Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID21489 - Chương : 3. Sự tích Hớn rước Diêu Trì.
Sách : Báo Ân Từ & Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

3. Sự tích Hớn rước Diêu Trì.



3. Sự tích Hớn rước Diêu Trì.

Lòng mộ Đạo và sự tín ngưỡng nơi Trời Phật đã trải qua các triều đại Đế Vương, dĩ chí đến đời nhà Hớn (Hán), duy chỉ có vua Hớn Võ Đế là thật lòng thành kính và tin tưởng có Đấng Phật Mẫu hơn ai hết.

Từ ngàn xưa, nhơn loại đã tin tưởng và thờ phượng Đấng Phật Mẫu , cũng gọi là Diêu Trì Kim Mẫu hay Bà Thiên Hậu, tin chắc rằng Đấng Vô Hình ấy tạo hóa ra nhơn loại và vạn vật, nhưng chưa ai được may mắn nhìn thấy Đức Phật Mẫu.

Vua Hớn Võ Đế hay Hán Vũ Đế (141-87 trước Tây lịch) là vị vua thứ 5 của nhà Hớn (Hán) bên Tàu, có hùng tài đại lược, nhưng cũng rất tín ngưỡng Trời Phật.

Khi Hớn Võ Đế mới lên ngôi, Ngài có phát nguyện lập một cảnh chùa thật tráng lệ gọi là HOA ĐIỆN để sùng bái Trời Phật. Gọi là Hoa Điện, vì chùa nầy được chạm khắc hình các thứ hoa trên các vật liệu xây dựng, nên mới trông vào thấy như là một Cung Điện toàn bằng hoa.

Ngôi chùa lớn lao cực kỳ xinh đẹp như thế, nhưng nhà vua chưa quyết định thờ Đấng nào, chỉ để trống, chủ tâm là chờ đợi đến chừng nào nhà vua thấy được sự huyền diệu hiện tượng ra thì nhà vua mới sùng bái.

Đến năm Hớn Võ Đế được 61 tuổi, nhà vua định tổ chức một Lễ Khánh Thọ Đáo tuế long trọng, và Ngài có sở vọng là cầu khẩn thế nào cho có Đức Phật Mẫu giáng xuống chứng lễ, nên nhà vua lập bàn hương án trước sân chùa cầu khẩn ngày đêm, mà không biết Đức Phật Mẫu ngự ở nơi nào và có thấu biết chăng.

Lúc bấy giờ có Ông Đông Phương Sóc, tu đắc đạo thành Tiên, mà trước kia Ông có làm quan trong triều đình của vua Hớn Võ Đế, sau về núi tu luyện, đang ngồi tịnh, chợt động tâm, liền đoán biết hiểu rõ mọi việc của Hớn Võ Đế nơi triều đình. Ông liền xuống núi, đi đến Kinh đô, vào triều đình yết kiến Hớn Võ Đế.

Vua Hớn Võ Đế gặp được Đông Phương Sóc thì rất mừng rỡ, thuật hết mọi việc cho Đông Phương Sóc nghe và nói rõ ước vọng của nhà vua nhân cuộc Lễ Khánh thọ Đáo tuế là sở cầu Đức Phật Mẫu đến chứng lễ, mà không biết Đức Phật Mẫu ở nơi nào, và nhờ ai đi thỉnh, may mắn có Đông Phương Sóc tới, vậy nhờ khanh giúp trẫm đi thỉnh Đức Phật Mẫu được chăng ?

Ông Đông Phương Sóc tâu rằng :

- Bệ Hạ đã định thì Hạ thần xin phục mạng, dầu khổ nhọc thế nào, Hạ thần cũng sẽ đến Diêu Trì Cung thỉnh Đức Phật Mẫu, nhưng kết quả được cùng chăng là do lòng thành cầu nguyện của Bệ Hạ. Vậy xin Bệ Hạ ban chiếu cho Thần đi thỉnh.

Đoạn Đông Phương Sóc lãnh chiếu chỉ ra đi.

Ông dùng huyền diệu Tiên gia có khác, chỉ trong chốc lát, Đông Phương Sóc đã đến được Diêu Trì Cung nơi cõi Tạo Hóa Thiên.

Đông Phương Sóc xin vào yết kiến Đức Phật Mẫu và tâu bày hết các việc của vua Hớn Võ Đế khẩn cầu.

