Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Kinh Tắm Thánh
KINH: | GIẢI NGHĨA: |
1.2. Những vạn vật Âm Dương tạo hóa, Dầu cỏ cây hoa quả biến sanh. |
Vạn vật đều do 2 Khí Âm quang và Dương quang phối hợp tạo thành; dầu cho là thảo mộc có bông có trái, cũng do 2 Khí Âm Dương biến hóa sanh ra. |
3. Con người đứng phẩm tối linh. | Con người đứng vào bực rất thiêng liêng hơn hết trong chúng sanh. |
4. Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi. | Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi, là trong mình đứa trẻ vừa có Phàm tánh, vừa có Phật tánh. |
5.6. Ðại Từ Phụ từ bi tạo hóa, Tượng mảnh thân giống cả Càn Khôn. |
Ðấng Ðại Từ Phụ mở lòng từ bi tạo hóa ra con người, nắn đúc ra thân thể có cấu tạo giống như Trời Ðất. |
7. Vẹn toàn đủ xác đủ hồn. | Con người có đầy đủ Linh hồn và Thể xác. |
8. Xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh. | Xây dựng cơ quan Chuyển thế để bảo tồn chúng sanh. |
9. Xin gìn giữ Thánh hình thanh bạch. | Xin Ðức Chí Tôn gìn giữ mảnh hình hài nầy cho được hoàn toàn trong sạch. |
10. Xin xá ân rửa sạch tiền khiên. | Xin Ðức Chí Tôn ban ơn tha tội cho nó và rửa sạch những tội lỗi trong các kiếp sống trước của nó. |
11. Căn xưa ví dữ cũng hiền. | Nếu như kiếp trước nó là người hung dữ, xin Ðức Chí Tôn cho nó trong kiếp nầy là người hiền lành. |
12. Dầu ra cửa tội đủ quyền cao siêu. | Mặc dầu Chơn linh đứa bé mới ra khỏi nơi tội lỗi, nay chuyển kiếp làm người (do Ðại Ân Xá của Ðức Chí Tôn) thì cũng xin Ðức Chí Tôn ban cho nó đầy đủ quyền tự chủ để lập vị cao siêu. |
13. Công nuôi dưỡng nâng niu khổ nhọc. | Công lao nuôi dưỡng và nâng niu chăm sóc đứa bé thật là khổ cực và nhọc nhằn. |
14. Phép thương yêu cũng học nơi Thầy. | Phải học nơi Ðức Chí Tôn về Luật thương yêu, bởi vì lòng thương yêu của Ðức Chí Tôn thì vô cùng vô tận. |
15.16. Sanh nơi đây, ở nơi đây, Trăm năm là tuổi đủ đầy mạng căn. |
Ðược sanh ra ở nơi đây, sống ở nơi đây, hạn định của kiếp sống thường là 100 tuổi, với đầy đủ mạng sống và số phận. |
17. Chốn hồng trần quen lằn gió bụi. | Nơi cõi trần, con người phải chịu đựng cho quen nhiều nỗi gian nan vất vả. |
18. Cảnh phù ba may rủi cũng duyên. | Cảnh đời luôn luôn thay đổi mau chóng, hết may tới rủi, hết rủi tới may, cũng do nơi những mối dây ràng buộc từ trước (không ra ngoài khuôn Luật Nhân quả). |
19. Ðã gan dốc kiếm diệu huyền. | Ðã có can đảm quyết chí tu hành để đạt được trí huệ, thì phải dùng cái trí huệ nầy như một cây kiếm huyền diệu để diệt trừ vô minh và phiền não. |
20. Sanh sanh là phận, hiền hiền là công. | Sống và sanh sản thêm ra là bổn phận, dùng sự hiền lành và tài giỏi để lập công với đời. |
21.22. Ðừng thối chí ngã lòng trở gót, Ðể cho đời chua xót tình thương. |
Ðừng thấy cõi trần có nhiều khổ đau phiền não mà thối chí ngã lòng lui bước trở lại cõi Thiêng Liêng (ý nói chết), để cho cha mẹ và những người thân phải đau đớn xót xa vì thương tiếc. |
23. Trăm năm thọ khảo vĩnh trường. | Ðời người sống được trăm tuổi là trường thọ. |
24. Thuận căn thuận mạng, đôi đường cao thăng. | Phải thuận theo số phận của mình để trả dứt nghiệp (mà không tạo ra nghiệp mới), hoặc phải thuận theo đức háo sanh của Ðức Chí Tôn, cả hai đường đều giúp cho Chơn linh được cao thăng phẩm vị nơi cõi thiêng liêng. |
(Niệm 3 lần Câu Chú của Thầy).
