Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20869 - Chương : Các đạo giáo cùng một nguồn gốc
Phần : Phần III: Đạo giáo
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Các đạo giáo cùng một nguồn gốc



1. Thầy là các con

"Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giái và cả nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

Các con là chư Phật; chư Phật là các con.

Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật".

(TNHT. QII. Tr 52)

"Bởi vậy một chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong càn khôn thế giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.

  •  Như kẻ bên Phật giáo hay tặng Nhiên Đăng là Chưởng giáo. Nhiên Đăng vốn sanh đời Hiên Viên Huỳnh Đế.

  •  Người gọi Quan Âm là nữ Phật Tông, mà Quan Âm vốn là Từ Hàng Đạo Nhơn biến thân. Từ Hàng lại sanh lúc Phong Thần đời nhà Thương.

  •  Người gọi Thích Ca Mâu Ni là Phật Tổ; Thích Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.

  •  Người gọi Lão Tử là Tiên Tổ Giáo thì Lão Tử cũng sanh đời nhà Châu.

  •  Người gọi Jésus là Thánh Đạo Chưởng giáo, thì Jésus lại sanh nhằm đời nhà Hớn.

Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Đấng ấy ?

Khí Hư Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Đấng Thầy kể đó ai sanh ? Ấy là Đạo các con nên biết.

Nếu không Thầy thì không có chi trong Càn Khôn Thế Giới nầy; mà nếu không có Hư Vô Chi Khí thì không có Thầy."

(TNHT. QI. Tr 31-32)

2. Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng

"Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn Khôn vạn vật rồi mới có người nên gọi là Tăng.

Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.

Thầy lập Phật giáo vừa khi khai Thiên lập Địa, nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Nay là hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.

Tỉ như lập Tam giáo qui nhứt thì :

  • Nho là trước.
  • Lão là giữa.
  • Thích là chót.

Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần, mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy."

(TNHT. QI. Tr 52- 53)

3. Ngũ chi phục nhứt

"Vốn từ trước Thầy lập ra ngũ chi Đại Đạo là :

  • Nhơn Đạo
  • Thần Đạo.
  • Thánh Đạo.
  • Tiên Đạo.
  • Phật Đạo.

Tùy theo phong hóa của nhơn loạimà gầy chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành Đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt. Lại nữa trước Thấy lại giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà làm ra phàm giáo.

Thầy lấy làm đau đớn hằng thấy gần trót mười ngàn năm nhơn loại phải sa vào nơi tội lỗi. Mạt kiếp chốn a tỳ !

Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập chánh thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo."

(TNHT. QI. Tr 18)

4. Chú giải của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
về Ngũ Chi Đại Đạo

".. . Khi khai Thánh giáo bên Thái Tây thì Chí Tôn có nói trước rằng: còn nhiều chuồng chiên Người sẽ đến đem về làm một.

Lời tiên ngôn ấy nghĩa là còn nhiều Đạo đương nuôi nấng un đúc tinh thần của con cái Chí Tôn đặng cho ngày Người đến chung hiệp lại một, lời ấy ngày nay đã quả.

Các chuồng chiên thiêng liêng của Chí Tôn là :

  •  Phật Đạo thì có:

    • Bà La Môn (Brahmanisme),
    • Thích Ca Mâu Ni (Caky Mouni)
    • Pythagore giáo.

  •  Tiên Đạo thì là:

    • Lão Tử Giáo,
    • Dương Châu, Mặc Địch,
    • Vạn Pháp, Bàn môn
    • cho tới Thầy pháp, Thầy Phù, Bóng chàng, Đồng cốt ..v.v..

  •  Thánh Đạo thì là:

    • Thiên Chúa giáo (Christianisme)
    • Gia Tô (Catholicisme)
    • Tin Lành (Protestantisme)
    • Hồi Hồi (Mahometantisme).

  •  Thần Đạo thì là:

    • Trung Huê Phong Thần (Mythologie Chinoise)
    • Hy Lạp Phong Thần (Mythologie Greeque)
    • Ai Cập Phong Thần (Mythologie E'gyptienne).

  •  Nhơn Đạo thì là:

    • Socrate, Esope, Platon ..v..v.. ở Hy Lạp,
    • Khổng Phu Tử (Confucianisme),
    • Mạnh Tử (Mentius),
    • Nhị Trình giáo ..v..v
    • chung cộng cùng cả Hớn Phong, Đường Thị, Tấn Tục tại Trung Huê từ trước".

(Trích diễn văn của Đức Hộ Pháp, Pháp Chánh Truyền chú giải. Ấn bản năm 1952. Trang 112 ) .

More topics .. .