Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Bảo Thế Lê Thiện Phước (1895-1975)
Vào năm Mậu Thân (1968), Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước có tự viết Tiểu sử của Ngài, xin chép nguyên văn ra sau đây:
Sanh ngày 4-6-1985 (Ất Mùi) tại Sài gòn. Xuất thân nơi gia đình mô phạm.
Thân phụ tôi là Lê Văn Dương, cố Giám Ðốc trường Tiểu Học Dakao, hiện giờ là trường Tiểu Học Ðinh Tiên Hoàng Sài Gòn.
Thân mẫu tôi là Trần Thị Chọn, trong cửa Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tòa Thánh Tây Ninh. (Xem chi tiết: Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh, vần T).
Có cấp bằng Thành Chung trường bổn quốc Chasseloup Laubat Sài Gòn năm 1912.
Có cấp bằng trường Luật Ðông Dương năm 1915.
Thi đậu vào ngạch Thơ Ký Thượng Thơ (Dinh Hiệp Lý Sài Gòn) đời Pháp thuộc.
Rời quyền môn năm 1927 ra giúp xã hội, đắc cử Hộ Trưởng Quận Tân Ðịnh và Hòa Hưng (Ðô Thành Sài Gòn).
Huyện danh dự năm 1944.
Chủ hai nhà máy xay gạo: một ở Dakao Sài Gòn sản xuất 25 tấn gạo trắng một ngày và một ở Chợ Lớn, 50 tấn gạo trắng một ngày.
Một khi kia, tôi nghe thiên hạ đồn có cơ bút tại tư thất Ông Nguyễn Ngọc Thơ ở Tân Ðịnh, tức Thái Ðầu Sư thuộc Tòa Thánh Tây Ninh lúc sau nầy, tôi liền đến xem cho biết.
Mỗi người hầu đàn được phép biên tên họ mình để trên bàn thờ rồi chờ Ơn Trên giáng cơ định phận. Tôi được Ðức Chí Tôn cho bài thi như vầy:
Ðức Chí Tôn dạy tôi tập ăn chay 10 ngày và thượng Thánh tượng thờ Thầy.
Tuân lịnh trên, tôi mời Ðức Quyền Giáo Tông, Ðức Cao Thượng Phẩm và Ðức Hộ Pháp với vài quan khách đến nhà tôi và chứng thị cho tôi nhập môn cầu Ðạo.
Lập đàn xong, Ðức Chí Tôn giáng dạy:
Thâu làm môn đệ chót như Cư, Tắc, Sang.
Chánh thức trọn phế đời về Tòa Thánh Tây Ninh hành đạo năm Bính Tuất (1946). Về Tòa Thánh nhằm lúc Ðức Phạm Hộ Pháp rời hải đảo Madagascar qui hồi cố hương.
Ðức Hộ Pháp tái thủ quyền hành, liền giao cho tôi trách vụ Thừa quyền Hộ Pháp, chiếu Nghị Ðịnh của Ðức Ngài số 1 ngày mùng 8 tháng 8 năm Bính Tuất (1946).
Trong thời gian hành đạo đầu tiên nầy, tôi làm những việc sau đây:
1) Nâng cao chức vụ Quản Lý và Phó Quản Lý Cửu Viện Nội Chánh lên hàng phẩm Thượng Thống và Phụ Thống, cho thích ứng với trách nhiệm nặng nề và thể thống nhơn vị của chư Chức sắc Ðại Thiên phong đảm đương công việc trọng hệ trong mỗi Viện.
2) Tạo lập Chợ Quan Âm Các, thay thế Chợ Ngã Năm đang choán một góc ngã tư đường, nơi một vị trí dơ bẩn bùn lầy thiếu vệ sinh luôn cả bốn mùa trong năm (cửa số 4 đi ra).
3) Mở rộng Châu vi Ngoại ô Tòa Thánh bằng cách sáp nhập bốn Hương đạo làm một Phận Ðạo. Châu Thành Thánh địa gồm 7 Phận Ðạo đặt dưới quyền quản suất của một vị Khâm Thành và nhiều vị Ðầu Phận Ðạo. Lần lượt tới hôm nay, Châu Thành Thánh Ðịa mở rộng từ chơn núi Bà đi vòng ngả Cầu Khởi xuống Bến Kéo, trở về Mít Một.
Mãn trách nhiệm Thừa quyền Hộ Pháp ngày 1-12- Kỷ Sửu (dl 21-1-1950). Nhận chức vụ Tổng Thơ Ký Chánh Trị Ðạo năm Canh Dần (1951), khai thác 4 khu rừng 176, 316, 56 và 55 (Rạch Rễ Dưới) diện tích chung là 2.354 mẫu tây).
