên bà mới lấy.
Nhưng lại gặp một trang thiếu niên trong lúc sang bến đò Hàn thuộc con sông Tuyết giang, thì Bà ngạc nhiên than rằng: Lúc trẻ chẳng gặp, ngày nay tới đây làm gì!
Những người theo hầu không hiểu ra sao, cầm roi đánh đuổi thiếu niên ấy đi, rồi sau Bà hỏi lại tánh danh, mới biết người ấy là Mạc Đăng Dung, khiến Bà phải sanh lòng hối hận đến mấy năm trời.
Tiên sinh sanh vào năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc sơ sanh, vóc người có vẻ hùng vĩ, khi chưa đầy năm đã biết nói. Một hôm, vào buổi sáng sớm, Văn Định đang bế cậu ở trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay lên rằng: "Mặt Trời mọc ở phương Đông."
Ông lấy làm lạ! Rồi năm lên 4 tuổi, phu nhân dạy cậu học kinh truyện, hễ dạy đến đâu là cậu thuộc lòng đến đó, và thơ quốc âm cậu đã nhớ được mấy chục bài.
Lại một hôm bà đi vắng, ông ở nhà bày trò kéo dây đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một câu rằng: "Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung", rồi ông muốn đọc tiếp câu nữa nhưng chưa nghĩ kịp thì cậu đứng bên đọc ngay rằng: "Vén tay Tiên, nhẫn nhẫn rung."
Ông thấy cậu mẫn tiệp như vậy thì có ý mừng thầm, đợi khi bà về thuật lại cho nghe. Bà lấy làm bất mãn nói rằng: Nguyệt là tượng bề tôi, cớ sao ông lại dạy con mình như thế?
Ông cả thẹn xin lỗi, nhưng bà vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu thì mất.
Lại có truyền ngôn rằng: Lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để chỏm, cùng với lũ trẻ ra tắm ở bến đò Hàn, khi ấy có chú thuyền buôn người Tàu nhìn thấy tướng mạo của cậu, chú bảo với mọi người rằng, cậu bé nầy có tướng rất quí, chỉ hiềm một nỗi là da hơi thô, về sau chỉ làm đến Trạng nguyên Tể Tướng mà thôi.
Vì thế nên ai cũng đoán chắc rằng, cậu sẽ là bậc tể phụ của quốc gia sau nầy.
Như ông lúc còn niên thiếu, học vấn sở đắc ngay tự gia đình, đến khi lớn tuổi, nghe nói có quan Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng, nổi tiếng văn chương quán thế, ông bèn tìm đến để xin nhập học.
Lương Công là người làng Hội Trào, thuộc huyện Hoằng Hóa, lúc Ngài phụng mệnh sang sứ nhà Minh, có học được phép Thái Ất Thần Kinh của người cùng họ, tức là dòng dõi của Lương Nhữ Hốt (ông Hốt trước hàng nhà Minh, được phong tước là Lãng Lăng Vương).
Lương Công rất tinh thông về lẽ huyền vi, đem truyền lại cho ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến khi Ngài bị ốm nặng, lại đem con là Lương Hữu Khánh ký thác với ông, ông săn sóc dạy dỗ chẳng khác con mình, sau nầy Lương Hữu Khánh cũng được thành đạt.
Những năm Quang Thiệu (1516-1526), gặp lúc loạn lạc, ông về ẩn cư để dạy học trò, lấy Đạo làm vui, chẳng cầu danh tiếng;
Nhưng sang đến thời đầu niên hiệu Thống Nguyên (tức Lê Hoàng Đệ Thung) thì Trịnh Tuy và Mạc Đăng Dung cũng đều có ý hiếp chế Thiên tử để sai khiến chư hầu, hai bên gây cuộc nội chiến, khiến trong nước chịu cảnh lầm than, lúc ấy ông có cảm hứng một bài thơ rằng:
DỊCH:
Sở dĩ có bài thơ trên vì ông biết rõ nhà Lê sẽ được trung hưng, dẫu rằng ngày nay tạm phải tìm kế an thân, nhưng rồi sau đây tất nhiên sẽ lại khôi phục được nước, mà câu: Beo tiến cửa sau, chỉ là nói kín đó thôi.
Quả nhiên về sau, nhà Lê trung hưng, bốn phương trở lại yên tịnh, bấy giờ bạn hữu đều khuyên ông ra làm quan, đến năm 44 tuổi ông mới chịu ra ứng thí.
Khoa thi hương ấy, ông được đỗ đầu, rồi năm sau, tức là năm thứ 6 đời nhà Mạc (1535), lại ra tỉnh thi đỗ thứ nhứt, khi vào đình đối, lại đỗ Tiến Sĩ đệ nhứt danh, được bổ chức Đông Các Hiệu Thư.
Trong thời Thái Tông nhà Mạc, ông có làm hai bài thơ "Xuân thiên ngự tửu", đều được hạng ưu, rồi thăng chức Hữu Thị Lang Hình Bộ, sau thời gian ngắn lại thăng chức Tả Thị Lang, kiêm chức Đông Các Đại Học Sĩ.
Trong 8 năm ở triều, ông có dâng sớ hạch tội 18 kẻ nịnh thần, xin đem chém để làm gương, bởi vì bổn tâm của ông chỉ muốn làm trăm họ đều được an vui, những người tàn tật mù lòa cũng cho họ được có nghề ca hát bói toán, nhưng rồi gặp phải con rể tên là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, vì sợ liên lụy đến mình nên ông cáo quan xin về trí sĩ.
Thế là giữa năm Quảng Hòa thứ 2 (1542), ông mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mão về làng, dựng Am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng ông ở và vẫn lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
Khi ấy ông có bắc hai chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân để khi hóng mát, dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân ở bến Tuyết giang, có bia để ghi sự thực.
Ngoài ra, ông còn tu bổ chùa chiền, có lúc cùng các lão tăng đàm luận, có khi thả một con thuyền dạo chơi Kim Hải, Úc Hải để xem đánh cá.
Còn chỗ danh sơn thắng cảnh, như núi An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều; mỗi khi thấy chỗ rừng cây chim đổi giọng ca thì ông hớn hở tự đắc, quả là một vị Lục địa Thần Tiên.
Nhưng trong thời gian dưỡng lão ở chốn gia hương, tuy rằng không dự quốc chính, thế mà họ Mạc vẫn phải kính trọng như một ông thầy, những việc trọng đại thường sai sứ giả về hỏi, có khi lại đón lên kinh thành để hỏi, ông đều ung dung chỉ dẫn, nhờ đó bổ ích rất nhiều.
Xong rồi ông lại trở về am cũ, họ Mạc ân cần giữ lại cũng chẳng được, về sau phải liệt vào hạng đệ nhứt công thần, phong tước là Trình Tuyền Hầu, dần dần thăng đến Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công.
Ông Bà nhị đại cũng được phong ấm, 3 người thê thiếp với 7 người con cũng theo thứ tự phong hàm.
Thế rồi đến năm Cảnh Lịch thứ 3 thời nhà Mạc (tức Mạc Phúc Nguyên 1550), Thư Quốc Công, người xã Khoa Hoạch huyện Thanh Oai tên là Nguyễn Thiến, có con là Quyện và Mỗi về hàng quốc triều (nhà Lê), ông có làm một bài thơ gởi cho Thiến có những câu rằng:
DỊCH:
Lại có câu rằng:
DỊCH:
Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt, còn Quyện cũng là tướng tài, luôn luôn lập được chiến công.
Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại, hỏi kế nơi ông thì ông thưa rằng: Cha Quyện với thần là chỗ bạn thân từ trước, và đã ở trong nhà thần, hiện nay được ra trấn thủ Thiên Trường, ở vào tình thế bán tín bán nghi, nay muốn dùng kế bắt lại, thực chẳng khác chi thò tay vào túi để lấy một vật gì mà thôi.
Rồi ông xin với Mạc Phúc Nguyên trao cho 100 tráng sĩ, sai đi phục sẵn ở bên bắc ngạn. ông gởi thơ cho Quyện, hẹn sang bên thuyền nâng chén rượu nhạt kể lại tình xưa, rồi nhân lúc đã quá say, phục binh nổi dậy bắt cóc đem về nam ngạn, ông mới đem ân nghĩa quốc gia để khuyên nhủ.
Quyện cảm động khóc nức nở, ông bèn dẫn về qui thuận họ Mạc, rồi sau trở thành một viên danh tướng, nhờ đó nhà Mạc duy trì thêm được mấy chục năm nữa.
Trong thời gian ấy, Thế Tổ (Trịnh Kiểm) đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang khắp xa gần, đánh nhau mấy trận ở cửa Thần Phù.
Khiêm Vương Mạc Kính Điển đại bại, Thế Tổ Trịnh Kiểm thừa cơ tiến binh theo đường Tây Sơn ra đánh Kinh Bắc, khiến cho trong ngoài nơm nớp lo sợ, ông hiến kế sách hư hư thực thực, họ Mạc theo đó thi hành, bấy giờ trong cõi mới tạm ổn định.
Thời Mạc Mậu Hợp, năm Diên Thành thứ 8 (1585), tức năm Ất Dậu tháng 11 thì ông lâm bệnh. Mậu Hợp sai sứ đến vấn an và hỏi về quốc sự.
Ông chỉ trả lời rằng: "Tha nhựt quốc hữu sự cố, Cao Bằng tuy tiểu khả duyên sổ thế." Nghĩa là: Sau nầy quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm được mấy đời.
Quả nhiên, cách 7 năm sau thì họ Mạc mất, rồi các Chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương, rút lui lên giữ Cao Bằng được 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời thì mới hoàn toàn bị diệt, coi đó thì lời nói của ông dự đoán chẳng sai chút nào.
Nhưng rồi trong tháng ấy, giữa ngày 28 thì Ông tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò suy tôn hiệu là "Tuyết Giang Đại Phu", phần mộ ở trên một cái gò đất trong làng ..........
Nhắc lại thuở trước, năm Thuận Bình thứ 8 (1556), Lê Trung Tông mất, không có hoàng nam nối ngôi.
Thế Tổ Trịnh Kiểm do dự không biết lập ai, hỏi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, nên mới phải sai gia nhân ngầm đem lễ vật về tận Hải Dương để hỏi;
Ông không trả lời mà chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng: "Vụ nầy lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy các ngươi phải đi tìm giống cũ để mà gieo mạ."
Nói xong, ông lên xe ra chùa, sai các chú tiểu quét dọn đốt hương, ngoài ra không hề đá động gì đến chuyện khác, bởi vì ông đã tỏ cho biết cái thâm ý là: Cứ việc thờ Phật thì được ăn oản.
Rồi Trạng Phùng thấy thế vội vàng về báo, Thế Tổ Trịnh Kiểm hiểu ngay, bèn đón Anh Tông (Lê Duy Bang) về lập, tình thế trong nước mới được ổn định.
Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con Chiêu Huân Tĩnh Vương Nguyễn Kim, đương lúc ở trong tình thế nguy ngập vì sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm;
Thân mẫu của người vốn dòng họ Phạm đã được tôn là Thánh mẫu, nguyên quán ở làng Phạm Xá thuộc huyện Tứ Kỳ, với ông là chỗ đồng hương, nên thường bí mật sai người về làng nhờ ông chỉ giúp cho con trai bà một đường sống. Sứ giả đặt gói bạc nén ở trước mặt ông, rồi bái lạy lia lịa.
Ông thấy sứ giả năn nỉ mãi, nhưng vẫn không nói gì, rồi đứng phắt lên, tay cầm chiếc gậy, thủng thỉnh ra lối vườn sau, là nơi có hơn 10 tảng đá xanh xếp thành một dãy núi giả (non bộ) quanh co.
Trước núi lúc ấy có những đàn kiến men theo tảng đá leo lên, ông ngắm nghía chúng một lát rồi mỉm cười đọc một câu: "Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân", nghĩa là: một dãy Hoành sơn có thể dung thân được.
Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại với Nguyễn Hoàng. Hoàng bèn xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay hùng cứ cả vùng đó.
Nói về môn sinh của ông, thực sự không biết bao nhiêu mà kể, nhưng nói riêng về những người có tiếng tăm lừng lẫy thì có: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, và Trương Thì Cử, đều đã nhờ ơn truyền thụ lý học từng đi đến chỗ uyên thâm, và sau đều là các bậc danh thần trong thời Trung hưng.
Nhắc lại khi Phùng Khắc Khoan còn theo học Bạch Vân Tiên sinh, lúc thành tài rồi, bỗng có một đêm Tiên sinh đến chỗ nhà trọ của Khoan, Tiên sinh gõ cửa bảo rằng: Gà gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn nằm ỳ ở đó.
Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hóa, nhưng lại ẩn cư với Nguyễn Dữ, chớ chưa chịu ra làm quan.
Trong thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền Kỳ Mạn Lục, được Khắc Khoan phủ chính rất nhiều, nên mới thành ra một cuốn thiên cổ kỳ bút. Coi đó, ta thấy việc đào tạo nhân tài để giúp cho bổn triều lúc ấy, phần lớn là nhờ ở Tiên sinh vậy.
Còn nói về cá nhân của Tiên sinh, ta thấy Tiên sinh là người có lòng khoáng đạt, tư chất cao siêu, xử sự hồn nhiên, không hề có chút cạnh góc, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, mà đã nói ra câu gì, thực là bất di bất dịch.
Dẫu rằng ở nơi thôn dã vui cảnh cúc tùng, hơn 40 năm mà lòng vẫn không quên nước, tấc dạ ưu thời mẫn thế thường thấy chan chứa trong các vần thơ, văn chương viết rất tự nhiên, không cần điêu luyện, giản dị mà rất lưu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời.
Riêng về thơ phú quốc ngữ, Tiên sinh soạn cũng rất nhiều, trước đã xếp thành một tập gọi tên là Bạch Vân Thi Tập, tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm, và một thiên Trung Tân Quán Phú, còn thi thì thất lạc hết cả, nhưng xem đại lược cũng toàn những thể gió mát trăng thanh, dẫu ngàn năm sau vẫn còn có thể tưởng tượng thấy vậy.
Thử coi những câu:
Nghĩa là:
Đó là mấy câu Tiên sinh tự thuật chí hướng của mình thì đủ rõ.
Nói về gia đình Tiên sinh có 3 thê thiếp. Bà Chánh thất họ Dương hiệu Từ Ý, quê ở Hải Dương, cũng thuộc bổn huyện, nguyên là ái nữ của quan Hình Bộ Tả Thị Lang Dương Đắc Nhan.
Thứ Phu nhân họ Nguyễn, hiệu là Nhu Tĩnh. Á Phu nhân họ Nguyễn hiệu Vi Tĩnh. Con cái cộng 12 người, 7 trai 5 gái.
Tất cả mấy người con đều có lập được quân công.
Rồi sau Hàn Giang sinh Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tấn, Đạo Tấn sinh Đạo Thông, Đạo Thông sinh Đăng Doanh, Đăng Doanh sinh Thì Đương. Lúc ấy Thì Đương đã 65 tuổi, sinh được 3 người con trai, đều là cháu 8 đời của Tiên sinh vậy.
Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (tức là năm Ất Mão 1735), người trong làng nhớ tới thịnh đức của Tiên sinh, có dựng hai tòa miếu ngay ở nền nhà của Tiên sinh ngày trước;
Rồi người hàng Tổng vì nhớ ơn đức cũng đến Xuân Thu hằng năm tế tự Tiên sinh; còn người trong họ là các ông Nguyễn Hữu Lý, vì sợ sau nầy gia phả sẽ bị thất lạc, nên có nhờ ta soạn một bài tựa.
Ta đây sinh sản ở đất Hồng Châu, đối với Tiên sinh ngày trước, dẫu là đồng hương, nhưng nay cách đã 190 năm rồi thì còn biết đâu mà nói....
Nhưng ta nhận thấy Kỳ Lân, Phượng Hoàng đâu phải là vật thường thấy ở trong vũ trụ, tất nhiên nó phải ra chơi ở vườn nhà Đường và núi nhà Chu thì nó mới là điềm tốt.
