Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Cao Đài là trung tâm điểm trong não người.
Theo bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, trong đầu não con người có trung tâm điểm, y học gọi là Não Thất Ba (3rd ventricle), kinh sách gọi là :
Lấy một điểm giữa trán và một điểm giữa đỉnh đầu; từ hai điểm ấy, kéo hai đường ngang dọc A và B, thì giao điểm T ở ngay trung tâm não bộ, cũng là trung tâm điểm của mỗi con người.
“Con mắt thứ ba” (third eye), đôi khi còn được nhắc đến với những tên gọi khác như :
Tuyến tùng nằm sau não thất thứ ba ở đường giữa não (giữa hai bán cầu đại não).
Thể tùng quả của cơ thể con người nằm ở trung tâm của bộ não, có kích thước chỉ bằng một hạt gạo và có hình dáng giống như quả của cây thông (pinea).
Ở người trưởng thành, kích thước của tuyến tùng khoảng 0,8 cm (0,3 inch) và nặng khoảng 0,1 gam (0,004 ounce).
Tuyến tùng là giác quan thứ sáu, ngoài 5 giác quan mà chúng ta đã biết (thính giác, thị giác, khướu giác, vị giác và xúc giác).
Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người, nên người ta gọi nó là “con mắt thứ ba”.
Đạo gia xem Thể tùng quả là :
là nguyên thần, linh hồn của con người.
Mỗi người đều có một thể tùng quả và mọi người đều có thể thông qua tu luyện mà khai mở con mắt thứ ba của bản thân.
Tuy nhiên, Đạo Pháp là tự nhiên, khi tu luyện tới một trình độ nhất định thì Huệ Nhãn sẽ được khai mở. Con mắt thứ ba, tổng quát, thường được cho là nằm ở giữa trán của chúng ta.
Con mắt này có những năng lực siêu nhiên, có thể biết trước được sự việc tương lai hay nhìn xuyên thấu qua các chiều không gian khác nhau.
Con mắt thứ ba thực chất tồn tại trong không gian siêu hình (metaphysical) – tức không gian cao hơn không gian 3 chiều quen thuộc với chúng ta.
Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy cũng như thực sự xác định được vị trí chính xác của nó.
Về phương diện tâm linh, con mắt bí ẩn này thường được chạm khắc trên các bức tượng thần linh, tượng Phật. Nó đã được biết đến trong nhiều nền văn hóa qua hàng ngàn năm rằng tuyến tùng là một điểm cốt lõi cho sự thức tỉnh tâm linh.
Trong truyền thống cổ đại, con người đều biết về tuyến này và họ đã sử dụng nó như một sự mở ra cho các chiều kích tâm linh cao hơn- ở cấp độ đó, khoảng cách về không gian và thời gian trở nên vô nghĩa.
Chủ thể có thể nhìn thấy tương lai, quá khứ và sẽ chuyển từ việc hoạt động dựa vào não ý thức (conscious mind) sang siêu thức (superconscious).
Đây là bước tiến sang các dạng tồn tại cao hơn (Thần, Thánh, các sinh linh trong không gian nhiều chiều .. .).
René Descartes, một trong những triết gia lớn của thế giới, gọi tuyến tùng là “the principal seat of the soul” (tạm dịch: tòa ngự trung tâm của linh hồn).
Hình ảnh tượng trưng cho tuyến tùng đã xuất hiện trong nhiều nền văn minh cổ đại như La Mã, Mê-hi-cô, Ai Cập, Babylon, Hy Lạp.
Ngay ở quảng trường Vatican của Công giáo cũng trưng bày hình ảnh tuyến tùng, với bức tượng hình nón thông lớn.