Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Tiếp Pháp Trương Văn Tràng (1893-1965)
Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức tuyên đọc Tiểu sử của Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng, xem đây là Bản Tuyên Dương Công Nghiệp trong ngày lễ Di Liên đài nhập bửu tháp nơi đất Ao Hồ.
Sau đây, xin chép lại nguyên văn bản Tiểu sử nầy:
Ông Trương Văn Tràng, sanh ngày 25-10-Quí Tỵ (1893) tại làng Bình Thạnh tỉnh Biên Hòa, thân phụ là Trương Văn Tịch và thân mẫu là Trần Thị Lịnh.
Vốn sanh trưởng trong gia đình nề nếp Nho phong truyền thống từ mấy đời trước, nên khi lớn lên, phụ mẫu cho theo người cậu ruột học Hán tự.
Kịp đến nền văn hóa nước nhà bước sang giai đoạn tiến triển, hầu hết mọi người dân Việt Nam đều hưởng ứng nhiệt liệt, phụ mẫu ông liền cho tùng học Việt Pháp ngữ tại trường Tổng, kế tiếp trường Tỉnh.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, phụ mẫu định bề gia thất và cũng bắt đầu từ đó, ông nhận làm việc tại Sở Hỏa Xa Đông Dương (Sài Gòn).
Tuy sự sanh hoạt cũng gặp nhiều điều trở ngại, nhưng nhờ lòng kiên nhẫn và chí hy sinh, nên lúc nào cũng cố gắng phát triển khả năng để phục vụ sở hành theo phương châm Nho giáo, nhứt là tinh thần Đại Học, Trung Dung "Kính sự như tín", nghĩa là làm việc phải hết sức chăm chỉ thận trọng.
Nhờ sự tận tâm phục vụ, nên về sau được liệt vào hàng Thông Phán hạng nhứt rồi hồi hưu, và trước khi đăng Tiên, ông vẫn còn hưởng hưu bổng.
Thời kỳ ngộ đạo:
Vào năm 1925, tại nhà Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư ở Sài Gòn, mỗi đêm đều có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang đến dùng phương pháp xây bàn để cầu các Đấng Vô hình xin thi phú và tiêu khiển thời gian, lạc đạo thanh nhàn.
Thời kỳ nầy, ông không dự được thường xuyên, vì bận làm việc ở Sở Hỏa Xa và theo học hàm thụ "École par correspondance de Paris" ở Pháp.
Thời kỳ thọ giáo:
Phong trào xây bàn để cầu các Đấng cho thi phú tại Sài Gòn được Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và mấy vị Thời Quân lúc đầu xúc tiến có phần kết quả khả quan. Lúc nầy lại được các Đấng chỉ dạy thêm phương pháp Cầu Cơ, tiện dịp tiếp các Đấng, và cũng vì thế nên nhận thấy nguyện vọng được thỏa mãn, những vị nói trên lại càng hăng hái theo đuổi.
Nhân một đêm nọ, đến nhà ông Khai Pháp Trần Duy Nghĩa thì gặp Hộ Pháp và Thượng Phẩm đang phò cơ cầu các Đấng. Vì lòng ngưỡng mộ từ lâu, nên gặp dịp, ông vào quì lạy và hầu đàn, thì được Đức Chí Tôn kêu tên dạy rằng: "Con hãy sửa soạn đi theo mấy anh con mà hành đạo."
Khi bãi đàn, hỏi ra mới biết Đức Chí Tôn chính là Thượng Đế giáng cơ lập Đạo tại nước Việt Nam.
Từ đó, lòng đạo đức phát khởi một cách hăng hái. Sau thời gian ngắn, ông sửa soạn đi hành đạo, được Ơn Trên chỉ định cùng với ông Khai Pháp là một cặp phò cơ truyền đạo.
Về sau, bước đường hành đạo rày đây mai đó, nhưng vẫn một lòng tín ngưỡng, lo xúc tiến việc làm để tròn sứ mạng Ơn Trên giao phó. Mãi đến năm Đinh Mão (1927), Đức Chí Tôn mới cấm cơ phổ độ.
Thời kỳ đắc phong:
Ngày 13-2-1927, được đắc phong chức Tiếp Pháp tại Chùa Gò Kén Tây Ninh. Mặc dầu đã theo các bậc đàn anh hành đạo từ năm 1926, nhưng chưa trọn phế đời hành đạo.