Còn như Tiên sinh, sẵn có tư chất thông tuệ, thêm vào Đạo học Thánh Hiền, ví thử đắc thời để mà thi thố sở học, chắc sẽ tạo ra cảnh trị bình, thay đổi phong tục phù bạc thành ra lễ nghĩa văn minh.
Thế mà trái lại, một người có đủ tài đức phò tá quân vương, lại sinh ra giữa thời bá giả, thành ra sở học trở nên vô dụng, thực đáng tiếc thay!
Tuy nhiên, đời dùng thì làm, đời bỏ thì ẩn. Đối với Tiên sinh, dù chẳng đắc dụng cũng có hề chi.
Ta rất hâm mộ Tiên sinh về chỗ đó. Thử coi sinh trưởng trên đất nhà Mạc, khi thử ra làm quan để hành sở học, thì cũng muốn bắt chước Đức Khổng Phu Tử vào yết kiến Công Sơn Phất Nhiễu, rồi khi biết rằng không thể giúp được thì vội bỏ đi, lại muốn theo trí sáng của Trương Lương để hỏi thăm Xích Tùng Tử.
Nay đọc những văn chương còn lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo vàng, rực rỡ như mây năm sắc, sáng sủa như vừng thái dương, mà cái phong vị tắm sông Nghi, hóng mát cầu Vũ Vu của ông Tăng Điểm ngày trước;
Và cái phong thú yêu sen, hái lan của tiên nho ngày xưa, hình như ta được nhìn thấy ở Tiên sinh và ta được bái kiến ở trong Giáng Trướng.
Bởi vì Tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa thấy có ai hơn được vậy.
Ôi ! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa?
Còn như Tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng tượng như một buổi sớm;
Xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu: "An Nam Lý học hữu Trình Tuyền" tức là công nhận môn Lý học của nước An Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu.
Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy.
(Hậu học Ôn Đình Hầu Võ Khâm Lâm cẩn thuật).
GHI THÊM CHO RÕ:
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước được phong là Đông Các Đại Học Sĩ, sau được phong tước là: Trình Tuyền Hầu, rồi dần dần thăng lên Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công.
Cụ mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), thọ 95 tuổi.
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngoài việc dùng thi ca ngâm vịnh làm thú tiêu khiển, Cụ còn muốn dùng văn chương để giáo hóa người đời, truyền bá những tư tưởng đạo đức, giác ngộ dân chúng, vì trước mắt Cụ, hoàn cảnh đất nước thật điêu tàn, chiến tranh nồi da xáo thịt, chém giết nhau vì quyền lợi riêng tư, không còn biết đạo đức nhơn nghĩa. Cụ đã thực hành chủ trương "Văn dĩ tải Đạo" của Thánh Hiền.
Cụ có viết một tập thơ chữ Hán gọi là "BẠCH VÂN AM THI TẬP". Tập thơ nầy gồm hằng ngàn bài thơ vịnh cảnh, tả tình, hiện đã bị thất lạc gần hết.
Vê thơ Nôm, Cụ viết tập "BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP" gồm nhiều bài thi Đường luật và Cổ phong, với chủ đề như sau:
Ngoài ra, Cụ Trạng Trình còn lưu truyền lại cho con cháu một quyển SẤM KÝ trường thiên, mà con cháu Cụ sau nầy chép vào cuốn Bạch Vân Gia Phả Bí Truyền Tập, gọi là SẤM TRẠNG TRÌNH.
Sau đây xin chép lại vài bài thi tiêu biểu trong cuốn Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập:
Sau đây xin trích vài đoạn trong SẤM TRẠNG TRÌNH:
1. Chuyện sắt ngắn gỗ dài:
Tối 30 Tết, Cụ Trạng Trình đang ngồi luận lý số cùng một học trò ở xa đến thăm và biếu cụ lễ vật. Bỗng ở ngoài cổng có tiếng người gọi mở cửa. Cụ sai gia nhân ra bảo hãy chờ cụ một chút. Rồi Cụ bảo học trò bấm quẻ đoán xem người kêu cổng ấy gọi mở cửa để làm gì.
Cả hai thầy trò đều bấm ra quẻ "Thiết đoản mộc trường" dịch ra là: Sắt ngắn gỗ dài. Cụ hỏi học trò:
- Vậy anh đoán nó vào đây có việc gì?
Anh học trò đáp:
- Thưa Cụ, theo ý con thì sắt ngắn gỗ dài, ắt hẳn người ấy vào đây mượn cái xuổng hay cái cuốc.
Cụ cười đáp:
- Khác với anh, tôi đoán nó vào đây mượn cái búa.
Nói xong, Cụ cho gia nhân ra mở cửa và mời người gọi cửa vào, thì đó là người láng giềng đi vào yêu cầu cho mượn cái búa, đúng như lời Cụ đoán.
Cụ giải thích cho anh học trò:
- Anh bấm quẻ giỏi, nhưng đoán còn thấp. Ngày 30 Tết thì ai đi mượn cái xuổng hay cái cuốc làm gì, cho nên tôi đoán nó mượn cái búa để chẻ củi nấu bánh cúng Tết mà thôi.
Bấm quẻ trúng nhưng khi đoán phải có ý thức cơ biến mới tránh khỏi sai lầm.
2. Số phận chiếc quạt giấy và cái gối:
Cụ Trạng Trình muốn thử xem lý số mà cụ học được có hiệu nghiệm không. Cụ làm hai thí nghiệm sau đây:
❃ Cụ làm một chiếc quạt giấy. Làm xong, Cụ bói số mệnh của cây quạt giấy nầy thì được quẻ: "Nữ nhân phá hủy".
Cụ viết 4 chữ nầy lên quạt và treo quạt ở đầu giường.
Đến gần tới ngày giờ quẻ ứng, Cụ ngồi trên giường luôn luôn để mắt theo dõi quẻ ứng hiện như thế nào?
Chợt bên hàng xóm có người đến mời Cụ qua dự đám giỗ, nhưng Cụ bận theo dõi chiếc quạt nên chưa thể qua ngay được. Người hàng xóm đến mời nữa, và nói với Cụ Bà giục Cụ đi qua để trễ tiệc. Cụ Bà vào phòng hối Cụ đi mấy lần, nhưng Cụ vẫn lo theo dõi cái quạt nên chưa thể đi được.
Cụ Bà bực tức thấy ông ngồi không mà chưa chịu đi, mắt lại nhìn cái quạt không rời. Cụ Bà liền giựt phăng cái quạt, xé đi rồi nói:
- Quí báu gì cái quạt giấy nầy mà ông cứ nhìn nó hoài như mất thần, để người ta qua đây ba bốn phen mời mọc.
Cụ cười xòa vui vẻ và liền đi ngay qua đám giỗ.
Cụ nhận thấy lẽ nhiệm mầu trong khoa lý số đã thể hiện rất chính xác. Nhưng Cụ vẫn còn chút hồ nghi sự việc xảy ra có phải do ngẫu nhiên chăng?
Do đó, Cụ làm thêm thí nghiệm thứ nhì:
Cụ làm một chiếc gối bằng gỗ để ở đầu giường. Cụ bói số mệnh chiếc gối thì được quẻ: "Thử đầu nhi phá".
Cụ rất ngạc nhiên vì gối kê ở đầu giường luôn luôn thì làm sao chuột phá hỏng được. Cụ ghi lên gối 4 chữ ấy rồi chờ thời gian xem kết quả.
Tới ngày tháng đúng như trong quẻ đã định, có một ông bạn thân đến thăm Cụ và ngồi nói chuyện với Cụ trong phòng.
Chợt có một con chuột thập thò ở gầm ghế, ông bạn quơ tay xua đuổi, con chuột không chạy đi, mà cứ ở đó nhìn ông lau láu như có ý chọc tức. Ông bạn nổi giận, thuận tay lấy ngay cái gối gỗ ném vào con chuột. Con chuột lanh chân chạy thoát, còn chiếc gối gỗ thì va vào gạch gãy ra làm nhiều mảnh.
3. Thánh nhân mắt mù:
Khi sắp mất, Cụ Trạng Trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng; "Bình sanh ta có một tấm bia đá để sẵn và đã sơn kia. Khi ta nhắm mắt rồi, các con phải nhớ, hễ hạ quan tài xuống, phải để tấm bia ấy lên nắp rồi mới lấp đất lại.
Sau 50 năm, hễ khi nào có một người lạ đến viếng mộ ta mà nói rằng: Thánh nhân mắt mù, thì phải lập tức mời người ấy về nhà, yêu cầu họ đặt hướng lại ngôi mộ cho ta. Chúng bây phải nhớ kỹ và canh chừng, chớ không được cải cát. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại."
Con cháu nghe lời và làm y theo lời Cụ dặn.
Đúng 50 năm sau, một hôm có một người Tàu đến viếng mộ, nhìn ngôi mộ của cụ một lúc thì cất tiếng than rằng:
- Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế nầy? Vậy là Thánh nhân cái gì đâu? hay là Thánh nhân mắt mù đó!
Người nhà nghe câu Thánh nhân mắt mù, liền chạy về báo cho Tộc trưởng hay, ông nầy vội vàng ra rước người Tàu đó vào nhà, thết đãi tử tế, rồi nhờ đặt giùm ngôi mộ lại.
Khi nói chuyện mới hay người Tàu đó là một nhà địa lý nổi tiếng ở bên Tàu mới sang nước ta. Ông ta đến đây là để xem di tích của Cụ Trạng thế nào mà tiếng đồn qua tới bên Tàu rằng: An Nam lý học hữu Trình Tuyền.
Khi nghe ông Trưởng tộc yêu cầu đặt hướng lại cho ngôi mộ thì người Tàu tỏ ý sẵn sàng giúp, để chứng tỏ Trạng Trình còn thua ông ta một bực. Do đó ông ta cảm thấy rất thích chí, hiu hiu tự đắc và thầm nghĩ rằng: Với Cụ Trạng, thực ra chỉ nghe đồn chớ thực mục sở thị thì có gì giỏi đâu?
Ông ta bảo: - Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi táng lại tại chỗ, nhích ra sau một chút và quay đầu lại là được.
Ông Trưởng tộc cả mừng, vội tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý người Tàu ra mộ rồi đào lên.
Khi đào xuống sắp tới quan tài thì gặp một tấm bia đá, ông thầy Tàu lấy làm lạ, sẵn tính hiếu kỳ, ông bảo đem rửa sạch bia đá, để xem trên đó khắc chữ gì, thì thấy trên bia ấy có khắc bài thi:
Nghĩa là:
Khi xem xong bài thơ trên, ông thầy Tàu mới bật ngửa ra, phục Cụ Trạng Trình sát đất. Cụ tiên tri tài thiệt, sao Cụ lại biết trước những lời của mình sẽ nói? Quả thật, mình chỉ đáng là học trò của Cụ thôi.
4. Thằng Khả làm ngã bia tao:
Trước ngày Cụ Trạng qui Tiên, Cụ tạc một bia đá và dặn chôn ở rìa mộ của Cụ, trên đó có ba câu:
Lúc đó người coi bia chẳng hiểu ra sao, cứ làm đúng lời Cụ dặn. Cho tới một thời gian rất lâu về sau, đến một hôm có hai cha con người đó tên là Khả, đi đào chuột.
Khi hai cha con đến gần nơi mộ của Cụ Trạng thì thấy có hang chuột, liền đào xuống để bắt chuột. Hang chuột chạy lòn xuống đáy bia đá, chỉ lo đào hang mà quên để ý đến tấm bia đá, đào một hồi thì tấm bia đá mất chưn đứng, ngã kềnh ra mà chưa bắt được con chuột nào.
Bọn trẻ mục đồng thấy bia ngã, chúng tri hô lên, rồi làng biết, kêu cha con ông Khả lên làng, bắt nộp tiền phạt và phải dựng bia lại như cũ.
Cha con anh Khả đành chịu nộp phạt, nhưng nhà nghèo, trong nhà chỉ có một quan tiền tám, nên xin làng cho nộp phạt bao nhiêu đó mà thôi. Làng cũng đành chịu.
Thế mới biết Cụ Trạng Trình rất tài giỏi về khoa lý số, biết được tên người làm ngã bia của Cụ, và lại biết số tiền nộp phạt là tam quán, nói lái là quan tám.
5. Ông Nguyễn Công Trứ phá Đền:
Năm Minh Mạng thứ 14, vua Minh Mạng bắt khai con sông Hải Dương. Lúc ấy, ông Nguyễn Công Trứ đang làm Tri Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, lãnh chiếu chỉ của vua thi hành việc khai con sông đó, địa chính theo lịnh của vua phải cắm cho thẳng, nhưng khổ thay lại trúng thẳng vào Đền thờ của Cụ Trạng Trình, mà ngôi Đền nầy nổi tiếng linh thiêng.
Ông Trứ truyền lịnh cho dân phải phá Đền khai sông. Dân chúng không ai dám phá, Ông Trứ cũng phân vân, vì trên là lịnh của vua, dưới là ý của dân, nếu không tuân lịnh vua thì sợ vua bắt tội, mà tuân lịnh vua thì trái lòng dân.
Ông Trứ sắm nhang đèn vào Đền vái Cụ Trạng Trình xin Cụ cho phép phá Đền, vì lịnh vua, ông phải thi hành, xin Cụ hiểu lòng của ông.
Rồi ông Trứ xin chịu hết trách nhiệm cho công việc phá Đền, lúc đó dân quân mới dám phá.
Khi đào phá tới cái bệ thờ, thấy hiện ra một tấm bia đá chôn dưới bệ, có chạm khắc bốn câu sau đây:
Ông Nguyễn Công Trứ thấy Cụ Trạng Trình nói đúng tên của mình thì sợ quá, truyền cho dân chúng ngưng việc phá Đền, và lo việc cất Đền trở lại như trước.
Khi đó, lại tìm thấy trên đầu cột cái có đề 4 hàng chữ:
Ông Tri Huyện Nguyễn Công Trứ đọc 4 câu thơ nầy xong thì suy nghĩ mãi, chợt nẩy ra ý nói lái: CÒN XA nói lái lại là XÀ CON. Ông Trứ liền quan sát các cây xà con đã tháo xuống, thấy có một cây khá nặng, nặng hơn các cây khác. Ông Trứ mừng rỡ, cho bửa cây nầy ra thì có bạc nén văng ra.
Ông Trứ liền dùng số bạc nầy đi mua các thứ vật liệu, cất Đền trở lại cho Cụ Trạng, với tấm lòng vô cùng kính phục Cụ Trạng.
Số bạc còn dư, ông Trứ giao cho dân làng Vĩnh Lại để dành tu bổ các đền chùa đình miểu trong làng.
6. Cây xà nhà đổ:
Khi Cụ Trạng Trình sắp mất, Cụ kêu con cháu lại giao cho một cái ống tre sơn son thếp vàng, gắn bít hai đầu lại và dặn đúng ngày giờ ấy, tháng ấy, năm ấy, phải để cái ống lên kiệu, rước lên dinh quan Tổng Đốc Hải Dương, thì sẽ cứu được tình thế quá nghèo khổ của gia đình, nhưng tuyệt đối không được mở ra xem, chỉ có quan Tổng Đốc được mở mà thôi.
Cái ống tre ấy truyền đến cháu 7 đời của Cụ Trạng thì mới đúng ngày giờ đã định. Người cháu ấy mới đưa lên quan Tổng Đốc Hải Dương đúng theo lời Tổ tiên đã dặn ghi trong gia phả.
Quan Tổng Đốc cầm cái ống, mở ra xem, thấy có hai câu thơ như vầy:
Nghĩa là:
Quan Tổng Đốc đang lúc làm việc quan, thấy hai câu thơ nói xấc xược, gọi quan là MẦY thì cả giận, sẵn cầm cây quạt, ông bước tới đánh người vừa dâng cái ống tre có hai câu thơ ấy.
Khi vừa bước ra khỏi chỗ ngồi thì bỗng nhiên cây xà nhà to lớn trên nóc nhà đổ xuống ngay cái ghế mà quan vừa ngồi, đánh rầm một cái, làm cho cái ghế gãy nát.
Quan Tổng Đốc hốt hoảng, kêu la inh ỏi, giựt mình ngó lại, nếu còn ngồi tại cái ghế đó, cây xà nhà đập xuống ắt phải chết nát xương.