Kinh Tắm Thánh do Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ ban cho, đồng nhi tụng bài kinh nầy trước khi vị Chức sắc hành pháp Tắm Thánh cho các trẻ em trong Ðạo.
Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo cho biết, Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là một vị Thánh của Bạch Vân Ðộng nơi cõi thiêng liêng.
Ngài có chiết chơn linh giáng trần một kiếp tại Việt Nam là Thi hào Nguyễn Du, sau đó Ngài chiết chơn linh giáng sanh bên Pháp là Văn hào Victor Hugo.
Trong thời Tam Kỳ Phổ Ðộ, Ngài thọ lịnh Ðức Chí Tôn cầm quyền Chưởng Ðạo Hội Thánh Ngoại Giáo của Ðạo Cao Ðài. Ngài thường giáng cơ giáo hóa các Chức sắc của Hội Thánh Ngoại Giáo.
Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn có giáng cơ ban cho 6 bài Kinh Thiên Ðạo và Thế Ðạo, kể ra:
Tắm Thánh: Xối nước Thánh lên đầu đứa bé. Nước Thánh đó là Ma Ha Thủy. Cách luyện Ma Ha Thủy đã giải rõ nơi phần cuối bài Kinh Giải Oan.
Theo Tân Luật của Ðạo Cao Ðài, phần Thế Luật, điều thứ 22: 'Ðứa con nít khi được 1 tháng sắp lên, phải đem đến Thánh Thất sở tại mà xin làm Lễ Tắm Thánh và ghi vào Bộ Sanh của bổn đạo.' Mục đích của Phép Tắm Thánh là:
|
Câu 1-2: Những vạn vật Âm Dương tạo hóa, Dầu cỏ cây hoa quả biến sanh.
GIẢI NGHĨA:
Vạn vật: Tất cả các loài vật hiện hữu, từ Vật chất, Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm đến Nhơn loại. |
Âm Dương: Hai chất khí Dương quang và Âm quang do Thái Cực biến hóa phân ra.
Ðức Chí Tôn làm chủ Dương quang, Ðức Phật Mẫu làm chủ Âm quang. Ðức Phật Mẫu thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo thành Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật. |
Tạo hóa: Tạo là làm ra, hoá là biến đổi. Tạo hóa là biến đổi để làm ra cái mới. |
Biến sanh: Biến hóa sanh ra. |
Hoa quả: Hoa là cái bông, Quả là cái trái.
Các loài thảo mộc thường có bông, trong bông có nhụy đực và nhụy cái. Nhụy đực rơi vào nhụy cái để kết thành trái. Trong trái có hột, lấy hột gieo xuống đất thì hột nẩy mầm sanh ra một cây mới. Và cứ thế, loài thảo mộc sanh sản càng ngày càng nhiều. |
Câu 1-2: Vạn vật đều do 2 Khí Âm quang và Dương quang phối hợp tạo thành; dầu cho là thảo mộc có bông có trái, cũng do 2 Khí Âm Dương biến hóa sanh ra.
Vật chất thì do các nguyên tử có Dương điện và có Âm điện kết hợp tạo thành; Thảo mộc thì có nhụy đực nhụy cái, Thú cầm thì có con trống con mái, Nhơn loại thì có Nam Nữ, hai nguyên lý Âm Dương ấy kết hợp mới sanh hoá được. |
Câu 3: Con người đứng phẩm tối linh.
GIẢI NGHĨA:
Phẩm: Thứ bực cao thấp. |
Tối linh: Tối là rất, Linh là thiêng liêng. Tối linh là rất thiêng liêng. |
Câu 3: Con người đứng vào bực rất thiêng liêng hơn hết trong chúng sanh.