Tuy ông phải làm việc để lo sinh kế gia đình, dưỡng dục con thơ vì người bạn trăm năm của ông đã mất, nhưng bao giờ lòng cũng hoài bão sứ mạng thiêng liêng, luôn luôn lưu tâm về nghiệp Đạo. Nhờ vậy, thời gian nầy ông trở về xứ sở tại Cây Đào thuộc tỉnh Biên Hòa, xin người dì một sở đất và kêu gọi Đạo hữu địa phương hưởng ứng chung hiệp xây cất một ngôi Thánh Thất. Hiện nay Hội Thánh làm chủ Thánh Thất nầy và càng ngày nơi đây bổn đạo càng đông.
Thời kỳ phế đời hành đạo:
Năm 1949, khi lo bề Nhơn đạo xong, ông được rảnh rang thế sự, liền về Tòa Thánh Tây Ninh xin lãnh phận sự hành đạo, lúc bấy giờ Đức Phạm Hộ Pháp cầm quyền Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài, Đức Ngài giao cho ông làm Bí Thơ. Mãi đến năm 1951, kiêm thêm phận sự giúp Ngài Khai Pháp điều khiển Bộ Pháp Chánh.
Năm 1954, Ngài Khai Pháp liễu đạo, ông lên cầm quyền Chưởng quản Bộ Pháp Chánh.
Đến năm 1956, Đức Phạm Hộ Pháp xuất ngoại, nền đạo bất an, nên ông trở về nhà tạm nghỉ ít tháng. Qua tháng 4 năm 1957, ông trở lại tái thủ phận sự cầm quyền Chưởng quản Cơ quan Pháp luật của Đạo.
Trên bước đường hành đạo qua bao lúc thăng trầm, truân chuyên thân phận, nhưng lúc nào ông cũng cố gắng đem hết khả năng phục vụ nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn.
Ngoài thì giờ phụng sự nền Đạo, lo việc chúng sanh, còn thêm cố gắng học nhiều kinh điển, áp dụng sở hành theo lối chơn tu, lại cũng vì phận sự kẻ tu hành, tự giác giác tha, nên ông đem hết khả năng viết được vài quyển sách:
- Quyển GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO, xuất bản năm 1950, đã được Đức Phạm Hộ Pháp khen tặng và cả Hội Thánh đồng ý.
Sau thời gian ấy, ông cố gắng sưu tầm học hỏi, khảo cứu kinh sách thêm, rồi nhuận sắc quyển Giáo Lý Đại Đạo, được toàn cả Hội Thánh công nhận và cho tái bản năm 1959.
- Vì cuộc đời hy sinh cho Đạo, phụng sự chúng sanh, nên chẳng quản tiếng đời miệng thế gièm pha, lúc nào cũng cố gắng tu học liên tục, biên khảo thêm quyển TRÊN ĐƯỜNG TẤN HÓA, và được Đức Thượng Sanh nhìn nhận sự bổ ích cho nền Đạo và cho phép xuất bản năm 1963.
Xin nói rõ thêm: Trong mấy năm đầu hành đạo, từ năm 1928 về sau, vừa làm việc vừa làm đồng tử cho Đức Chí Tôn truyền đạo. Người Pháp có theo dõi hành động của ông, nhưng không tìm thấy dấu vết gì có tánh cách chánh trị cả.
Xuyên qua các thành tích trên đây, Tiếp Pháp Chơn Quân Trương Văn Tràng trọn đời thanh bần hành đạo, không tham gia chánh trị, dốc lòng tu học để rồi đem cái kết quả của mình gieo rắc cho nhơn sanh chung hưởng, bằng cớ là soạn quyển Giáo Lý Đại Đạo được tái bản 4 lần, và mỗi lần tái bản được soạn giả nhuận sắc thêm, và cùng soạn luôn quyển Trên Đường Tấn Hóa, hai tác phẩm nầy được sự ủng hộ của Hội Thánh và toàn đạo, ngoài ra các nhà trí thức như Cụ Nguyễn Đăng Thục, Khoa Trưởng Đại học Văn Khoa Sài Gòn, cũng có cho lời tựa.
Đến đây, chúng tôi xin tóm tắt ghi lại những lời tựa để nhận chân giá trị của tác phẩm:
✥ Lời phê của Đức Hộ Pháp:
Quyển sách sơ lược, tuy vẫn chưa đem trọn hình ảnh Chơn pháp, nhưng đã giảng giải đủ mọi phương tu niệm.
Vậy nó sẽ giúp ích cho học giả sưu tầm Chơn lý đặng bước vào Bí pháp Chơn truyền. Ấy là chìa khóa mở cửa Hữu hình thông qua thế giới huyền linh vô tả.
