Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Khai Đạo Phạm Tấn Đãi (1901-1976)
Tiểu sử của Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi được Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa viết rất rõ trong Bản Tuyên Dương Công Nghiệp, đọc trong dịp lễ an táng Ngài Khai Đạo, liên đài nhập bửu tháp ngày 22-3-1976, xin chép nguyên văn ra sau đây:
Tòa Thánh Tây Ninh
Kính Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Ph. Thiện,
Kính Chư Chức sắc Thiên phong, Chức việc và toàn Đạo Nam Nữ,
Kính Quí vị,
Hiền huynh KHAI ĐẠO CHƠN QUÂN PHẠM TẤN ĐÃI, Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài đã qui Thiên lúc 21 giờ 10 ngày 19-2-Bính Thìn (dl 19-3-1976), hưởng thọ 76 tuổi.
Tin đột ngột nầy làm sững sờ toàn thể Hội Thánh và bổn đạo vì buổi sáng cùng ngày, Người vẫn còn ngồi trong thành phần Chủ Tọa Đoàn phiên họp Hội Thánh Lưỡng Đài tại Giáo Tông Đường, và sau buổi họp, Người chỉ mệt xoàng, rồi đến chiều là trút hơi thở cuối cùng, nhẹ tách ra đi về chầu Ngọc Hư phục lịnh.
Nhơn danh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, tôi xin trân trọng tuyên dương công nghiệp của Hiền huynh Thời Quân Khai Đạo về hai mặt Đạo lẫn Đời như sau:
Hiền huynh Phạm Tấn Đãi, tộc danh là Thuộc, và Đạo hiệu là Trí Thanh, sanh ngày 28-7-Tân Sửu (dl 10-9-1901) tại làng Mỹ Lệ, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn.
Thân phụ của Người là Ông Phạm Thành Thiệt, được Thiên phong Giáo Hữu, sau khi nhập môn cầu Đạo, thăng lần đến phẩm Phối Sư Phái Thượng.
Thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Ruộng, cũng được thọ Thiên ân Giáo Hữu, quê quán ở Chợ Trạm làng Mỹ Lệ.
Thuở thiếu thời, Người đã theo học các trường: Chợ Trạm, Trường Cần Giuộc, Trường Richaud, Trường Xã Tây Chợ Lớn, Trường Trung học Chasseloup Laubat, và Trường Trung học Nguyễn Xích Hồng.
Vì lẽ nội tổ không khứng cho con cháu mình làm việc cho Chánh phủ Pháp, nên sau khi ra trường, Người chỉ giúp việc cho người chú bà con có nhà máy xay lúa ở Bình Đông Chợ lớn.
Năm 1920, ông chú qua đời, Người nghỉ việc và xin phép nội tổ đi dạy học. Được chấp thuận, Người mới xin vào ngạch Giáo viên, được bổ dạy ở trường Phú Lâm (Chợ Lớn).
Năm 1921, đổi về dạy tại Cần Giuộc.
Năm 1923, sang dạy ở Rạch Kiến. Lúc ấy nhằm năm bắt thăm đi lính, Người bị trúng thăm số 1. Để muốn khỏi đi lính, Người phải làm tờ giao kèo tình nguyện hành nghề Giáo viên trong 10 năm mới đặng miễn dịch.
Thời gian dạy học, vì tánh cương trực, không bợ đỡ, nên bị nhà cầm quyền đổi đi nhiều chỗ, không ở nơi nào dạy được trên 3 năm, và rốt cuộc bị đưa về dạy ở vùng xa xôi Đức Hoà.
Trong lúc ấy, Người thường có đi dự nhiều cuộc hội họp diễn thuyết của các đoàn thể xã hội, đặng quen biết với các ông Phạm Văn Tươi Đốc học, ông Nguyễn Ngọc Tương Chủ Quận Cần Giuộc, v.v...
Vào ngày thứ bảy, 19-12-1925 (âl 4-11-Ất Sửu), Người được ông Phủ Nguyễn Ngọc Tương mời đến dự Lễ Khai đàn, có rất đông viên chức đến dự. Đêm ấy, Đức Chí Tôn giáng dạy, ban cho mỗi người một bài thi bốn câu, và riêng Người thì Đức Chí Tôn cho bốn câu thi như sau:
Và đúng một tuần sau, thứ bảy, ngày 26-12-1925 (âl 11-11-Ất Sửu), các ông ấy đến tư gia của Người để Khai đàn thượng tượng cầu các Đấng.