Tại sao con người đứng phẩm tối linh? Bởi vì theo Luật Tiến hóa, loài Kim thạch tiến hóa lên thành Thảo mộc, Thảo mộc tiến hóa lên Thú cầm, Thú cầm tiến hóa lên Nhơn loại. Nhơn loại là bực cao hơn hết trong chúng sanh, nên được gọi là Thượng đẳng chúng sanh. Con người lại có đủ Tam hồn. Từ Kim thạch vô tri giác, tiến hóa lên Thảo mộc có sự sống rõ rệt, nên Thảo mộc có được một phần hồn, gọi là Sanh hồn. Thảo mộc tiến hóa lên Thú cầm, nó có thêm một phần hồn nữa gọi là Giác hồn, để có sự cảm giác và hiểu biết. Thú cầm tiến hóa lên Nhơn loại thì có thêm một phần hồn nữa là Linh hồn. Vì vậy, con người linh hơn vạn vật nhờ có đủ Tam hồn: Sanh hồn, Giác hồn, Linh hồn. Nhờ đó, con người có được sự sống, sự cảm giác hiểu biết, sự suy nghĩ và có tánh linh hơn vạn vật. Nhờ có Linh hồn nên con người có thể tu thành Thần Thánh Tiên Phật được. |
Câu 4: Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi.
GIẢI NGHĨA:
Anh nhi: Anh là đứa trẻ mới sanh, nhi là trẻ con. Anh nhi là chỉ đứa bé nhỏ tuổi. |
Nửa người nửa Phật: Ý nói con người vừa có Phàm tánh, vừa có Phật tánh, hay nói một cách mạnh mẽ hơn là: Con người vừa có Thú tánh, vừa có Phật tánh, tức là vừa có tánh ác, vừa có tánh thiện.
'Chúng ta ngó thấy trong mình chúng ta có Thần và Thú. Vì cớ cho nên Triết lý Thất tình định duy chủ, muốn làm Phật thì làm, muốn làm Thú thì làm, bởi nó định theo tình dục của nó. Bây giờ, trong thân thể của chúng ta, trong nguyên bổn của chúng ta vẫn thường chiến đấu: Phật chiến đấu với Thú, Thú chiến đấu với Phật. Hai hình trạng của Ðời và của Ðạo, Ðạo xu hướng theo Phật, Ðời xu hướng theo Thú, hai tương quan phản khắc nhau. Vì cớ cho nên, Thuyết Duy Tâm và Duy Vật hay tương đối với nhau.' (Thuyết đạo về Bí Pháp của Ðức Phạm Hộ Pháp). Như thế, con người vừa có tánh ác của Thú, vừa có tánh thiện của Phật. Có tánh ác của Thú vì con người là do loài Thú tiến hóa mà thành; có tánh Phật vì con người được Ðức Chí Tôn ban cho một Ðiểm Linh quang làm Linh hồn. Vì vậy mà con người có thể tiến hóa đi lên, mà cũng có thể thoái hóa đi xuống. Nếu con người chịu khổ hạnh tu hành, chắc chắn sẽ tiến hóa thành Tiên, Phật. Trái lại, nếu không chịu tu hành, con người lại buông xuôi theo Vật dục, làm nhiều điều gian ác thì sẽ bị thoái hóa xuống Cầm Thú. Còn nếu con người cứ sống tự nhiên, không thiện lắm mà cũng không ác lắm, con người vẫn cứ mãi mãi là con người sống trong vòng luân hồi sanh tử, thì rất uổng cho cái điểm Linh quang mà Ðức Chí Tôn đã ban cho, biết chừng nào trở thành Tiên Phật, hưởng an vui đời đời nơi Cực Lạc Niết Bàn. |
Câu 4: Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi, là trong mình đứa trẻ vừa có Phàm tánh, vừa có Phật tánh.
Giữa người và Phật chỉ cách nhau có một tấm màn mỏng là Vô minh. Nếu còn Vô minh, tức là còn mê lầm thì con người mãi mãi là con người nơi cõi thế gian, nếu qua khỏi Vô minh tức là Giác ngộ thì con người trở thành Tiên, Phật. |
Câu 5-6: Ðại Từ Phụ từ bi tạo hóa, Tượng mảnh thân giống cả Càn Khôn.