Khi quan bình tĩnh suy nghĩ trở lại hai câu thơ vừa rồi thì mới biết người viết hai câu thơ đó đã cứu quan thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo hy hữu đó. Quan hỏi đến người dâng cái ống tre, mới rõ đó là cháu 7 đời của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và hai câu thơ trên là Cụ Trạng Trình viết ra để cứu ông thoát nạn.
Quan Tổng Đốc cho dọn dẹp, rồi mời người cháu 7 đời của Cụ Trạng vào nhà trong, thết đãi cơm rượu, và giúp cho một món tiền lớn.
Thanh sử
青史 |
A: The history book. |
P: Le livre de l"histoire. |
Thanh: Màu xanh. |
Sử: lịch sử. |
Thanh sử, dịch là Sử xanh, là quyển sách lịch sử.
Thời xưa chưa làm được giấy để in ấn, nên phải dùng mũi nhọn khắc chữ vào các miếng tre xanh để ghi lại các sự kiện lịch sử, nên gọi sách lịch sử ấy là Sử xanh.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt.
Thanh tâm quả dục
清心寡慾 |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Tâm: lòng dạ. |
Quả: ít. |
Dục: ham muốn. |
Thanh tâm quả dục là cái tâm trong sạch và ít ham muốn.
Người tu cần phải giữ cái tâm cho trong sạch, tức là giữ cho tư tưởng trong sạch, và kềm giữ dục vọng, không cho ham muốn điều nầy điều kia.
Thanh Thiên
青天 |
Thanh: Màu xanh. |
Thiên: từng Trời. |
Thanh Thiên là từng trời thứ ba trong Cửu Trùng Thiên. Từng Trời nầy có ánh sáng màu xanh nên gọi là Thanh Thiên.
Kinh Ðệ Tam cửu: Cõi Thanh Thiên lên miền Bồng đảo.
Thanh thiên bạch nhựt
青天白日 |
A: In the broad daylight. |
P: En plein jour. |
Thanh: Màu xanh. |
Thiên: trời. |
Bạch: trắng. |
Nhựt: ngày. |
Thanh thiên bạch nhựt là giữa ban ngày, dưới trời xanh.
Ý nói: rất rõ ràng, không giấu giếm ai hết.
Thanh tịnh
清淨 |
A: Pure and clean. |
P: Pur et propre. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Tịnh: trong sạch. |
Thanh tịnh là rất trong sạch.
Đó là nghĩa đen. Nghĩa trong tôn giáo, Thanh tịnh là lìa khỏi các hành động gian ác, xa lìa mọi phiền não và mê muội.
Tâm thanh tịnh là tâm trong sạch, không nhuốm phiền não, lòng tin không nghi ngờ.
Thanh tịnh cũng được nói tắt là Tịnh, đồng nghĩa với: An lạc, Thanh khiết, thành tựu viên mãn; trái nghĩa với: ô trược, uế trược, cấu ác.
Tân Luật: Tịnh thất là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện.
Thanh tịnh Đại hải chúng
清淨大海眾 |
Thanh tịnh: (đã giải ở trên). |
Đại: lớn. |
Hải: biển. |
Chúng: nhiều người. |
Hải chúng: rất nhiều người, nhìn thấy như một biển người. |
Thanh tịnh Đại hải chúng là một cõi thiêng liêng mà người nơi đó rất đông đảo, nhìn vào thấy một biển người mênh mông như đại hải, dành cho những chơn hồn có tội (ít hoặc nhiều) tạm ở đó chờ Toà Tam Giáo Ngọc Hư Cung xem xét cân phân tội phước của mỗi chơn hồn để định phận.
Trong khi chờ đợi như thế, các chơn hồn có thể tu luyện thêm, và có Thất Nương Diêu Trì Cung đến đây độ rỗi.
Như vậy, Thanh tịnh Đại hải chúng là một khu vực phụ thuộc của cõi Âm Quang, dưới quyền độ rỗi và giáo hóa của Đức Địa Tang Vương Bồ Tát và Thất Nương Diêu Trì Cung.
Sau đây là lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp, liên hệ đến Thanh tịnh Đại hải chúng, về việc ông Giáo Thiện Võ Văn Đợi từ chức Giáo Thiện để vô núi Linh Sơn (núi Bà Đen) tu luyện, do Tờ đề ngày 3-11-Canh Dần (dl 11-12-1950) của ông Nguyễn Văn Thế và 16 vị thệ hữu đồng đứng xin dâng công quả của mấy vị đó lên để chuộc tội cho ông Võ Văn Đợi là Sư huynh của họ trong nhóm Đạo núi:
Lời phê của Đức Hộ Pháp:
"Đợi bị phế vị là vì nó từ chối Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, ngày nay theo Thiên điều thì nó phải tái kiếp mà hành đạo lại, nếu nó đặng ở Thanh tịnh Đại hải mà tu hành nơi cõi Hư linh cũng là may phước cho nó, còn quyền thiêng liêng thưởng phạt là do quyền Ngọc Hư Cung, có phải của Bần đạo đâu mà xin Bần đạo.
Còn dâng công quả cho Đợi, chỉ có vợ con của Đợi mới đặng. Còn mấy em, ai thèm đâu mà dâng."
(Trích trong quyển Lời Phê của Đức Hộ Pháp, trang 60)
Sau đây là chuyện ông Thần Ninh Bình là ông HAI CHIẾM ở Phạm Môn:
Ông Hai Chiếm, quê ở Bến Lức, Tân An, làm công quả tại Nhà Sở Giang Tân của Phạm Môn. Làm công quả không được bao lâu thì ông Hai Chiếm lên cơn bịnh ngặt và chết. Anh em thệ hữu trong Sở Giang Tân lo đám tang cho ông đầy đủ.
Ít lâu sau, trong một đàn cơ, Phối Thánh Phạm Văn Màng giáng cơ báo cáo với Đức Hộ Pháp:
- Bạch Sư phụ, anh Chiếm được vào phẩm Địa Thần, được Đức Quyền Giáo Tông làm chứng.
Sau đó, trong một đàn cơ tại Hộ Pháp Đường, ngày 4-5-Bính Tý (dl 22-6-1936), Ngài Phối Thánh Phạm Văn Màng giáng cơ bạch với Đức Hộ Pháp:
- Thưa Sư phụ, anh Chiếm có về còn đứng ở ngoài cửa vì chưa có lịnh của Sư phụ nên không dám vào.
Đức Hộ Pháp cho gọi thì liền đó cơ viết:
- Dạ, con là Chiếm đây nè!
- Sao em không dám vô?
- Vì con sợ Sư phụ quá! Con viết không được, nhờ Anh Ba (Phối Thánh Màng) viết giùm.
Hôm con mới chết, ôi thôi nó khổ biết chừng nào!
Một nỗi là "mẹ thằng Đường" (vợ của ông Hai Chiếm) nó kêu tới kêu lui chịu đà không nổi! Mới vừa hết đau thì có lệnh Ngọc Hư Cung sai Như Ý Lão Quân bắt con đem qua Thanh tịnh Đại hải chúng.
Thưa Sư phụ! Ở đó khó ở quá, bị bọn quỉ lồi, cô hồn gì đâu đủ thứ, nó mắng nhiếc tối ngày, nhứt là nó chửi con là đồ làm biếng, tu gì! Tu cái gì! Cái đám thầy chùa mê hoặc!
Hại nỗi bị mấy tay phản đạo cũng có trong đám đó, đứng cầm đầu xúi giục bọn kia chửi mắng. Con chịu như vậy hoài, muốn chết đi cho khỏi, ngặt mà chết không đặng. Nó hành con quá chừng!
Đương cơn thảm khổ, con lại may gặp một Bà thật tử tế, nghe nói Bà là Thất Nương Diêu Trì Cung đến thăm, rồi Bà ấy biểu con theo Bà, con mừng quá, đi theo liền. Vì thấy Bà đó oai quyền lớn lắm, nơi Thanh tịnh Đại hải chúng ai cũng đều kiêng Bà.
Bà dẫn con đến nhà Đức Quyền Giáo Tông ở. Ở đó đâu đặng ít ngày thì Đức Q. Giáo Tông nói với con rằng: Ngọc Hư Cung cho con đi phó lỵ tỉnh Ninh Bình, làm ông Thần tại đó.
Con mới ở đâu đặng năm bảy tháng rồi, may quá! Cũng còn gần, nên con chạy đi chạy về thăm đặng.
Thanh trừng
清懲 |
A: To purge. |
P: Épurer. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Trừng: trừng phạt. |
Thanh trừng là trừng phạt những phần tử xấu để giữ cho một tập thể được trong sạch tốt đẹp.
Thanh trược
清濁 |
A: Pure and impure. |
P: Pur et impur. |
Thanh: Trong sạch, rõ, sạch sẽ. |
Trược: Trọc: dơ bẩn. |
Thanh trược là hai trạng thái trái ngược nhau: trong sạch và dơ bẩn. Trong sạch thì nhẹ nhàng, ô trược thì nặng nề.
- Nếu người nào ăn chay trường nhiều năm, làm việc từ thiện, có đời sống đạo đức, thì chơn thần trong sạch, nhẹ nhàng, hào quang trong sáng.
- Nếu người nào ăn mặn, giết hại thú vật, tâm tánh không lương thiện thì chơn thần ô trược, nặng nề, hào quang có màu tím đục.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa đôi trăm năm, tùy theo chơn thần thanh trược.
Thanh vương - Hồng vương - Bạch vương
青王 - 紅王 - 白王 |
Thanh: Màu xanh. |
Hồng: màu đỏ. |
Bạch: trắng. |
Vương: vua. |
Thanh vương, Hồng vương, Bạch vương là ba thời kỳ khai Hội Long Hoa ứng với ba thời kỳ Phổ Độ nhơn sanh.
Do đó, bài kệ U Minh Chung có ba câu kệ cuối là:
Ba câu trên có nghĩa là:
Dùng 3 chữ: Thanh, Hồng, Bạch để chỉ thứ tự 3 kỳ Long Hoa Đại Hội có ý nghĩa căn cứ trên sự sinh trưởng của vạn vật trong 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay vần trong một năm, tương ứng với các màu trong Ngũ Hành.
Xuân chủ về Mộc, sắc của Mộc trong Ngũ Hành là màu Xanh, nên thời kỳ nầy gọi là Thanh Vương Đại Hội. Đức Phật ứng vận làm Chánh chủ khảo trong thời kỳ nầy là Đức Nhiên Đăng Cổ Phật.
Hạ chủ về Hỏa, sắc của Hỏa trong Ngũ Hành là màu đỏ (Hồng), nên thời kỳ nầy gọi là Hồng Vương Đại Hội. Đức Phật ứng vận làm Chánh chủ khảo là Đức A-Di-Đà Phật.
Thu chủ về Kim, sắc của Kim trong Ngũ Hành là màu trắng (Bạch), nên thời kỳ nầy gọi là Bạch Vương Đại Hội. Đức Phật ứng vận làm Chánh chủ khảo là Đức Di-Lạc Vương Phật.
Vạn vật chỉ có sanh khí vào ba mùa: Xuân, Hạ, Thu. Đến mùa Thu thì gặt hái, cho nên qua mùa Đông thì điêu tàn vì không có sanh khí, để rồi qua hết mùa Đông, bắt đầu mùa Xuân thì vạn vật sanh trưởng.
Sách Nho xưa có câu: "Xuân sanh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàn." Cho nên chỉ có 3 thời kỳ: Thanh vương, Hồng vương, Bạch vương, mà không có Hắc vương, vì Hắc vương là tử kỳ (thời kỳ chết: điêu tàn). (Theo Ngũ Hành, mùa Đông chủ về Thủy, sắc của Thủy là màu đen: Hắc).
Trong hai thời kỳ: Thanh vương và Hồng vương, người cầu đạo phải xuất gia tu hành khổ hạnh.
Đến thời kỳ Bạch vương, Đức Chí Tôn Thượng Đế mở đạo phổ truyền tâm pháp tu hành, dầu tại gia hay xuất gia đều tu được cả, và người tu có thể đắc đạo tùy theo công đức làm được nhiều ít của mình.
Chẳng những thế, những vị tu hành trong hai kỳ trước mà chưa đắc quả, kể cả người trong quỉ vị, nếu kỳ nầy lập được nhiều công đức thì đều được đắc đạo thoát khỏi luân hồi, vì Đức Chí Tôn đại khai ân xá.
THÀNH
1. THÀNH: 成 Nên việc, kết quả, trở nên.
Thí dụ: Thành danh, Thành đạo. |
2. THÀNH: 誠 Thành thật, chơn thật.
Thí dụ: Thành khẩn, Thành tín. |
3. THÀNH: 城 Bức tường bao quanh, thành thị.
Thí dụ: Thành Hoàng Thần. |
Thành chung
成終 |
A: Diploma of primary superior studies. |
P: Diplôme d"études primaires supérieures. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Chung: xong, hết. |
Thành chung là tên của một bằng cấp ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc, gọi là Văn bằng Cao Đẳng Tiểu Học, tức là sau khi học hết bậc Tiểu Học, thi đậu Văn bằng Tiểu Học, thì lên học bậc Trung Học Đệ nhứt cấp, khi xưa gọi là bậc Cao Đẳng Tiểu Học, sau 4 năm thì thi lấy Văn bằng Cao Đẳng Tiểu Học, gọi tắt là Bằng Thành Chung.
Thời Pháp thuộc, người Việt Nam thi đậu bằng Thành Chung là nói thông thạo tiếng Pháp, được nhà nước Pháp tuyển dụng vào làm công chức cho Pháp.
Thành dạ
A: Sincere. |
P: Sincère. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Dạ: lòng dạ, chữ Hán gọi là Tâm. |
Thành dạ là lòng thành thật (Thành tâm).
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thành dạ thì toan đến cảnh Tiên.
Thành danh
成名 |
A: To become famous. |
P: Devenir célèbre. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Danh: tiếng tăm. |
Thành danh là nói người học hành đỗ đạt, có tiếng tăm.
Thành đạo
成道 |
A: The achievement of the foundation of a religion. |
P: L"achèvement de la fondation d"une religion. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Đạo: tôn giáo. |
Thành đạo là một nền tôn giáo được xây dựng hoàn thành về hình thức cũng như về nội dung.
❃ Về hình thức: Xây dựng xong hệ thống các nhà thờ từ trung ương đến địa phương để tập trung tín ngưỡng của các tín đồ, xây dựng xong các nghi thức cúng tế và thờ phượng, tổ chức xong hệ thống Giáo Hội, Hội Thánh, gồm các Chức sắc từ trung ương đến địa phương.
❃ Về Nội dung: Hoàn thành hệ thống Giáo lý của nền Đạo, gồm đầy đủ Thể pháp công truyền và Bí pháp tâm truyền.
Hoàn thành hệ thống Triết lý và một nền luân lý thích ứng. Hoàn thành hệ thống luật pháp của Đạo để hướng dẫn các tín đồ tu hành mau tiến hóa tâm linh.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Các con phải đồng tâm hiệp lực nhau, bỏ hết các điều tệ theo thường tình, thì mới dễ thành đạo. Vậy Thầy khuyên các con, đứa nào có trí lực bao nhiêu, khá đem ra mà thi thố, chớ đừng sụt sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng cái điểm linh quang của Thầy ban cho các con lắm."
Đức Chí Tôn cũng có tiên tri rằng:
"Chi chi qua năm Quí Dậu cũng phải cho thành đạo, mà trước khi đạo thành thì Tam thập lục động Quỉ về phá Tòa Thánh dữ dội lắm mà trừ an nội loạn rồi mới thành Thiên cơ."
Thành độc sớ văn
誠讀疏文 |
Thành: Thành thật, chơn thật. |
Độc: đọc, nhìn mặt chữ mà đọc thành tiếng. |
Sớ văn: bài văn viết để tâu lên Đức Chí Tôn. |
Thành độc sớ văn là thành kính đọc bài sớ văn tâu lên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, và các Đấng thiêng liêng.
Trong nghi tiết cúng Tiểu đàn hay Đại đàn, khi Lễ sĩ xướng "Thành độc sớ văn" thì người có nhiệm vụ đọc sớ đi lên quì bên cạnh và phía dưới vị Chức sắc chứng đàn dâng sớ. Vị Chức sắc đưa sớ văn lên trán cầu nguyện xong, lấy lá sớ trao cho người đọc.
