Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID21513 - Tiết : Ngũ Phần Hương
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Ngũ Phần Hương



Ngũ Phần Hương

Con đường đi đến với Đạo thì quan trọng nhất là ở nơi lòng thành tín không do dự.

Mượn nhang khói làm trung gian chuyên chở lòng thành tín ấy, tức cái cảm ở nơi mình, hầu có được cái ứng mau lẹ của các Đấng Thiêng Liêng đáp lại những lời cầu nguyện của mình.

Đối với người tu, sự đốt hương mang một ý nghĩa sâu sắc. Đốt hương hàm ý đốt lên mùi thơm của pháp vô vi, có tác dụng đánh bạt các mùi ô uế, trược khí của tội chướng và ác nghiệp trong tâm thức ta.

Mỗi lần cúng đốt 5 cây nhang tượng trưng cho Ngũ Phần Hương:

  •  1. Giới hương :

    Đó là khi con người biết giữ giới cấm, làm lành, lánh dữ.

    Tâm biết từ bi, bác ái, không tham lam, chẳng ganh tị, sân si.

    Nguyện cầu giữ gìn giới luật, biết kính người trên, nghĩ kẻ dưới, thương xót những hạng cơ bần.

  •  2. Định hương :

    Giữ tâm trí an định, trông thấy các cảnh-tượng lành dữ mà tâm mình chẳng loạn động, không nghỉ ngợi lung tung.

    Tâm trí có tĩnh lặng mới phát triển trí tuệ.

  •  3. Tuệ và Huệ hương :

    Hằng lấy trí tuệ xét soi tự tánh, tuy tu các nghiệp lành mà tâm chẳng chấp trước, năng đọc kinh sách để hiểu biết chân lý. Phước, Huệ song tu.

    Mùi thơm của trí tuệ, là một năng lực bén sáng, có khả năng diệt trừ mọi chướng ma, phiền não.

  •  4. Giải Thoát hương :

    tâm an nhiên tự tại, chẳng nghĩ quá khứ, chẳng lo tương lai, chẳng lo còn mất nơi cõi tạm này.

    Giữ đức tin kiên cố nơi Đức Chí Tôn là mùi hương của giải thoát.

  •  5. Tri Kiến hương :

    Biết linh hồn bất tiêu, bất diệt; biết “Vạn vật đồng nhất thể”.

    Mùi thơm của giải thoát tri kiến là trí tuệ quang minh, thông suốt lý Đạo, biết phân biệt chánh tà; không cố chấp hay cuồng tín.

Thần và Khí :

  • Trong đại vũ trụ thì Nguơn Thần và Nguơn Khí nương nhau.
  • Trong tiểu vũ trụ, Thần và Khí (Chơn Linh và Chơn Thần) phải nương theo nhau mà luyện đạo.

Thần và Khí là hai trong tam bửu của con người: Tinh, Khí, Thần.

  •  Khí : (氣 life energy) là vật chất cực nhỏ, hoạt động rất mạnh và liên tục trong cơ thể.

    Phổi (lung) là cơ quan chủ khí, Thận (kidney) là cơ quan chứa khí.

    Trong cơ thể con người, Khí (life energy) xuất phát từ Phổi (lung) và thu nạp về Thận (kidney).

    Khí (life energy) có vai trò duy trì và điều tiết sự chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể.

    Dương khí giống như không trung có được ánh sáng từ mặt trời. Sinh khí là chất để bảo tồn sự sống, là nguồn sinh lực của con người.

    Nguyên khí này nếu ở ngoài là thanh khí, thuộc khí Tiên Thiên từ khí hư vô của Trời đất.

    Qua sự hô hấp, Khí đi vào phổi để lưu thông huyết mạch. Hễ khí mạnh thì thân thể cường tráng, khí yếu thì thân thể suy nhược.

    Khí là Chơn Thần của con người.

  •  Thần : (神) Thần là Thái cực, chủ đạo việc phối hợp khí hóa âm dương.

    • Thần biểu hiện sức sống, Thần còn thì sống, Thần hết thì chết.
    • Thần sung mãn thì ngươì khỏe mạnh, thần suy thì người yếu đuối.
    • Thần còn là phần chủ tể của con người, là điểm linh của Trời phú cho mà Đạo Cao Đài gọi là Tiểu Linh Quang, còn Phật giáo gọi là Chơn như, Phật tánh.

    Ngày ăn hai bữa nuôi tinh huyết,
    Đêm ngủ ba canh dưỡng Khí, Thần.
    (Thơ Hộ Pháp)

Quan hệ giữa Tinh, Khí, Thần trong mỗi cơ thể là mấu chốt chủ yếu để duy trì sự sống.

  • Cái mạng con người bắt đầu từ Tinh (thể xác),
  • Sống được là nhờ Khí
  • Chủ sinh mạng lại là Thần.

Để cho pháp luân thường chuyển thì :

  • Khí sinh Tinh
  • Tinh dưỡng Khí
  • Khí dưỡng Thần
  • rồi Thần lại hoá Khí

Sự thăng trầm của Tinh, Khí, Thần quan hệ đến sự mất còn của sự sống.

Vì thế, cổ nhân mới gọi Tinh, Khí, Thần là tam bửu (ba món báu ).

More topics .. .