GIẢI NGHĨA:
Ðại Từ Phụ: Ðấng Cha lành thiêng liêng của toàn cả chúng sanh, đó là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế. |
Từ bi: Lòng thương yêu bao la, thương khắp chúng sanh và luôn luôn muốn cứu giúp chúng sanh thoát khổ. |
Tượng: Nắn đúc nên hình dáng. |
Mảnh thân: Tấm thân. |
Càn Khôn: Trời Ðất, Càn Khôn Vũ Trụ. |
Câu 5-6: Ðấng Ðại Từ Phụ mở lòng từ bi tạo hóa ra con người, nắn đúc ra thân thể có cấu tạo giống như Trời Ðất.
Hễ Trời Ðất có gì thì con người có nấy, nên con người được gọi là Tiểu Thiên Ðịa, Trời Ðất là Ðại Thiên Ðịa. Trời có Tam Bửu là Nhựt, Nguyệt, Tinh; Ðất có Tam Bửu là Thủy, Hỏa, Phong; thì con người có Tam Bửu là: Tinh, Khí, Thần. Trời có Ngũ Khí; Ðất có Ngũ Hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ; người có Ngũ Tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Trời có Tứ Tượng; Ðất có Tứ phương; người có Tứ Chi: 2 tay, 2 chân. Trời có Thập Thiên Can; Ðất có Thập nhị Ðịa Chi; người thì nắm đủ trong 2 bàn tay. |
Câu 7: Vẹn toàn đủ xác đủ hồn.
GIẢI NGHĨA:
Vẹn toàn: Ðầy đủ hoàn toàn. |
Xác: Thể xác. |
Hồn: Linh hồn. |
Câu 7: Con người có đầy đủ Linh hồn và Thể xác.
Thể xác ở đây, nếu chúng ta hiểu rộng ra thì có 2 trường hợp: Nơi cõi trần thì thể xác phàm; nơi cõi thiêng liêng thì xác thân thiêng liêng. Khi con người còn ở trên cõi thiêng liêng thì con người có xác thân thiêng liêng, còn gọi là Chơn thần, Nhị xác thân, bao bọc lấy Chơn linh. Khi con người đầu thai xuống cõi phàm trần thì con người mang thêm xác thân phàm trần bằng xương bằng thịt, gọi là Ðệ Nhứt xác thân. Còn xác thân thiêng liêng lúc đó ẩn trong xác thân phàm, làm khuôn viên cho xác thân phàm. Khi xác thân phàm chết, xác thân thiêng liêng xuất ra, lấy y hình ảnh của xác thân phàm như khuôn in rập. Xác thân thiêng liêng bao bọc linh hồn bay trở về cõi thiêng liêng. |
Câu 8: Xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh.
GIẢI NGHĨA:
Cơ: Cái máy, cơ quan. |
Xây cơ: Xây dựng cơ quan. |
Chuyển thế: Chuyển là dời đổi, Thế là đời. Chuyển thế là làm cho đời thay đổi để tiến hóa cho tốt đẹp hơn. Sự đổi thay nầy không ngoài khuôn luật tuần hoàn.
Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói về Cơ quan Chuyển thế của Ðức Chí Tôn như sau: 'Bần đạo nhớ buổi Chí Tôn mới đến tỏ danh hiệu Ngài, Ngài hứa với các môn đệ của Ngài buổi đầu tiên về Cơ quan Chuyển thế, làm phân vân biết bao nhà trí thức, tìm hiểu 2 chữ Chuyển thế là gì? Theo Triết Lý Học, định nghĩa 2 chữ Chuyển thế là thay đổi thời đại hiển nhiên ra thời đại khác, hoặc không phù hợp, hoặc quá khuôn khổ nề nếp, nên quyết đoán thay đổi lập trường thiêng liêng vì thời đại nầy đã định. Chuyển nghĩa là sửa cũ ra mới. Lấy nghĩa lý đã định hẳn ra, tức nhiên chúng ta nhận thấy các khuôn luật đạo đức từ trước đến giờ để lại đều bị biếm trách cả, bởi vì đời quá hung tàn bạo ngược, vô nhơn luân, tinh thần đạo đức không qui định tâm lý loài người không tương quan cùng nhau, mất cả luật đồng sanh làm căn bản của loài người, luật đồng sanh gần như bị hủy bỏ.... Bần đạo tìm hiểu định nghĩa 2 chữ Chuyển thế, là thay đổi thời thế. Ðem kinh luật ra quan sát thấy mỗi thế kỷ, mỗi nguơn, từ trước đến giờ, nhiều giai đoạn giống nhau một cách lạ lùng, những tấn tuồng nầy giống tấn tuồng trước, không ngoài khuôn viên ấy....' |
Bảo tồn: Gìn giữ cho còn. |
Vạn linh: Toàn thể các Chơn linh trong Càn Khôn Vũ Trụ, gồm đủ Bát hồn.