Đêm ấy, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Đạo và thâu nhận nhập môn, có cho Người một bài thi:
Và ngày ấy là ngày Người nhập môn cầu Đạo.
Sau ngày nhập môn, Người cùng ông Đốc học Tươi tập cầm cơ hằng tháng mới viết ra chữ và thi phú.
Ngày Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, 12-Giêng-Đinh Mão (dl 13-2-1927), Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Tấn Đãi chức Khai Đạo Hiệp Thiên Đài.
Từ ngày ấy, Người cùng ông Đốc học Phạm Văn Tươi đắc phong Hiến Đạo Hiệp Thiên Đài, cầm cơ cho các Đấng thâu nhận nhơn sanh nhập môn vào Đạo, trong những ngày nghỉ làm việc ở nhà trường: Thứ năm, Chúa nhựt và dịp bãi trường, có sự chứng đàn của ông Thượng Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh, Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, cùng nhiều Chức sắc khác.
Ngày 11-2-1933 (âl 17-Giêng-Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên ra Thông Tri thăng phẩm Quyền Đầu Sư cho 3 vị Chánh Phối Sư: Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh.
Như vậy ba phẩm Chánh Phối Sư bị khuyết, nên tạm cử ba vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài vào hàng Khai qua Cửu Trùng Đài nắm quyền ba Chánh Phối Sư (viết tắt CPS):
"Việc giao quyền hành Chánh Phối Sư cho ba Chức sắc Hiệp Thiên Đài là việc mà Hội Thánh mới định hôm kỳ nhóm ngày mùng 9 tháng Giêng, nhằm 4-3-1933. Ba Chức sắc ấy là:
Thời gian ấy, nhà cầm quyền Pháp làm khó khăn đối với Đạo, nhưng Người vẫn vừa dạy học theo khế ước, vừa lặn lội về Tòa Thánh hành đạo trong những ngày nghỉ lễ, đến năm 1936.
Ngày 5-4-1945, sau khi Pháp bị Nhựt bổn đảo chánh, Người về ở luôn Tòa Thánh hành đạo, qui tụ chư Chức sắc lo sửa chữa các dinh thự bị hư sập.
Cuối năm 1945, Nhựt bổn đầu hàng Đồng Minh, Pháp trở lại Việt Nam, đem quân chiếm Tây Ninh. Ngài Khai Đạo hiệp cùng Ông Phối Sư Thái Khý Thanh, người gốc Đường nhơn, lo bảo thủ Tòa Thánh khỏi sự chiếm đóng của Pháp.
Tháng 8 năm Bính Tuất (1946), Đức Phạm Hộ Pháp hồi loan. Đức Ngài liền ra Thánh lịnh số 3/Thánh Lịnh ngày 17-9-1946 (âl 22-8-Bính Tuất), giao trách vụ Quyền Ngọc Chánh Phối Sư cho Người và kiêm luôn Thống Quản Cơ Quan Phước Thiện.
- Thánh lịnh số 10/Thánh Lịnh ngày 4-10-1946 (âl 10-9-Bính Tuất) giao nhiệm vụ giao tiếp với nhà cầm quyền Pháp.
- Năm 1949, Thánh lịnh số 17/Thánh Lịnh ngày 11-11-1949 (âl 21-9-Kỷ Sửu), giao trả quyền Ngọc Chánh Phối Sư lại cho Cửu Trùng Đài và trở về Hiệp Thiên Đài lãnh nhiệm vụ Giám Đốc Hạnh Đường, hiệp cùng 4 vị Thời Quân khác lo phần đào luyện Chức sắc.
- Năm 1952, Thánh Lịnh số 37/Thánh Lịnh ngày 11-4-Nhâm Thìn (dl 4-5-1952), một lần nữa qua Cửu Trùng Đài lãnh trách vụ Quyền Ngọc Chánh Phối Sư.
- Năm 1955, Thánh lịnh số 54/Thánh Lịnh ngày 27-3-1955 (âl 4-3-Ất Mùi), giao quyền Tam Đầu Chế Hiệp Thiên Đài và cuối năm 1955, sau khi xin nghỉ dưỡng bịnh 6 tháng, trở lại hành sự. Người giao trả quyền Ngọc Chánh Phối Sư lại cho Cửu Trùng Đài.
- Đầu năm 1956, Đức Phạm Hộ Pháp rời Tòa Thánh đi Kim Biên, và tháng 3 năm 1957, Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Phước Thiện hiệp nhau làm Tờ yêu cầu Đại huynh Thượng Sanh và chư vị Thời Quân về Tòa Thánh cầm giềng mối Đạo.
