Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID20946 - Chương : Kinh Vào Ăn Cơm
Kinh : Giải Nghĩa Kinh Thế-Đạo
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

Kinh Vào Ăn Cơm

Kinh Vào Ăn Cơm
♪ (Giọng Nam xuân)
- line 1
KINH: GIẢI NGHĨA:
1.2. Giữa vạn vật con người một giống,
Phải uống ăn nuôi sống thây phàm.
Con người là một loài sanh vật, sống giữa vạn vật, phải cần ăn uống để nuôi sống thể xác phàm.
3.4. Từ Bi ngũ cốc đã ban,
Dưỡng nuôi con trẻ châu toàn mảnh thân.
Ðức Chí Tôn đã ban cho con người 5 thứ hột dùng làm lương thực để nuôi dưỡng xác thân của toàn thể con cái của Ngài được đầy đủ.
5.6. Công Thần Nông hóa dân buổi trước,
Dạy khôn ngoan học chước canh điền.
Công của vua Thần Nông giáo hóa dân chúng thuở trước, dạy dân khôn ngoan biết cách làm ruộng.
7.8. Nhớ ơn bảo mạng Huyền Thiên,
Con mong mượn xác đoạt quyền vĩnh sanh.
Chúng con nhớ ơn Ðức Phật Mẫu đã bảo vệ mạng sống cho chúng con (vì Mẹ nuôi con). Con mong mượn xác phàm nầy để tu hành, đắc đạo trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

(Niệm 1 lần Câu Chú của Thầy)

Câu 1-2: Giữa vạn vật con người một giống, Phải uống ăn nuôi sống thây phàm.

GIẢI NGHĨA:

Một giống: Một loài.
Thây phàm: Thể xác phàm.
Câu 1-2: Con người là một loài sanh vật, sống giữa vạn vật, phải cần ăn uống để nuôi sống thể xác phàm.

Câu 3-4: Từ Bi ngũ cốc đã ban, Dưỡng nuôi con trẻ châu toàn mảnh thân.

GIẢI NGHĨA:

Từ Bi: chỉ Ðức Chí Tôn.
Ngũ cốc: Năm thứ hột ăn được dùng làm lương thực, kể ra: Ðạo (lúa gạo), Lương (lúa nếp), Thúc (đậu), Mạch (lúa mì), Tắc (kê).
Châu toàn: Châu hay Chu là đến nơi đến chốn, toàn là trọn vẹn. Châu toàn là cung cấp đầy đủ cho đời sống.
Câu 3-4: Ðức Chí Tôn đã ban cho con người 5 thứ hột dùng làm lương thực để nuôi dưỡng xác thân của toàn thể con cái của Ngài được đầy đủ.

Câu 5-6: Công Thần Nông hóa dân buổi trước, Dạy khôn ngoan học chước canh điền.

GIẢI NGHĨA:

Thần Nông: Vị vua sáng lập nghề nông và nghề làm thuốc trị bịnh.
Hóa dân: Giáo hóa dân chúng, tức là dạy cho dân từ dốt nát trở thành hiểu biết.
Học chước: Học cách thức.
Canh điền: Cày ruộng.
Câu 5-6: Công của vua Thần Nông giáo hóa dân chúng thuở trước, dạy dân khôn ngoan biết cách làm ruộng.

Câu 7-8: Nhớ ơn bảo mạng Huyền Thiên, Con mong mượn xác đoạt quyền vĩnh sanh.

GIẢI NGHĨA:

Bảo mạng: Bảo vệ mạng sống.
Huyền Thiên: Ý nói Cửu Thiên Huyền Nữ, một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.
Mượn xác: Mượn cái xác phàm để tu hành, lập công đức và luyện đạo. Luyện đạo là luyện cho Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt.

Nếu không có xác phàm thì không có Tinh, mà không có Tinh thì không thể luyện đạo. Cho nên, muốn thành Tiên thì Chơn linh phải đầu kiếp xuống trần để có xác phàm, nhờ xác phàm mới lập công quả và có Tinh để luyện đạo.

Vĩnh sanh: Sống hoài, hằng sống.
Ðoạt quyền vĩnh sanh: Ðoạt quyền Hằng sống, tức là đắc đạo thành Tiên.
Câu 7-8: Chúng con nhớ ơn Ðức Phật Mẫu đã bảo vệ mạng sống cho chúng con (vì Mẹ nuôi con). Con mong mượn xác phàm nầy để tu hành, đắc đạo trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

More topics .. .