Xin để lời cùng cả tín đồ và Chức sắc nên đọc và đào luyện tinh thần hầu mai hậu hưởng phần siêu thoát.
Cho phép in và ấn tống."
✥ Đức Thượng Sanh tặng quyển Giáo Lý:
✥< c>Lời tựa của Ngài Bảo Thế lúc cầm quyền Đầu Sư:|25,2
"Huynh Tiếp Pháp Trương Văn Tràng đã dày công soạn quyển Giáo Lý nầy cốt yếu giúp cho các bạn tu sĩ khỏi lầm lạc trên đường học đạo.
Sách nầy đáng truyền bá các nơi, dầu nơi gia đình đạo giáo hay gia đình bàng quan, đều nên đọc nó, bất luận là lúc nào trong đời mình, sẽ thấy nó là nguồn an ủi để sửa mình khi lâm vấp tội tình, hoặc nó sẽ là kim chỉ Nam để vạch lối cho hành giả, đem cái ta giả hiệp trở về cái chơn thật bổn ngã."
✥ Lời tựa của Cụ Nguyễn Đăng Thục, Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn: (Tái bản lần thứ 4)
"Cũng vì mục đích giác mê mà Cụ Tiếp Pháp Trương Văn Tràng đã cố công soạn ra sách Đại Đạo Tam Kỳ Giáo Lý nầy rất công phu, có mạch lạc thứ tự giản dị, lại thâm thúy;
Hơn nữa tất cả giá trị không ở chương trình nghiên cứu mà còn là kinh nghiệm bản thân tu luyện suốt một đời của tác giả, thực đáng là những bài học đạo đức sống, linh động cho kẻ học đạo vậy...."
✥ Đức Thượng Sanh tặng quyển Trên Đường Tấn Hoá:
✥ Lời Phi Lộ của Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước:
"Đạo huynh Tiếp Pháp Trương Văn Tràng góp nhặt tài liệu tinh hoa Tam giáo, soạn thành quyển Trên Đường Tấn Hóa giải rành phương châm Nhập thế và Xuất thế. Cả hai phương châm đều thích hợp với sở cầu của các giới trong đại chúng, từ bậc ưu thời mẫn thế, bậc tu sĩ phế đời, đến bậc thường nhơn, không giới nào đọc sách nầy mà không thỏa chí vui lòng.
Quyển Trên Đường Tấn Hóa sẽ góp thêm một bửu vật cho kho tàng của tôn giáo."
✥ Lời tán thưởng của Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức:
"Trong lúc Đạo Cao Đài đang thiếu sách phổ thông, quyển sách nầy ra đời rất cần ích, cũng như bất luận sách nào thuộc loại khảo sát về Đạo lý, hà huống tác giả là một Chức sắc cao cấp trong Đạo thì giá trị của tác phẩm ấy xứng đáng là dường nào."
✥ Lời Giới thiệu của Cụ Nguyễn Đăng Thục, Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Sài gòn: (6-12-1962)
"Để trình bày cái Triết lý Tam giáo, ấy là cơ sở của Đạo Cao Đài thì không ai đủ tư cách hơn là một nhà Tiếp Pháp đã đem đời sống cống hiến cho Đạo, cố thực hiện Giáo lý của Khổng Tử: Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỷ."
Qua cuối mùa thu năm Giáp Thìn (1964), Tiếp Pháp Trương Văn Tràng ngọa bịnh, điều trị tại nhà thương Phạm Hữu Chương Chợ Lớn, kế dời qua nhà thương Grall (Đồn Đất) Sài Gòn, và bịnh càng ngày càng gia tăng mãnh liệt, có thể đi đến tuyệt vọng, nên ông xin Hội Thánh cầu một đàn cơ để hỏi các Đấng thiêng liêng xin thuốc chữa bịnh. Hội Thánh chấp thuận, tức thì thiết một đàn cơ tại Giáo Tông Đường.
Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa giáng cơ dạy Hội Thánh xuống nhà thương Grall rước ông về Tòa Thánh Tây Ninh, để thi hành đúng theo lời dạy ấy nhằm ngày 4-11-1964.
Sau 7 ngày cầu nguyện và uống thuốc Đông y, ông lấy lại sự bình phục sức khỏe.