Vạn linh đầu kiếp xuống trần làm chúng sanh. Do đó, trong nhiều trường hợp, chúng ta hiểu Vạn linh là chúng sanh. |
Câu 8: Xây cơ chuyển thế bảo tồn Vạn linh, nghĩa là: Xây dựng cơ quan Chuyển thế để bảo tồn chúng sanh.
Cơ quan Chuyển thế mà Ðức Chí Tôn xây dựng là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Ðạo Cao Ðài. Ðức Chí Tôn sẽ dùng tinh hoa của Giáo lý Nho giáo làm nồng cốt cho công cuộc Chuyển thế. |
Câu 9: Xin gìn giữ Thánh hình thanh bạch.
GIẢI NGHĨA:
Thánh hình: Thánh là thiêng liêng, Hình là hình thể. Thánh hình là hình thể thiêng liêng của con người.
Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu tạo ra hình thể của con người rất thiêng liêng huyền diệu, bởi vì hình thể nầy 'giống cả Càn Khôn', nên con người mới được gọi là Tiểu Thiên Ðịa. |
Thanh bạch: Hoàn toàn trong sạch. |
Câu 9: Xin Ðức Chí Tôn gìn giữ mảnh hình hài nầy cho được hoàn toàn trong sạch. |
Câu 10: Xin xá ân rửa sạch tiền khiên.
GIẢI NGHĨA:
Xá ân: Ân xá, tha cho kẻ có tội để làm ơn. |
Tiền khiên: Tiền là trước , Khiên là tội lỗi. Tiền khiên là tội lỗi đã gây ra trong các kiếp sống trước . |
Câu 10: Xin Ðức Chí Tôn ban ơn tha tội cho nó và rửa sạch những tội lỗi trong các kiếp sống trước của nó.
(Nó: Ý nói đứa bé được đem đi Tắm Thánh). |
Câu 11: Căn xưa ví dữ cũng hiền.
GIẢI NGHĨA:
Căn xưa: Cái gốc rễ của thuở xưa, tức là nơi kiếp trước . |
Ví: Nếu như. |
Dữ: Hung dữ. |
Hiền: Lành. |
Căn xưa ví dữ: Nếu như kiếp trước là người hung dữ. |
Câu 11: Nếu như kiếp trước nó là người hung dữ, xin Ðức Chí Tôn cho nó trong kiếp nầy là người hiền lành. |
Câu 12: Dầu ra cửa tội đủ quyền cao siêu.
GIẢI NGHĨA:
Cửa tội: Nơi tội lỗi, ý nói cửa Ðịa ngục hay cửa Âm phủ. |
Dầu ra cửa tội: Mặc dầu mới ra khỏi nơi tội lỗi. |
Ðủ quyền cao siêu: Có đầy đủ quyền tự chủ để lập ngôi vị của mình cho được cao siêu. |
Câu 12: Mặc dầu Chơn linh đứa bé mới ra khỏi nơi tội lỗi, nay chuyển kiếp làm người (do Ðại Ân Xá của Ðức Chí Tôn) thì cũng xin Ðức Chí Tôn ban cho nó đầy đủ quyền tự chủ để lập vị cao siêu.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. II. 85: Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ: 'Bần đạo chẳng kể là Nguyên nhân, Hóa nhân hay là Quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Ðạo. Bần đạo để cho mỗi người tự do định phận, lại tùy thế khó khăn mà gầy thành công quả,' Qua bài Thánh ngôn trên, chúng ta thấy rằng: Dầu cho các Chơn linh Quỉ vị (tức là ở nơi cửa tội), nay được Ðại Ân Xá của Ðức Chí Tôn, cho chuyển kiếp đầu thai làm người, gọi là Quỉ nhân, nếu biết tu hành, lập công bồi đức thì cũng đắc đạo như các Nguyên nhân hay Hóa nhân. |
Câu 13: Công nuôi dưỡng nâng niu khổ nhọc.