Người đọc sớ phải là người giữ trường chay, có giọng đọc tốt và lớn. Khi đọc danh hiệu của các Đấng thiêng liêng thì phải cúi đầu kỉnh lễ.
Đọc xong thì trao lá sớ lại cho vị Chức sắc chứng đàn, đặt lá sớ vào bao, rồi Lễ sĩ xướng "Cung phần sớ văn" thì vị chứng đàn đưa sớ lên hai ngọn đèn sáp, đốt cháy được phân nửa lá sớ thì bỏ vào thố, đem đặt lên Thiên bàn.
Thành hoàng Thần
城隍神 |
A: The tutelary spirit of a city. |
P: Le génie tutélaire d"un cité. |
Thành: Bức tường bao quanh, thành thị. |
Hoàng: ao cạn trong thành. |
Thần: vị Thần. |
Thành hoàng đồng nghĩa Thành hào, là cái thành có mươn đào chung quanh.
Thành hoàng Thần là vị Thần có trách nhiệm ủng hộ (về phương diện thiêng liêng) dân chúng sống trong một cái thành, trong một thị trấn, hay trong một vùng dân cư.
Thành hoàng Thần được nói tắt là Thành hoàng. Nếu Thành hoàng ủng hộ dân chúng trong một làng, một xã thì gọi là Thần hoàng bổn cảnh. (Xem thêm: Thần hoàng bổn cảnh).
Thành khẩn
誠懇 |
A: To pray respectfully. |
P: Prier respectueusement. |
Thành: Thành thật, chơn thật. |
Khẩn: cầu khẩn. |
Thành khẩn là cầu khẩn một cách thành kính.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Dặn các Thánh Thất, các Đạo hữu phải để lòng thành khẩn, hiệp sức với Lão mà nài xin Thánh luật.
Thành kiến
成見 |
A: Preconceived idea. |
P: L" idée préconçue. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Kiến: ý kiến. |
Thành kiến là ý kiến cố chấp, không thay đổi được, thường là những ý kiến thiên lệch.
Thành kỉnh tụng Phật giáo tâm kinh
誠敬誦佛敎心經 |
Thành: Thành thật, chơn thật. |
Kỉnh: Kính: tôn kính. |
Tụng: đọc kinh. |
Tâm kinh: bài kinh dạy về tâm, nên phải dùng tâm mà lãnh hội. Phật giáo tâm kinh: bài kinh Phật dạy về tâm. |
Thành kỉnh tụng Phật giáo tâm kinh: Thành kính tụng bài Phật giáo tâm kinh, là bài kinh Phật dạy về tâm.
Đây là một câu xướng của Lễ sĩ trong nghi tiết cúng Đại đàn hay Tiểu đàn, để đồng nhi bắt đầu tụng bài kinh Phật giáo: "Hỗn Độn Tôn Sư,....."
Thành nhân chi mỹ
成人之美 |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Nhân: người. |
Chi: tiếng đệm. |
Mỹ: đẹp. |
Thành nhân chi mỹ là nên người lớn khôn tốt đẹp.
Thành niên
成年 |
A: The full age. |
P: L"âge de majorité. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Niên: năm, tuổi. |
Thành niên là tuổi trưởng thành, tuổi mà pháp luật công nhận có đủ năng lực về tinh thần và thể chất để chịu trách nhiệm về các hoạt động trước pháp luật.
Vị thành niên: chưa tới tuổi trưởng thành. (Vị là chưa)
Thành phục
成服 |
A: The mourning-donning ceremony. |
P: La cérémonie pour prendre le deuil. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Phục: quần áo, ở đây ý nói quần áo tang. |
Thành phục là lễ chịu tang để thân nhân người chết mặc quần áo tang.
Sau khi cúng Đức Chí Tôn, thượng sớ Tân cố, rồi liệm thi hài người chết vào quan tài, thì tới Lễ Thành phục. Y phục để tang giữ theo Nho giáo.
Nghi tiết Lễ Thành phục có nhạc lễ diễn ra như sau:
Thành song
成雙 |
A: To marry. |
P: Se marrier. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Song: đôi. |
Thành song là thành một đôi vợ chồng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
Thành tắc vi vương, bại tắc vi khấu
成則為王, 敗則為寇 |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Tắc: thì (lời nói giúp câu). |
Vi: làm, là. |
Vương: vua. |
Khấu: giặc cướp. |
Bại: thua. |
Thành tắc vi vương, bại tắc vi khấu: người thắng thì làm vua, kẻ bại thì là giặc. (Thắng là vua, thua là giặc).
Thành tích bất hảo
成績不好 |
A: To have the shady past. |
P: Avoir un passé ombreux. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Tích: công hiệu. |
Bất hảo: không tốt. |
Thành tích là hiệu quả làm nên. |
Thành tích bất hảo là người có những hành động trong thời gian qua được đánh giá là không tốt, đáng chê trách.
Thành thục
成熟 |
A: Experienced. |
P: Expérimenté. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Thục: thông thuộc, có kinh nghiệm. |
Thành thục là thông thuộc và có nhiều kinh nghiệm.
Thành tín
誠信 |
A: The sincerity and faith. |
P: La sincérité et la foi. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Tín: tin tưởng, đức tin. |
Thành tín là lòng thành thật và sự tin tưởng (đức tin).
Niệm Hương: Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp.
(Người theo đạo cốt là ở tấm lòng thành thật và đức tin, hai thứ đó hợp lại).
- Lòng thành thật là nguồn gốc của các tánh tốt.
Người không có lòng thành thì mất nhân cách vì mình đã tự dối mình, dối lương tâm mình, thì giá trị của mình còn thấp hơn là những người bị mình lừa dối.
Muốn thành thật với người thì trước hết phải thành thật với chính mình.
Thành thật với chính mình là lấy công tâm mà xét đoán mình: từng lời nói, từng cử chỉ, ý tưởng, phải xem xét gắt gao kỹ lưỡng để nhận biết chỗ hay chỗ dở. Phải đủ can đảm nhận lỗi mình, và phải biết sữa chữa cho trở nên tốt đẹp.
Thành thật với người là tránh xa vọng ngữ, xảo trá.
Hoàn toàn thành thật với mình, hoàn toàn thành thật với người, đó là Chí thành, cái đức tốt trên tất cả các đức tánh tốt, mà mọi người, dù đời hay đạo phải trau giồi un đúc đặng bước lần đến chỗ Chí thiện.
Khi tụng niệm kinh kệ, nếu không có lòng Chí thành thì tụng luống công vô ích. Phải có thành mới có cảm, có cảm mới có ứng, có ứng mới có linh nghiệm.
Tụng niệm mà không có lòng thành, dù bày biện đủ thứ cho long trọng, cũng không có Đấng thiêng liêng nào đến chứng giám. Chứng là chứng cái lòng thành của mình chớ không phải do lễ vật cúng hiến.
- Đức tin là nguồn gốc của người tu.
Chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối Đức Chí Tôn, những lời dạy bảo của Đức Chí Tôn và thực hành theo đó. Đức tin mà vững chắc thì không còn sợ một điều gì đe dọa mình, kể cả việc đe đọa đến sanh mạng mình. Phương ngôn Tây phương: Đức tin có thể dời được núi non.
Các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật thường dùng huyền diệu làm ấn chứng cho người để củng cố Đức tin cho người hầu dễ bề độ rỗi.
Tùy theo trình độ về tâm lý, về kiến thức của mỗi người, các Đấng thiêng liêng bày ra cho mỗi người một cách thích hợp để tạo Đức tin và dẫn dắt vào đường đạo đức.
Thành tựu
成就 |
A: Achievement. |
P: L" achèvement. |
Thành: Nên việc, kết quả, trở nên. |
Tựu: tới, đến. |
Thành tựu là đạt đến thành công, hoàn thành tốt đẹp.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đợi đến ngày thành tựu, các con mới thấy rõ Thiên cơ thì chừng ấy các con muốn lập công bằng buổi nầy sao đặng.
THÁNH
THÁNH: 聖 có nhiều nghĩa, phân ra sau đây:
1. THÁNH: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua.
Thí dụ: Thánh đạo, Thánh tử đạo, Thánh hiền. |
2. THÁNH: Thiêng liêng, mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn.
Thí dụ: Thánh chất, Thánh bất khả tri. |
3. THÁNH: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng.
Thí dụ: Thánh giáo, Thánh ngôn, Thánh ý. |
Thánh ân
聖恩 |
A: Favour of God. |
P: La faveur de Dieu. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Ân: ơn huệ. |
Thánh ân là ơn huệ của Đức Chí Tôn ban cho.
Kinh Nhập Hội: Mượn Thánh ân xây đổi cơ đời.
Thánh bất khả tri
聖不可知 |
Thánh: Thiêng liêng, mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn. |
Bất khả: không thể. |
Tri: biết. |
Đây là một câu trong bài Kinh Tiên giáo, tán tụng công đức của Đức Thái Thượng Đạo Quân:
Thánh bất khả tri là không thể biết rõ hết sự thiêng liêng mầu nhiệm của Đức Thái Thượng Đạo Quân.
Đức Thái Thượng Đạo Quân do khí Tiên Thiên hóa sanh, là Tổ Sư và cũng là Giáo chủ Đạo Tiên, nên quyền pháp của Ngài vô cùng mầu nhiệm, không một ai có thể biết rõ.
Kinh Tiên Giáo: Thánh bất khả tri, công bất khả nghị.
Thánh chất
聖質 |
A: The sacred quality. |
P: La qualité sacrée. |
Thánh: Thiêng liêng, mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn. |
Chất: phẩm chất. |
Thánh chất là phẩm chất tốt đẹp hoàn toàn.
Trái với Thánh chất là Phàm chất.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Hòn ngọc khó đem trau Thánh chất.
Thánh cốc
聖穀 |
A: The sacred cereal. |
P: La céréale sacrée. |
Thánh: Thiêng liêng, mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn. |
Cốc: hột lúa. |
Thánh cốc là hột lúa Thánh, ý nói hạt giống đạo đức.
Sự truyền bá giáo lý của một nền tôn giáo ví như đem hột giống đạo đức gieo vào mảnh tâm điền của mỗi nhơn sanh để cho nó sinh sôi nẩy nở thêm nhiều ra.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Lão đến gieo hột Thánh cốc nơi lòng kẻ tà tâm, mong đơm bông kết quả đặng liệu thế hồi tâm.
Thánh danh
聖名 |
A: Sainted name. |
P: Saint nom. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Danh: tên. |
Thánh danh là tên Thánh.
Khi một tín đồ đắc phong vào hàng Chức sắc Cửu Trùng Đài thì được ban cho một Thánh danh.
✥ Thánh danh của Chức sắc Cửu Trùng Đài nam phái có 3 chữ:
Thí dụ: Ông Nguyễn Văn Chánh, đắc phong Lễ Sanh phái Thượng, nên Thánh danh là: Thượng Chánh Thanh.
✥ Thánh danh của Chức sắc nữ phái Cửu Trùng Đài có hai chữ:
Thí dụ: Bà Nguyễn thị Kim Dung đắc phong Lễ Sanh nữ phái, nên Thánh danh là Hương Dung.
Tịch đạo nam phái là Thanh, tịch đạo nữ phái là Hương ứng với đời đệ nhứt Giáo Tông, qua đời đệ nhị Giáo Tông thì Tịch đạo là Đạo Tâm, theo hai bài thi Tịch đạo nam nữ mà Đức Chí Tôn đã ban cho. (Xem chi tiết nơi chữ: Tịch đạo)
Chức sắc Hiệp Thiên Đài và Cơ Quan Phước Thiện không có Thánh danh theo Tịch đạo.
Thánh đản (Thánh đán)
聖誕 |
A: The nativity. |
P: La nativité. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Đản: Đán: ngày sanh (đản nhựt). |
Thánh đản hay Thánh đán là ngày sanh của một vị Thánh hay một vị Tiên.
Đối với một vị Phật thì gọi là Phật đản.
Lễ Phật đản là ngày lễ kỷ niệm sinh nhựt của Đức Phật. (L"anniversaire de la naissance du Bouddha).
Noel là ngày Lễ Thánh đản hay Lễ Giáng sinh của Đức Chúa Jésus Christ. (La nativité du fondateur Jésus Christ).
Thánh đạo
聖道 |
A: The doctrine of Saint. |
P: La doctrine du Saint. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Đạo: tôn giáo. |
Thánh đạo là tôn giáo dạy cho các tín đồ tu hành đắc đạo thành bực Thánh.
Nho giáo và Thiên Chúa giáo đều là Thánh đạo.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thánh đạo của Chúa Cứu thế, vì sự hiểu lầm, làm tăng gia dục vọng của kẻ mạnh đối người yếu.
Thánh địa
聖地 |
A: Holy land. |
P: Terre Sainte. |
Thánh: Thiêng liêng, mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn. |
Địa: đất, vùng đất. |
Thánh địa là vùng đất Thánh, là thủ phủ của một nền tôn giáo, nơi đó có đền thờ trung ương gọi là Tòa Thánh, có đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh để điều hành nền Đạo.
Đức Chí Tôn có dạy rằng:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Nơi nào Thầy ngự thì nơi đó là Thánh địa.....
Còn Tòa Thánh thì Thầy muốn cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, ấy là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước..... Các con chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi."
Vậy, Thánh ý của Đức Chí Tôn đặt Tây Ninh là Thánh địa. Đức Lý Giáo Tông xin chọn nơi khác mà Đức Chí Tôn không chịu. Chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi.
Đức Lý Giáo Tông giải thích vì sao cuộc đất ấy gọi là Thánh địa:
"Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa: Sâu hơn 300 thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn nước làm như 6 con rồng đoanh nhau, nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là Lục Long Phò Ấn, ngay miếng đất có đặng 3 đầu: một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia.
Còn xin khai khẩn thêm mấy miếng rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh địa ngày sau hóa vàng. Chư hiền hữu biết lo lập, ngày sau rất quí báu." (ĐS. II.225)
ÐS. II. 225: Ðạo Sử quyển II trang 225 của Nữ Đầu Sư Hương Hiếu.
Thánh điện
聖殿 |
A: The sanctuary. |
P: Le sanctuaire. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Điện: tòa nhà lớn. |
Thánh điện là tòa nhà lớn thờ Đức Chí Tôn và các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vô Thánh điện mà hơi tà còn phưởng phất.
Thánh đức
聖德 |
A: The virtue of Saint. |
P: La vertu de Saint. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Đức: đức hạnh, đạo đức. |
Thánh đức là đức hạnh của bậc Thánh.
Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Hễ vào đặng Thánh vị rồi thì tự nhiên mình biết lấy mình, dầu phải bị đọa trần đi nữa cũng giữ vẹn Thánh đức mà tu hành đặng đạt đến địa vị trọn lành.
Thánh giáo
Chữ Thánh giáo có nhiều nghĩa tùy trường hợp:
聖敎 |
1. Thánh giáo là nền đạo của Đức Chí Tôn:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vì vậy mà Thầy muốn cho mỗi đứa đều để lòng lo liệu mà chấn hưng nền Thánh giáo. |
2. Thánh giáo là lời dạy bảo của Đức Chí Tôn.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Con được phép cho mấy anh con coi Thánh giáo của Thầy. |
3. Thánh giáo là lời dạy bảo của các Đấng thiêng liêng.
Thí dụ: Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông. Nghĩa thường dùng: Thánh giáo là các bài văn giáng cơ dạy đạo của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng. Trường hợp nầy, Thánh giáo đồng nghĩa Thánh Ngôn. |
Thánh hiền
聖賢 |
A: Saint and Sage. |
P: Saint et Sage. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Hiền: người có đức hạnh và tài năng hơn người. |
Thánh hiền là bực Thánh và bực hiền, tức là chỉ chung bực thông minh tài giỏi xuất chúng và có đạo đức hơn người.
Đó là những vị hướng đạo nhơn sanh và làm lợi ích cho nhơn sanh.
Đức Khổng Tử khi xưa, dạy học nơi Hạnh đàn, có tất cả Tam thiên đồ đệ (3000 học trò), lựa ra được Thất thập nhị Hiền (72 ông Hiền).