- Năm 1957, Đạo lịnh số 1/ĐL ngày 19-4-Đinh Dậu (dl 18-5-1957), phân công mỗi vị Thời Quân lãnh phận sự Hiệp Thiên Đài cùng chư vị Thượng Thống Cửu Viện trao đổi ý kiến giúp hay cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài.
- Đạo lịnh số 4/ĐL ngày 6-5-Đinh Dậu (dl 3-6-1957), tạm cầm quyền Ngọc Chánh Phối Sư, thay thế Ông Ngọc Non Thanh. Đây là lần thứ ba mà Người qua cầm quyền Ngọc Chánh Phối Sư bên Cửu Trùng Đài.
- Đạo lịnh số 30/ĐL ngày 27-6-ĐinhDậu (dl 24-7-1957), Hội Thánh Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài lập Tờ Ủy quyền cho Ngài Khai Đạo thay mặt Hội Thánh đứng bộ những bất động sản của Đạo mua.
- Vi Bằng số 28/VB ngày 21-8-1957 (âl 26-7-Đinh Dậu), đề cử Người làm Trưởng Phái Đoàn viếng các địa phương Nam và Trung Tông Đạo.
- Năm 1958, Đạo lịnh số 29/ĐL ngày 9-6-Mậu Tuất (dl 25-7-1958), giao cho Ngài Khai Đạo điều khiển Cơ Quan Phước Thiện.
- Đạo lịnh số 30/ĐL ngày 9-6-Mậu Tuất (dl 25-7-1958), giao quyền Đại diện Hiệp Thiên Đài giao thiệp với Chánh phủ.
- Năm 1961, Đạo lịnh số 1/ĐL ngày 22-10-Tân Sửu (dl 29-11-1961), giao quyền Thống quản 4 vụ: Hộ, Lương, Nông (Kinh tế và Kỹ Nghệ) và Chẩn Tế vụ.
- Năm 1962, Đạo lịnh số 29/ĐL ngày 12-8-Nhâm Dần (dl 10-9-1962), giao cho Ngài Khai Đạo chăm lo về mặt Đạo với quyền hành như sau:
· Ngoài phận sự điều khiển Cơ Quan Phước Thiện, Ông lãnh nhiệm vụ chăm lo về Tịnh Thất và Thánh Thất.
· Người có quyền biện hộ cho những Chức sắc nào lỡ lầm phạm tội bị đưa ra Tòa Tam Giáo. Ông cũng có phận sự khuyên lơn, ngăn ngừa những người Đạo vô tình hay cố ý sa ngã vi phạm pháp luật Đạo.
· Nếu có sự lộn xộn ở địa phương nào làm tổn thương đến nền Đạo thì Ông sẽ hiệp với Thượng Chánh Phối Sư thân hành đến đó trấn an nhơn tâm.
· Được thay mặt cho Hiệp Thiên Đài kiểm soát các cơ quan Giáo Huấn Chức sắc Cửu Trùng Đài và Phước Thiện, vì Giáo Huấn là thuộc quyền của Hiệp Thiên Đài. (Đạo Luật Mậu Dần trang 18, Điều 7: Về Hạnh đường).
· Đạo lịnh số 30/ĐL ngày 12-8-Nhâm Dần (dl 10-9-1962), giao trọn quyền điều khiển Cơ Quan Phước Thiện kiêm luôn các Cơ quan Lễ, Nhạc, Đồng Nhi và Ban Thuyền Bát Nhã.
- Năm 1963, Đạo lịnh số 11/ĐL, ngày 18-3-Quí Mão (dl 11-4-1963), giao nhiệm vụ Kiểm soát Chương trình và Bài giảng nơi Hạnh đường.
- Năm 1965, Đạo lịnh số 42/ĐL ngày 12-9-Ất Tỵ (dl 6-10-1965), làm Trưởng ban Kiểm soát Hỗn hợp tài sản Đạo.
- Năm 1967, Thánh Lịnh số 14/Thánh Lịnh, ngày 19-Giêng-Đinh Mùi (dl 27-2-1967), giao nhiệm vụ Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ, kiêm nhiệm Trưởng ban Kiểm soát Hỗn hợp tài sản của Đạo.
