Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20866 - Chương : Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.
Phần : Phần II: Con người và Thông công
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.



Con người - Về sự tinh luyện đệ nhị xác thân.
1. Mỗi con người đều có hai xác thân

Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

2. Xác thân thứ hai: (Nhị xác thân)

"Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành.

Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc Đạo mà có Tinh, Khí không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.

Còn có Thần không có Tinh, Khí thì khó huờn đặng Nhị xác thân.

Vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng."

3. Các điều kiện bắt buộc để luyện Nhị xác thân

  •  a. Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết.

  •  b. Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng.

  •  c. Phải nhẹ hơn không khí. Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài càn khôn đặng.

(TNHT.QI.Tr.29-30)

4. Kết quả về sự luyện tập nhị xác thân (còn gọi là Chơn thần)

Có hai trường hợp :

  •  a. Thành công:

    Chơn thần là gì?

    Là nhị xác thân ( périsprit ), là xác thân thiêng liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.

    Cái Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng bất tiêu, bất diệt.

    Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc Đạo có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du thiên ngoại. Cái Chơn Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy.

    (TNHT. QI. Tr 6)

  •  b. Thất bại:

    Nếu như các con còn ăn mặn luyện Đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng?

    Như rủi bị huờn, thì đến khi đắc Đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d'e'lectricité ) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt.

    Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc Nhân Tiên thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.

    Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện Đạo.

    (TNHT. QI. Tr 30)

5. Lời giảng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc về việc hiệp Tam Bửu

  •  Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế giới càn khôn cũng phải hòa mới vĩnh cửu, địa cầu nầy cũng phải hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa thuận cùng linh hồn mới mong đoạt Đạo.

  •  Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ hòa khí mà thành hình, thì linh hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp mới qui hồi cựu bổn.

    Linh hồn bởi chữ hòa khí mới có đến, thì tức nhiên phải nương theo hòa khí mới có về. Tuy pháp bửu của các tôn giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu nhiệm chỉ có chữ hòa là đủ.

  •  Thân thể cho mạnh mẽ tinh vi, đừng để sa đọa vào lục dục thì là thuận cùng trí lự khôn ngoan.

  •  Khí lực cho cường thạnh thanh bai, đừng để đến đỗi mê muội bởi thất tình thì trí lự khôn ngoan thuận theo linh tâm mà nảy nở.

  •  Linh tâm phải định tĩnh từ hòa, đừng để đến đỗi mờ ám bởi tội tình thì thuận với lòng Trời hiển linh tại thế đặng đoạt phép huyền vi.

  •  Thân là Tinh, Lực là Khí, Trí là Thần.

    Nói rõ ra thì:

    • Tinh là thân thể,
    • Khí là điển lực nghĩa là trí lự,
    • Thần là linh hồn,

    Ba cái báu của mình ngày nào tương đắc, nghĩa là hòa hiệp cùng nhau thì người mới mong đắc Đạo.

(trích diễn văn của Đức Hộ Pháp - Pháp Chánh Truyền chú giải, ấn bản 1952, trang 109)

More topics .. .