Trong Thất thập nhị Hiền lựa ra được Thập Triết (10 vị Hiền Triết). Ngoài ra còn có 2 vị đạt đến bực Thánh là: Nhan Hồi và Tăng Sâm.
Qua hai đời sau thì có thêm 2 vị Thánh xuất hiện nữa là: Tử Tư và Mạnh Tử, tính tổng cộng có 4 vị Thánh, gọi chung là Tứ Phối.
* Trong Đạo Cao Đài ngày nay, Đức Chí Tôn chọn:
Các số lượng kể trên do Đức Chí Tôn qui định nên thành Thiên điều, không thể thay đổi được.
Thánh kinh
聖經 |
A: The Sainted prayers. |
P: Les Saintes prières. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Kinh: bài văn có vần điều để tụng. |
Thánh kinh là các bài kinh do các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng cơ ban cho dùng để tụng khi cúng tế.
Thánh kinh của Đạo Cao Đài thường được gọi là Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Đây là kinh của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ nên còn được gọi là Tân Kinh. (Thánh kinh của Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành là quyển Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước).
Khai Kinh: Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh kinh.
Thánh lịnh - Thánh huấn - Huấn lịnh - Đạo lịnh
聖令 - 聖訓 - 訓令 - 道令 |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Lịnh: mệnh lệnh. |
Huấn: dạy dỗ. |
Thánh Lịnh là lịnh của Hội Thánh, do vị Chức sắc cao cấp đứng đầu cầm quyền Hội Thánh ký tên ra lịnh cho toàn cả Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu nam nữ trong đạo tuân hành.
Thí dụ: Thánh lịnh số 36/ĐS-Tân Luật ngày 26-4-Quí Sửu (dl 28-5-1973) công nhận 59 vị Giáo Hữu lên Giáo Sư.
Thánh Huấn là lời dạy của Hội Thánh cho các cấp Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ, có tánh cách hướng dẫn thi hành chu toàn các công việc đạo, do cấp lãnh đạo Chánh Phối Sư trở lên ký tên.
Huấn Lịnh là lịnh dạy cho các Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ phải thi hành công việc đạo, có tánh cách bắt buộc, do cấp Thượng Thống Cửu Viện ký tên.
Thí dụ: Huấn Lịnh số 21/CV-HL ngày 15-7-Nhâm Thìn (dl 3-9-1952) dạy toàn thể Chức sắc nam nữ cách xưng hô danh từ.
Đạo Lịnh là lịnh của Hội Thánh dạy thực thi một thể thức một cách rộng rãi.
Thí dụ: Đạo Lịnh số 26/ĐL ngày 13-2-Kỷ Hợi (dl 21-3-1959) qui định Thể thức Cầu phong Cầu thăng cho Chức sắc và Chức việc.
Thánh luật
聖律 |
A: Sainted laws. |
P: Saintes lois. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Luật: luật pháp. |
Thánh luật là luật pháp của nền Đại đạo của Đức Chí Tôn, đó là luật pháp của Đạo Cao Đài.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Dặn các Thánh Thất, các Đạo hữu phải để lòng thành khẩn, hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh luật.
Thánh miếu
聖廟 |
A: The temple of Confucius. |
P: Le temple de Confucius. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Miếu: đền thờ. |
Thánh miếu là đền thờ Đức Thánh Khổng Tử và các vị Thánh hiền của Nho giáo.
Nữ Trung Tùng Phận:
Thánh Ngôn - Thánh ngôn Hiệp tuyển
聖言 - 聖言合選 |
A: The Sainted Speeches. - The collection of the selected spiritistic messages. |
P: Les Saintes Paroles. - Le recueil des messages spirites choisies. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Ngôn: lời nói. |
Hiệp: hợp lại. |
Tuyển: lựa. |
Thánh ngôn là lời dạy bảo của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng thiêng liêng.
Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng dùng huyền diệu cơ bút viết ra những bài văn hay bài thi để dạy đạo đức cho nhơn sanh. Những bài văn thi ấy được gọi là Thánh ngôn.
Các bài Thánh ngôn nầy được Hội Thánh sưu tập, chọn lọc và cho in thành sách phổ biến cho nhơn sanh, gọi là Thánh ngôn Hiệp tuyển.
Thánh ngôn Hiệp tuyển là quyển sách căn bản của Đạo Cao Đài, vì từ Thánh ngôn nầy, Hội Thánh soạn ra Tân Luật và Pháp Chánh Truyền Chú Giải.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Thầy nói một lần từ đây nhớ lấy, dầu cho sắt đá, cỏ cây nghe đến Thánh ngôn nơi Thầy mà các con nói ra cũng hoan nghinh, huống lựa là người, con nhớ và an lòng."
"Nếu kẻ nào biết hiểu Thánh ngôn của Thầy nơi miệng các con mà tỉnh ngộ thì số hằng sống của nó vốn còn, còn chẳng thì thôi, để chúng nó theo tà quái."
Thánh nho
聖儒 |
A: The Saints of Confucianism. |
P: Les Saints de Confucianisme. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Nho: đạo Nho, Nho giáo. |
Thánh nho là các vị Thánh của Nho giáo.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Bởi vậy, chư Hiền, chư Thánh nho nói rằng: khi nhơn tức khi tâm.
Thánh nhơn
聖人 |
A: The Saint. |
P: Le Saint. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Nhơn: người. Có 3 trường hợp sau đây: |
Thánh nhơn là người lý tưởng đạt đến trình độ huyền đồng với Tạo Hóa, hiệp cùng Đạo.
Hạng Thánh nhơn làm theo đạo Vô vi: Vô vi nhi vô bất vi, nghĩa là: không làm gì cả nhưng chẳng có việc gì mà không làm được. Như Trời có làm gì đâu mà sanh hóa vạn vật.
Vậy, theo Lão giáo thì Thánh nhơn là các vị Tiên.
Thánh nhơn là người lý tưởng, đạt đến chỗ tận thiện tận mỹ trong đạo làm người, nhưng hạng người nầy luôn luôn hoạt động, giúp người giúp đời, sửa sang mọi việc cho trở nên tốt đẹp.
Vậy theo Nho giáo, Thánh nhơn là vị Thánh đúng nghĩa.
Thánh nhơn là một phẩm Chức sắc cao cấp trong Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng của Cơ Quan Phước Thiện, đứng dưới phẩm Tiên Tử, nhưng trên phẩm Hiền Nhơn.
Phẩm Thánh Nhơn đối phẩm Phối Sư Cửu Trùng Đài, tức là đối phẩm Thiên Thánh của Bát Quái Đài.
Ông Phạm Văn Màng, cai sở Phạm Môn, khi qui liễu, được Đức Phạm Hộ Pháp truy thăng phẩm Thánh Nhơn của Cơ Quan Phước Thiện, và Ông được Ngọc Hư Cung nhìn nhận công quả, nên đắc quả Phối Thánh nơi cõi thiêng liêng.
Thánh tâm
聖心 |
A: The sacred heart. |
P: Le coeur sacré. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Tâm: lòng dạ, cái tâm của con người. |
Thánh tâm là cái tâm thiện lương chơn chánh của bực Thánh. Trái với Thánh tâm là Phàm tâm.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Lợt điểm Thánh tâm trần tục khảo.
Điểm Thánh tâm mà phai lợt thì Phàm tâm chen vào, xúi giục con người làm điều sai trái cho thỏa mãn lục dục thất tình. Con người lúc đó bị khảo đảo nặng nề, chừng nào làm chủ được cái tâm, loại bỏ Phàm tâm thì tự nhiên Thánh tâm tỏ rạng.
Thánh thai
聖胎 |
A: The spiritual foetus. |
P: Le foetus spirituel. |
Thánh: Thiêng liêng, mầu nhiệm, tốt đẹp hoàn toàn. |
Thai: đứa bé hình thành trong bụng mẹ. |
Trong phép luyện đạo, luyện cho Tam bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt thì tạo được chơn thần huyền diệu, đắc đạo tại thế.
Cái chơn thần huyền diệu nầy được các nhà luyện đạo gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: Thánh thai, Anh nhi, Kim đơn, Xá lợi Tử, Bổn lai diện mục,....
Vậy Thánh thai là chỉ cái chơn thần huyền diệu của người đắc đạo.
Khi luyện đạo như vậy là luyện cho Tinh hóa Khí, tức là nghịch chuyển, mới tạo thành Thánh thai.
Người không luyện đạo thì tự nhiên Khí hóa thành Tinh, tức là thuận chuyển, mà thuận chuyển thì Tinh đi xuống, lọt ra ngoài theo đường sinh dục, kết hợp với noãn châu của người nữ, tạo thành Phàm thai.
Thánh thân
聖身 |
A: Sainted body. |
P: Le Saint corps. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Thân: thân thể. |
Thánh thân là Thánh thể, tức là hình thể của Đức Chí Tôn tại thế. Đó là Hội Thánh Cửu Trùng Đài. (Xem chữ: Thánh thể)
Trái với Thánh thân là Phàm thể, chỉ về nhơn sanh.
Kinh Xuất Hội: Vẹn toàn phàm thể Thánh thân,
Thánh Thất
聖室 |
A: The oratory, the Holy House. |
P: L"oratoire, la Sainte Maison. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Thất: cái nhà. |
Thánh Thất là nhà thờ Đức Chí Tôn và các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Tại mỗi Tộc đạo (Họ đạo) đều phải xây dựng một Thánh Thất để làm đền thờ Đức Chí Tôn, và làm nơi tín ngưỡng cho bổn đạo địa phương.
Phía sau Thánh Thất là nhà Hậu điện, có lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chung, và làm văn phòng cho Đầu Tộc đạo nam nữ, và Chức việc Bàn Trị Sự. Hai bên Hậu điện là Đông lang và Tây lang dùng làm nơi sinh hoạt cho các ban bộ.
Thánh Thất được xây cất theo kiểu vở của Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng nhỏ hơn và đơn giản hơn.
Ban Kiến Trúc tại Tòa Thánh có lập sẵn các họa đồ xây cất Thánh Thất theo ba cở: cở số 2 (lớn nhứt), cở số 3 (trung bình) và cở số 4 (nhỏ nhứt).
Địa phương nào muốn xây dựng Thánh Thất thì trước hết phải xin phép Chánh quyền địa phương.
Sau đó lên Tòa Thánh, đến Ban Kiến Trúc lựa chọn cở họa đồ nào thích hợp với miếng đất của địa phương, đồng thời xin Hội Thánh cho công thợ chuyên môn xuống địa phương xây dựng, và trang trí cho đúng theo qui cách thống nhứt mà Hội Thánh qui định.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy đã lập thành Thánh Thất, nơi ấy là nhà chung của các con.
Do Hội Thánh Hiệp Thiên và Cửu Trùng Đài ấn định theo Vi Bằng số 5/VB ngày 3 và 8-3-Canh Tuất (1970) của Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Vi Bằng số 12/VB ngày 7-4-Canh Tuất (1970) của Hội Thánh Lưỡng Đài duợt xét do Đức Thượng Sanh chủ tọa đồng chấp thuận 14 khoảng được kiến tạo và không được kiến tạo như dưới đây:
1. Thánh Thất địa phương cất theo kiểu duy nhứt về hình thức bên ngoài bản đồ số 3 của Hội Thánh Lưỡng Đài đã chấp thuận trong Vi Bằng số 9 ngày 4-3-Canh Tuất (dl 9-4-1970) nhưng lớn nhỏ tùy theo châu vi phần đất. Còn việc trang trí nội dung, toàn Hội đề nghị những chi tiết ghi chú nối tiếp sau đây:
2. Chấp thuận cho đắp hình Đức Di-Lạc trên nóc Hiệp Thiên Đài.
3. Chấp thuận cho đắp hình Ông Thiện và Ông Ác như ở Đền Thánh.
4. Không chấp thuận đắp hình Đức Quyền Giáo Tông và Bà Nữ Đầu Sư ở các Thánh Thất.
5. Không chấp thuận đắp hình: Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục trên bao lơn đài, chỉ được vẽ bông y trong họa đồ.
6. Chấp thuận có hình Tam Thánh cũng như ở Đền Thánh, nhưng phải vẽ cho giống.
7. Nơi ngai Hộ Pháp, chỉ thờ chữ Khí, không được đắp Thất đầu xà và hình tượng Đức Hộ Pháp và Cao Thượng Phẩm như ở Đền Thánh.
8. Không chấp thuận đắp cột rồng và làm 9 nấc Cửu Trùng Đài như ở Đền Thánh, chỉ được làm plafond dù không có hình lục long.
9. Hai bên hông Cửu Trùng Đài đắp hình chữ THỌ, không được đắp hình Thiên nhãn và bông sen như ở Đền Thánh.
10. Trên diềm Bát Quái Đài đắp bông dây, không được đắp hình Tam giáo, Tam trấn, Bát Tiên và Thất Thánh.
11. Chấp thuận cho đắp cột rồng ở Bát Quái Đài mà thôi.
12. Không chấp thuận hai bên hông đắp hình Kim Mao Hẩu như ở Đền Thánh.
13. Trên nóc Thánh Thất làm y trong họa đồ, không có hình Long mã và ba vị Cổ Phật.
14. Không chấp thuận mái hiên chung quanh Thánh Thất đắp dây nho, chỉ làm y theo họa đồ.
Nếu nơi nào bất tùng luật lịnh nầy, Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh không nhìn nhận Thánh Thất đó và rút giấy phép không cho làm Lễ Khánh thành.
Thánh thể
聖體 |
A: The spiritual body of God. |
P: Le corps spirituel de Dieu. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Thể: hình thể. |
Chữ Thánh thể có hai nghĩa trong hai trường hợp:
Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài với hình thể gồm 3 Đài:
Những Chức sắc Cửu Trùng Đài vào hàng Thánh mới được gọi là Thánh thể của Đức Chí Tôn. Như vậy, những Chức sắc từ phẩm Giáo Hữu đổ lên (Giáo Hữu đối phẩm Địa Thánh) thì mới đứng vào Thánh thể của Đức Chí Tôn; còn từ phẩm Lễ Sanh (đối phẩm Địa Thần) sắp xuống thì chưa đứng vào Thánh thể.
Kinh Nhập Hội: Các con vốn trong vòng Thánh thể.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy cho các con đến thế giới nầy với một Thánh thể thiêng liêng y như hình ảnh của Thầy.
Thánh Tông đồ
聖宗徒 |
A: Apostles. |
P: Apôtres. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Tông: Tôn: tôn giáo. |
Đồ: học trò. |
Đức Chúa Jésus, Giáo chủ đạo Thiên Chúa có 12 môn đồ, gọi là 12 Thánh Tông đồ. Đó là 12 vị Thánh đầu tiên của Thiên Chúa giáo.
Sau đây là đoạn Thánh Kinh trích trong Kinh Thánh Tân Ước nói về 12 Thánh Tông đồ nầy:
MƯỜI HAI SỨ ĐỒ CHỊU CHỨC ĐI GIẢNG ĐẠO:
"Đức Chúa Jésus gọi 12 môn đồ đến, ban quyền phép trừ tà ma và chữa các thứ tật bịnh.
Tên 12 sứ đồ như sau nầy:
Ấy đó là 12 sứ đồ Đức Chúa Jésus sai đi và có truyền rằng: Đừng đi đến dân ngoại, cũng đừng vào một thành nào của dân Sa-ma-ri cả, song thà đi đến cùng những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên.
Khi đi đàng, hãy rao giảng lên rằng: nước Thiên đàng gần rồi. Hãy chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung, và trừ các quỉ. Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không. Đừng đem vàng hoặc bạc hoặc tiền trong lưng các ngươi, cũng đừng đem cái bao đi đường, hoặc hai áo, hoặc giày, hoặc gậy, vì người làm việc đáng được đồ ăn.
Các ngươi vào thành nào hay là làng nào, hãy hỏi thăm ai là người đáng tiếp rước mình, rồi ở nhà họ cho đến lúc đi.
Và khi vào nhà nào, hãy cầu bình an cho nhà ấy, nếu nhà đó xứng đáng thì sự bình an các ngươi xuống cho, bằng không thì sự bình an các ngươi trở về các ngươi.