Lãnh nhiệm vụ Thống lãnh Văn Phòng Hộ Pháp do Thánh Lịnh ngày 7-5 nhuần năm Nhâm Thìn (dl 28-6-1952), điều chỉnh Cơ quan Hành Chánh Ðạo và Phước Thiện được hoàn mỹ hơn. Giữ gìn cho còn mãi sự tương liên mật thiết giữa Chức sắc Cửu Trùng Đài và Chức sắc Phước Thiện.
Ðứng trong Tam Ðầu Chế Hiệp Thiên Đài, đại diện chi Thế, do Thánh Lịnh ngày mùng 1-9-Ất Mùi (dl 16-10-1955), hiệp với Hội Thánh Cửu Trùng Đài gìn giữ mối Ðạo trong lúc Ðức Phạm Hộ Pháp nhập tịnh Trí Huệ Cung.
Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (người Công giáo) làm khó Ðức Phạm Hộ Pháp, nên Ðức Ngài đi Nam Vang ngừa tai họa. Ngô Ðình Diệm phái Ðặc sứ Nguyễn Ngọc Thơ đến Tòa Thánh gặp tôi đặng dàn xếp cho đừng xảy ra mối bất hòa nguy hiểm giữa quyền Ðạo và quyền Ðời.
Trong dịp nầy mới ra đời Thỏa Ước Bính Thân (1956) mà ai ai đều nhìn nhận là một linh phù khi thấy Ðạo được quyền Ðời kính nể. Vì kính nể mà Ðặc sứ Nguyễn Ngọc Thơ gán biệt hiệu cho tôi buổi nọ là Thầy Rùa.
Thỏa Ước nầy được ký kết giữa Ðặc sứ Nguyễn Ngọc Thơ, đại diện Chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà (thời Ngô Ðình Diệm) với Chức sắc đại diện Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Phước Thiện ngày 28-2-1956. (Xem Nội dung Thỏa Ước Bính Thân bên dưới)
Thay mặt Ðức Thượng Sanh trong lúc Ðức Thượng Sanh chưa về Tòa Thánh hành đạo (Thánh Lịnh Ðức Hộ Pháp số 65/HP ngày 6-5-Bính Thân, dl 14-6-1956).
Ngày 11-Giêng-Kỷ Hợi (dl 18-2-1959), lãnh phận sự Quyền Ðầu Sư, Ðạo Lịnh số 15/ÐL ngày 11-1-Kỷ Hợi. Sau khi nghỉ một thời gian ngắn, tái thủ nhiệm vụ Quyền Ðầu Sư, Ðạo Lịnh số 08/ÐL ngày 8-12-Canh Tý (dl 24-1-1961).
Sáng lập Bá Huê Viên, diện tích một mẫu rưỡi tây, bên kia Ðại lộ Phạm Hộ Pháp, trước Báo Ân Từ.
Ngày mùng 8-Giêng-Giáp Thìn (dl 20-2-1964) lãnh phận sự Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài, Vi Bằng Hội Thánh Hiệp Thiên Đài số 01/VB ngày 8-1-Giáp Thìn.
Ngày 14-11-Ất Tỵ (dl 6-12-1965), lãnh phận sự Thừa quyền Thượng Sanh, Thánh Lịnh số 27/Thiêng Liêng ngày 14-11-Ất Tỵ (dl 6-12-1965).
Ngày 21-2- Ất Tỵ (dl 23-3-1965) Trưởng Ban Thế Ðạo và Thống quản Ðại Ðạo Thanh Niên Hội.
Ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965) Thống quản Nữ phái Cửu Trùng Đài do Hiến Pháp bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965), chiếu Thánh giáo của Ðức Lý Giáo Tông Nhứt Trấn Oai Nghiêm đêm mùng 9-Giêng-Quí Mão (dl 2-2-1963).
Ngày 25-Giêng-Giáp Ngọ (dl 14-2-1966) Thống quản Cơ Quan Phước Thiện do Thánh Lịnh số 34/Thiêng Liêng ngày 25-1-Bính Ngọ.
Ngày 24-3-Bính Ngọ (dl 1-4-1966) Chủ Tọa Tòa Hiệp Thiên Đài.
Ngày mùng 3-12-Bính Ngọ (1966) lâm trọng bịnh.
Ngày 19-8-Ðinh Mùi (dl 29-9-1967) phục hồi sức khỏe và tiếp tục phận sự như cũ.
Thánh Lịnh số 04/Thiêng Liêng ngày 3-12-Ðinh Mùi (dl 2-1-1968) sửa đổi danh từ Trưởng Ban Thế Ðạo lại là Chưởng quản Ban Thế Ðạo.
Thánh Lịnh số 10/Thiêng Liêng ngày 2-2-Mậu Thân (dl 19-3-1968) tái thủ trách vụ Chủ Tọa Tòa Hiệp Thiên Đài.
