Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
19. Tam dục: Thể dục, trí dục và đức dục.
Đêm nay Bần Đạo giảng về Tam dục, dục đây là lấy chữ dục tức nhiên là nuôi.
Vả chăng trong kiếp sống của chúng ta nơi thế gian này, chỉ chúng ta có ba món cần ích đặng định mạng của chúng ta, sống nơi mặt thế này ba món trọng yếu ấy nó phải nuôi dưỡng ta như: Đói khát chúng ta phải ăn, phải có nó mới sống.
Ba món ấy là: Thể dục, Trí dục và Đức dục. Chúng ta nói chữ dục tức nhiên chúng ta có thể nói rằng dưỡng dục.
Ba món ấy có ba chủ quyền của nó đặc biệt, thân thể chúng ta đã nên người đây, đương sống đây chúng ta thọ ân vô biên vô tận trong kiếp sinh của ta là cha là mẹ.
Nếu hai Đấng ấy không có dưỡng dục ta, thì ta đã chết, đã tiêu xác hồi nào rồi. Điều ấy Bần Đạo không cần phải minh biện rõ rệt cho lắm, cả toàn thể con cái Đức Chí Tôn Nam cũng vậy, Nữ cũng vậy có con có hiểu điều ấy.
Bởi thế Tiên Nho chúng ta đã có nói: “Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”. Chúng ta có nuôi con mới biết được ơn cha mẹ đã sanh thành dưỡng dục.
Ấy vậy quyền năng dưỡng dục về thể dục ta, đó thuộc chủ quyền cha và mẹ ta, nếu không có nhờ mớm cơm vú sữa thì thân ta ngày hôm nay không được làm người.
Đấy thử lãnh đạm đi, thi hài phàm tục đã bị tiêu hủy rồi, không tiêu hủy về phương diện này, cũng tiêu hủy về phương diện khác, đừng nói chi không có nuôi dưỡng chăm nom săn sóc thi phàm chúng ta, thử nghĩ coi chúng ta có thể sống được hay chăng. Điều ấy cả thảy đều ngó thấy dễ dàng không cần phải luận.
Trí dục, trí của chúng ta đã khôn ngoan tài tình, hễ có trí thì có tài mà ai cần dùng tài của chúng ta và ta lấy trí ấy nơi đâu mà đặng, tức nhiên ta phải nhớ đồng sống cùng xã hội nhơn quần, tức nhiên đồng sống cùng chủng tộc, ta mới có thể mở mang trí lực được.
Có đồng sống với họ, họ mới mở quyển sách đời cho ta đủ khôn ngoan tài đức, ta mới đồng sống với họ đặng.
Thảng như chúng ta thiếu, Bần Đạo nói thiếu, Bần Đạo quả quyết duyên cớ hiển nhiên rằng: Thử bỏ xã hội nhơn quần chúng ta lên non cao rừng rậm chúng ta ở từ thuở bé xuân, thì con người chúng ta sự khôn ngoan sẽ thiếu kém, trí thức chúng ta không thể mở mang đặng rộng rãi hoạt bát như chúng ta đã đồng sống trong xã hội nhơn quần.
Mà xã hội nhơn quần cần yếu chúng ta có trí tài đặng chi? Đặng chúng ta mới có phương thế giúp ích cho họ, nếu không đủ trí tài thì chúng ta sẽ làm một con vật mà thôi, làm một vật ăn bám của xã hội nhơn quần không có hữu ích gì hết.
Bần Đạo nói đây cả thảy con cái của Đức Chí Tôn ngó thấy một người ngơ ngơ không đủ trí, ngu xuẩn thì bao giờ họ cũng chỉ làm bậy làm quấy, không thể gì biểu họ làm điều phải với hay cho đặng.
Hạng nhứt xã hội nhơn quần sợ cái đó hơn hết, nên cần nhứt họ phải giáo hóa mở mang trí lự toàn thể quốc dân của họ. Ấy vậy lập trường họ viết sách, họ luận biện họ thuyết cả lý do chia sống của chúng ta, họ đem cả phương pháp tạo cho đặng trí tài ấy hầu giúp ích cho sự sống cùng toàn thể chủng tộc của họ.
Ấy vậy về trí dục là về phần của xã hội nhơn quần, nói trắng ra thuộc về phận sự tối yếu tối trọng của quốc gia xã hội của nhà nước.
Bây giờ tới đức dục phải lập đức, họ có kiếm nơi nào không được hay chăng, không phải do quyền thiêng liêng mà có, chúng ta tự tạo lấy mà có, chớ không hề xin ai đặng, chưa xin ai mà đặng.
Nơi mặt thế này thì bao giờ cũng tranh sống thì chẳng hề khi nào chúng ta định quyết họ đã lập đức, với sự tranh đấu kịch liệt của họ, mà họ đã lập đức đặng, chữ đức ấy thiên hạ đã nói khẩu thuyết rất nhiều.
Mà thiết tưởng của họ tưởng cả phần đông xã hội nhơn quần nơi mặt thế này, giờ phút này Bần Đạo đứng tại tòa giảng nói rằng: Chưa biết kiếm nơi nào cho đặng phương pháp lập đức ấy, chưa biết nơi đâu mà họ tìm.
Nếu xã hội nhơn quần mà có đức, cả toàn nhơn loại mà có đức, thì trường tương tàn tương sát kia đương náo nhiệt không thể có được.
Bị họ thiếu đức ấy, mà thiên hạ đã điên đảo, thiên hạ đã thống khổ tương tàn tương sát với nhau, không buổi nào trên mặt thế gian này đặng hòa bình, là thiên hạ do thiếu đức.
Tiên Nho của chúng ta đã có giáo hóa dân mà thôi, nói một câu rất hay:
Nghĩa là: Chúng ta để vàng cho con chưa biết con giữ gìn còn hay chăng
chúng ta để sách cho con cốt yếu mong cho nó làm quan, trên thiên hạ, khôn hơn thiên hạ, giỏi hơn thiên hạ, trí tài hơn thiên hạ, chưa biết nó đọc hay chăng, chẳng bằng chứa đức lại nó vẫn còn tồn tại mãi thôi.
Lập đức, bây giờ chúng ta để dấu hỏi đức ấy tìm đâu mà có? Bần Đạo lại giải nghĩa quả quyết rằng: Ngoài cửa tinh thần đạo đức ở đâu mà có được món ăn thiêng liêng ấy, duy có trong cửa Đạo Cao Đài này mà thôi.
Bần Đạo lại còn nói quả quyết rằng: Bất kỳ Tôn Giáo nào giúp cho ta đạt đặng cái đức, nền chơn giáo ấy gọi là chơn. Nhưng bất kỳ Tôn Giáo nào dầu họ đem lý thuyết cao siêu bao nhiêu mà giục nhơn sanh tàn ác vô lương thất đức, thì nền tôn giáo ấy bất quá là giả Đạo.
Chúng ta thử nghĩ lại coi cửa Đạo Cao Đài chúng ta, Đức Chí Tôn lấy triết lý nó là gì, thử coi chúng ta lập đức được hay không suy đoán coi?
Ổng đến Ổng tuyển chọn lương sanh làm Thánh Thể của Ổng, mà phụng sự cho nhơn loại đương thống khổ, tưởng không nền chơn giáo nào tu tâm có năng lực hơn phương pháp ấy.