Nếu ai không tiếp rước, không nghe lời các ngươi, thì khi ra khỏi nhà đó hay thành đó, hãy phủi bụi đã dính chơn các ngươi. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy."........
"Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ. Môn đồ được như thầy, tôi tớ được như chủ thì đủ rồi.
Nếu người ta gọi chủ nhà là Bê-ên-xê-bun, phương chi là người nhà! Vậy các ngươi đừng sợ, vì chẳng có việc giấu mà chẳng phải bày ra, cũng chẳng có việc gì kín nhiệm mà sau sẽ chẳng biết. Cho nên, lời ta phán cùng các ngươi trong nơi tối tăm, hãy nói ra nơi sáng láng và lời các ngươi nghe kề lỗ tai, hãy giảng ra trên mái nhà.
Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn, nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục.
Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đến hết rồi.
Vậy đừng sợ chi hết, vì các ngươi quí trọng hơn nhiều con chim sẻ. Bởi đó, ai xưng Ta ra trước mặt thiên hạ thì Ta sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời, còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ thì Ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ở trên trời."............
"Ai gìn giữ sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được. Ai rước các ngươi tức là rước Ta, ai rước Ta tức là rước Đấng đã sai Ta.
Ai rước một Đấng Tiên tri vì là Tiên tri thì sẽ lãnh phần thưởng của Đấng Tiên tri, ai rước một người công chính vì là công chính thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính.
Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ của Ta, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu.".....
"Những lời ấy xong rồi thì phán cùng môn đồ rằng: Các ngươi biết rằng còn hai ngày nữa thì đến lễ Vượt Qua, và Con Người sẽ bị nộp để chịu đóng đinh trên cây thập tự."
ĐỨA PHẢN CHÚA:
Bấy giờ có một người trong mười hai sứ đồ tên là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đến tìm các thầy tế lễ cả mà nói rằng:
- Các thầy bằng lòng trả cho tôi bao nhiêu đặng tôi sẽ nộp Người cho? Họ bèn trả cho nó ba chục bạc.
Từ lúc đó, nó tìm tìm dịp tiện để nộp Đức Chúa Jésus.
SỰ LẬP LỄ TIỆC THÁNH:
Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jésus thưa rằng: - Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu? Ngài đáp rằng: - Hãy vào thành, đến nhà một người kia mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến, ta và môn đồ sẽ giữ lễ Vượt Qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jésus đã dạy mà dọn lễ Vượt Qua.
Đến tối, Ngài ngồi ăn với 12 môn đồ. Khi đương ăn, Ngài phán rằng: - Quả thật ta nói cùng các ngươi rằng, có một người trong các ngươi sẽ phản ta.
Các môn đồ lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: - Lạy Chúa, có phải tôi không?
Ngài đáp rằng: - Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta. Con Người đi y theo lời đã chép về Ngài, song khốn nạn thay cho kẻ phản Con Người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn! Giu-đa là kẻ phản Ngài cất tiếng hỏi rằng: - Thưa thầy, có phải tôi chăng?
Ngài phán rằng: - Thật như ngươi đã nói.
Đương khi ăn, Đức Chúa Jésus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: - Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta.
Ngài lại lấy chén đựng rượu nho, tạ ơn rồi, đưa cho các môn đồ mà rằng: - Hết thảy hãy uống đi, vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.
LỜI BÁO TRƯỚC CHO PHI-E-RƠ:
Khi đã hát thơ thánh rồi, Đức Chúa Jésus và môn đồ đi ra lên núi Ô-li-ve. Ngài bèn phán rằng: - Đêm nay các ngươi sẽ đều vấp phạm vì cớ ta, như có chép rằng: Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên, thì chiên trong bầy sẽ bị tan lạc. Song sau khi ta sống lại rồi, ta sẽ đi đến xứ Ga-li-lê trước các ngươi.
Phi-e-rơ cất tiếng thưa rằng: - Dầu mọi người vấp phạm vì cớ thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp phạm vậy.
Đức Chúa Jésus phán rằng: - Quả thật, ta nói cùng ngươi, chính đêm nay, trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta 3 lần.
Phi-e-rơ thưa rằng: - Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu.
Hết thảy môn đồ đều nói y như vậy.
VƯỜN GHẾT-MA-NÊ, ĐỨC CHÚA JÉSUS BỊ BẮT:
Rồi Đức Chúa Jésus cùng môn đồ đi đến một chỗ kêu là Ghết-sê-ma-nê.
Ngài phán rằng: - Hãy ngồi đây, đợi ta đi cầu nguyện đằng kia. Đoạn Ngài bèn đem Phi-e-rơ và hai người con của Xê-bê-đê đi với mình, tức thì Ngài buồn bực và sầu não lắm.
Ngài bèn phán: - Linh hồn ta buồn bực đến chết, các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức với ta. Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: "Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi con. Song không theo ý muốn của con mà theo ý muốn của Cha."
Kế đó, Ngài trở lại với môn đồ, thấy đang ngủ, thì Ngài phán cùng Phi-e-rơ rằng: - Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được! Hãy thức canh và cầu nguyện kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ, tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.
Ngài lại đi lần thứ hai mà cầu nguyện rằng: "Cha ơi! Nếu chén nầy không thể lìa khỏi con được mà con phải uống thì xin ý Cha được nên."
Ngài trở lại lần nữa thì thấy môn đồ còn ngủ vì mắt họ đã đừ quá rồi. Đoạn Ngài bỏ đi mà lại đi cầu nguyện lần thứ ba và lặp xin như lời trước.
Rồi Ngài đi đến với môn đồ mà phán rằng: - Bây giờ các ngươi ngủ và nghỉ ngơi ư? Nầy, giờ đã gần tới, Con Người sẽ bị nộp trong tay kẻ có tội. Hãy trở dậy, đi hè, kia kẻ phản ta đến kia.
Khi Ngài còn đương phán, xảy thấy Giu-đa là một người trong 12 sứ đồ đến với một bọn đông người cầm gươm và gậy, mà các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân đã sai đến.
Đứa phản Ngài đã trao cho bọn đó dấu nầy: người nào mà tôi sẽ hôn, ấy là người đó, hãy bắt lấy. Tức thì Giu-đa đến gần Đức Chúa Jésus mà rằng: - Chào thầy! rồi hôn Ngài.
Nhưng Đức Chúa Jésus phán cùng nó rằng: - Bạn ơi! vậy thì vì việc nầy mà ngươi đến đây sao?
Rồi chúng nó đến gần, tra tay bắt Đức Chúa Jésus.....
Khi ấy, hết thảy môn đồ bỏ Ngài mà trốn đi......
GIU-ĐA CHẾT:
Khi ấy, Giu-đa là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem 30 miếng bạc trả cho các thầy tế lễ và các trưởng lão mà nói rằng: - Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội.
Song họ đáp rằng: - Sự đó can gì đến chúng ta? Mặc kệ ngươi.
Giu-đa ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ.
Nhưng các thầy tế lễ cả lượm bạc và nói rằng: - Không có phép để bạc nầy trong kho thánh vì là giá của huyết.
Rồi họ bàn với nhau dùng bạc đó mua ruộng của kẻ làm đồ gốm để chôn những khách lạ. Nhơn đó, ruộng ấy đến nay còn gọi là "Ruộng huyết." (Trích Tân Ước, Tin lành theo Ma-thi-ơ)
CÁC MÔN ĐỒ TẠI PHÒNG CAO:
"Bấy giờ, các người đó từ núi gọi là Ô-li-ve trở về thành Giê-ru-sa-lem, núi ấy cách thành Giê-ru-sa-lem một quãng đường ước đi một ngày Sa-bát (ước chừng một ki-lô-mét).
Khi về đến bèn lên một cái phòng cao kia, là nơi Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ, Anh-rê, Phi-líp, Thô-ma, Ba-thê-lê-my, Ma-thi-ơ, Gia-cơ con của A-phê, Si-môn Xê-lốt và Giu-đê con của Gia-cơ thường ở.
Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện với các người đờn bà và Ma-ri là mẹ Đức Chúa Jésus cùng anh em Ngài.
MA-THIA ĐƯỢC CỬ LÀM SỨ ĐỒ THẾ GIU-ĐA:
Trong những ngày đó, Phi-e-rơ đứng dậy giữa các anh em, số người nhóm lại ước được 120 người mà nói rằng: Hỡi anh em ta, lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri trong Kinh Thánh về tên Giu-đa, là đứa đã dẫn đường cho chúng bắt Đức Chúa Jésus thì phải được ứng nghiệm.
Vì nó vốn thuộc về bọn ta và đã nhận phần trong chức vụ nầy. Tên đó lấy tiền thưởng của tội ác mình mà mua một đám ruộng rồi thì nhào xuống, nứt bụng và ruột đổ ra hết.
Sự đó cả dân thành Giê-ru-sa-lem đều biết chán, đến nỗi chúng gọi ruộng đó theo thổ âm mình là Hác-en-đa-ma, nghĩa là "Ruộng huyết"..............
Vậy, nội những kẻ đã theo cùng chúng ta trọn lúc Đức Chúa Jésus đi lại giữa chúng ta, từ khi Giăng làm phép báp-têm cho đến ngày Ngài được cất lên khỏi giữa chúng ta, phải có một người làm chứng cùng chúng ta về sự Ngài sống lại.
Môn đồ cử ra 2 người: Giô-sép tức là Ba-sa-la, cũng gọi là Giúc-tu và Ma-thia, rồi cầu nguyện rằng:
"Lạy Chúa, Ngài biết lòng mọi người, xin tỏ ra cho chúng tôi nội hai người nầy, ai là người Chúa chọn, đặng dự vào chức vụ sứ đồ thay Giu-đa vì đã bỏ đặng đi nơi của nó."
Đoạn bắt thăm trúng nhằm Ma-thia, người bèn được bổ vào mười một sứ đồ. (Trích trong Tân Ước, Công vụ các Sứ đồ)
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhân loại phải chịu đau khổ vì sự biến thể của các Thánh tông đồ.
(1) và (2) nói về cái chết của Giu-đa không khớp nhau.
Thánh truyền
聖傳 |
A: The Sainted doctrine. |
P: La Sainte doctrine. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Truyền: trao lại. |
Thánh truyền là Thánh giáo chơn truyền, tức là những lời dạy bảo của Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng truyền lại.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thế thì sau nầy có ngày phải khuất hết dấu Thánh truyền.
Thánh tử đạo
聖死道 |
A: The Saint- martyrs, the sanctified martyrs. |
P: Les Saints martyrs, les martyrs sanctifiés. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Tử: chết. |
Đạo: tôn giáo. |
Thánh tử đạo là những vị tín đồ bị giết chết vì bảo vệ Đạo pháp hay vì trung thành với Đạo, nên được đắc phong vào hàng Thánh, được biên tên họ đem vào thờ nơi Bát Quái Đài.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Ngày nay, cửa Đạo được mở rộng đây cũng nhờ các Thánh tử đạo.
Trong quyển Lời Phê của Đức Phạm Hộ Pháp, trang 13:
"Truy phong Thánh tử đạo thờ nơi Bát Quái Đài: Chức sắc bị bắt và bị kết án vì lẽ Đạo, gọi là báo thù phần tử Hội Thánh và bị kẻ nghịch đạo tàn sát, các quân sĩ vì ngọn cờ Bảo sanh Nhơn nghĩa Đại đồng của Hội Thánh ban cho đặng cứu quốc mà bị sát hại hay là tử trận.
Cả thảy đều đặng làm lễ truy điệu, rồi đọc Thánh lịnh trước linh vị. Các Thánh tử đạo thì thờ nơi Bát Quái Đài, công nghiệp đặc biệt cho Đạo khi minh tra đủ lẽ thì thờ nơi Báo Ân Từ, mai hậu thì do nơi Quyền Vạn Linh công nhận và ân tứ mới được đem vào đó mà thờ.
Báo Ân Từ là Panthéon của Đạo, Đức Chí Tôn gọi nó là Vân đài. Cả mọi sự quyết định đều xong và đều chấp thuận."
Thánh tượng Thiên nhãn
聖像天眼 |
A: The Holy image of the Divine Eye. |
P: La Sainte image de l"Oeil Divin. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Tượng: bức vẽ hình ảnh tượng trưng. |
Thiên: Trời. |
Nhãn: mắt. |
Thánh tượng Thiên nhãn là bức vẽ hình ảnh con mắt tượng trưng Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Thờ Thánh tượng Thiên Nhãn là thờ Trời, tức là thờ Đức Chí Tôn Thượng Đế. (Xem chi tiết nơi chữ: Thiên bàn)
Thánh vệ
聖衛 |
A: The guard of Saints. |
P: La garde des Saints. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Vệ: bảo vệ. |
Thánh vệ là bảo vệ các vị Thánh, tức là bảo vệ các Chức sắc của Hội Thánh.
Cơ Thánh vệ là cơ quan do Hội Thánh lập ra để bảo vệ các Chức sắc của Hội Thánh. (Xem chi thiết: Bảo thể, vần B)
Thánh vị
聖位 |
A: The rank of Saint. |
P: Le rang de Saint. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Vị: vị trí, phẩm vị. |
Thánh vị là phẩm vị vào hàng Thánh.
Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Trong Bát Quái Đài, kể từ Tiên vị đổ lên cho tới Thầy thì đã vào địa vị của các Đấng Trọn lành, từ Thánh vị trở xuống Nhơn vị thì vào hàng Thánh, từ Thú cầm xuống vật chất thì hàng phàm tục.
Thánh vức
聖域 |
A: Holyland. |
P: Terre Sainte. |
Thánh: Bực Thánh, bực tài trí phi thường, tiếng tôn xưng vua. |
Vức: Vực: vùng đất, cõi. |
Thánh vức hay Thánh vực là đất Thánh, cõi Thánh.
Trong nhiều trường hợp, Thánh vức đồng Thánh địa.
Kinh Ðệ Ngũ cửu: Cả miền Thánh vức nhộn nhàng tiếp nghinh.
Thánh ý
聖意 |
A: The will of God. |
P: La volonté de Dieu. |
Thánh: chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. |
Ý: ý kiến, ý muốn. |
Thánh ý là ý kiến của Đức Chí Tôn.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy biểu xuống đây đặng có việc cần, mà các con trì huỡn thì không biết có phải nghịch Thánh ý Thầy không há?
THẠNH
THẠNH: 盛 còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn.
Thí dụ: Thạnh đức, Thạnh nộ, Thạnh soạn. |
Thạnh đức
盛德 |
A: The great virtue. |
P: La grande vertu. |
Thạnh: còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn. |
Đức: đạo đức. |
Thạnh đức hay Thịnh đức là đạo đức lớn, đạo đức cao.
Thạnh nộ
盛怒 |
A: Great anger. |
P: Grande colère. |
Thạnh: còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn. |
Nộ: giận. |
Thạnh nộ hay Thịnh nộ là nổi giận nhiều lắm.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy đã lập Đạo nơi cõi Nam nầy là cốt để ban thưởng một nước từ thử đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy.
(Khi đọc câu Thánh ngôn nầy, nhiều người ngoại đạo cho rằng Đấng Thượng Đế còn có sự giận hờn, tức nhiên còn có Thất tình, nên không bằng Phật, còn thua Phật vì Phật đã diệt hết lục dục thất tình. Để giải đáp vấn đề nầy một cách rõ ràng, xin độc giả xem chữ: Ngọc Hoàng Thượng Đế, vần Ng.)
Thạnh soạn
盛饌 |
A: The good cheer. |
P: La bonne chère. |
Thạnh: còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn. |
Soạn: thức ăn, đồ ăn, bàn tiệc. |
Thạnh soạn là đồ ăn ngon (cao lương mỹ vị) hay là một bữa tiệc lớn có nhiều món ăn ngon.
Thạnh thế
盛世 |
A: The epoch of prosperity. |
P: L"époque de prospérité. |
Thạnh: còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn. |
Thế: đời. |
Thạnh thế là đời hưng thạnh.
Kinh Nho Giáo: Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.
Thạnh tình
盛情 |
A: The profound sentiments. |
P: Les sentiments profonds. |
Thạnh: còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn. |
Tình: tình cảm. |
Thạnh tình là có nhiều tình cảm thân thiết tốt đẹp.
