Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
11. Người ngồi dưới và người ngồi trên biết hiểu như một người vậy.
Đệ Nhị xác thân (Chơn Thần) giống như đệ nhứt xác thân (xác vật lý) nhưng ở thể thanh nhẹ, vô hình dưới mắt người chưa mở được Huệ nhãn. Chính ở thể thanh này mới có thể về cõi Thiêng liêng hằng sống trình diện với các Đấng.
Một cách tổng quát, con người thật sự có ba thể: xác phàm, Chơn Thần, Chơn linh.
Lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực là điểm Linh quang của Ðức Chí Tôn ban cho. Ðức Phật Mẫu thâu điểm Linh quang nầy làm linh hồn, rồi dùng Âm quang phối hợp Dương quang để tạo Chơn Thần (tức là xác thân thiêng liêng) bao bọc điểm Linh quang ấy, tạo thành một con người nơi cõi thiêng liêng.
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Ðức Chí Tôn giảng dạy về Chơn linh và Chơn Thần như sau đây:
1. Chơn linh:
“Thầy đã nói, nơi thân phàm của các con, mỗi đứa Thầy đều có cho một Chơn linh theo gìn giữ chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng không cần nói các con cũng hiểu rằng: Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Ðấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt việc lành việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán Xét.
Bởi vậy, một mảy không sai, dữ lành đều có trả. Lại nữa, Chơn linh ấy có tánh Thánh nơi mình, chẳng phải gìn giữ các con mà còn dạy dỗ nữa, thường nghe đời gọi lộn "Lương tâm" là đó. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)
2. Chơn Thần:
Chơn Thần là gì? là Nhị xác thân, là xác thân thiêng liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu. Cái Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu bất diệt.
Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc đạo có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du Thiên ngoại, cái Chơn Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)
Thầy cắt nghĩa: Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân: Một phàm gọi là corporel, còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng, mà cũng có thể không thấy đặng.
Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập.
Còn khi đắc đạo mà có Tinh, Khí, không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng. Còn có Thần mà không có Tinh, Khí thì khó huờn đặng Nhị xác thân, vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng. Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần ấy buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ nhàng hơn không khí, ra khỏi ngoài Càn khôn đặng.
Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng. Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)
Cửa xuất nhập của Chơn Thần đối với thể xác là NÊ HOÀN CUNG, tức là nơi mỏ ác. Chơn Thần ẩn trong xác phàm, và có hình ảnh giống hệt xác thân phàm.
Chơn linh điều khiển Chơn Thần, Chơn Thần điều khiển xác phàm. Chơn linh không trực tiếp điều khiển xác phàm mà điều khiển xác phàm qua trung gian Chơn Thần.
Khi Chơn Thần xuất ra khỏi xác thì lấy theo hình ảnh của thể xác. Chơn linh ngự tại trái tim của xác phàm, gìn giữ nhịp đập của trái tim. Cho nên khi Chơn linh xuất khỏi thể xác thì trái tim ngưng đập: ta gọi là người chết.
Chơn linh và Chơn Thần nương theo xác thân phàm để tu hành, lập công quả và dự trường thi công quả do Ðức Chí Tôn lập ra trong ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ. Nếu không có xác phàm thì Chơn linh và Chơn Thần rất khó lập công quả.
Trung tâm của Chơn Thần ở tại não bộ (óc) để từ đó điều khiển toàn thể xác thân phàm.