Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Sự Thành Hình của Vũ Trụ
Đạo Cao Đài tin tưởng rằng Đức Chí Tôn là nguồn gốc của Càn Khôn Vũ trụ, và Đức Phật Mẫu là Đấng Tạo Hoá của muôn loài.
Về nguồn gốc của con người, Đức Chí Tôn có dạy như sau:
Thầy là Đại Linh Quang, và con người là tiểu Linh quang. Thầy là các con, các con là Thầy.
Cũng như trong Thiên Chúa giáo: “Ta và Cha ta là một” và trong Phật giáo: “Tâm tức Phật, Phật tức tâm, Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.”
Về sự thành hình của Càn Khôn Vũ trụ, Đức Cao Đài có dạy rằng:
“Thầy đã nói với các con rằng khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới thì Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy, và ngôi của Thầy là Thái Cực.
Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi ra Tứ Tượng, Tứ Tượng Biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi chung là Chúng sanh.
Các con đủ hiểu rằng chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơn linh Thầy mà ra, hể có sống ắt có Thầy, Thầy là Cha sự sống”. (TNHT. 1968, tr. 62)
Trước khi chưa định ngôi Thái Cực thì trong khoảng không gian ấy còn đương mịt mịt mờ mờ với khí hồng mông, vì đó còn trong thời kỳ bổn nguyên vậy.
Không gian ấy tức là Vô Cực. Trong Vô Cực ấy lại có cái Nguyên Lý Thiên Nhiên tuyệt diệu tuyệt huyền, rồi lại có thêm một cái Nguyên Khí Tự Nhiên nữa. Lý với Khí ấy tức là Âm với Dương trong buổi Hồng Nguyên thời đại.
Lý, Khí ấy lại lần lần ngưng kết với nhau mà đông tụ lâu đời nhiều kiếp mới thành ra một khối tinh quang rất đầy đủ các sự tốt đẹp.
Chừng đúng ngày giờ khối ấy mới nổ tung ra một tiếng vang lừng dữ dội phi thường, làm cho rúng động cả không gian, bèn có một điểm Linh quang từ trong tiếng nổ ấy văng ra mà lẫn lộn quây quần giữa chốn không trung, dang tủa hào quang rất chiếu diệu rạng ngời, trùng trùng điệp điệp, rực rỡ chói loà khắp cả mọi nơi.
Ấy chính là ngôi Chúa Tể của Càn Khôn Vũ trụ đã biến hoá ra vậy, mà Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành, trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hoá, vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành, thống chưởng cả Càn Khôn Vũ Trụ, và lấy cơ thể âm dương mà phân thanh biện trược, là máy động tịnh để gom tụ cái Hư Vô đặng hoá sanh muôn loài vạn vật.
Đạo Cao Đài quan niệm rằng trong Càn Khôn thế giái có 12 từng Trời gọi là Thập Nhị Khai Thiên, trong đó (3) ba từng cao nhất gọi là:
Còn 9 từng Trời còn lại là (9) chín từng Trời Tạo Hoá được sắp đặt từ thấp lên cao. Từng thấp nhứt thì nặng nề, càng lên cao thì càng nhẹ.
Nếu lúc còn sống con người biết tu tâm dưỡng tánh, khi con người qua đời, chơn hồn sẽ nhẹ nhàng và được lên ở những cõi Trời cao, ngược lại nếu chơn hồn vẫn còn tham lam với nhiều dục vọng chơn hồn sẽ trở nên nặng nề và chỉ có thể ở được những cõi Trời thấp.
Muôn vật trong càn khôn vũ trụ đều do âm quang và dương quang mà được tạo thành. Tuỳ theo tỷ lệ của âm quang và dương quang, chơn hồn trở nên nặng nề hoặc nhẹ nhàng.
Chơn hồn nào có nhiều dương quang sẽ trở nên nhẹ nhàng và sẽ lên được những cõi Trời cao (có thể gọi là cõi Thiên đàng), còn chơn hồn nào nặng trược có nhiều âm quang hơn dương quang thì sẽ ở những nơi thấp, nặng nề tối tăm lạnh lẽo (có thể gọi là Ngạ quỷ, Súc sanh hay Địa ngục).
Chơn hồn có thể so sánh như quả khí cầu. Lục dục thất tình tham sân si và các tội ác, nghiệp chướng có thể được coi như những túi cát. Nếu bỏ đi được một tình cảm thấp hèn, thì giống như bỏ bớt đi một túi cát, và quả khí cầu được nhẹ hơn và sẽ được bay lên cao hơn.
Nếu bỏ đi được tất cả mọi lục dục thất tình và loại trừ mọi nghiệp chướng thì con người sẽ có thể lên được cõi Trời cao nhất là cõi Niết bàn.
Sau khi ngôi Thái Cực phân định âm dương (thời kỳ Lưỡng Nghi), Đức Diêu Trì Kim Mẫu dụng khí âm dương để tạo nên Càn Khôn Vũ trụ với 9 từng Trời Tạo Hoá.
Bài kinh đệ Cửu cửu có diễn tả cõi trời Tạo Hoá như sau:
Vì có tất cả là 9 từng Trời Tạo Hoá, nên sau khi chết người tìn đồ Cao Đài phải làm lễ cầu nguyện cho người chết 9 lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày để cho chơn hồn có thể vượt qua được 9 từng Trời. Và những buổi lễ cầu nguyện được gọi tắt là lễ Cúng cửu.
Hai trăm ngày sau, Cửu thứ 9 là lễ Tiểu Tường để cầu nguyện cho linh hồn lên được từng Trời Hư Vô Thiên. Sau lễ Tiểu Tường 300 ngày, là lễ Đại Tường để cầu nguyện cho linh hồn được về cõi Hỗn Nguơn Thiên.
Khoa học hiện đại đã tìm thấy rằng trong cõi Hư vô có hằng hà sa số hạt năng lượng được tạo thành và huỷ diệt không ngừng không khác với quan niệm sắc không trong kinh Bát Nhả của Phật giáo:
Và khoa học cũng tin tưởng rằng vũ trụ đã được hình thành từ hư vô, sau một tiếng nổ lớn (hiện tượng Big bang) và một khối lửa lớn được tạo thạnh và sau đó là càn khôn vũ trụ.
Công thức E=mc² chứng minh rằng năng lượng có thể biến thành vật chất và ngược lại. Và những năng lượng ấy là âm điện tử và dương điện tử tương ứng với âm quang và dương quang của đạo học.
Đại học Stanford vẫn còn làm những thí nghiệm để tạo thành vật chất từ âm điện tử và dương điện tử. Điều này cho thấy rõ rằng muôn vật đều được cấu tạo từ những nguyên tử, những nguyên tử này được cấu thành từ âm điện tử và dương điện tử, và những điện tử chuyển động không ngừng, dù trong vật chất vô tri hay trong sanh vật hữu tri.
Tóm lại, Tôn giáo và khoa học cùng cho rằng Càn khôn Vũ trụ được tạo thành từ Hư Vô, mà Tôn giáo còn gọi là đấng Thượng Đế.
Chúng sanh đều do Linh Quang của Thuợng Đế mà thành và được gọi là Tiểu Linh quang. Tiểu Linh quang được bao bọc bằng một cái vỏ vất chất và thất tình lục dục nặng nề.
Khi chúng sanh biết tu hành làm cho thân tâm trong sạch nhẹ nhàng, Chơn hồn sẽ có thể trở về được hiệp một cùng Thượng Đế.