Thạnh trị
盛治 |
A: The flourishing reign. |
P: Le règne florissant. |
Thạnh: còn đọc THẠNH: phát đạt, dồi dào, hưng vượng, nhiều, lớn. |
Trị: sửa sang việc nước cho an ổn. |
Thịnh trị là dân chúng thịnh vượng và bình an.
Thao lược
韜掠 |
A: Strategy. |
P: Stratégie. |
Thao: mưu kế dùng binh. |
Lược: phương pháp. |
Thao lược là mưu kế và phương pháp dùng binh.
Lục thao Tam lược: đây là hai quyển sách dạy về Sáu chiến thuật và Ba phương pháp dùng binh của người xưa.
Thao thao bất tuyệt
滔滔不絕 |
A: To speak in an endlessly voluble manner. |
P: Parler avec la grande volubilité. |
Thao: nước chảy đầy dẫy. |
Thao thao: nước chảy cuồn cuộn không dứt. |
Bất: không. |
Tuyệt: dứt. |
Thao thao bất tuyệt là chỉ người diễn thuyết, nói năng thật trôi chảy, hết chuyện nầy tới chuyện khác, không dứt.
Thao túng
操縱 |
A: To work at pleasure. |
P: Manoeuvrer à volonté. |
Thao: diễn tập, cầm nắm. |
Túng: buông thả. |
Thao túng là nắm lấy hết rồi buông thả tùy ý.
Ý nói: Nắm lấy hết quyền hành và bắt mọi người phải làm theo ý mình.
THẢO
1. THẢO: 草 Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra.
Thí dụ: Thảo am, Thảo hài, Thảo xá. |
2. THẢO: 討 Tìm xét.
Thí dụ: Thảo luận. |
3. THẢO: (nôm) Có lòng tốt, hay làm ơn, hiếu thảo.
Thí dụ: Thảo ngay, Thảo thuận. |
Thảo am
草庵 |
A: The thatched cottage. |
P: La chaumière, cellule en paille. |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Am: cái nhà nhỏ dùng làm nơi tu hành. |
Thảo am là cái am lợp tranh hay lá dùng làm nơi tu hành.
Thảo điền
草田 |
A: The waste field. |
P: La rizière en friche. |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Điền: ruộng. |
Thảo điền là ruộng hoang, chưa khai khẩn.
Thảo đường
草堂 |
A: The thatched house. |
P: La maison en paille. |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
ĐƯỜNG: nhà. |
Thảo đường là ngôi nhà làm bằng cỏ tranh.
Năm 1928, Đức Phật Mẫu giáng cơ dạy khẩn một lô đất hoang chừng 60 mẫu tại làng Phú Mỹ tỉnh Mỹ Tho để khai một con kinh và lập Đền Thờ Phật Mẫu. Trong phần đất nầy, Đức Phật Mẫu dạy lập một ngôi Thảo Đường, và Đức Phật Mẫu cho bài thi sau đây:
Giải nghĩa:
Ngôi nhà tranh nơi đất phước, người quân tử được trọng dụng, lập đời đạo đức.
Càn Khôn Vũ Trụ được hòa bình trong hơn sáu trăm ngàn năm.
Nhơn loại nơi cõi trần cùng hưởng sự an cư lạc nghiệp.
Cõi đời tiến lên thành cõi Tiên, dân chúng được thái bình thịnh vượng.
Trong lô đất 60 mẫu nầy có long mạch trổ lên, người Tàu đem Long Tuyền kiếm qua ếm long mạch, để khi vùng đất linh sản xuất nhân tài thì sẽ bị Long Tuyền kiếm giết chết lúc còn trẻ tuổi.
Bát Nương mách cho Đức Phạm Hộ Pháp biết và Đức Hộ Pháp đã đi lấy phép ếm nầy, rồi cho đào một con kinh băng qua long mạch, để nước trong long mạch chảy ra, lưu thông khắp sông ngòi trong miền nam nước Việt, để dân chúng đều được hưởng nhờ. (Xem chữ: Long Tuyền Kiếm, vần L)
Nơi Thảo Đường có đôi liễn do Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ban cho:
Nghĩa là:
Thảo hài
草鞋 |
A: The straw shoes. |
P: Les souliers en paille. |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Hài: giày hay dép để mang vào chân. |
Thảo hài là giày cỏ hay dép cỏ, tức là đôi dép làm bằng cỏ kết lại.
Thảo hài không đẹp, mang không êm chân, nhưng không tốn tiền mua, thích hợp với người tu hành. Do đó, thảo hài chỉ người tu hành.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
Thảo hích man thư
草檄蠻書 |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Hích: Hịch: bài văn để lên án hay để kêu gọi. |
Man: người Tàu gọi các nước chung quanh kém văn minh hơn Tàu là Man: mọi rợ. Ở đây, Man là chỉ nước Phiên, ở phía Bắc nước Tàu. Thư: văn thư. |
Man thư: thơ của vua Phiên. |
Thảo hích man thư là viết bài văn hồi đáp vua Phiên, vừa lên án, vừa hiểu dụ, để vua Phiên trở lại tùng phục nước Tàu.
Đây là nói về Đức Lý Thái Bạch giúp triều đình nhà Đường đọc thơ của Phiên quốc, rồi phúc đáp theo văn tự nước Phiên khiến vua Phiên khâm phục, chẳng dám động binh, trở lại tùng phục nước Tàu. (Xem chi tiết: Lý Thái Bạch, vần L)
Thảo luận
討論 |
A: To discuss. |
P: Discuter. |
Thảo: Tìm xét. |
Luận: bàn luận. |
Thảo luận là bàn luận xem xét để tìm biết cho rõ ràng.
Thảo lư
草廬 |
A: Thatched cottage. |
P: La chaumière. |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Lư: nhà tranh ở ngoài đồng. |
Thảo lư là ngôi nhà tranh ở ngoài đồng, ý nói ngôi nhà tranh của người ẩn sĩ.
Trong truyện Tam Quốc, lúc Khổng Minh còn là ẩn sĩ, ở nơi Thảo lư đất Nam dương. Từ Thứ giới thiệu cho Lưu Bị biết, Lưu Bị ba lần đến thảo lư để cầu Khổng Minh ra giúp, nên có câu: Tam cố thảo lư: ba lần đến ngôi nhà cỏ.
Thảo ngay
A: Pious and straight. |
P: Pieux et droit. |
Thảo: (nôm) Có lòng tốt, hay làm ơn, hiếu thảo. |
Ngay: ngay thẳng. |
Thảo ngay là hiếu thảo và ngay thẳng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thảo ngay con vẹn giữ cho bền.
Thảo thuận
A: Good and favourable. |
P: Bon et favorable. |
Thảo: (nôm) Có lòng tốt, hay làm ơn, hiếu thảo. |
Thuận: hòa thuận với nhau. |
Thảo thuận là tốt đẹp và hòa thuận với nhau.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thế thì hiệp vầy chung lo, thảo thuận cùng nhau, còn chi hơn nữa đặng.
Thảo ước
草約 |
A: The project of an agreement. |
P: Le projet d"un traité. |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Ước: ước hẹn, hiệp ước. |
Thảo ước là bản dự thảo một hiệp ước.
Thảo xá hiền cung
草舍賢宮 |
Thảo: Cỏ, chỉ chung các thứ cỏ, viết ra. |
Xá: nhà. |
Hiền: có đức hạnh và tài năng hơn người. |
Cung: tòa nhà lớn. |
Thảo xá: ngôi nhà tranh. |
Hiền cung: chỗ ở của người hiền. |
Thảo xá hiền cung là ngôi nhà tranh do Đức Cao Thượng phẩm cất trên phần đất tư của Ngài ở trong Thị xã Tây Ninh để làm nơi an dưỡng.
Nhắc lại, năm 1928 (Mậu Thìn), trong lúc Đức Cao Thượng phẩm cùng các công quả đang ra sức khai hoang để cất Tòa Thánh tạm, Hậu điện, Đông lang, Tây lang, Trù phòng, Trường học và đào giếng;
Thì ông Tư Mắt cùng một số đông bộ hạ từ Sài Gòn kéo lên Tòa Thánh Tây Ninh làm áp lực đánh đổ Đức Cao Thượng phẩm, Đức Phạm Hộ Pháp, đòi dẹp Hiệp Thiên Đài, với lý do là:
Tủ hành hương nơi Tòa Thánh bị phá đáy, nên họ qui kết rằng Đức Cao Thượng phẩm và Đức Phạm Hộ Pháp thâm lạm tiền bạc của bổn đạo cúng hiến, nên không còn xứng đáng là Chức sắc của Đạo nữa.
(Ông Tư Mắt, một tay võ giỏi, đứng đầu đám anh chị ở Chợ Lớn. Ông thấy được huyền diệu của Đức Chí Tôn qua cơ bút nên xin nhập môn cầu đạo, tự giác bỏ nghề dao búa, ông hiến căn nhà của ông ở Phú Thọ để làm Thánh Thất, nên bổn đạo thời đó gọi Thánh Thất ấy là chùa Tư Mắt.
Sau ông được Đức Chí Tôn phong là Chưởng Nghiêm Pháp Quân ngày 26-10-Bính Dần. Ông Tư Mắt là người của ông Đốc Phủ Nguyễn Ngọc Tương).
Nhóm của ông Tư Mắt vận động Chức sắc và tín đồ, cho là giờ đây Cửu Trùng Đài có đủ Cửu Viện rồi, còn Hiệp Thiên Đài có công cầu cơ buổi đầu, giờ đây hết nhiệm vụ, nên cần nghỉ ngơi. Vì cớ có cuộc họp bàn cãi và quyết định bỏ thăm để định cho Chức sắc Hiệp Thiên Đài có còn làm việc nữa không.
Kết quả cuộc bỏ thăm nầy là:
Đức Phạm Hộ Pháp nói với Đức Cao Thượng phẩm: số 15 là con số của Hiệp Thiên Đài vì Hiệp Thiên Đài có 15 người. Số 27 là con số của Cửu Trùng Đài vì 3 lần 9 là 27. Còn 3 phiếu trắng thì đắp vào bên nào cũng vậy thôi.
Thế là cuộc bỏ phiếu do nhóm của Tư Mắt tổ chức quyết định thì Hiệp Thiên Đài phải nghỉ, nên họ buộc các Chức sắc Hiệp Thiên Đài phải rời khỏi Tòa Thánh.
- Đức Phạm Hộ Pháp đi xuống Thủ Đức lánh nạn, ở tạm tại Thánh Thất Thủ Đức do Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh lập ra. Cùng đi với Đức Hộ Pháp có hai ông: Inh và Chia.
Đức Hộ Pháp cảm tác bài thi:
- Đức Cao Thượng phẩm lui về đất nhà, gần chợ Tây Ninh, cất lên một ngôi nhà tranh làm nơi an dưỡng. Ngài quá đau khổ, cảm tác bài thi:
Thất Nương giáng cơ an ủi Đức Cao Thượng phẩm và cho bài thi:
Thất Nương ban cho ngôi nhà tranh của Đức Cao Thượng phẩm 4 chữ Thảo xá Hiền cung, và cho đôi liễn vào ngày 12-6-Mậu Thìn (dl 28-7-1928):
Nghĩa là:
(Nói thêm về ông Tư Mắt: Một thời gian sau, ông Tư Mắt bị chết cháy thảm thiết.
Nguyên là ông Tư Mắt lâm bịnh, nằm tại nhà, chẳng may trên gác cây, mèo chạy làm thùng dầu hôi ngã, dầu hôi theo kẻ ván chảy xuống chỗ ông đang nằm, có ngọn đèn chong để kế bên giường, hơi dầu hôi bắt lửa phựt cháy to, khiến ông bị chết cháy)
Tháp kỷ niệm
塔紀念 |
A: The commemorative tower. |
P: Le tour de commémoration. |
Tháp: cái tháp xây cao nhiều từng, hình 8 cạnh, nóc nhọn, dùng để đặt liên đài của Chức sắc Đại Thiên Phong hàng Tiên vị đổ lên. |
Kỷ niệm: ghi nhớ không quên. |
Tháp kỷ niệm là cái tháp cao dựng lên để đặt liên đài của một Chức sắc Đại Thiên phong hàng Tiên vị đổ lên, để ghi nhớ công đức của vị Chức sắc ấy đối với Đạo.
Ngay phía sau Tòa Thánh là Tháp kỷ niệm của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung.
Phía trước Tòa Thánh, gần cửa Chánh môn, có xây 3 ngôi tháp lớn để kỷ niệm công đức của 3 vị: Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Đức Cao Thượng Sanh.
Về phía Đông lang của Tòa Thánh có xây 3 ngôi tháp cho 3 vị Đầu Sư ba phái (Thái, Thượng, Ngọc) và trong tương lai sẽ xây 3 tháp cho 3 vị Chưởng Pháp ba phái.
Về phía Tây lang của Tòa Thánh có xây tháp kỷ niệm các vị Nữ Đầu Sư. Trước năm 1975, nơi đây có xây 2 cái tháp: - cái tháp lớn và cao là của Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, - cái tháp nhỏ và thấp là tháp của Nữ Đầu Sư Hàm phong Hương Lự.
Hội Thánh dành phần đất 6 mẫu tại Ngã Tư Ao Hồ để xây 12 cái tháp kỷ niệm của Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài.
Tháp tùng
A: To follow. |
P: Suivre. |
Tháp: (nôm) nối theo. |
Tùng: theo. |
Tháp tùng là nối bước theo sau.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
THĂNG
THĂNG: 升 Bay lên trời, tiến lên cao.
Thí dụ: Thăng cấp, Thăng hà, Thăng hoa. |
Thăng
升 |
A: The ascension. |
P: L" ascension. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Một Đấng thiêng liêng giáng cơ, khi viết xong một bài văn dạy đạo thì đề chữ THĂNG và xuất cơ, ngọc cơ đứng yên. Đấng thiêng liêng ấy đã trở về cõi thiêng liêng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thất lễ là đại tội trước mắt các Đấng chơn linh ấy, Thầy phải thăng cho các con khỏi bị hành phạt.
Thăng cấp
升級 |
A: To advance in rank. |
P: Avancer en grade. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Cấp: cấp bậc Chức sắc. |
Thăng cấp là cho lên một bậc Chức sắc.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Bằng chẳng vậy thì Lão nhứt định không cho ai thăng cấp một người.
Thăng chức
升職 |
A: To be promoted. |
P: Monter en dignité. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Chức: chức tước. |
Thăng chức là cho lên chức tước cao hơn.
Thăng chức đồng nghĩa Thăng cấp.
Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Chức sắc Thiên phong nam nữ toàn đạo phải chịu dưới quyền công nhận của Vạn linh mới được thăng chức hay là Vạn linh buộc tội mà bị sa thải.
Thăng hà
升遐 |
A: To die. |
P: Mourir. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Hà: xa xôi, lâu dài. |
Thăng hà là nói vua của một nước lớn chết.
. Vua một nước lớn chết gọi là: Thăng hà hay Băng hà.
. Vua một nước chư hầu chết gọi là: Hoăng.
Trong Kinh Thế Đạo có bài kinh: Kinh tụng khi vua thăng hà. Bài kinh nầy dùng để tụng lên khi tế lễ một vị vua mới vừa chết.
Thăng hoa
升華 (昇華) |
A: To sublimate. |
P: Sublimer. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Hoa: đẹp. |
✥ Nghĩa theo khoa học: Thăng hoa là bốc hơi trực tiếp từ thể rắn thành thể hơi.
Thí dụ: Long não, biến đổi trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi.
✥ Nghĩa thường dùng: Thăng hoa là sự biến đổi trực tiếp, có tính cách vượt bực, từ chỗ thấp kém lên chỗ sao siêu.
Thí dụ: Tình yêu gia đình, yêu cha mẹ anh em, tình yêu nầy còn có tính ích kỷ, cần phải được thăng hoa lên thành tình thương yêu nhơn loại, thương yêu tất cả mọi người không phân biệt màu da sắc tóc, đó là tình thương yêu của Bồ Tát, của Phật, của Thượng Đế.