Hiện thời đang lo thống nhứt các Chi Phái.
Sau đây chúng tôi xin chép nguyên văn Thỏa Ước Bính Thân (1956):
Sau các cuộc hội đàm ngày 22, 26 và 28 tháng 2 năm 1956, Ðại diện Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hoà và các đại diện Ðạo Cao Ðài Tây Ninh đồng đi đến sự thỏa thuận hoàn toàn các điểm sau đây:
I. Ðạo Cao Ðài Tây Ninh được tự do truyền bá và được tự do hội họp cúng kiếng theo phép Ðạo trong khắp nước Việt Nam.
Ðạo Cao Ðài Tây Ninh do các Chức sắc cao cấp trong Ðạo đại diện và dìu dắt trong lúc vắng mặt Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nhìn nhận chỉ biết hành đạo mà thôi, không làm chánh trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam và về mặt pháp lý, chịu hệ thống luật lệ hiện hành của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà do Ngô Tổng Thống lãnh đạo.
II. Những phần đất nào của Ðạo Cao Ðài ở Tây Ninh đã làm chủ vĩnh viễn bằng cách hoặc khẩn, hoặc mua, hoặc hưởng của cho, thì Ðạo Cao Ðài đặng toàn quyền sử dụng.
Những đất quốc gia nào trong vùng Tây Ninh, khi trước là rừng cấm hay đất hoang, đã được tín đồ Cao Ðài khai phá và được trong Ðạo Cao Ðài phân chia theo cách tiểu sản, sẽ được hợp thức hóa đúng theo tinh thần chương trình cải cách điền địa của Chánh phủ đang thi hành bằng cách sẽ cấp phát bằng khoán vĩnh viễn đúng theo thủ tục và thể lệ hiện hành cho mỗi người, để cho các tín đồ đóng thuế mỗi năm cho Chánh phủ theo số đất mình sẽ làm chủ.
Trong thời hạn không quá 3 tháng kể từ ngày Thỏa Ước nầy được chấp thuận, Ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh và đại diện Cao Ðài phải khởi sự hợp thức hóa sự cấp đất và phát bằng khoán vĩnh viễn cho các người choán đất.
III. Trong 6 làng: Long Thành, Hiệp Ninh, Cẩm Giang, Trường Hòa, Phước Hội, Ninh Thạnh, bao trùm 13 Phận đạo hiện hữu, Ðạo Cao Ðài được cử ra 2 hay là 3 tín đồ tùy theo chỗ để đại diện Ðạo cộng tác với mỗi Ban Hội Ðồng Hương chính.
IV. Trừ tiền hỷ cúng của tín đồ, Ðạo Cao Ðài bãi bỏ những thuế có thâu thuở giờ, hoặc trên đất Ðạo làm chủ, hoặc trên đất quốc gia, còn trong vùng ảnh hưởng của Ðạo.
Những Chợ hiện hữu trong vùng Ðạo thuộc 6 làng kể trên do Ðạo Cao Ðài tạo ra, dầu trên đất Ðạo cũng là nguồn lợi của quốc gia và chỉ có quốc gia mới được phép sắp đặt, sử dụng và hưởng huê lợi.
Dầu vậy, Chánh phủ cũng bằng lòng để Ðạo Cao Ðài thâu những chợ nầy trong khoảng 4 năm liên tiếp (1956, 1957, 1958, 1959) bằng cách đóng góp cho làng sở tại một số tiền mỗi tháng:
Số tiền thâu góp chợ mỗi ngày hay mỗi tháng do bên Ðạo và Ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh thỏa thuận nhất định một năm 2 lần, trong tháng 6 và tháng 12 dương lịch.
Về phần Chợ Long Hoa, Ðạo Cao Ðài đang cất, Hành Chánh tỉnh đảm nhận tiếp tục theo bản đồ đã có. Những tổn phí của Ðạo Cao Ðài đã xuất phát tới ngày nay, Hành Chánh tỉnh chịu trả lại, sau khi được đôi bên xác nhận tánh cách chi phí và số tiền. Số tiền nầy được trả phân kỳ không quá 4 năm, mỗi năm đóng một lần nhằm trong tháng 4 dương lịch.
V. Trật tự an ninh trong 13 Phận đạo theo tổ chức hiện thời của Ðạo sẽ đặt dưới hệ thống của Ban Hội Ðồng Hương chính của 6 làng nói trên. Các Ban nầy hành sự với những toán từ 20 đến 30 người Dân Vệ, gốc người tín đồ Cao Ðài, được Ông Tỉnh Trưởng chọn với sự đề cử của Ban Hội Ðồng Hương chính. Những toán Dân Vệ nầy được võ trang và trả lương theo thể lệ hiện hành. Hành Chánh tỉnh cấp súng, công nho làng trả lương.