Cũng xin nhắc lại là Ngài Khai Pháp Chơn Quân Trần Duy Nghĩa và Tiếp Pháp Trương Văn Tràng là cặp phò cơ phổ độ từ buổi Khai Đạo, Ngài Khai Pháp đã liễu đạo mà lúc nào Ngài cũng giúp đỡ dìu dắt bạn đồng môn còn tại thế.
Sau khi bình phục sức khỏe, Tiếp Pháp có cảm tác hai bài thi sau đây để tỏ lòng tin tưởng huyền năng thiêng liêng và tri ân Hội Thánh:
Đây là huyền diệu thiêng liêng tuyệt đối dành cho người có lòng tín ngưỡng chơn thành mới có thể thụ hưởng được mà thôi.
Cho hay, thế kỷ 20, khoa học thực nghiệm cực thạnh, phát minh cơ khí cực kỳ tinh xảo, nhưng Đạo Cao Đài lại dùng một lòng tín ngưỡng và luôn luôn cầu Trời khấn Phật phổ hóa tâm linh cho vạn linh sanh chúng trên đường sanh sống theo Đức Thượng Đế.
Ngài Tiếp Pháp được phục hồi sức khỏe từ đầu tháng chạp năm Giáp Thìn (1964) đến Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (1965) mặc dầu Ơn Trên đã dùng huyền diệu thiêng liêng cứu độ một phần nào, nhưng cũng không thể cải được Thiên số, thế nên đến ngày giờ đã định thì phải qui Thiên.
Ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (dl 16-2-1965), lối 5 giờ chiều, Ngài Tiếp Pháp đã thoát ly trần tục (thọ 73 tuổi).
Trước khi từ trần, Ngài có cho biết là ngày ấy Ngài sẽ về chầu Đức Chí Tôn, và từ mấy tháng trước, Ngài đã chuẩn bị sẵn sàng một liên đài để gởi xác thân của Ngài vào đó.
Kính thưa quí vị,
Ngài Tiếp Pháp mất là Đạo mất một tay rường cột, một vị Chức sắc cao cấp có công xây dựng từ buổi sơ khai.
Đây là một cái tang chung của Đạo vậy.
Trước khi dứt lời, tôi xin thay mặt Chức sắc Hiệp Thiên Đài, nghiêng mình trước liên đài của Ngài Tiếp Pháp Chơn Quân và cầu nguyện vong linh Ngài chứng chiếu lòng thành của chúng tôi và chúng tôi cũng thành tâm khẩn cầu Đức Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẫu, cùng các Đấng thiêng liêng ban điển lành cho hương hồn của Ngài được tiêu diêu nơi cõi Thiêng liêng Hằng sống. Sau nữa, chúng tôi xin phân ưu cùng tang quyến.
Đêm 16-Giêng-Ất Tỵ (dl 17-2-1965), hồi 9 giờ đêm, Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng giáng cơ cho 4 câu thi để làm bài Thài hiến lễ Ngài:
Bài Thài nầy cho chúng ta thấy Ngài Trương Tiếp Pháp đã đắc đạo và đoạt Tiên vị nơi cõi Thiêng liêng Hằng sống.
Tóm lại:
Trong 40 năm hành đạo, Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng đã lãnh nhiều trọng trách:
Ngài Tiếp Pháp biên soạn được hai quyển sách:
Đây là một thiện chí, một bằng chứng của Ngài thể hiện tình cảm yêu ái nhơn sanh, không nệ thân già khó nhọc, lăn mình trên đường nghĩa vụ phụng sự nhơn sanh cho đến phút sống cuối cùng.
Xin mượn lời của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang trong bài Ai Điếu đọc trước liên đài của Ngài Tiếp Pháp để làm phần kết:
"Chẳng có lời nào xác đáng để tỏ hết nỗi tiếc thương của chúng tôi đối với một bạn đồng môn mà cả đời hành đạo chỉ biết tận tụy với nhiệm vụ. Không hay phô trương, không màng quyền lợi, sống trong cảnh vật chất với món tiền hưu bổng, Ngài Tiếp Pháp đã tượng trưng cho một tâm hồn cao siêu của nhà hiền triết.
Tánh tình hòa nhã, lời nói khiêm cung, giàu chẳng bợ, khó chẳng khinh, thương kẻ bần hàn, giúp người cô quả.
Suốt 30 năm lăn lóc quan trường, vì bản tánh thanh cao mà đến ngày hồi hưu, Ngài cũng chỉ còn lại hai bàn tay trắng với một chồng sách triết học và đạo lý mà Ngài vẫn thường dùng làm món ăn tinh thần trên bước đường hành đạo.
