Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID21479 - Chương : 5. Bác ái công bình.
Sách : Ánh Sáng Đạo & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC (1890-1959)

5. Bác ái công bình.



5. Bác ái công bình.

Ðêm 23 tháng11 năm Mậu Tý (1948).
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh.

Ngày nay chúng ta đình bộ nơi cung Hiệp Thiên Hành Hóa đặng quan sát cuộc thiệt chiến, chẳng khác nào như Gia Cát qua Ngô, quan sát quân Ngô vậy.

Từ hôm trước tới nay, Bần Ðạo thuyết minh những điều vấn nạn của các Chơn linh siêu thoát nhưng thiếu đạo đức tinh thần, kiếm tìm cho đủ triết lý đặng học, đặng để phổ độ họ.

Chúng ta ngó thấy các Ðấng trọn lành nơi cung Hiệp Thiên Hành Hóa chưa dễ thắng họ đặng, cho nên đêm nay tưởng lại kỳ nầy là kỳ chót, kỳ nầy trọng yếu hơn hết, bởi họ vấn nạn về quyền năng của tín ngưỡng và luật điều của các vị Giáo Chủ để tại thế gian nầy.

Vấn nạn kịch liệt. Chúng ta nên để ý, nhứt là chư chức sắc Thiên Phong nam nữ càng phải để ý cho lắm.

Kỳ trước Bần Ðạo đã giảng, tại chỗ nhiều tôn giáo làm cho nhơn tâm bất nhứt, hôm nay họ công kích về luật điều.

Họ hỏi: Nếu Tôn Giáo có khuôn hữu định, chiếu theo khuôn khổ Thiên định, trái lại các vị giáo chủ lập Giáo bất đồng tánh cách nhau, vị nầy nói vầy vị kia nói khác, phản khắc nhau biểu sao tâm lý nhơn sanh không chia rẽ ? vBởi không thống nhứt mà ra. Ta thử quan sát lại coi đạo pháp, đạo luật mấy vị giáo chủ ấy vẫn có một phương pháp kích bác nhau, phản đối nhau, không đồng tâm đồng nhứt nhau, không đồng tánh, không đồng tư tưởng đạo đức tinh thần, biểu sao nhơn loại không chia rẽ, mà chia rẽ tức nhiên giục loạn, làm cho mặt đời loạn lạc, sự loạn lạc ngày nay cũng vì lẽ ấy.

Các Ðấng ở cung Hiệp Thiên Hành Hóa cười nói: "- Các Ngài nghĩ thử coi tánh đức của các chủng tộc trên mặt địa cầu nầy không giống tâm lý tinh thần. Ðừng nói chi vạn quốc, trong một quốc gia, một nòi giống, tánh đức nhơn sanh còn không đồng thay.

Không gì khác lạ, các Ngài buộc Phật Thích Ca Mâu Ni người Ấn Ðộ lập giáo tại xứ sở Ấn Ðộ của Ngài, thì Ngài có đồng tánh đồng tâm với sắc dân nào khác với Ngài được, nhưng Ðạo Phật vẫn truyền bá làm chủ tinh thần khắp Á Ðông, hỏi do đâu ? Do nơi bác ái và công bình.

Những phương pháp của các vị giáo chủ lập pháp luật trong các tôn giáo, cốt yếu mở đường chỉ nẻo cho nhơn loại đi lên hiệp cùng chơn tướng và chơn pháp của Ðạo Giáo tức nhiên là tín ngưỡng, thờ người và thờ Trời, luật pháp duy có bác ái công bình mà thôi.

Ðức Phật Thích Ca nếu nói Ngài không bác ái công bình thì Ðạo Giáo không công bình sao ? Nếu giờ nầy chúng ta không thành Phật thì Ðạo Phật không thành sao ? Hỏi Ðấng ấy lập giáo trên nền tảng nào ? Có phải nền tảng bác ái chăng ?

Nếu không bác ái công bình, Phật chưa hề đem triết lý cao siêu làm chủ tinh thần nhơn loại đặng. Chúng ta đây ai lo phận sự nấy, lại còn giành hơn thua nữa có đâu ép mình như Phật.

Nếu không vì chúng sanh, nếu không công bình tâm lý, nếu không lòng thương yêu đầy dẫy Phật chưa hề hạ mình nâng đỡ tinh thần nhơn loại dường ấy.’

Ðức Lão Tử thấy loài người không biết địa điểm tinh thần mình, không biết chơn tướng tinh thần để nơi nào định vị cho có giá trị. vNgài sanh tại Trung Hoa tâm lý nhơn sanh không biết phẩm giá tinh thần của con người là gì, đến đỗi tâm lý loài người buổi ấy sa đọa không biết phẩm vị mình nơi nào, không biết tôn trọng phẩm vị đó nên đọa xuống thú chất vật loại, nếu không vì bác ái từ bi thức tỉnh nhơn loại cho biết phẩm vị tối cao của họ, đừng làm con vật nữa.

