Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
3. Ðại hùng đại lực đại từ bi
Ðêm nay Bần Ðạo giảng câu triết lý Ðại Từ, Ðại Bi.
Câu triết lý ấy nguyên bổn của nó do nơi Minh Ðường, Minh Sư đã thuyết giáo, chúng ta chẳng biết Minh Ðường Minh Sư họ có phương pháp chi mà luyện hay lắm.
Sự triết lý đã để truyền giáo một cách vững chắc, chúng ta cũng nhìn nhận có nhiều chơn lý đặc sắc, tưởng tượng ra câu thường ngữ khi thuyết pháp họ thuyết pháp nơi câu đại hùng, đại lực, đại từ bi.
Thật vậy các người tu, nếu không có đức tin dường đó thì không có thể gì thành đạo đặng.
Triết lý nhà Phật từ tạo Thiên lập Ðịa đến giờ đã tạo ra biết bao nhiêu Ðấng đã thừa hành mạng lịnh Phật giáo đang hành hóa chúng sanh nơi mặt thế gian nầy, nếu không có tánh đức ấy chẳng hề khi nào lập giáo đặng.
Ðại lực, câu ấy có lẽ để một phương ngôn luận, công lý của một mối Ðạo mình tu, phải có một đức tin hùng dũng mới đặng. Bần Ðạo nói, nếu không có tánh đức hùng dũng chẳng hề khi nào thắng khảo đảo đặng.
Cả thảy con cái của Ðức Chí Tôn đều biết từ ngày mở Ðạo đến giờ, một trường khảo đảo kịch liệt, từ ngày Ðạo mới phôi thay đến giờ, nếu không có tinh thần hùng dũng của con cái Ðức Chí Tôn cương quyết lập Ðạo cho thành, "Cương quyết phải thắng" vì tổng số cả tinh thần hùng dũng của con cái Ðức Chí Tôn, nên ngày nay nền Ðạo mới ra thiệt tướng như vậy.
Bần Ðạo ngồi quan sát lại, quan sát từ buổi thô sơ triết lý do những điều Ðức Chí Tôn tìm Chánh Lý, Ngài đến cầm cây viết Thiêng Liêng lựa chọn đem vô Thánh Thể của Ngài.
Những kẻ ấy thất Ðạo vì nguyên do buổi trước, Bần Ðạo thấy quả quyết và dám chắc như thế, nếu Bần Ðạo vạch ra thì toàn cả con cái của Ðức Chí Tôn cũng ngó thấy như Bần Ðạo mà thôi.
Những kẻ thất Ðạo không theo dõi bước Thiêng Liêng của Ðức Chí Tôn là do nhút nhát sợ sệt, bạc nhược, sợ cường quyền, sợ luật đối phương mãnh liệt.
Họ chưa có chí hùng dũng quyết tranh đấu quyết thắng nên họ thất Ðạo. Cái thất Ðạo của họ là thiếu chí hùng dũng, là tại nơi họ nhút nhát, bạc nhược.
Tinh thần hùng dũng chẳng phải nơi cửa Ðạo mà thôi, ngoài đời cũng vậy, bậc vĩ nhân đã tạo thời cải thế từ thượng cổ đến giờ, nếu không có tinh thần hùng dũng thì phải bị làn sóng đời lôi cuốn như một dề bèo trôi giữa dòng sông kia vậy.
Ðức Chí Tôn có một quyền năng đặc sắc để nơi địa vị của họ, nhưng họ thiếu chí hùng dũng và cương quyết.
Khi Ngài đạt đến địa vị Thiên Phẩm, tức nhiên Ngài ngồi luyện Ðạo, đang tịnh luyện dưới gốc bồ đề, có một vị Vương Hầu đi săn, rượt theo con nai, con nai chạy ngang gần chỗ Ngài nó tách qua nơi khác, Vị Vương Hầu ấy rượt đến không thấy con nai, chỉ thấy Ngài ngồi dưới gốc bồ đề mà thôi.
Vị Vương Hầu ấy mới hỏi Ngài có thấy con nai chạy ngang qua đây không?
Ngài suy nghĩ, nếu ta chỉ chỗ thì vị hung thần nầy giết nó thì ta có liên quan tới sát sanh, nếu ta nói không thấy thì ta nói dối, tốt hơn là ta làm thinh nên Ngài nhứt định làm thinh.
Vị hung thần ấy nổi giận nhiếc mắng Ngài, dầu cho ông Thầy tu đi nữa, nhưng ông là một người dân của tôi, ở trong nước của tôi tức nhiên ông là tôi tớ của tôi. Nếu tôi hỏi tiếng nữa mà ông không trả lời tôi sẽ chặt cánh tay mặt của ông.
"- Tôi hỏi ông có thấy con nai chạy ngang qua đây không ?
Ngài làm thinh không trả lời. Vị hung thần ấy liền chặt rớt cánh tay mặt của Ngài, xong rồi nói: "- Tôi hỏi tiếng nữa mà ông làm thinh thì tôi chặt cánh tay trái của ông."
"- Ông có thấy con nai chạy ngang qua đây không ?"
Ngài làm thinh, vị hung thần ấy liền chặt cánh tay trái của Ngài, vị hung thần ấy nói: "- Nếu tôi hỏi lần nữa mà ông không nói, tôi sẽ chặt đầu ông."
Ngài vẫn suy nghĩ, ta đã chịu chặt hai tay rồi có lẽ đâu ta sợ chết mà phải nói, nên Ngài cương quyết làm thinh luôn. Vị hung thần ấy liền chặt đầu Ngài.