GIẢI NGHĨA:
Công nuôi dưỡng: Công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ đứa bé từ lúc nhỏ cho đến lúc lớn khôn. |
Nâng niu: Yêu mến chăm sóc giữ gìn cẩn thận. |
Khổ nhọc: Khổ cực và nhọc nhằn. |
Câu 13: Công lao nuôi dưỡng và nâng niu chăm sóc đứa bé thật là khổ cực và nhọc nhằn.
KHẢO DỊ:
|
khó nhọc: Khó khăn vất vả. |
Câu 14: Phép thương yêu cũng học nơi Thầy.
GIẢI NGHĨA:
Phép: Pháp luật. |
Thương yêu: Bản chất của Ðức Chí Tôn.
Kỳ Khai Ðạo nầy, Ðức Chí Tôn giao ước với Nhơn loại có 4 chữ: Bác ái - Công bình, tức là: Thương yêu và Công chánh, nên mới nói rằng: Luật Thương yêu và Quyền Công chánh. Phép thương yêu: Luật thương yêu. Ðức Chí Tôn giáng cơ dạy rằng: 'Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con biết thương yêu nhau trong Thánh đức của Thầy. Sự thương yêu là chìa khóa mở Tam thập lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa Luân hồi.' 'Sự thương yêu là giềng bảo sanh trong CKTG. Có thương yêu, nhơn loại mới hòa bình, Càn Khôn mới an tịnh. Ðặng an tịnh mới không thù nghịch nhau, mới giữ bền cơ Sanh hóa.' (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. II. 43-69) |
Thầy: Ðức Chí Tôn tự xưng mình là Thầy để dạy Ðạo cho các Tín đồ, và gọi các Tín đồ là môn đệ. |
Câu 14: Phải học nơi Ðức Chí Tôn về Luật thương yêu, bởi vì lòng thương yêu của Ðức Chí Tôn thì vô cùng vô tận. |
Câu 15: Sanh nơi đây, ở nơi đây, Trăm năm là tuổi đủ đầy mạng căn.
GIẢI NGHĨA:
Trăm năm là tuổi: Do câu thành ngữ chữ Hán: Nhân sinh bách tuế vi kỳ, nghĩa là: Người ta sống một trăm năm là kỳ hạn. Người mà sống trên 100 tuổi thì rất hiếm. |
Mạng căn: Mạng là cái mạng sống của con người, căn là gốc rễ.
Mạng sống có được là do Ðức Chí Tôn ban cho Chơn linh ngự trong xác thân; còn cái gốc rễ của con người là do nơi các việc làm trong tiền kiếp, tạo thành cái nghiệp, quyết định số phận kiếp sống hiện tại. Do đó mạng căn là cái mạng sống và số phận của nó. |
Câu 15-16: Ðây là 2 câu kinh căn dặn và nhắc nhở tâm thức của đứa bé đang thọ phép Tắm Thánh: Ðược sanh ra ở nơi đây, sống ở nơi đây, hạn định của kiếp sống thường là 100 tuổi, với đầy đủ mạng sống và số phận. |
Câu 17: Chốn hồng trần quen lằn gió bụi.
GIẢI NGHĨA:
Hồng trần: Bụi đỏ, chỉ cõi trần. Hồng là đỏ, trần là bụi. |
Gió bụi: Phong trần, chỉ sự gian nan vất vả ở đời. |
Câu 17: Nơi cõi trần, con người phải chịu đựng cho quen nhiều nỗi gian nan vất vả. |
Câu 18: Cảnh phù ba may rủi cũng duyên.