Nói đến công trình của Ngài đối với Đạo thì chẳng khác chi thân tằm, cứ mãi rút ruột nhả tơ để trả ơn dâu cho đến ngày kiệt sức.
Khi về Tòa Thánh đảm nhiệm phận sự chánh thức, dưới quyền của Đức Phạm Hộ Pháp thì Ngài đã tỏ ra xứng đáng một tướng soái của Đức Chí Tôn trong mọi phương diện. Ngoài nhiệm vụ đã được giao phó, trong lúc rảnh rang thì Ngài cặm cụi đem hết trí óc não cân để sáng tác những sách Đạo với mục đích là giúp Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu am hiểu Giáo lý Đại Đạo và các tôn giáo cõi Á Đông.
Toàn đạo đã đặng thừa hưởng cái công nghiệp phi thường của bạn, và tên tuổi bạn vẫn còn mãi trên những quyển sách lưu lại ngàn đời cho đàn em trong cửa Đạo.
Rồi đây, nhờ huyền diệu cơ bút, chúng tôi có thể gặp lại bạn trong lời nói câu văn, để thố lộ tâm tình cũng như lúc trước, thế thì đối với bạn, sự mất cũng như còn, chết mà vẫn sống."
Ngài Tiếp Pháp rất ít làm thơ. Theo tài liệu trong quyển "Văn tịch pháp Nhơn luân chi đạo" của Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, Ngài Tiếp Pháp có bút hiệu là Huyền QuangTử.
Họa vận bài thi của Đức Thượng Sanh ngày 12-6-Đinh Dậu (dl 29-6-1957):
Ngài Tiếp Pháp giáng cơ: Chúng tôi sưu tầm được một bài Thánh giáo của Ngài dạy về Tu Thân và Phổ Độ ngày 22-8-Đinh Mùi (dl 25-9-1967) là ngày kỷ niệm Lập Tờ Khai Đạo tại Nam Thành Thánh Thất Sài Gòn, xin chép ra sau đây:
TIẾP ĐIỂN:
Tiên huynh xin chào mừng đoàn hướng đạo, chư hiền huynh hiền tỷ đệ muội. Xin mời toàn thể đàn trung đồng an tọa.
Giờ đây, Tiên huynh bàn qua về sự hành đạo tu thân và phổ độ.
Mỗi người trong chúng ta, vì đã chán ngán nhân tình thế sự, cho cuộc đời là phù ba ảo ảnh, như hoa kia sớm nở chiều tàn, thoạt có thoạt không, mới thấy đó bỗng liền mất đó, không vật gì trường tồn vĩnh cửu.
Hễ hữu hình ắt hữu hoại. Do đó, đã đem thân vào cửa đạo để tìm học hỏi những gì chơn thật để có thể giải thoát thể chất cũng như linh hồn ra khỏi vòng kềm tỏa đỉnh chung phú quí, danh vọng lợi quyền của trần ai giả tạm. Mỗi người đều tùy theo hòan cảnh của mình để thực hành hai chữ TU THÂN. Làm thế nào gọi là Tu thân?
Một danh từ mà xưa nay rất quen dùng trên vành môi chót lưỡi của mỗi người. Tu thân nơi đây không có nghĩa là buông phế tất cả việc đời.
Người tu thân cũng như người thế tục, cũng có gia đình con vợ, bè bạn thôn lân, cũng ăn mặc ẩm thực y như người đời, chỉ khác hơn một điều, đó là sống một đời sống thanh cao trong sạch;
Một đời sống tự khép mình trong luân lý đạo đức, nghĩa nhân, đặt mình trong khuôn khổ thanh đạm, liêm sĩ, trung tín, luôn luôn kiểm điểm nội tâm, gội rửa linh hồn, tự mình đặt ra một lề lối khắc kỷ, luôn luôn kiểm điểm những thể phụ thuộc trong con người mình.
Xưa nay, trong giới tu thân, thường bị lừa dối phỉnh gạt bởi nội tâm mà không hay, vì ít ai chịu khó kiểm điểm, kiểm soát và phân tách coi phần nào là của Thượng Đế phát ban, phần nào là do bản năng sinh tồn dục vọng của bản thân gây nên và xúi giục. Nếu khinh thường, nếu lấp lửng, không thể nào tránh được sự dối gạt từ nội tâm.
Ai ai cũng tưởng phần lý trí, suy nghĩ, nhận xét của mình là đúng là hay, khi những suy xét ấy có lợi về vật chất hoặc về danh vị.
