Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Triết học - Triết lý học
哲理學 |
A: The philosophy. |
P: La philosophie. |
Triết: sự sáng suốt hiểu biết đến cái lẽ tận cùng. |
Lý: cái lẽ của sự vật. |
Học: môn học. |
Triết học hay Triết lý học là môn học về Triết lý.
Triết lý là nghiên cứu để hiểu biết cái lẽ sâu xa tận cùng của một sự vật, hay của một hiện tượng.
Người ta cũng định nghĩa Triết học là môn học nghiên cứu về nguyên lý của vũ trụ và nhân sinh.
Triết gia hay Triết học gia: nhà nghiên cứu về Triết học và có đưa ra học thuyết về Triết lý.
✦ Chiết tự theo chữ Nho: Chữ Triết 哲 gồm bộ Thủ 扌 hợp với chữ Cân 斤 và bên dưới có chữ Khẩu 口.
Thủ là nắm giữ, Cân là cân đo xem xét, Khẩu là cái miệng để nói. Hội ý 3 phần lại thì chữ Triết có ý nói về sự xem xét phân tích để tìm hiểu, tức là cách vật trí tri, nghĩa là phân tích sự vật để tìm hiểu đến cái lẽ tận cùng của nó.
Kinh Thư có viết: Tri chi viết minh Triết, nghĩa là: biết đây là minh Triết.
Sách Hồng Phạm có viết: Minh tác Triết, nghĩa là: sáng suốt làm ra Triết. Tri nhân tác Triết, nghĩa là: biết người thì làm ra Triết.
✦ Chiết tự theo tiếng Hy Lạp: Triết học, tiếng Hy Lạp là: PHILOSOPHIA, gồm: PHILO là ái, SOPHIA là tri thức, đạo lý. Philosophia là ái tri.
Các Triết gia Tây phương định nghĩa Triết học như sau:
Triết học, kể từ lúc khởi thủy, đã gồm hai mục tiêu khác nhau nhưng mật thiết quan hệ nhau: một đàng nhằm mục đích giải thích sự cấu tạo của thế giới; một đàng cố khám phá và giáo hóa đường lối sinh hoạt hoàn toàn hơn cho nhơn loại.
Kể từ Héraclite cho tới Hégel và cả Karl Marx, không bao giờ Triết học lãng quên hai mục tiêu ấy, không bao giờ nó hoàn toàn chỉ là lý thuyết suông, hay hoàn toàn là thực hành, mà luôn luôn nó tìm lý thuyết, tìm một quan niệm có hệ thống về vũ trụ để ứng dụng làm cơ sở cho một nền luân lý thực hành.
Như thế, theo các định nghĩa Triết học của các nhà Hiền triết Đông Tây nêu trên thì Triết học phải dựa vào thái độ của một dân tộc hay của nhơn loại đối với vũ trụ và nhân sinh, để tổ chức hệ thống hoá thành một quan niệm về vũ trụ và nhân sinh mỗi ngày một thêm hoàn thiện hoàn mỹ.
TÓM LẠI:
Triết học hay Triết lý học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về nguyên lý của vạn vật trong vũ trụ, tìm hiểu sự vật tới cái lẽ tận cùng sâu xa của nó, bao gồm hai yếu tố:
Vấn đề cơ bản của Triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy con người đối với những tồn tại của thế giới tự nhiên và xã hội, tức là vấn đề:
Ngay từ thời xa xưa, các Triết gia đã chia ra thành hai trường phái đối lập nhau rõ rệt về vấn đề nầy:
Cuộc đấu tranh của hai phái Triết học trên đã trở thành qui luật phát triển của tri thức Triết học.
Trên dòng lịch sử phát triển Triết học, nảy sanh nhiều nhóm nhiều phái, nhưng tựu trung đều không vượt qua ngoài hai trường phái lớn đối lập nêu trên: Duy Tâm và Duy Vật.
"Sự đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy Tâm và Duy Vật xuyên qua toàn bộ lịch sử Triết học làm thành một trong những động lực chánh thúc đẩy sự phát triển Triết học.
Cuộc đấu tranh nầy gắn chặt sự phát triển của xã hội với các quyền lợi kinh tế, chánh trị, tư tưởng của các từng lớp xã hội.
Việc giải thích rõ thêm các vấn đề riêng biệt của khoa Triết học đã dẫn đến tiến trình phát triển của Triết học, sự tách ra trong bản thân nó những mặt khác nhau với tính cách những bộ phận tương đối độc lập và đôi khi rất khác biệt.
Các bộ phận đó là: Bản Thể luận, Nhận Thức luận, Đạo Đức học, Tâm Lý học, Mỹ học, Xã Hội học, Lịch sử Triết học, v.v...
Đồng thời, do còn thiếu những tri thức cụ thể, nên Triết học tìm cách thay thế các mối liên hệ và các qui luật còn chưa biết của thế giới bằng những điều tưởng tượng, do đó nó biến thành một khoa học đặc biệt, đứng trên tất cả các khoa học khác, trở thành một "Khoa học của các khoa học".
Đối với thế giới tự nhiên, Triết học nầy đóng vai Triết học tự nhiên, đối với lịch sử, nó đóng vai Triết học lịch sử."
Theo như định nghĩa Triết học của triết gia Russel (Bertrand Russel), Triết học luôn luôn bao gồm hai mục tiêu khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau.
Hai mục tiêu đó là:
Không bao giờ Triết học lãng quên hai mục tiêu nầy, hay cho rằng hai mục tiêu nầy không quan trọng, hay mục tiêu nầy quan trọng hơn mục tiêu kia. Bởi vì lý thuyết phải đi đôi với thực hành thì lý thuyết kia mới có giá trị.
Cho nên, quan niệm về vũ trụ phải được ứng dụng làm cơ sở cho quan niệm nhân sinh.