Ngài xuất chơn hồn của Ngài ra ngoài thể phách, kế có một bánh xe lửa chụp lên đầu Ngài đốt Ngài, vì quyền Ngọc Hư Cung định án Ngài tự sát.
Ðã bị chặt hai cánh tay rồi, còn cái đầu mà không chịu nói thấy, tức nhiên mình tự vận, và bánh xe lửa ấy nóng nảy làm sao, không thể nói được khổ não của Ngài !
Cái khổ não ấy, Ngài mới suy nghĩ, nếu bánh xe nầy rớt trên đầu ai cũng chịu không nỗi, Ngài suy nghĩ, ta đã chịu chặt tay chặt đầu, bị đốt mà chịu nỗi, nên Ngài cầu nguyện để cho Ngài chịu tất cả hình phạt ấy.
Ngài vừa cầu nguyện, vừa tưởng tượng thì bánh xe lửa nầy bay đi, nếu Ngài không có tinh thần hùng dũng thì không thể gì làm được. Ðức Thích Ca đã làm được.
Khi Ngài đạt vị tại thành "Kabikanla" tức là xứ sở quê hương của Ngài. Quốc Vương trị an thiên hạ nơi ấy là cha của Ngài bắt tội Ngài bỏ nhà đi tu là bất hiếu, nếu làm con như kẻ thường tình trở về nói đi tìm Ðạo chắc Ngài không nở bắt tội, mà ông cha cốt yếu muốn thấy Phật nên mới làm như vậy mà thôi.
Ngài truyền cho thiên hạ biết, nếu gặp Ðức Phật Thích Ca thì bắt đem về cho Ngài lên án tử hình.
Chừng Ngài nghe nói lên án tử hình ấy, Ðức Thích Ca liền ra chịu án tử hình. Ngài nói: án tử hình ấy để một mình con xin chịu mà thôi, còn tín đồ của con xin cha tha thứ để cho nó tu. Nếu không có tinh thần hùng dũng chưa ai làm được như Phật Thích Ca vậy.
Ði thì có một manh áo, một con trâu ra khỏi dinh nhà Châu. Nếu không có chí hùng dũng chưa dễ gì đang làm một vị đại quan Triều Nhà Châu mà từ nơi dinh nhà Châu ra đi chỉ có một manh áo với một con trâu mà về Côn Lôn Sơn đặng.
Ngài làm quan đến bực Tể Tướng và làm quan đến chức Gián Nghị Ðại Phu mà vẫn còn cần cù dạy học. Nếu Ngài không có chí hùng dũng thì không thể gì làm như vậy đặng.
Nói Ngài là con Ðức Chúa Trời quyền năng vô biên cứu cả thiên hạ đặng, đâu người cứu thử người trước coi, người làm sao xuống đặng bốn cây đinh đóng hai tay hai chân của người đó coi.
Ngài chỉ ngó lên Trời cầu nguyện: "- Thưa Cha, xin Cha tha tội tình cho chúng nó, vì chúng nó chưa biết lỗi lầm của chúng nó". Nếu Chúa không có chí hùng dũng thì chưa có tinh thần ấy.
Hòa bình thế giới, các Ngài dám bảo đảm không ? Tôi cốt yếu là một công dân đệ nhứt của quốc tế đến hỏi các ngài dám bảo đảm hòa bình thế giới không ? Nếu không có chí hùng dũng thì anh Galania Davis chưa hề làm được.
Còn nhiều phương nữa nếu không có chí hùng dũng, có đại lực thì chưa làm được.
Hùng dũng được, tức nhiên theo lẽ phải, có hùng có lực phải từ bi. Nếu muốn vào hàng Thánh Ðức phải đi ngang qua cửa từ bi. Hễ Ðạo có hành tàng thì lấy từ bi làm căn bản, còn hung tàn thì đi theo cái hung, tức báo đời chớ không phải cứu đời.
Ðức Chúa Jésus Christ cứu đời có nhiều đại từ, đại bi, đại lực.
Các nhà đạo giáo đi đến cửa mà vô không đặng thì trở qua tả đạo bàn môn, còn đi thuận chiều thì là đại từ bi, qua được tức nhiên theo chiều của Ðức Chí Tôn mà đôi khi còn đi qua thiên lý, thiên số và thiên tánh tức nhiên là chơn tánh, tức là chơn đạo.
Nếu chơn đạo không biết giữ thì đại hùng đại lực sẽ biến thành đại ác tả đạo bàn môn.
Kết luận, cả con cái Chí Tôn thấy một trường hợp nào bất chánh thì quan sát cái trạng thái của nền chánh giáo Ðức Chí Tôn đã cho hay trước :
Nó có đại hùng đại lực rồi nó phải đi trong con đường đại từ bi, coi chừng có đường nào đi qua đại ác của nó, cả thảy đều đứng lên làm một bức tường thiên nhiên gây thành một bức tường huyền diệu của Ðức Chí Tôn đặng cản ngăn che cho Ngài, cái nền tôn giáo của Ngài đừng cho đi vào đường đại ác.
Tương lai thay đổi, phải mở con mắt Thiêng Liêng, lấy tinh thần toàn thể, dầu chức sắc Thiên Phong hay tín đồ cũng vậy, con mắt phải mở.
Con mắt ấy là Huệ Nhãn phải mở cho rõ ràng minh mẫn đặng coi chừng thay đổi nền chánh giáo của Ðức Chí Tôn vĩnh cửu trường tồn, đừng để ngày sau đổ sụp mà ân hận.
Thuyết Ðạo QII / tr163