Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20867 - Chương : Thông công
Phần : Phần II: Con người và Thông công
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Thông công



1. Nguyên lý thông công
  • Trời người hiệp nhứt.
  • Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho thần, tâm tịnh mới xuất Chơn Thần ra khỏi phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy.
  • Khi chấp thủ thì tay tuân theo Chơn Thần nói lại mà viết ra, mường tượng như con đặt để, con hiểu đặng vậy.. .
  • Ấy là một phần của con, một phần của Thầy hiệp nhứt, mới thấu đáo càn khôn, tinh thông vạn vật đặng.

2. Những điều kiện nghiêm khắc về sự thông công

  •  Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạnh sẽ, trang hoàng, tắm gội cho tinh khiết, rồi mới đặng đến trước bửu điện mà hành sự chớ nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ thì phải để cho ý thanh bạch, không đặng tưởng đến việc phàm.

  •  Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tinh tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc, phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn, phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy Đạo cả chúng sanh.

  •  Kẻ phò cơ, chấp bút cũng như Tướng Soái của Thầy để truyền Đạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường.

Vậy khi nào chấp cơ thì phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi hành."

3. Những phương pháp thông công

  •  a. Thủ cơ:

    "Như chấp cơ mà mê, thì Chơn Thần ra trọn vẹn khỏi xác. Thầy mới dạy cho nó viết ra chữ chi đó, nó đồ theo, Thầy nói tên chữ, xác nó cầm cơ viết ra, người đọc trật chữ nó nghe đặng, không chịu, Thầy buộc viết lại và rầy kẻ đọc trật ấy."

  •  b. Chấp bút:

    "Còn chấp bút, khi Thầy đến thì làm cho Thần con bất định một lát, cho Thần xuất ra nghe Thầy dạy còn tay con tuân theo mà viết. . .Còn việc truyền Thần lấy điển quang thì ai cũng có điển trong mình, nó tiếp điển ngoài rồi Thần nó viết ra, có khi trúng có khi trật".

    (TNHT. QI.Tr 6-7)

  •  c. Nhập xác:

    "Chơn Thần của các con gặp tà khí thì khó chịu nên xin Thầy xuống điển nhiều đặng ngăn tà mị, một đôi khi phải nhập xác vì điển xuống nhiều. Cũng một lẽ ấy, mà mỗi lần lập thệ đều có nhập xác"

    (TNHT. QII. Tr 90)

4. Sự tai hại về việc lạm dụng thông công

  •  a. Lời dạy Đức Chí Tôn:

    "Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Âm Tự lập pháp "Tam Kỳ Phổ Độ", quỉ vương đã khởi phá khuấy chơn Đạo. Đến danh Ta nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi.

    Lại còn hiểu rõ rằng Ta đến với huyền diệu nầy (chỉ về sự thông công) mượn cơ mầu nhiệm, hiệp Tam Thập Lục Động đổi gọi Tam Thập Lục Thiên. Các tên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật bị mạo nhận mà lập nên tả Đạo".

    (TNHT. QI. Tr 40 - 41)

  •  b. Lời dạy của Thất Nương Diêu Trì Cung:

    ".. . Nhất là về việc Diêu Trì Cung bị mượn danh nơi khác mà dối gạt nhơn sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa về phần tín ngưỡng. Chớ chi thất tại tà quyền thì có mấy em trừ khử, nhưng tại nơi đồng tử thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người mê tín".

    (TNHT. QII. Tr 89)

More topics .. .