Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20883 - Chương : Hiệp Thiên Đài
Phần : Phần VI: Cơ chế Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thánh Ngôn : Thánh Ngôn Tuyển Tập
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Long Thành (1942-1998)

Hiệp Thiên Đài



Hiệp Thiên Đài
1. Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự.

Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn.

Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa.

Lại nữa Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới, Lục Thập Bát Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại.

Thầy đã nói sở dụng thiêng liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa. Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp chưởng quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm. Thầy lại chọn Thập Nhị Thời Quân chia ra làm ba :

2. Phần của Hộ Pháp, chưởng quyền về Pháp thì:
  • Hậu là Bảo Pháp (*).
  • Đức là Hiến Pháp.
  • Nghĩa là Khai Pháp.
  • Tràng là Tiếp Pháp.

Lo bảo hộ luật Đời và luật Đạo chẳng ai qua luật mà Hiệp Thiên Đài chẳng biết.

Ghi chú: (*)

  • Bảo là giữ gìn.
  • Hiến là dâng.
  • Khai là mở (bày ra).
  • Tiếp là rước.

3. Thượng Phẩm thì quyền về phần Đạo, dươi quyền:
  • Chương là Bảo Đạo.
  • Tươi là Hiến Đạo.
  • Đãi là Khai Đạo.
  • Trọng là Tiếp Đạo (**)

Lo về phần Đạo nơi Tịnh Thất, mấy Thánh Thất, đều xem sóc chư môn đệ Thầy, binh vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng.

Ghi chú:

  • (**) Ông Cao Đức trọng đắc phong Tiếp Đạo sau hết

4. Thượng sanh thì lo về phần Đời:
  • Bảo Thế thì Phước.
  • Hiến Thế: Mạnh.
  • Khai Thế: Thâu.
  • Tiếp Thế: Vĩnh.

Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành Đạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt.

(TNHT. QI. Tr 98-99-100)

More topics .. .