Thăng quan tiến chức
升官進職 |
A: To advance in grade. |
P: Avancer en grade. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Quan: chức quan. |
Tiến: đi lên. |
Chức: chức tước. |
Thăng tiến: bước lên bực cao hơn. |
Thăng quan tiến chức là được thăng tiến chức quan to hơn, quyền hành nhiều hơn, bổng lộc lớn hơn.
Đây là câu cầu chúc trong dịp Tết đối với những vị quan viên của nhà nước, chúc họ trong năm mới được thăng quan tiến chức.
Thăng Thiên
升天 |
A: To ascend to Heaven. |
P: Monter au Ciel. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Thiên: trời. |
Thăng Thiên là đi lên trời, bay lên trời.
Kinh Ðệ Thất cửu: Hào quang chiếu diệu lên đàng thăng Thiên.
Thăng thưởng
升賞 |
A: Promotion. |
P: Promotion. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
THưởng: ban khen và thưởng công. |
Thăng thưởng là khen ngợi và ban thưởng cho lên chức.
Điều luật về Thăng thưởng Chức sắc hữu công như sau:
Về việc ban thưởng Chức sắc, không phải có đủ 5 năm thâm niên sắp lên là đủ điều kiện cầu thăng và được thăng, mà cần phải có những điều kiện cần yếu khác nữa là:
Là vì, hễ đến bậc Giáo Hữu là thay mặt cho Chí Tôn phổ thông chơn đạo, thành thử chẳng phải người thường tình đặng, mà phải đáng mặt phi thường mới xứng.
Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Thăng thưởng về công nghiệp phi thường thì duy có Quyền Chí Tôn mới ban cho đặng mà thôi.
Thăng trầm bĩ thới
升沉否泰 |
A: The ups and downs, misfortune and fortune: The vicissitudes of life. |
P: Le haut et bas, l"infortune et fortune: Les vicissitudes de la vie. |
THĂNG: Bay lên trời, tiến lên cao. |
Trầm: chìm xuống. |
Bĩ: xấu. |
Thới: tốt. |
Thăng trầm bĩ thới là: khi lên khi xuống, khi xấu khi tốt. Việc đời cứ biến đổi luân chuyển tuần hoàn như thế: hết vinh tới nhục, hết sướng tới khổ, hết suy tới thạnh.
Đó là vô thường, người trí thức phải biết rõ như thế, để khi hưng thạnh thì phải phòng ngừa lúc suy vi, khi cùng khổ thì phải giữ vững tinh thần để chờ lúc hanh thông.
Không bao giờ thạnh hoài, mà cũng không bao giờ suy hoài. Như vậy thì chúng ta phải tự hỏi: Việc đời vô thường như thế thì có cái chi vĩnh cửu hay không?
Muốn trả lời được câu hỏi nầy, chúng ta phải đi vào con đường đạo, giáo lý của đạo sẽ cho chúng ta biết rõ.
Thằng phược
繩縛 |
A: To tie up, to bind up. |
P: Lier, attacher. |
Thằng: sợi dây. |
Phược: trói buộc. |
Thằng phược là trói buộc bằng sợi dây.
Thê thằng tử phược: vợ buộc con trói, chỉ sự ràng buộc với gia đình cùng vợ và con bằng tình thương yêu, làm cho người đàn ông khó bứt rời ra được để lo việc tu hành.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ai còn mang đeo thằng phược vào mình mà để cho loạn tâm mệt trí về nơi đó, chẳng uổng kiếp sanh lắm ru?
THẮNG
Thắng: 勝 Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác.
Thí dụ: Thắng địa, Thắng hội. |
Thắng cảnh
勝境 |
A: The beautiful landscape. |
P: Le site célèbre. |
Thắng: Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác. |
Cảnh: phong cảnh. |
Thắng cảnh là cảnh đẹp danh tiếng.
Thắng công đức
勝功德 |
A: The excellent merits. |
P: Les mérites excellents. |
Thắng: Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác. |
Công đức: việc phước thiện đem lại kết quả tốt cho người và cho mình. |
Thắng công đức là công đức lớn, vượt trội.
Thắng địa
勝地 |
A: The remarkable land. |
P: La terre remarquable. |
Thắng: Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác. |
Địa: đất. |
✥ Thắng địa là chỗ đất có phong cảnh đẹp tốt.
✥ Thắng địa là chỗ đất có hình thế tốt đẹp, có nhiều vượng khí hay linh khí.
Thắng hội
勝會 |
A: The great festival. |
P: La grande fête. |
Thắng: Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác. |
Hội: cuộc lễ có nhiều người. |
Thắng hội là lễ hội lớn, cuộc hội hè tưng bừng.
Thắng nghĩa
勝義 |
A: The profound meaning. |
P: Le sens profond. |
Thắng: Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác. |
Nghĩa: ý nghĩa. |
Thắng nghĩa là nghĩa lý cao viễn, sâu xa, thâm diệu.
Thắng phụ
勝負 |
A: The victory or defeat. |
P: La victoire et défaite. |
Thắng: Được phần hơn, cao trổi, thâm diệu khác hẳn thế tục, thâu phục kẻ khác. |
Phụ: thua, bại. |
Thắng phụ là được thua, đồng nghĩa: Thắng bại.
Bất phân thắng phụ: không định được hơn thua, hai bên đồng tài đồng sức.
THẲNG
Thẳng: Không cong, không dùn, luôn một mạch.
Thí dụ: Thẳng dùn, Thẳng rẳng. |
Thẳng dùn
A: Tight and slack. |
P: Tendu et détendu. |
Thẳng: Không cong, không dùn, luôn một mạch. |
Dùn: không căng thẳng. |
Thẳng dùn là hai trạng thái của một sợi dây: lúc căng thẳng, lúc không căng thẳng. Ý nói: trạng thái phân vân, ngần ngại, không dứt khoát.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Mắt nhắm đường xa, khách thẳng dùn.
Thẳng mực tàu đau lòng gỗ
Thẳng: Không cong, không dùn, luôn một mạch. |
Mực tàu: mực viết chữ tàu, màu đen tuyền. |
Thẳng mực tàu: chỉ người thợ mộc dùng sợi dây nhỏ thấm ướt mực tàu, căng thẳng trên mặt miếng gỗ, rồi búng nhẹ cho sợi dây chạm vào gỗ, làm mực tàu dính vào gỗ thành một đường thẳng. Người thợ cứ theo mực đó mà cưa, hay đẽo gọt.
Đau lòng gỗ: miếng gỗ thường cong, nếu lấy thẳng thì không được bao nhiêu gỗ, những miếng gỗ cong thì bị vứt ra không xài, nên làm cho gỗ đau lòng.
Thẳng mực tàu đau lòng gỗ là ý nói: nếu sử sự một cách quá thẳng thắn thì gây đụng chạm, mích lòng nhiều người.
THÂM
THÂM: 深 Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá.
Thí dụ: Thâm diệu, Thâm trầm. |
Thâm ảo
深奧 |
A: Mysterious. |
P: Mystérieux. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Ảo: Áo: sâu xa khó hiểu. |
Thâm ảo hay Thâm áo là sâu xa huyền diệu.
Thâm bất khả trắc
深不可測 |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Bất khả: không thể. |
Trắc: đo. |
Thâm bất khả trắc là sâu đến mức không thể đo được.
Ý nói: Lòng người sâu hiểm không thể đo lường được.
Ca dao:
Thâm căn cố đế
深根固蒂 |
A: The profound roots and the solide peduncles. |
P: Les racines profondes et les pédoncules solides. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Căn: rễ. |
Cố: bền. |
Đế: cuống hoa. |
Thâm căn cố đế là rễ sâu cuống bền.
Ý nói: Thế lực chắc chắn, không thể lay chuyển được.
Thâm diệu
深妙 |
A: Marvelous. |
P: Merveilleux. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Diệu: khéo léo, huyền diệu. |
Thâm diệu là huyền diệu vô cùng.
Thâm giao
深交 |
A: The intimate relationship. |
P: La relation intime. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Giao: bạn bè qua lại với nhau. |
Thâm giao là bạn bè thân thiết lâu năm.
Trái với Thâm giao là Sơ giao: bạn bè mới quen biết.
Thâm hiểm
深險 |
A: Very wicked. |
P: Très cruel. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Hiểm: tánh tình hung ác. |
Thâm hiểm là rất hung ác.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Cần phải có một nghị lực vô biên, một tâm trung quảng đại, thì mới khỏi bực tức với những trò đã vì mạng lịnh thiêng liêng phô diễn nơi thâm hiểm nặng nề nầy.
Thâm nhập
深入 |
A: To penetrate into. |
P: Pénétrer. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Nhập: vào. |
Thâm nhập là đi sâu vào, thấm sâu vào.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Gian tham đã thâm nhập vào lòng thì lòng hết đạo đức.
Thâm nhiễm
深染 |
A: To penetrate deeply. |
P: Imprégner profondément. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Nhiễm: nhuốm vào. |
Thâm nhiễm là thấm sâu vào.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nhơn loại đã thâm nhiễm vào tình luyến ái tà mị trên mười ngàn năm.
Thâm sơn cùng cốc
深山窮谷 |
A: The inaccessible mountains and closed valleys. |
P: Les montagnes impénétrables et les vallées sans issue. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Sơn: núi. |
Cùng: cuối, hết. |
Cốc: thung lũng. |
Thâm sơn cùng cốc là núi sâu, cuối thung lũng, chỉ chỗ xa xôi hoang vắng, không người lui tới.
Thâm tàng nhược hư
深藏若虛 |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Tàng: giấu kín. |
Nhược: ví như. |
Hư: trống không. |
Thâm Tàng: giấu cho thật kín. |
Thâm tàng nhược hư là giấu cho thật kín để nhìn vào như không có gì cả.
Trong Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử có viết: "Lương cổ thâm tàng nhược hư." Nghĩa là: Người buôn bán giỏi, giấu kín (hàng hóa) như không có gì.
Thâm tâm
深心 |
A: The bottom of heart. |
P: Le fond du coeur. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Tâm: lòng dạ. |
Thâm tâm là chỗ sâu kín trong lòng, đáy lòng.
Thâm thúy
深邃 |
A: Profound. |
P: Profond. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Thúy: sâu xa. |
Thâm thúy là sâu sắc và tinh vi, có học vấn tinh thâm.
Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Chữ viết cong queo mà nghĩa lý thâm thúy.
Thâm trầm
深沈 |
A: Profound. |
P: Profond. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Trầm: chìm. |
Thâm trầm là sâu xa kín đáo.
Thâm viễn
深遠 |
A: Profound. |
P: Profond. |
Thâm: Sâu, kín đáo, sâu sắc, rất, quá. |
Viễn: xa. |
Thâm viễn là sâu xa.
THẨM
THẨM: 審 Tìm hiểu, biết rõ, xét đoán, xử kiện.
Thí dụ: Thẩm án, Thẩm mỹ, Thẩm tra. |
Thẩm án
審案 |
A: To judge a case. |
P: Juger un procès. |
Thẩm: Tìm hiểu, biết rõ, xét đoán, xử kiện. |
Án: vụ án, một vụ kiện tụng. |
Thẩm án là xem xét và phân xử một vụ án.
Thẩm định
審定 |
A: To judge. |
P: Juger. |
Thẩm: Tìm hiểu, biết rõ, xét đoán, xử kiện. |
Định: quyết định. |
Thẩm định là xem xét và quyết định.
Thẩm mỹ
審美 |
A: The aesthetics. |
P: L"esthétique. |
Thẩm: Tìm hiểu, biết rõ, xét đoán, xử kiện. |
Mỹ: đẹp. |
Thẩm mỹ là xét biết cái đẹp và thưởng thức cái đẹp.
Thẩm quyền
審權 |
A: The juridiction. |
P: La juridiction. |
Thẩm: Tìm hiểu, biết rõ, xét đoán, xử kiện. |
Quyền: quyền hành. |
Thẩm quyền là quyền hành xét xử, định đoạt.
Thẩm tra
審查 |
A: To examine. |
P: Examiner. |
Thẩm: Tìm hiểu, biết rõ, xét đoán, xử kiện. |
Tra: khảo xét, kiểm điểm. |
Thẩm tra là xem xét coi có thích đáng không.
THẬM
THẬM: 甚 Rất, lắm, quá chừng.
Thí dụ: Thậm chí, Thậm thâm. |
Thậm chí
甚至 |
A: Even. |
P: à tel point que. |
Thậm: Rất, lắm, quá chừng. |
Chí: đến. |
Thậm chí là quá lắm đến nỗi....
Thậm tệ
甚弊 |
A: Very bad. |
P: Très mauvais. |
Thậm: Rất, lắm, quá chừng. |
Tệ: hư, xấu. |
Thậm tệ là quá hư hỏng, quá xấu xa.
Thậm thâm
甚深 |
A: Very profound. |
P: Très profond. |
Thậm: Rất, lắm, quá chừng. |
Thâm: sâu. |
Thậm thâm là rất sâu xa.
Di Lạc Chơn Kinh: Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Thậm trọng
甚重 |
A: Very important. |
P: Très important. |
Thậm: Rất, lắm, quá chừng. |
Trọng: nặng, quan trọng. |
Thậm trọng là rất quan trọng.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Cơ Trời mầu nhiệm đối với Đời, mà máy Thiên cơ đối với Đạo lại càng huyền vi thậm trọng hơn nữa.
THÂN
1. THÂN: 身 Thân mình, thân thể, sự nghiệp.
Thí dụ: Thân danh, Thân phận,Thân thế. |
2. THÂN: 親 - Gần gũi thân yêu, - bà con họ hàng, - chính mình.
Thí dụ: Thân ái, Thân bằng, Thân nghinh. |
Thân ái
親愛 |
A: Affectionate. |
P: Affectueux. |
Thân: - Gần gũi thân yêu, - bà con họ hàng, - chính mình. |
Ái: thương yêu. |
Thân ái là gần gũi thương yêu.
Kinh Tẩn Liệm: Đừng vì thân ái nghĩa nhân.
Thân bại danh liệt
身敗名裂 |
Thân: Thân mình, thân thể, sự nghiệp. |
Bại: thất bại. |
Danh: tiếng tăm. |
Liệt: rách, hư. |
Thân bại danh liệt là gặp sự thất bại ghê gớm làm cho tấm thân bại hoại, danh tiếng rách nát.
Thân bằng
親朋 |
A: The parents and friends. |
P: Les parents et amis. |
Thân: - Gần gũi thân yêu, - bà con họ hàng, - chính mình. |
Bằng: bạn, bè bạn. |
Thân bằng là bà con họ hàng và bè bạn.
Thân bằng cố hữu
親朋故友 |
A: Intimate friends and old friends. |
P: Amis intimes et vieux amis. |
Thân: - Gần gũi thân yêu, - bà con họ hàng, - chính mình. |
Bằng: bạn. |
Cố: xưa. |
Hữu: bạn. |
Thân bằng là bạn thân. Cố hữu là bạn cũ.
Thân bằng cố hữu là bạn thân và bạn cũ.
Kinh cầu bà con thân bằng cố hữu đã qui liễu: là bài kinh cầu nguyện cho linh hồn của người bà con, hoặc bạn thân, hoặc bạn cũ, đã chết.
Thân cận
親近 |
A: Near and intimate. |
P: Proche et intime. |
Thân: - Gần gũi thân yêu, - bà con họ hàng, - chính mình. |
Cận: gần. |
Thân cận là gần gũi thân mật.
Pháp Chánh Truyền: Chúng nó phải thân cận với mỗi môn đệ như anh em một nhà, cần lo giúp đỡ, nghe à!
Thân côi
A: Orphan. |
P: Orphelin. |
Thân: Thân mình, thân thể, sự nghiệp. |
Côi: mồ côi, mất cha hay mất cả cha mẹ. |
Thân côi là tấm thân mồ côi.
Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu: Lỡ thân côi mưa nắng khôn ngừa.
Thân danh
身名 |
A: The work and reputation. |
P: L"oeuvre et réputation. |
Thân: Thân mình, thân thể, sự nghiệp. |
Danh: tiếng tăm. |
Thân danh là sự nghiệp và tiếng tăm của một người.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thân danh bể khổ mặc buông trôi.
Thân hành
親行 |
A: To make in person. |
P: Faire en personne. |
Thân: - Gần gũi thân yêu, - bà con họ hàng, - chính mình. |
Hành: làm. |
Thân hành là chính mình làm.