GIẢI NGHĨA:
Phù ba: Phù là nổi, ba là làn sóng. Phù ba là làn sóng nổi, tức là làn sóng nổi lên rồi liền hạ xuống. |
Cảnh phù ba: Cảnh đời luôn luôn thay đổi mau chóng như làn sóng. |
Duyên: Cái mối dây ràng buộc được định sẵn từ trước. |
Câu 18: Cảnh đời luôn luôn thay đổi mau chóng, hết may tới rủi, hết rủi tới may, cũng do nơi những mối dây ràng buộc từ trước (không ra ngoài khuôn Luật Nhân quả). |
Câu 19: Ðã gan dốc kiếm diệu huyền.
GIẢI NGHĨA:
Gan: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm. |
Dốc kiếm: Tuốt kiếm ra khỏi vỏ sẵn sàng chiến đấu. |
Kiếm diệu huyền: Cây gươm huyền diệu, ý nói cây gươm trí huệ.
Người tu cần phải dùng cái trí huệ của mình để trừ diệt vô minh và phiền não. Nói tỷ dụ, cái trí huệ như cây kiếm huyền diệu, phiền não và vô minh như những tên giặc cướp, phải dùng cây kiếm trí huệ mới diệt trừ được chúng. |
Câu 19: Ðã có can đảm quyết chí tu hành để đạt được trí huệ, thì phải dùng cái trí huệ nầy như một cây kiếm huyền diệu để diệt trừ vô minh và phiền não.
Hai câu 18 và 19 cũng để nói với đứa bé đang chịu Phép Tắm Thánh rằng, khi lớn lên sẽ phải chịu nhiều nỗi vất vả nơi cõi trần, nhưng phải rán lo tu hành cho đạt được trí huệ thì mới dứt được phiền não. |
Câu 20: Sanh sanh là phận, hiền hiền là công.
GIẢI NGHĨA:
Sanh sanh: Sống và sinh sản thêm ra. |
Phận: Bổn phận. |
Hiền hiền: Lành và tài giỏi. |
Công: Công lao. |
Câu 20: Sống và sanh sản thêm ra là bổn phận, dùng sự hiền lành và tài giỏi để lập công với đời. |
Câu 21-22: Ðừng thối chí ngã lòng trở gót, Ðể cho đời chua xót tình thương.
GIẢI NGHĨA:
Thối chí: Nãn chí, không còn muốn đeo đuổi việc đang làm vì gặp khó khăn trở ngại. |
Ngã lòng: Không còn giữ được quyết tâm trước thử thách khó khăn. |
Trở gót: Lui bước. |
Chua xót: Ðau đớn xót xa một cách thấm thía. |
Câu 21-22: Hai câu kinh nầy cũng để căn dặn đứa bé Tắm Thánh: Ðừng thấy cõi trần có nhiều khổ đau phiền não mà thối chí ngã lòng lui bước trở lại cõi Thiêng Liêng (ý nói chết), để cho cha mẹ và những người thân phải đau đớn xót xa vì thương tiếc. |
Câu 23: Trăm năm thọ khảo vĩnh trường.
GIẢI NGHĨA:
Thọ khảo: Thọ là sống lâu, khảo là già cả sống lâu. |
Vĩnh trường: Vĩnh là lâu dài, mãi mãi; trường là lâu dài. Vĩnh trường là lâu dài mãi mãi. |
Câu 23: Ðây là câu cầu chúc đứa bé sống lâu: Ðời người sống được trăm tuổi là trường thọ. |
Câu 24: Thuận căn thuận mạng, đôi đường cao thăng.
GIẢI NGHĨA:
Thuận căn: Căn là cái gốc rễ, tức là những việc làm trong kiếp trước tạo thành cái nghiệp quyết định số phận của mình. Thuận căn là thuận theo số phận của mình để trả cho dứt nghiệp. |
Thuận mạng: Thuận theo cái mạng sống của mình do Ðức Chí Tôn ban cho, tức là thuận theo đức háo sanh của Ðức Chí Tôn. |
Cao thăng: Phẩm vị được đưa lên cao hơn. |
Câu 24: Phải thuận theo số phận của mình để trả dứt nghiệp (mà không tạo ra nghiệp mới), hoặc phải thuận theo đức háo sanh của Ðức Chí Tôn, cả hai đường đều giúp cho Chơn linh được cao thăng phẩm vị nơi cõi thiêng liêng. |