- Thánh Lịnh số 3/Thánh Lịnh ngày 28-11-Đinh Mùi (dl 29-12-1967), làm Giám Đốc Cơ quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
- Năm 1969, Thánh Lịnh số 13/Thánh Lịnh ngày 28-11-Mậu Thân (dl 16-1-1969), Chủ Tọa Tòa Hiệp Thiên Đài thay thế cho vị Thời Quân Bảo Thế.
- Năm 1971, Thánh Lịnh số 6/Thánh Lịnh ngày 6-12-Canh Tuất (dl 2-1-1971), làm Trưởng Ban Nghiên cứu kế hoạch xây cất Đạo Đức Đại Học Đường.
- Thánh Lịnh số 3/Thánh Lịnh ngày 26-5-Tân Hợi (dl 18-6-1971):
- Thánh Lịnh số 19/Thánh Lịnh ngày 10-10-Tân Hợi (dl 27-11-1971), Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Viện Đại Học Cao Đài.
- Năm 1972, Thánh Lịnh số 33/Thánh Lịnh ngày 4-12-Tân Hợi (dl 19-1-1972), Quyền Viện Trưởng Viện Đại Học Cao Đài.
- Năm 1973, Thánh Lịnh số 61/Thánh Lịnh, ngày 19-6-Quí Sửu (dl 18-7-1973), làm Chủ Tọa Hội Đồng Kiểm Án Hiệp Thiên Đài.
- Đầu năm 1976, sau khi Đại huynh Hiến Pháp Chưởng quản Hiệp Thiên Đài đăng Tiên, trong phiên họp khoáng đại Hội Thánh Hiệp Thiên Đài ngày 21-12-Ất Mão (dl 21-1-1976), toàn thể Chức sắc Hiệp Thiên Đài đồng ý với nhị vị Thời Quân Hiến Đạo và Bảo Đạo, giao nhiệm vụ Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài cho Thời Quân Khai Đạo;
Và do Thánh giáo tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 23-12-Ất Mão (dl 23-1-1976), Đức Phạm Hộ Pháp đã chấp nhận cho Người lãnh trọng trách nầy.
Lễ Tấn phong Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài cho Người đã cử hành long trọng tại Đền Thánh ngày 19-1-Bính Thìn (dl 18-2-1976), và chỉ trong thời gian ngắn ngủi, tròn một tháng hành quyền Chưởng quản, Người đã trở lại ngôi Thiên, để cả cơ đồ Hiệp Thiên Đài lại cho bao người đang bỡ ngỡ.
Kính thưa Quí vị,
Từ ngày Khai Đạo và suốt hơn 50 năm liên tục hành đạo, Người đã có mặt hầu hết trong mọi biến chuyển thăng trầm của cơ Đạo. Với rất nhiều nhiệm vụ khá nặng nhọc kể trên, Người đã gồng gánh và cố gắng làm tròn sứ mạng đã được phú giao;
Và những thành quả tốt đẹp như Viện Đại Học Cao Đài, Cơ quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý, Ban Đạo Sử, đã nói lên thực tiễn việc làm của Người.
Nhìn sự việc, chúng ta vô cùng mến tiếc và nguyện dốc sức tiếp tục chung trí hiệp tâm lo xây dựng và bảo tồn nghiệp Đạo đến ngày thành công rực rỡ, để khỏi phụ lòng các bậc tiền nhân đã khổ công xây dựng.
Trước khi dứt lời, tôi xin thành khẩn cầu nguyện Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng liêng ban hồng ân cho Hiền huynh Khai Đạo được cao thăng Thiên vị và mong Hiền huynh niệm tình đồng đạo, vùa trợ chúng tôi trên bước đường hành đạo.
Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi đăng Tiên lúc 9 giờ 10 phút tối ngày 19-2-Bính Thìn (dl 19-3-1976), thì ngay chiều hôm sau, ngày 20-2-Bính Thìn, Ngài giáng cơ tại Giáo Tông Đường, cho bài Thánh giáo sau đây:
THÁNH GIÁO của NGÀI KHAI ĐẠO giáng tại Giáo Tông Đường ngày 20-2-Bính Thìn.
Xin chào Bảo Đạo, Đầu Sư, chư Chức sắc Nam Nữ có mặt nơi đây.
Bần tăng được lịnh về gấp, các bạn chớ thắc mắc về sự qui Tiên gấp của Bần tăng, bởi có lịnh Ngọc Hư. Một điều đáng tiếc là Bần tăng lãnh lịnh của Ngự Mã Quân Hộ Pháp Chưởng quản Hiệp Thiên Đài mà chưa thực hành gì cả.