Nếu không phải vì tâm bác ái công bình thì Ngài không hề lập giáo dường ấy.

Ngày nay không phải nơi dân Á Ðông nầy thôi mà cả Âu Châu cũng vậy, biết rõ triết lý đạo đức cao siêu của Ngài, người ta theo chẳng biết bao nhiêu.

Các Ngài xét định về mặt tinh thần, lấy cả tinh thần siêu thoát của các Ngài ngó lại coi có phải tinh thần luật pháp của Tiên Giáo chỉ do bác ái công bình mà lập đặng chăng ?

Phương pháp tạo ra có hình tướng ấy cốt yếu nâng đỡ tinh thần nhơn loại đến mục đích cao thượng là bác ái công bình vậy.

Ðạo Nho do Ðức Khổng Tử lập tại Trung Hoa. Tại sao có Ðạo Nho?

Tại Ngài thấy nhơn luân buổi nọ điên đảo cũng như Ðức Lão Tử thấy nhơn phẩm suy đồi, không còn giá trị. Tâm lý nhơn sanh buổi ấy mất hẳn cái giá trị nhơn loại, nên tự mình xuống làm vật loại đem Nho Giáo định luật pháp xã hội trị Ðạo nhơn luân làm căn bản.

Hễ mình biết mình tức nhiên biết Thiên đạo, biết Thiên đạo mới tùng Thiên lý, tức nhiên tùng Thiêng Liêng vô hình.

Ngài không nói danh Chí Tôn là ngôi chủ tể, là phẩm tối cao tối trọng của Ðạo, chỉ lấy mặt luật bác ái và pháp công bình đặng định sống cho nhơn loại, định sống cho cả nhơn quần xã hội, định sống cho cả các chủng tộc nơi mặt địa cầu nầy.

Dầu luật pháp của Ngài trái hẳn phong hóa nhơn loại một đôi nơi trên mặt địa cầu, nhưng nhờ tinh thần đạo đức làm môi giới, từ giờ nầy toàn vạn quốc lưu ý lấy đó đặng chỉnh đốn quốc thể mình.

Vì cớ cho nên lập Ðạo Cao Ðài, Chí Tôn tiên tri rằng: – Ðạo Cao Ðài là cơ báo hiệu cho vạn quốc hay trước rằng thời kỳ Nho Tông chuyển thế đã đến.

Nói tới Ðạo Thánh của Ðấng Christ tức Công Giáo, nếu Người không bác ái từ bi, không hề đem xác thịt mình làm con tế vật dâng hiến cho Chí Tôn đặng cầu siêu rỗi, xin tha thứ tội tình cho loài người, đó là Người đến đem lòng thương yêu của mình ra làm tiêu chuẩn cho đời bắt chước.

Vì cớ cho nên Công Giáo làm chủ tinh thần một phần lớn nhơn loại là đáng lắm vậy.

Nếu như các Ngài còn chối cãi, dầu cho chỉ muôn đường ngàn nẻo mà các Ngài chối không tùng con đường của nhơn loại đi, là con đường tín ngưỡng Trời và người đặng dìu dắt nhơn loại trong luật thương yêu và pháp công chánh;

Ðến trước mặt Tòa Tam Giáo đặng cầu rỗi, tôi dám chắc chẳng hề khi nào chối tội đặng, dầu có cượng lý bao nhiêu các Ngài cũng không chối sự chơn thật đó đặng.

Nếu các Ngài muốn chối, tôi xin để bằng cớ hiển nhiên là Ðạo Cao Ðài đã xuất hiện, Ðức Chí Tôn đã đến, chính mình Ngài đến mở Ðạo 24 năm trường nay.

Ngài đã ký kết với nhơn loại bản hòa ước thứ ba. Hai hòa ước kỳ trước nhơn loại đã phản bội, không giữ sở tín của mình vì cớ cho nên phải thất Ðạo, nhơn loại đi trong con đường diệt vong tương tranh, tương sát nhau.

Vì lòng bác ái từ bi Chí Tôn đến ký hòa ước thứ ba nữa để trong luật điều, chúng ta thấy các Ðấng Thiêng Liêng chỉ tấm tượng Tam Thánh biểu nhơn loại tín ngưỡng:

THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ ( DIEU ET HUMANITÉ )

Về luật có bác ái, pháp có công bình, ngoài ra dầu luật pháp muôn ngàn hình tướng Hội Thánh Cao Ðài dìu dẫn tâm lý nhơn sanh, chỉ dẫn họ vô mặt luật tối cao là luật bác ái và vô một nền chơn pháp tối trọng là pháp công bình.

Luật pháp của Ðạo Cao Ðài, ngoài Luật Bác Ái và Pháp Công Bình, tất cả luật điều khác đều là phương pháp lấy giả tạo chơn mà thôi. Kỳ tới Bần Ðạo sẽ giảng về quyền năng hiệu nghiệm của luật bác ái và pháp công bình.

Thuyết Ðạo QII / tr159

More topics .. .