Đức Phật Mẫu cảm động và phán :

- Phật Mẫu sẽ giáng phàm vào đêm Trung Thu chứng lễ Khánh thọ của Hớn Võ Đế theo sự khẩn cầu, sẽ đem theo 4 Tiên đồng Nữ nhạc đờn ngâm bài chúc thọ, và tặng 4 quả Đào Tiên . Khi Phật Mẫu đến có Thanh loan báo tin trước.

Đông Phương Sóc rất vui mừng, bái tạ Đức Phật Mẫu, rồi cấp tốc trở lại trần gian, vào triều tâu bày các việc cho vua Hớn Võ Đế biết.

Nhà vua rất vui mừng và hỏi : - Thanh loan là gì ?

Đông Phương Sóc đáp : - Thanh loan là con chim loan màu xanh, đó là con chim lịnh của Đức Phật Mẫu, dùng để chở Đức Phật Mẫu du hành khắp nơi.

Xin Bệ Hạ chỉnh trang cho long trọng, tinh khiết và thanh tịnh để nghinh tiếp Đức Phật Mẫu, phải lập bàn hương án bên trong và bên ngoài, xông hương khử trược và cho thật tinh khiết và trang nghiêm.

Đêm rằm Trung Thu năm đó, trăng sáng vằng vặc, đầu giờ Tý, Hớn Võ Đế quì trước Hoa Điện, thành tâm cầu khẩn.

Xảy thấy một con chim Thanh loan đáp xuống sân Hoa Điện. Liền khi đó, Đức Phật Mẫu cùng Cửu vị Tiên Nương và 4 Tiên đồng Nữ nhạc giáng lâm trước Hoa Điện.

Hớn Võ Đế cung nghinh Đức Phật Mẫu vào ngự nơi Chánh điện của Hoa Điện.

Đức Phật Mẫu dạy 4 Tiên đồng Nữ nhạc trao tặng cho Hớn Võ Đế 4 quả Đào Tiên và ca ngâm bài chúc thọ.

Ông Tiên Đông Phương Sóc quì, hai tay nâng cái dĩa lên để rước lộc (rước 4 quả Đào Tiên).

Bốn vị Tiên đồng Nữ nhạc ấy có tên là :

  • Hứa Phi Yến
  • An Phát Trinh
  • Đổng Song Thành
  • Vương Tử Phá.

Sau khi chứng lễ Đáo tuế của Vua Hớn Võ Đế xong, Đức Phật Mẫu cùng Cửu vị Tiên Nương và 4 Tiên đồng Nữ nhạc cỡi chim Thanh loan trở về Diêu Trì Cung nơi cõi Thiêng liêng.

Vua Hớn Võ Đế ghi nhớ hình ảnh của Đức Phật Mẫu và Chín vị Nữ Tiên, cho thợ khéo, tạc hình Đức Phật Mẫu và Chín vị Nữ Tiên nơi Hoa Điện để ghi nhớ sự tích và phụng thờ Đức Phật Mẫu.

Sự tích nầy được truyền tụng đến ngày nay.

Do đó, nơi thờ Đức Phật Mẫu được gọi là ĐIỆN chớ không gọi là ĐỀN.

Do theo sự tích nầy, Đức Phạm Hộ Pháp dạy đắp tượng thờ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương nơi Báo Ân Từ như đã trình bày trong phần 2 ở trên.

Nhưng ở đây không có tạo hình vua Hớn Võ Đế mà lại tạo hình Đức Cao Thượng Phẩm quì cung nghinh Đức Phật Mẫu. Tại sao ?

Đức Hộ Pháp có giải thích rằng :

- Đáng lẽ tạo hình Hớn Võ Đế, nhưng vì đời Hớn đến nay quá xa, lại nữa nguyên căn của Hớn Võ Đế là chơn linh của Hớn Chung Ly trong Bát Tiên đầu kiếp.

Nay là thời Hạ nguơn Tam Chuyển, bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, Bát Tiên lãnh lịnh giáng phàm làm tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo.

Đức Cao Thương Phẩm chính là Chơn linh Hớn Chung Ly giáng phàm kỳ nầy, nên tạo hình Cao Thượng Phẩm thay vào chỗ Hớn Võ Đế thì thuận hơn.

More topics .. .