Như vậy, Hiền huynh Bảo Đạo và Hiến Đạo tiếp tục chung tâm hiệp trí lãnh đạo Hiệp Thiên Đài y theo lời dạy của Đức Hộ Pháp.
Nếu Hiến Đạo vì bịnh không thể thường trực tại Tòa Thánh thì Hiền huynh Bảo Đạo nhận Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài thế cho Bần tăng và cứ thực hành y theo lời chỉ giáo của Đức Ngài tại Cung Đạo.
Đức Hộ Pháp căn dặn chư Thời Quân còn tại thế cố bảo thủ Chơn truyền và Đạo pháp vì chư Chức sắc Lưỡng Đài hành đạo ngoài lời dạy của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng liêng từ ngày Khai Đạo, vi phạm Thiên điều, bị Thần Thánh lánh xa không ủng hộ, bằng cớ cho Kim Quang Sứ ra lịnh Quỉ Vương cám dỗ và thâu làm môn đệ là khác.
Chừng ấy công nghiệp khổ hạnh của chư Chức sắc đều bị phế bỏ hết.
Vậy Bảo Đạo Hiền huynh cần mạnh dạn nhắc nhở Chức sắc Hiệp Thiên Đài cố gìn giữ luật pháp, đó là đặc ân đối với Chức sắc Nam Nữ chớ có gì e ngại!
Đức Hộ Pháp dặn Bảo Đạo và Hiến Đạo cố dìu dẫn Hội Thánh Phước Thiện và bắt buộc họ phải thi hành Phước Thiện theo Đạo luật đã ấn định.
Nếu sai lạc chủ nghĩa phước thiện là chư Chức sắc Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng phế vong trách nhiệm, bị Thiên điều trừng trị mà còn bị án bất tuân lịnh của Đức Hộ Pháp mà chớ.
Bần tăng bảo rằng, chúng cố thực hành cho chính chắn, sau nầy sẽ thấy thành công mỹ mãn mà cũng chính Đức Hộ Pháp tuyên dương công nghiệp tại Ngọc Hư Cung đó.
Về bài thài, đợi Bần tăng thương lượng rồi sẽ gởi.
Xin kiếu. THĂNG.
Tái cầu: THÁNH HIỂN
Xin chào chư Hiền huynh Bảo Đạo, Ngọc Đầu Sư, chư Chức sắc Nam Nữ Lưỡng Đài.
Tệ Thánh vâng lịnh Hiền huynh Khai Đạo đem bốn câu thài sau đây:
THI VĂN của Ngài KHAI ĐẠO:
Thuở sinh tiền, Ngài Khai Đạo ít làm thơ. Sau đây xin chép vài bài thi của Ngài mà chúng tôi sưu tầm được:
Họa vận bài thi "CHỮ BẦN" của Ngài Bảo Pháp:
Sau đây là bức thơ của Ngài Khai Đạo gởi Giám Đạo Nguyễn Huợt Hải (qui vị ngày 26-12-Canh Dần, dl 2-2-1951).
Kính gởi: Giám Đạo Nguyễn Huợt Hải.
Cầu xin cho biết rành tiền căn huynh đệ nơi cảnh thiêng liêng, tên mỗi người, coi còn ai nữa trong kiến họ Brahma Vichnou và cầu xin Hiền hữu họa nguyên vận bài thi của Bần sĩ làm để khóc Hiền hữu trong khi ly biệt Âm Dương hai ngả.
Có lẽ phải chịu vắng hình vắng bóng, chớ lời lẽ qua lại hãy còn hoài.
Bài giáng cơ trả lời của Giám Đạo Nguyễn Huợt Hải:
Cười ... Lúc nãy Ngài Khai Đạo trông tin trả lời mà mấy "toi" không nói giùm....
Còn việc Ngài Khai Đạo hỏi thì tên của ông KHÝ và của "moi" ổng đã biết.
Tên của ông LỢI là Brahma Vhrinich, cô NHÂM là Brahma Prech, con của vua Brahma Itichnhon vào lúc năm 752, đệ tử của dòng Brahma Darma. Trong kiến họ tại đây không còn ai nữa. Nhung! Tịnh thêm chút nữa để họa thi:
Xin nhờ mấy toi biên rõ rồi chuyển cho Ngài Khai Đạo giùm. (Tài liệu của Sĩ Tải Huỳnh Văn Hưởng).
Ngài Khai Đạo có họa vận bài Thi của Đức Thượng Sanh, ngày 12-6-Đinh Dậu (dl 29-6-1957):