Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID21485 - Chương : 11. Luận về CHƠN và GIẢ.
Sách : Ánh Sáng Đạo & Tùng Thiên Từ Bạch Hạc
Tác Giả : Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC (1890-1959)

11. Luận về CHƠN và GIẢ.



11. Luận về CHƠN và GIẢ.

Ðêm 29 tháng 6 năm Quí Tỵ (1953).
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh.

Ðêm nay Bần Ðạo luận về hai chữ CHƠNGIẢ.

Hễ gọi là Chơn thế nào cũng gọi là Chánh, nhứt là về Ðạo thuyết, còn Giả gọi là Tà. Hai tiếng biện luận từ thử đến giờ nhứt là phần đông kẻ tu hành ra nơi miệng thường khoe mình tâm chơn.

Bởi cái chơn ấy chúng ta phải mượn tiếng của người Pháp Le Vrai Est Enrapport Avec La Realité, nó phù hạp với chí lý. Le vrai est en rapport avec le bon raisnnement.

Giải nghĩa là Chơn, chơn ấy làm thế nào cho chí chơn, Le vrai est en rapport. Cái chơn ấy nó phải ăn hiệp với tánh chất của chơn lý.

Hai chữ Chơn, chữ Giả để cho mặt đời luận biện không biết bao nhiêu mực viết, họ muốn tâm chơn ở bên duy vật: Matérialisme tức nhiên là thuyết chỉ lấy cái sống làm căn bản, cái sống ấy nó hiện ở trong con vật của đương nhiên bây giờ ở thế gian nầy.

Ta sống giờ nầy đây phải tìm phương pháp nào để bảo tồn được cái sống ấy dầu cho nó vô nhân đạo, tàn ác, cả hành vi bất chánh thế nào miễn bảo vệ cái sống còn tồn tại của họ.

Họ chỉ bảo vệ sao cho được hơn cái sống của kẻ khác, họ cho là chơn của họ. Phần nhiều cái lý thuyết ấy ở nơi miệng của kẻ giục tấn ở đường đời của họ hơn hết thảy.

Ở mặt thế gian nơi giữa thế kỷ nầy cái thuyết ấy nó đã làm cho thiên hạ mùi mẫn mê theo. Cái chơn lý của họ gọi là lý thuyết độc đoán, thật vậy!.

Sống giữa thế kỷ nầy một nền văn minh phát triển máy móc nếu sống mà không có trường hợp tranh đấu đặng bảo vệ sanh mạng, thì thấy cái sống của con người ta khó khăn không biết thế nào, vì lẽ khó khăn ấy trong trường hợp tranh đấu không có đủ năng lực, nên dường như con người bị đào thải ra khỏi xã hội nhơn quần.

Vì cớ cho nên họ tranh đấu đặng sống cho lấy đặng, có khi trong trường tranh đấu họ đắc thế, họ làm chúa các sanh mạng trong tay họ để đoạt cái sở năng ấy rồi thì họ gọi là chơn lý, gọi là hay hơn hết là chơn thật chánh đáng hơn hết. Ðó là luận theo cái thói tục của đời.

Còn luận theo Ðạo các vị giáo chủ trước khi đạt Pháp đặng thì họ ngó thấy ngoài ra tâm hồn của họ với họ, ngoài ra họ với họ, không có cái nào chơn thật tại mặt thế gian nầy.

Bởi cớ cho nên họ đi kiếm cái ngã tướng của họ, biết lấy họ mà thôi, cái thuyết ấy ở bên Âu Châu Ông Pythagore và các nhà triết học Âu Châu đã tìm được chơn lý ấy, tiếng Pháp gọi là: Conscience, là chỉ người tìm biết lấy ý thức lương tâm người thôi.

Họ thử nghĩ cái đường lối sanh sống với bạn đồng sanh của họ là một trường hợp giả dối không có cái gì thiệt trước mắt họ hết. Chính mình cái sống của họ cũng giả với họ, tức nhiên họ biết cái mảnh thân của họ dối gạt họ.

Muốn tìm cho biết cái chơn được thì họ phải tìm trong cái chơn trong tinh thần với tâm hồn của họ mà thôi, lấy tâm hồn họ đối với tinh thần, lấy ngã tướng chơn thật của họ chớ không phải với ai.

Vì cớ cho nên cái thuyết của Tiên gia "Lánh tục tầm Tiên" vì lẽ đó.

Ta thử để dấu hỏi? Một thuyết Duy Vật thế đó, còn một thuyết Duy Tâm thế đó, hỏi chớ cái nào thiệt?

May thay Bần Ðạo hồi ở tại Thủ Ðức nhờ Ðức Chí Tôn cho Ðức Lý Giáo Tông đến giáo hóa thì hai đứa luận biện về lý thuyết ấy rất đáo để.

Ðức Lý Giáo Tông mới lấy thuyết ấy nói rằng: "- Sự thật làm thế nào mình biết mình thật mới ra thật, chưa làm gì thật chưa biết mình là thật, mình muốn tìm đặng biết là chữ thật, thì đã ngó thấy cái sống của mình, nó biết mình không có cái gì thật hơn là phải chia cái sống đặng đồng sống."

Trong khi ta đã thọ một điểm tinh ở cha, đã thọ một huyết bổn của mẹ đặng tượng hình của ta, thì ta đã thiếu nợ máu thịt, thiếu nợ sống của ta rồi đó, nếu ta bỏ cái nợ đó, ta gọi là chơn thì phi lý.

Bây giờ ta sống nhờ có xã hội nhơn quần tức nhiên kẻ đồng sống cùng ta, giúp ta sống, họ chia từ hột cơm, manh quần tấm áo, ta sống ta chia sớt với họ phương nào ? Không thể cho ta hết, trong khi ta đã nhờ kẻ nào mà ta đã sống ?

Ấy vậy, theo cái thuyết của Ðức Chí Tôn đã nói rằng:

"- Cái sự chơn thật của các con thì các con phải thùy từ mẫn khổ. Giờ phút nào các con thấy trước mắt các con đầy những sự khổ não mà thiên hạ họ không có phương nào giải khổ cứu khổ ấy đặng, các con cũng không an ủi nâng đỡ cho họ bớt khổ, thì các con không khi nào đạt chánh giáo đặng."

Chúng ta đã thấy, Ðức Chúa Jésus đã chia từ miếng bánh mì, chia từ miếng cá cho kẻ nghèo. Ta thấy Ðức Thích Ca đi hành khất đem về cấp Cô Ðộc Viện để nuôi kẻ nghèo đói.

Ta thấy Ðức Lão Tử, là một vị quan nhà Châu mà Ngài còn bỏ quan đi theo dạy một người học trò là ông Doãn Hỉ vì lẽ bất công của xã hội nhơn quần, bất công của cả cái sống ở thế gian, nên cái phương an ủi tâm hồn ta ngó thấy từ trước đến giờ không có vị giáo chủ nào không lấy căn bản thùy từ mẫn khổ làm chơn thật.

Ấy vậy, nền Chơn Giáo nào mà không theo thuyết của Ðức Chí Tôn và Ðức Lý đã dạy, dầu cho cái thuyết họ cao siêu thế nào, nhưng họ chưa có thể chia khổ cùng nhơn loại, tức nhiên chúng ta để dấu hỏi.

Mơ hồ không phải là Chánh Giáo.

Thuyết Ðạo Q. V / tr 165

More topics .. .