Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
1. Ngôi Phật Mẫu.
Chí Tôn là Phật, Phật Mẫu là Pháp, Càn Khôn thế giới là Tăng.
Đó là ý niệm ba ngôi của học thuyết Cao Đài, hay là sự thể hiện của Thượng Đế ở ba trạng thái. Trái với lời diễn giải thường dùng ở Đông phương, khi bàn về Thượng Đế có khuynh hướng đi lần từ một chấp nhận tiên khởi, đến các ứng dụng của ý niệm siêu việt về nguồn gốc vũ trụ trong sự cấu thành các vật thể lẻ tẻ.
Chúng ta hãy bắt đầu từ sự quan sát hiện tượng của thế giới hữu hình trước, rồi dùng suy luận liên tưởng đến các nguyên lý tổng quát của vũ trụ và sau cùng, khi mà trí đã đến gần được những nguyên lý ấy thì hãy dùng tâm mà cảm biết, tức là dùng trực giác để ngộ được điều mà Lão giáo gọi là lý.
Lối diễn giải nầy phù hợp với những người chịu ảnh hưởng của nền văn minh Tây Phương hiện đại, quen nhìn sự vật với con mắt khoa học, chẳng hay cũng chẳng dở nhưng thích hợp với một số người mà thôi, cái hữu hạn của ngôn ngữ khi dùng để nói Đạo là vậy.
Bây giờ chúng ta hãy đi vào một hiện tượng vật lý để tìm hình ảnh của Phật Mẫu.
Có một số ít kiến thức khoa học ai cũng biết rằng cho Oxy và Hydro tác dụng với nhau trong một số những điều kiện về tỉ lệ hóa hợp xúc tác..v..v.thì sẽ có nước sinh ra. Khi đó khoa học khám phá ra điều nầy thì nước đã có từ lâu rồi trong thiên nhiên.
Phân tích như vậy chúng ta thấy ba điều :
Phân tích xong kết luận cũng rồi, hãy để cho trí óc suy luận một chút, có nước tức phải có phản ứng hóa hợp tức nhiên phải có nguyên lý cho phép một sự sanh thành như vậy.
Cái nguyên lý rằng có một sự sanh thành trong vũ trụ gọi là Đức Háo Sanh của Đại Từ Phụ là "trạng thái" thứ nhứt hay là ngôi một của ý niệm Thượng Đế, gọi tắt là Phật hay Chí Tôn. Trật tự của những sự diễn biến hay dịch lý là trạng thái thứ nhì là ngôi hai của ý niệm Thượng Đế gọi là phép hay pháp tức là Phật Mẫu.
Kết quả của những sự diễn biến hay dịch lý là vật thể được tạo thành, trong thí dụ trên là sự có mặt của nước trong vũ trụ "kết quả nầy gọi là Tăng", bao gồm cả những hiện tượng hiện có trong càn khôn thế giới hữu hình cũng như vô hình.
Những cái chứa đựng ấy thật mênh mông, chẳng thể nào kể cho hết được mà học thuyết Cao Đài chia thành tám loại, gọi là bát phẩm chơn hồn:
Chữ Phật ở đây chỉ một giai đoạn tấn hóa của một linh hồn, trạng thái của một tiểu ngã khi nhập vào đại ngã, một tiểu hồn hòa vào cái đại hồn của vũ trụ, nó khác nghĩa với chữ Phật trong ba tiếng Phật, Pháp, Tăng.
Hiểu vậy thử hỏi có Chí Tôn có Phật Mẫu không ? Hãy nhìn vào nước như là một vật để cho trí mình trả lời những câu hỏi sau :
- Có phản ứng sinh ra nước không ?
- Có nguyên lý về sự hóa hợp để sinh ra nước không? Hãy nhìn vào vũ trụ bao la với những quả tinh cầu chi chít, vòm trời vô tận với những sinh vật, dưới làn da vô số những tế bào, trong hơi thở có vô vàn những nguyên tử... Rồi để cho trí óc mình trả lời.
- Có những phản ứng để sinh thành những vật thể ấy không ?
- Có nguyên lý cho phép một sự sinh thành như vậy không? Chớ trả lời vội vì trí hơi rối bời với những lý luận và thắc mắc.
Bây giờ là lúc phải học Đạo bằng tâm, ngừng lại một chập có thể vài ngày vài phút, đôi ngày, vài năm hay gần hết cuộc đời cũng nên, để cho sự yên lặng bao trùm lên cả tâm và trí mình, tỏa ra cả một vùng chung quanh mình thì một ánh sáng nhiệm mầu từ nội tâm sẽ trả lời dứt khoát rằng có hay không một "Bà" Phật Mẫu mà ngày nào chúng ta còn bám víu vào cái hữu thinh hữu sắc chắc khó lòng cảm ứng được.