Có mấy ai chịu khó tìm hiểu coi tánh chất riêng biệt của mắt nó thích nhìn những gì?
Tánh chất của tai thích nghe những gì? Tánh chất của mũi thích ngửi những gì? Tánh chất của lưỡi thích nếm những gì? Tính chất của thân thể thích đòi hỏi những gì? Tánh chất của ý nó thích những gì?
Rồi tổng kết lại những phần mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, xác thân đòi hỏi, ý vọng, đều có phải là nhu cầu đòi hỏi cần thiết của mình chăng? Có phải sự cần thiết sống còn của mình chăng?
Nếu chịu khó phân tách như vậy rồi, sẽ lộ chơn tướng những gì của ta, những gì của Trời. Nếu không phân tách được, ắt bị lừa dối phỉnh gạt, đưa con người vào lục đạo luân hồi.
Nếu là tín đồ thì sa ngã trụy lạc, xa lần chân thiện mỹ. Nếu là hàng hướng đạo thì hành động sai lạc chơn truyền căn nguyên Đại Đạo, rồi bèn cho là bị người nầy khảo, bị người kia khảo. Thật ra thì không ai khảo mình hết, mà chính tự mình khảo lấy mình, bởi cái tự ái rất lớn, tự tôn rất to, đã che mờ lương tri, không còn thấy đâu là sự thật.
Còn một khía cạnh khác nữa, là khi vui mừng thì khoan dung tha thứ mọi lỗi lầm xằng bậy của người cộng sự, khi thương mến thì dầu vuông, dài, méo, xéo, cũng lấy làm tròn, khi buồn phiền tức giận thì việc phải cũng cho là trái, việc trắng cũng cho là đen.
Từ chỗ phải trái trắng đen méo tròn lẫn lộn, đã gây ra sự xáo trộn cả tâm hồn. Phản ứng đó làm cho cá nhân đương sự hoang mang đau khổ, ngờ vực, rồi đâm ra chán nản, sợ sệt là một chướng ngại vật ngăn cản không cho con người chủ nhơn ông tìm đến sự thật. Than ôi:
Đó là Tu thân. Theo đây, Tiên huynh đề cập phần Phổ Độ.
Thử nghĩ lại mà xem, một lương y đặt nặng trọng tâm về chữa trị bịnh nhân đau khổ, một đoàn cứu trợ trọng tâm hàn gắn vết thương của thiên tai chiến họa, một kỹ sư tu bổ đặt trọng tâm vào chỗ sửa chữa lại như khi xây cất;
Chớ không phải lương y chuyên khoa đầu thang thuốc bổ, đoàn cứu trợ không phải để đem lại sự giàu sang thịnh vượng cho lớp người nào, kỹ sư tu bổ không phải để xây những lâu đài dinh thự mới.
Con đường Phổ Độ cũng vậy, vì người đời đã quá đau khổ về tinh thần, bị đời xảo trá lừa bịp dối gạt, muốn cần có người an ủi, xoa dịu tâm hồn.
Đoàn người phổ độ có nhiệm vụ đặt trọng tâm vào công quả phổ biến đạo Trời, truyền bá giáo lý, đem tình thương thể hiện sự chơn thật, sự giúp đỡ, sự tương thân hòa ái, san bằng những hố sâu chia rẽ giữa cá nhân và cá nhân, giữa đoàn thể và đoàn thể, giữa tôn giáo và tôn giáo, chớ không phải phổ độ là giành giựt nhơn sanh, kêu gọi nhóm kia nhóm nọ về với mình.
Hỏi để mà chi? Ở đâu cũng được miễn là mỗi người biết tu thân, biết đem tình thương lẽ thật đối xử với mọi người, biết đem lòng vong kỷ vị tha giúp đỡ người đời là được.
Bởi vì nước muôn sông ngàn lạch, trăm nguồn trăm suối rồi cũng trở về nơi biển cả, chỉ ngại là những lạch con suối nhỏ vì lý do nào đó bị tắt nghẽn, không thông vào biển cả, rồi phải bị khô khan theo nắng hè thiêu đốt.
Từ ngày Đại Đạo sơ khai, Phật Tiên Thánh Thần chỉ khuyên người: phải tu cho thiệt, nghĩ cho thiệt, hành thiện cho thiệt, nói cho thiệt, tình thương cho thiệt, cách cư xử với nhau cho thiệt, dầu ở đâu, đầu non hay góc biển chơn trời, mỗi người thực hành được lẽ thiệt, mà lẽ thiệt là chơn lý, chơn lý vẫn không hai.