VI. Cơ Thánh Vệ hiện hữu chỉ có phận sự về nghi lễ, giữ vẻ tôn nghiêm cho Ðạo trong các cuộc hành lễ lớn nhỏ trong Nội Ô. Số người có thể lên không quá 160 người do Ðạo Cao Ðài hoàn toàn chọn lựa và trả lương (nếu không phải làm công quả).
Người trong cơ Thánh Vệ có thể có võ trang nhưng phải xin phép sắm và giữ súng theo luật lệ hiện hành. Súng ống đạn dược do Ðạo Cao Ðài đài thọ.
Trong Nội Ô, các lực lượng quân sự và cảnh sát quốc gia không được xâm nhập, trừ khi phải can thiệp hoặc để thi hành phận sự theo luật lệ hiện hành hoặc để đem trật tự an ninh lại, hoặc vì xảy ra thường tội hay trọng tội.
VII. Ðược miễn thuế (đủ các sắc) theo thể lệ hiện hành:
- Những Tu viện, Trường học cùng Dưỡng đường của Ðạo Cao Ðài Tây Ninh cất ra hoặc trên đất Ðạo hoặc trên đất quốc gia.
- Những đất trên đó có những bất động sản nói trên. Hiện hữu những bất động sản có tên trong bản đính theo đây, được miễn thuế.
VIII. Các công trình của Ðạo Cao Ðài về mặt xã hội, y tế, mở mang hay tu bổ kiều lộ trong vùng Ðạo, sau khi giao cho Hành chánh Tỉnh Tây Ninh đảm nhận, thì sẽ được tiếp tục tiến hành với sự hợp tác của các Chức sắc chuyên môn của Ðạo Cao Ðài.
HIỆP THIÊN ÐÀI | CỬU TRÙNG ÐÀI | PHƯỚC THIỆN |
Bảo Thế (ký tên) Lê Thiện Phước |
Thái Chánh Phối Sư (ký tên) Thái Bộ Thanh |
Chơn Nhơn (ký tên) Trịnh Phong Cương |
Tiếp Pháp (ký tên) Trương văn Tràng |
Thượng Chánh Phối Sư (ký tên) Thượng Sáng Thanh |
Ðạo Nhơn (ký tên) Nguyễn văn Phú |
Hiến Pháp (ký tên) Trương Hữu Ðức |
Ngọc Chánh Phối Sư (ký tên) Thượng Tước Thanh |
Ðạo Nhơn (ký tên) Trần văn Lợi |
Tiếp Ðạo (ký tên) Cao Đức Trọng |
Ðạo Nhơn (ký tên) Ðỗ văn Viên |
Năm 1960, Ðức Hộ Pháp giáng cơ tại Giáo Tông Ðường, khen Ngài Bảo Thế bằng bài thơ khoán thủ: Bảo Thế Cứu Nước:
Ngày 6-2-Ất Tỵ (dl 8-3-1965) Ðức Phạm Hộ Pháp cũng có giáng cho Ngài Bảo Thế bài thi khoán thủ: "Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Ðài Thừa mạng":
Ngài Bảo Thế lúc về già bị bệnh bán thân bất toại, sức khỏe yếu dần và Ngài đăng Tiên vào lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 17-3-Ất Mão (dl 27-4-1975) hưởng thọ 81 tuổi.
Ðàn cơ đêm 18-3-Ất Mão (dl 29-4-1975) tại Cung Ðạo Ðền Thánh hồi 19 giờ, Phò loan: Hiến Pháp - Khai Ðạo, Ðức Phạm Hộ Pháp giáng cơ cho bài thài tế lễ Ngài Bảo Thế:
Chào chư Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện.
Quí bạn có điều chi hỏi?
Chưởng Ấn bạch: Xin bài thài tế lễ Ngài Bảo Thế.
- Bài thài chúng ta đã thấy: "Bảo Thế Cứu Nước" đã trúng lúc, vậy cứ dùng bài ấy thài cúng tế Bảo Thế.
- Còn về bài thài mà Hiến Pháp đã cho để cúng tế chung chư vị Thời Quân thì cứ dùng như vậy trong lễ cúng tế chung.
Bần đạo ban ơn lành cho Hội Thánh và toàn thể.
THĂNG
Ngài Bảo Thế giáng cơ, lấy hiệu Vân Phong:
Ngài Bảo Thế lúc sinh tiền, rất ít làm thơ, may mắn chúng tôi sưu tầm được bài thi của Ngài họa thi Bát Nương:
BÀI XƯỚNG của BÁT NƯƠNG:
BÀI HỌA của NGÀI BẢO THẾ: