Column 1 of row 1 | Column 2 of row 1 |
Column 1 of row 2 | Column 2 of row 2 |
Quyển I: Đạo Sử Xây Bàn năm Ất Sửu (1925) - Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu |
1. Lời Tựa.
Với bằng chứng minh bạch, có nhiều vị hỏi tôi muốn xem Thánh giáo của Ðức Chí Tôn đến khai Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ mà không biết tìm ở đâu có?
Tôi trả lời theo câu hỏi nầy: Trọn bộ Thánh giáo Thầy đến khai Ðạo hồi năm 1926, 1927, 1928, 1929 khi Ðức Thượng Phẩm qui Thiên 1929 thì tôi chuyển dâng lên Ðức Hộ Pháp tất cả bổn chánh là 15 tập 100 pages, tôi chỉ còn bổn thảo mà thôi, nhưng mấy năm về trước, thuyền Ðạo không an lái nên bị mối ăn lạc mất rất nhiều, hiện nay tôi chỉ còn lưu giữ lại một phần ít.
Mặc dầu còn ít, tôi nghĩ vì cơ truyền Ðạo do nơi Thánh giáo để Chức Sắc có tài liệu đặng khi hành Ðạo đem phổ thông chơn đạo của Thầy cho đời thấy cơ huyền diệu của Chí Tôn, Phật Mẫu cùng các Ðấng Thiêng Liêng đến mở Ðạo kỳ ba nầy.
Hôm nay tuổi tôi đã quá thất tuần, tôi vẫn còn tinh thần đầy đủ sức khoẻ, trước giờ tôi từ giã cõi trần, nên tôi tìm được tài liệu là Thánh giáo của các Ðấng Thiêng Liêng để lập thành tập Thánh giáo nầy, kính hiến cho quý Chức Sắc để làm kỷ niệm của báu Thiêng Liêng hầu hiểu biết lịch sử của các Ðấng đã dày công đến mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tại cõi Á Ðông nầy.
Trước khi dứt hơi thở cuối cùng của tôi, tôi xin góp chút công quả hiến tập Thánh giáo nầy cho Ðạo để làm kỷ niệm.
2. Khai Đạo Nơi Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (29-9-1926), ông Cựu Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung vâng Thánh ý hiệp với chư Ðạo Hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường đứng tên vào Tịch Ðạo để khai Ðạo với Chánh Phủ.
Tờ Khai Ðạo đến ngày Mùng một tháng chín (07- 10-1926) mới gởi lên Chánh Phủ cho quan Nguyên Soái Nam Kỳ là ông Le Fol. Trong tờ nầy có 28 người đứng tên thay mặt cho cả chư Ðạo Hữu có tên trong Tịch Ðạo.
Tờ Khai ấy làm bằng chữ Lang Sa, phiên dịch ra như vầy:
Kính cùng Quan Thống Ðốc Nam Kỳ Sài Gòn,
Chúng tôi đồng ký tên dưới đây, kính cho Quan lớn rõ:
Vốn từ trước, tại cõi Ðông Pháp có ba nền Tôn Giáo lớn là: Thích Giáo, Lão Giáo, và Khổng Giáo, Tiên Nhơn chúng tôi sùng bái cả ba Ðạo ấy, lại nhờ do theo Tôn chỉ quý báu của các Chưởng Giáo truyền lại mới được an cư lạc nghiệp.
Trong sử còn ghi câu: “Gia vô bế hộ, lộ bất thập di”, chỉ nghĩa là con người thuở ấy an nhàn cho đến đổi ban đêm ngủ không đóng cửa nhà, còn ngoài đường thấy của rơi không ai thèm lượm.
Nhưng buồn thay cho đời thái bình phải mất vì mấy duyên cớ sau nầy:
Thấy tình thế như vậy mà đau lòng, cho nên nhiều người An Nam, vì căn bổn, vì Tôn Giáo, đã tìm phương thế hiệp Tam Giáo lại làm một (Quy nguyên phục nhứt) gọi là Ðạo Cao Ðài hay là Ðại Ðạo.
May mắn cho chúng sanh, Thiên tùng Nhơn nguyện, Ðức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ hằng giáng Ðàn dạy Ðạo và hiệp Tam Giáo lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tại cõi Nam nầy.
Tam Kỳ Phổ Ðộ nghĩa là Ðại Ân Xá lần thứ ba, những lời nói của Ðức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ giáng cơ dạy chúng tôi đều cốt để truyền bá Tôn chỉ Tam Giáo.
Ðạo Cao Ðài dạy cho biết:
Chúng tôi gởi theo đây cho quan lớn nghiệm xét:
Chủ ý của chúng tôi là muốn làm sao cho nhơn loại được cộng hưởng cuộc hòa bình như buổi trước. Ðược như vậy, chúng sanh sẽ thấy đặng thời kỳ mới mẻ cực kỳ hạnh phúc không thế nào tả ra đặng.
Chúng tôi thay mặt cho nhiều người An Nam, mà đã nhìn nhận sở hành của chúng tôi và đã ký tên vào tờ Ðạo Tịch ghim theo đây, đến khai cho quan lớn biết rằng: Kể từ ngày nay chúng tôi đi phổ thông Ðại Ðạo khắp cả hoàn cầu.
Chúng tôi xin quan lớn công nhận Tờ Khai Ðạo của chúng tôi.
Ký tên:
– Mme Lâm Ngọc Thanh: | Nghiệp chủ ở Vũng Liêm. |
– M. Lê Văn Trung: | Cựu Thượng Nghị Viện, thưởng thọ Ngũ Ðẳng Bửu Tinh (Chợ Lớn). |
– Lê Văn Lịch: | Thầy tu - làng Long An (Chợ Lớn). |
– Trần Ðạo Quang: | Thầy tu - làng Hạnh Thông Tây (Gia Ðịnh). |
– Nguyễn Ngọc Tương: | Tri phủ - chủ quận Cần Giuộc. |
– Nguyễn Ngọc Thơ: | Nghiệp chủ - Sài Gòn. |
– Lê Bá Trang: | Ðốc Phủ Sứ - Chợ Lớn. |
– Vương Quan Kỳ: | Tri Phủ sở Thuế Thân - Sài Gòn. |
– Nguyễn Văn Kinh: | Thầy tu - Bình Lý Thôn, Gia Ðịnh. |
– Ngô Tường Vân: | Thông Phán - Sở Tạo Tác, Sài Gòn. |
– Nguyễn Văn Ðạt: | Nghiệp chủ - Sài Gòn. |
– Ngô Văn Kim: | Ðiền chủ- Ðại Hương Cả, Cần Giuộc. |
– Ðoàn Văn Bản: | Ðốc Học trường Cầu Kho. |
– Lê Văn Giảng: | Thơ toán hảng Ippolito - Sài Gòn. |
– Huỳnh Văn Giỏi: | Thông Phán sở Tân Ðáo - Sài Gòn. |
– Nguyễn Văn Tường: | Thông Ngôn sở Tuần Cảnh- Sài Gòn. |
– Cao Quỳnh Cư: | Thư ký Sở Hỏa Xa - Sài Gòn. |
– Phạm Công Tắc: | Thư ký Sở Thương Chánh - Sài Gòn. |
– Cao Hoài Sang: | Thư ký Sở Thương Chánh - Sài Gòn. |
– Nguyễn Trung Hậu: | Ðốc Học Trường Tư Thục Ða Kao. |
– Trương Hữu Ðức: | Thư ký Sở Hỏa Xa - Sài Gòn. |
– Huỳnh Trung Tuất: | Nghiệp chủ Chợ Ðuổi - Sài Gòn. |
– Nguyễn Văn Chức: | Cai Tổng - Chợ Lớn. |
– Lại Văn Hành: | Hương Cả - Chợ Lớn. |
– Nguyễn Văn Trò: | Giáo Viên - Sài Gòn. |
– Nguyễn Văn Hương: | Giáo Viên - Ða Kao. |
– Võ Văn Kỉnh: | Giáo Tập - Cần Giuộc. |
– Phạm Văn Tỷ: | Giáo Tập - Cần Giuộc. |
Phụ ghi: Tài liệu nầy có trong quyển Tiểu Sử Ðức QUYỀN GIÁO TÔNG
Phổ Độ Lục Tỉnh
Khai Ðạo xong rồi, việc phổ độ Lục Tỉnh, kể từ tháng 9 năm Bính Dần chia ra như vầy:
• Ông Nguyễn Văn Tương và ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý, lại đi khắp nơi giảng Ðạo để độ rỗi người quen.
Kết quả cuộc phổ thông nầy rất nên long trọng, chỉ có một tháng mấy mà kể ra có mấy vạn người nhập môn cầu Ðạo.
Mùng 10 tháng 10 là ngày tạm ngưng việc phổ độ, để lo sắp đặt lễ Khánh Thành Thánh Thất ở Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh).
A. Sự tích cảnh Chùa Từ Lâm Gò Kén.
Cảnh chùa nầy vốn của Hòa Thượng Như Nhãn, ở chùa Giác Hải (Chợ Gạo) quyên tiền trong Bổn Ðạo của ông mà lập ra.
Tháng 7 năm Bính Dần (Aout 1926), ông tình nguyện dâng chùa ấy cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ để làm Thánh Thất. Khi ấy chùa cất mới vừa xong, nhưng chưa sơn phết, chưa tráng xi măng và chung quanh chùa vẫn còn bụi cây sầm uất.
Ông Nguyễn Ngọc Thơ phải ra tiền lo việc ấy cho hoàn tất, lại còn dựng cốt Phật Thích Ca và khai thác các việc khác như là: Ðốn cây, trồng kiển, đắp đường cho xe hơi vô tận chùa và cất Tịnh Thất...
B. Ngày khai Thánh Thất.
Ðêm 14 rạng mặt Rằm tháng 10 năm Bính Dần (18 Novembre 1926) là đêm làm Lễ Khánh Thành Thánh Thất Từ Lâm Tự.
Ông Lê Văn Trung thay mặt cho Bổn Ðạo mời đủ các Chức Sắc, Viên quan Lang Sa và An Nam đến dự lễ ấy. Chư Bổn Ðạo và Chư Thiện Nam Tín Nữ hiện diện kể đến hằng muôn. Hội Thánh tiếp đãi khách một cách ân cần trọng hậu. Ngoài cúng phẩm ra thì không thâu tiền bạc gì cả.
C. Dời Thánh Thất về làng Long Thành Tây Ninh.
Vì cuộc biến nọ, vì trường công kích kia mà Hòa Thượng Như Nhãn ngã lòng và Bổn Ðạo của ông đã cúng tiền cất Từ Lâm Tự cũng vì đó mà buộc ông đòi Chùa lại.
Hội Thánh buộc phải giao Chùa lại cho ông Như Nhãn đoạn mới mua một sở rừng 140 mẫu giá 25 ngàn tọa lạc ở làng Long Thành. Khai phá được chừng 10 mẫu rồi mới cất Tòa Thánh tạm mà an bài nơi đó kể từ tháng 2 năm Ðinh Mão.
Lúc bấy giờ, Ðạo phải trải qua nhiều lối chông gai, nhiều đường khổ hạnh, nhưng người chủ trương việc Ðạo, nhứt là ông Cao Quỳnh Cư đem hết dạ nhiệt thành, hết bầu tâm huyết mà sắp đặt trật tự bên trong và chống trả với phản động lực bên ngoài (đời Pháp thuộc).
Ðến đây, tôi xin ngừng bút, tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ cho quý độc giả rõ biết sơ lược về gốc tích Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
4. Ðức Chí Tôn dạy “Thầy là Chư Phật, Chư Phật là Thầy... Các con là Chư Phật, Chư Phật là các con...”.
Vì Tân Luật chưa ra nên Thầy phải giải, đã có Thánh Tượng Thầy, thì là cốt Ngọc Hoàng còn để lại chẳng nghĩa chi hết. Thầy nói cho các con rõ, vì cớ nào trước từ Nhứt Tổ chí Lục Tổ thì Thầy ngồi trước, vì trước lớn là phải vậy.
Khai Thiên Ðịa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói, một chơn thần mà biến hóa Càn Khôn Thế Giái và cả nhơn loại. Thầy là Chư Phật, Chư Phật là Thầy.
Các con là Chư Phật, Chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Nên Thầy khai Bát Quái mà tạo thành Càn Khôn Thế Giái, nên mới gọi là Pháp. Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vạn Vật, rồi mới tới có người nên gọi là Tăng.
Thầy là Phật của cả Pháp và Tăng, lập thành các Ðạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.
Thầy lập Phật Giáo vừa khi khai Thiên lập Ðịa, nên Phật Giáo là trước, kế Tiên Giáo rồi mới tới Nho Giáo, nay Hạ Ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.
Tỷ như lập Tam Giáo qui nhứt thì:
Nên Thầy phải ngồi sau Chư Phật, Tiên, Thánh, Thần mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí chính là Niết Bàn đó vậy.
Còn như Hộ Pháp đã xuống trần rồi còn thờ chi nữa, nên các con nên lập ra ba bài vị đề:
Còn cổ lễ thì cúng:
5. Thiên Phong.
Chưởng Pháp | ||
Tương (Minh Sư) | Thuyết Pháp Ðạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Ðạo Sĩ “Chưởng Pháp phái Thượng” |
Ngày 10-9-Bính Dần |
Như Nhãn (Huề Thượng Giác Hải) | Quan Pháp Truyền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật Linh Diệu Ðạo Sĩ, “Chưởng Pháp phái Thái” |
|
Thụ (Minh Sư ở chùa Vĩnh Nguyên Tự) | Nho Tông Chưởng Giáo Tuyến Ðạo Thuyền Sư Ðại Ðức Ðại Hòa Ðạo Sĩ “Chưởng Pháp phái Ngọc” |
Ngày 10-9-Bính Dần |
Ðầu Sư | ||
Lê Văn Trung | Thượng Trung Nhựt | Rằm tháng 3 Bính Dần |
Lê Văn Lịch | Ngọc Lịch Nguyệt | Rằm tháng 3 Bính Dần |
Thiện Minh | Thái Minh Tinh | Ngày 13-10-Bính Dần |
Phối Sư (Phái Ngọc) | ||
Lê Bá Trang | Ngọc Trang Thanh | Mùng 3 tháng 7 Bính Dần |
Phối Sư (Phái Thượng) | ||
Tương (Phủ) | Thượng Tương Thanh | Ngày 17-05-Bính Dần |
Hóa | Thượng Hóa Thanh | Ngày 19-08-Bính Dần |
Phối Sư (Phái Thái) | ||
Nguyễn Ngọc Thơ | Thái Thơ Thanh | Ngày 02-07-Bính Dần |
Giáo Sư (Phái Ngọc) | ||
Kinh | Ngọc Kinh Thanh | Mùng 8 tháng 6 Bính Dần |
Vân | Ngọc Vân Thanh | Mùng 8 tháng 6 Bính Dần |
Ðạt | Ngọc Ðạt Thanh | Mùng 8 tháng 6 Bính Dần |
Mùi | Ngọc Mùi Thanh | Mùng 8 tháng 6 Bính Dần |
Thông | Ngọc Thông Thanh | Ngày 28-09-Bính Dần. |
Giáo Sư (Phái Thượng) | ||
Kỳ | Thượng Kỳ Thanh Tiên Sắc Lang Quân Nhậm Thuyết Ðạo Giáo Sư (Rằm tháng 3 Bính Dần) |
Ngày 14 tháng 5 Bính Dần. |
Kim | Thượng Kim Thanh | Ngày 17 tháng 5 Bính Dần |
Chức | Thượng Chức Thanh | Ngày 19 tháng 8 Bính Dần |
Hành | Thượng Hành Thanh | Ngày 29 tháng 8 Bính Dần |
Vinh | Thượng Vinh Thanh | Ngày 09 -09 Bính Dần |
Ðịnh | Thượng Ðịnh Thanh | Ngày 28 tháng 9 Bính Dần |
Hoài | Thượng Hoài Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Hoài | Thượng Hoài Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Hoài | Thượng Hoài Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Lai | Thượng Lai Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Son | Thượng Châu Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Búp | Thượng Búp Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Viễn | Thượng Viễn Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Tín | Thượng Tín Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Nhơn | Thượng Nhơn Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần |
Rút một đoạn Thánh giáo ngày Rằm tháng 10 Bính Dần (Vendredi Novembre 1926): – Các con cứ lấy tên mình mà lót giữa và để chữ Thượng trước, duy có Son tên chữ Nôm, Thầy sửa lại là Châu ...
Giáo Sư (Phái Thái) | ||
Nhung | Thái Nhung Thanh | Rằm tháng 7 Bính Dần |
Luật | Thái Luật Thanh | 22 tháng 7 Bính Dần |
Bính | Thái Bính Thanh | 07 tháng 8 Bính Dần |
Giáo Hữu (Phái Thượng) | ||
Giỏi | Thượng Giỏi Thanh | 23-8-Bính Dần. |
Bản | Thượng Bản Thanh (Tiên Ðạo Công Thần Thuyết Ðạo Sư) Rằm tháng 3 Bính Dần |
25-8-Bính Dần |
Giảng | Thượng Giảng Thanh | 25 tháng chạp Bính Dần |
Phạm Văn Thấp | Thượng Thấp Thanh | 17-09-Bính Dần |
Huỳnh Văn Sơn | Thượng Sơn Thanh | 17-09-Bính Dần |
Lê Văn Cúc | Thượng Cúc Thanh | 17-09-Bính Dần |
Nguyễn Văn Phương | Thượng Phương Thanh | 17-09-Bính Dần |
Võ Văn Kinh | Thượng Kinh Thanh | 17-09-Bính Dần |
Bùi Văn Thiên | Thượng Thiên Thanh | 17-09-Bính Dần |
Nguyễn Văn Cúc | Thượng Cúc Thanh | 17-09-Bính Dần |
Nhơn | Thượng Nhơn Thanh | 27-09-Bính Dần |
Nghi | Thượng Nghi Thanh | 27-09-Bính Dần (Rạch Giá) |
Lân | Thượng Lân Thanh | 02 tháng 09 Bính Dần (Vũng Liêm) |
Bích | Thượng Bích Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần (Cần Thơ) |
Huỳnh Văn Tuất | Thượng Tuất Thanh | Rằm tháng 10 Bính Dần (SàiGòn) |
Trịnh Văn Kỳ | Thượng Kỳ Thanh | 21-10-Bính Dần (Tây Ninh) |
Sâm | Thượng Sâm Thanh | 26-10-Bính Dần (Chợ Lớn) |
Tu | Thượng Tu Thanh | 26-10-Bính Dần (SàiGòn) |
Ty | Thượng Ty Thanh | 26-10-Bính Dần (Cần Giuộc) |
Tiếp | Thượng Tiếp Thanh | 26-10-Bính Dần (Cần Giuộc) |
Tường | Thượng Tường Thanh | 26-10-Bính Dần (SàiGòn) |
Bùi Văn Dứa | Thượng Dứa Thanh | 28-10-Bính Dần (Tây Ninh) |
Kiệt | Thượng Kiệt Thanh | 30-10-Bính Dần |
Lễ Sanh | ||
Bản | 14-05-Bính Dần | |
Giảng | 14-05-Bính Dần | |
Tường | 14-05-Bính Dần | |
Giỏi | 14-05-Bính Dần | |
Nhơn | 17-05-Bính Dần | |
Kinh | 17-05-Bính Dần | |
Tỵ | 17-05-Bính Dần | |
Tiếp | 17-05-Bính Dần | |
Tuất | 23-08-Bính Dần | |
Nguyễn Văn Trò | 25-08-Bính Dần | |
Hương | 25-08-Bính Dần | |
Của | 26-10-Bính Dần | |
Học | 26-10-Bính Dần | |
Huỳnh Văn Ðáng | 26-10-Bính Dần | |
Qui | 26-10-Bính Dần | |
Ðờn | 26-10-Bính Dần | |
Thuận | 26-10-Bính Dần | |
Phi | 26-10-Bính Dần | |
Bảo | 26-10-Bính Dần | |
Trần Văn Xương | 26-10-Bính Dần | |
Trần Văn Uông | 26-10-Bính Dần | |
Tạ (Trần Văn Tạ) | 26-10-Bính Dần | |
Hoằng | ||
Mỹ Ngọc | ||
Mắc Mục Thanh | 26-10-Bính Dần | Phụ Ðạo Chưởng Nghiêm Pháp Quân |
Phò Loan | |
Ðức, Hậu | Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ |
Nghĩa, Tràng | Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ |
Tươi, Chương | Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ |
Kim, Ðãi | Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ |
Mai, Nguyên | Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ |
Mạnh, Phước | Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ |
Cao Hoài Sang | Thượng Sanh. |
Phạm Công Tắc | Hộ Pháp (Hộ Giá Tiên Ðồng Tá Cơ Ðạo Sĩ, ngày 15-03-Bính Dần) |
Cao Quỳnh Cư | Thượng Phẩm (Tá Cơ Tiên Hạc Ðạo Sĩ, ngày 15-03- Bính Dần) |
Nữ Phái | ||
Lâm Thị Thanh | Nữ Giáo Sư, lấy Thiên Ân là Hương Thanh | |
Ca Thị Thế | Phó Giáo Sư, lấy Thiên Ân là Hương Thế | |
Ðường Thị | Ðã thọ Thiên sắc, cứ giữ địa vị mình | |
Ðạo Minh: | “Cô Sáu” Nữ Giáo Sư | Mùng 4-11-Bính Dần (Chùa Hạnh Thông Tây) |
Trong tập nầy chưa biên tên những vị đi tình nguyện phổ cáo Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
6. Bài đọc cầu cơ: Bài Trời Còn, Bài Mừng Thay.
Lạy mầng.
7. Ðức Chí Tôn dạy Lập Lễ Thánh Thất.
Lập Lễ Thánh Thất..
Phải làm một Nghi Án trước Ðiện day mặt vô bảy Ngai, hình vuông đóng bốn mặt, trên như nóc chùa, kết hàng cho đẹp. Nơi ấy phải kín, bốn phía ra vô có màn, Thầy giáng cơ tại Án ấy nghe à!
Lễ Thánh Thất, chia ra làm lễ khách xuất thâu. Vậy thì Thầy nói về lễ trước.
Việc lễ: Thầy giao chánh sự cho Trang, phó sự cho Nhung; phụ sự có Ý nghe à!... Như Ý không chịu thì Lịch phải thế. Vậy thì chánh sự là Trang làm đầu, Thầy lại thêm ba vị nữa cho các con rộng dùng là: Mùi, Vân, Ðạt.
Thầy lại hỏi thêm 12 đứa nữa, ai tình nguyện.
Lê Văn Sanh, Dương Văn Hoài Nguyễn Xuân Quang, Sơn
Lê Thế Vĩnh, Hườn
Trần Văn Bân, Nguyễn Văn Mùi.
Về việc khách: Khách thì Tương là chánh sự, Luật là phó sự. Thầy muốn đem Hoài vô đặng không Lịch? Voi là phụ sự, Lại, Son, Thành là giúp. Thầy hỏi 12 đứa tình nguyện:
Giỏi, Bản, Tuất, Tiếp Trò, Giảng, Học, Kỳ Tường, Hơn, Kính, Ðơn
Về thâu: Thì Thơ, Như Nhãn, Huệ Quang. Thầy hỏi hai đứa Châu, Lục... Châu Tuấn.
Về việc xuất: Xuất thì Lịch, Xài, Hóa (Phủ Hóa, Cần Ðước). Thầy hỏi hai đứa Ký Lục... Kiều, Vĩnh.
Nghe hành lễ con Trang.
Chưởng Pháp, Ðầu Sư: Thầy định ba ngôi Chưởng Pháp, ba ngôi Ðầu Sư đều có vị.
Phối Sư: Còn Phối Sư thì Trang, Tương, Thơ là chánh, còn ba mươi ba vị nữa thì tùy theo ngày phong sau trước đứng nối theo đó.
Giáo Sư: Rồi tới 72 Giáo Sư, cũng tùy theo ngày thọ sắc mà phân sau trước.
Giáo Hữu: Kế nữa là 3.000 Giáo Hữu cũng tùy theo Thiên Phong mà đứng theo hàng ngũ phái Thượng, phái Thái, phái Ngọc vậy.
Phò Loan: ... Tiếp nối theo sau ngay chính giữa nơi bàn Hộ Pháp thì: Ðức, Hậu, Tràng, Nghĩa. Bên mặt thì: Mạnh, Phước, Mai, Nguyên. Bên trái thì: Ðãi, Kim, Tươi, Chương.
Hộ Pháp: Còn lại để dựa bên bàn Hộ Pháp hai cái ghế rồi làm hai cây phướn đề: Thượng Phẩm, Thượng Sanh. Thượng Phẩm: Bên mặt Hộ Pháp là Thượng Phẩm.
Thượng Sanh: Bên trái Hộ Pháp thì là Thượng Sanh.
Ðưa cây Thượng Phẩm cho Mùi, cây Thượng Sanh cho Vĩnh cầm hầu hai bên.
Trấn cờ Ngũ phương: tại Ðông phương, Tây phương, Nam phương, Bắc phương lựa 12 đứa Ðồng nhi cầm cờ, còn giữa thì giao cho Hậu, Nghĩa, Ðức.
Lịch hiểu à? Khi hành Ðại Lễ cho Thầy rồi thì Lễ Sanh xướng: “Thiên Phong hoán tẩy”, cả thảy đều ra rửa mặt mày cho tinh sạch. Chừng xướng “Chỉnh túc y quan” thì cả thảy phải thay Thiên phục.
Lễ Sanh xướng “Lập vị” đứng theo hàng ngũ cũ như trước. Hành lễ y như tại chùa Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch. Còn Nữ phái thì đều phải mặc đồ trắng trước hành lễ.
Thiên Phong Nữ Phái: Thì Cư, Tắc phải vào Nghi Án phò lập Tịch Ðạo phò loan cho Thầy phong Nữ phái trước và lập Tịch Ðạo luôn nữa nghe.
Trấn Thần: Chừng mặc Thiên phục rồi thì Cư, con chấp bút nhang cho Thầy trấn Thần mỗi người và nơi mình của chư Thiên Phong rồi mới hành lễ.
Nhớ biểu Nam phái đứng chẳng hết ở giữa thì qua bên tả của Thầy, song phải phân hàng ngũ đẳng cấp chúng nó cho tử tế chớ không đặng lộn xộn.
Hành lễ: Còn bao nhiêu Môn Ðệ đứng tiếp theo sau. Thầy dặn, hành lễ rồi thì biểu Lễ Sanh xướng “Thiên Phong Phò Loan” đặng Thầy lập “Phật truyền Chánh pháp”.
Cư, Tắc phải để Thiên phục vậy phò cơ nghe. Thầy sẽ giao nhạc cho Mỹ Ngọc và lễ cho Nhơn.
8. Ðức Chí Tôn dạy Lập Lễ Thánh Thất.
Khi Môn đệ mặc đồ thường vào con cũng phải sắp đặt địa vị chúng nó.
Tụng kinh hành lễ thường vừa rồi, con biểu Cư, Tắc rửa mặt, rửa tay cho tinh khiết, biểu chúng nó vào nơi Nghi Án cho Thầy phong sắc chư Môn Ðệ Lục Tỉnh xong kế lập Nữ phái. Con phải giúp em con là Ðường Thị, Lâm Thị, với Ca Thị lập vị bên Nữ phái cho trang hoàng.
Chừng Thầy thăng, biểu hai đứa nhỏ ra đứng nơi bàn Hộ Pháp nơi cũ, chừng Lễ Sanh xướng “Chỉnh Túc Y Quan” thì biểu 12 đứa phò loan sắp ba hàng kế đó, biểu Ðạt đi.
Kế đó là Tắc, Cư, Sang đi hai bên, nữa thì ba vị Chưởng Pháp (biểu Nhàn theo hộ Thụ). Kế nữa thì ba vị Ðầu Sư (biểu Tạ theo Trung, còn Hoằng theo Thiện Minh).
Kế nữa ba vị Chánh Phối Sư, kế nữa Chức Sắc đi ba đứa, ba đứa ra thay đồ Thiên phục.
Khi đặng nửa giờ phải đổ chuông ba hiệp.
Chờ tới hiệp chót biểu Lễ Sanh xướng “Lập vị” thì lại đi như nãy mà trở vào.
Nhớ biểu hai đứa cầm phướn Thượng Phẩm, Thượng Sanh đi gần bên Cư, Sang.
Vào lập vị hành Ðại Lễ như buổi Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch à ... là đã hết một đêm đầu rồi.
Kế đêm sau, thì là đêm Thiên Phong cho cả chư Môn đệ và là đêm các con phải thành tâm trai giới cho Thầy lập Pháp Chánh Truyền.
Ðêm thứ ba, các con cũng lập vị cúng thường ngày, xong hai đứa nhỏ mặc Thiên phục vào Nghi Án cho Thầy giáng rồi việc lễ.
Khách: .... Còn việc khách thì, Tương con phải chia 12 đứa phụ sự ra làm ba ban.
Một ban 4 đứa đãi bọn Thượng lưu và Lang Sa; một ban đãi bọn Trung lưu; một ban đãi bọn Hạ lưu; song phải cắt ba vị Phó phụ sự ra ba ban đặng cai quản.
Còn con thì lo việc tiếp các quan Lang Sa.
Việc phòng trù con cũng nên sắp đặt, nhứt là đừng khi khiếm lễ cùng ai hết.
Về việc xuất: Tới việc xuất thì ba vị chấp sự mỗi đều ký giấy tử tế cho đủ ba người mới cho xuất tiền ... cười. Thầy làm như vậy đặng dự phòng lãng phí nghe à.
Về việc thâu: Còn sự thâu, Trang con khéo tính lắm. Thầy khen và cám ơn con; song phải lo thu xếp cho em Thơ con nó bớt tốn kém tội nghiệp nghe con.
9. Ðức Chí Tôn dạy “Thầy đã lập Thánh Thất, nơi ấy là nhà chung của các con...”.
Các con! Thầy đã lập Thánh Thất, nơi ấy là nhà chung của các con, biết à!
Thầy lại qui Tam Giáo, lập Tân Luật trong Rằm tháng 10 có Ðại Hội cả Tam Giáo nơi Thánh Thất, các con hay à!
Sự tế tự chế sửa theo Tam Kỳ Phổ Ðộ cũng nơi ấy mà xuất hiện ra, rõ à!
Thầy nhập ba Chi lại một nhà, Thầy là Cha Chưởng Quản, hiểu à!
Thầy phải buộc các con hiệp chung trí mà lo vào đó, nghe à!
Từ đây các con sẽ cực nhọc hơn, vì Thầy phân phát phận sự cho mỗi đứa, vì chẳng vậy các con sanh nạnh nhau, giống tựa hồ chia phe phân phái, là điều đại tội trước mặt Thầy vậy, nghe à!
Các con phải ngưng việc mà chung lo trong Ðại Hội (là Rằm tháng 10 Bính Dần, Khai Ðạo tại Chùa Gò Kén, Tây Ninh).
Hỉ chư Môn đệ, hỉ chư Nhu, hỉ chư Ái Nữ.
Thầy biểu Hiếu vào nghe, Thầy mượn một chút. Con lên kêu Nhiều đến với con đặng nghe Thầy dạy việc nhà. Chư Tín nữ cầu Ðạo đắc vấn.
Hiếu, Nhiều, hai con phải sắm sửa dọn nhà về Tây Ninh, từ đây Cư, Tắc phải lo Ðạo, các con phải đành chịu khổ cực cùng Thầy như hai đứa nó vậy mới đáng con cái Thầy. Thầy lấy làm chua xót mà Ðạo là trọng mới biết liệu sao?
Hiếu bạch: Thưa Thầy con vâng.=1203
Nhiều, sao con? (Nhiều bạch Thầy còn mẹ già).
Nó đi theo với con, mặc kệ nó để đó cho Thầy. Con cứ tuân mạng lịnh Thầy mà thôi. Thầy ban ơn cho con.
Hiếu, con phải chăm nom gìn giữ em con.
10. Thánh giáo ngày Khai Ðạo của Ðức Chí Tôn khai Tịch Ðạo Nữ phái.
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Ái Nữ,
Nữ phái nghe Thầy khai Tịch Ðạo:
“Hương tâm nhứt phiến cận Càn Khôn, Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng, Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn”.
Lâm thị: phong vi Giáo Sư, lấy Thiên Ân là Hương Thanh.
Ca thị: phong vi Phó Giáo Sư, lấy Thiên Ân là Hương
Ðường thị: đã thọ mạng Thiên sai cứ giữ địa vị mình,
Còn cả chư Ái Nữ Thầy sẽ lập Ðại hội cho đủ mấy vị, rồi phong sắc một lần; Thầy còn đợi Minh Lý hiệp nữa, nghe à!
Thầy ban ơn cho các con. Cứ hành lễ theo lời dặn.
11. Thánh giáo ngày Khai Ðạo Ðức Chí Tôn quở trách “... Thầy lấy làm tức cười mà lại đau thảm cho những kẻ vô phúc bị ngã ...”
Cả chư Môn Ðệ ngu, ngu, ngu.
Thầy lập phép để làm chi. Thầy dạy sắp đặt lễ.... làm không trúng.
Cả chư Môn Ðệ nam nữ hầu Thầy đặng phân hàng ngũ cho nghiêm trang.
Thái Ðầu Sư ? Tương đâu? Tiếp theo: Các con nghe,
Tuy vân Thầy dùng phép thử Thánh mặc dầu, chẳng lẽ một vị Thiên Tước mà rẻ rúng đặng vậy, nhưng các con lại chẳng hiểu rõ tà quái quyền hành là bực nào mà giữ mình hằng buổi.
Thầy lấy làm tức cười mà lại đau thảm cho những kẻ vô phúc bị ngã vì bận thử thất nên vậy.
Tái Cầu: Khi Trang, Tương, Minh đến nghe à! Nếu các con còn vậy nữa Thầy sẽ phạt một cách nặng nề. Kỳ đem một chén nước lạnh vào đây.
Tái Cầu:
Các con, cười ....
Thầy chẳng biết đến chừng nào, Thầy dạy cho các con hiểu Thánh ý Thầy đặng... Cười...
Thầy dặn... Lịch nghe dạy.
Phải trấn đàn từ phía góc Thánh Thất chớ chẳng phải nội ở giữa mà thôi, rồi làm Ðại Lễ như buổi ở tại chùa Vĩnh Nguyên.
Nhớ đừng phát cờ lộn nữa nghe à. Bởi tại con nên ra đến đổi, hiểu à.
Thầy dặn con một điều nầy nữa, từ đây khá làm theo lời Thầy dạy, đừng biến cải nghe à.
Thiên Phong lập vị.
Chưởng Pháp tọa vị, Ðầu Sư tọa vị... khá hành lễ. Chư Môn Ðệ nhập nội cho có nghiêm trang. Mỹ
Ngọc, con phải biểu nhạc đờn đủ bảy bài.
Thầy buộc tái cầu đặng Thiên Phong nghe. Thầy ngự.
Tái Cầu:
Các con.
Trung! ra mời chư Thiên Phong Lục tỉnh còn sót lại vào hầu.
Viễn, đợi chút con. Thầy biểu... lui.
Tín vào Tây Ninh thăm Sâm gần chết.
Viễn, Hoài! Thầy khen hai con, hai con quì đó. Thầy kêu vài đứa nữa.
Hoài (Cần Giuộc), Lai, Son, Bút, Viễn, Tín, Thầy phong chức Giáo Sư; còn Bích chức Giáo Hữu. Nhơn đã là Giáo Hữu, Thầy thăng lên chức Giáo Sư.
Các con cứ lấy tên mình mà lót giữa và để chữ Thượng trước, duy có Son tên chữ Nôm, Thầy sửa lại là Châu. Các con nghe,
Thầy dạy các con nhớ ngày nầy là ngày kỷ niệm. Trung, con phải lấy tên của Chư Môn Ðệ có mặt tại đây ngày nay mà giữ gìn để lưu lại cho hậu thế biết.... nghe à!
Thầy cần dùng ba chục đứa tình nguyện để phổ cáo xứ xa, ai đâu?
Lấy tên con Tương. Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Bính, Thầy dạy riêng con.
Ngày mùng 1 chư Thiện Nam Tín Nữ mới đặng cầu Ðạo.
Chư Thiên Phong bình thân.
Viễn xin tập đồng, Thầy cho; sau Thầy sẽ làm phép truyền Thần cho nó. Quế, con phụ bút với Bích nghe... cười...
Cả thảy Thầy phong chức Giáo Hữu, đến sau Thầy buộc học hết Thánh ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à!
Hoài, phải con. Thầy không quên, song đợi con ra chịu gánh vác. Thầy phong cho con chức Giáo Sư, gắng phổ độ tỉnh Bến Tre nghe.
Ðêm nay các con phải thành tâm cầu nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp Chánh Truyền nghe à.
Thầy không phong sắc cho ai hết đặng phạt tội ngã lòng.
12. Thánh giáo ngày Khai Ðạo Ðức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền.
Hỉ Chư Môn Ðệ.
Chư Minh Lý có mặt há?
Thầy mừng các con, Chư Môn Ðệ nghe.
Thầy lập phẩm Giáo Tông nghĩa là: Anh Cả các con có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời.
Thầy mừng các con, Chư Môn Ðệ nghe.
Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.
Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Chưởng Pháp của ba phái là: Ðạo, Nho, Thích; Pháp luật Tam Giáo tuy phân biệt nhau, song trước mắt Thầy vốn coi như một vậy, thì một thành ba, mà ba cũng như một.
Chúng nó có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành; hoặc là nơi Giáo Tông truyền xuống hay là nơi Ðầu Sư dâng lên. Như hai đàng chưa thuận thì chúng nó phải dưng lại cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu Thầy giáng xuống sửa lại, hay là tùy ý lập luật lại.
Vậy chúng nó có quyền xem xét kinh điển trước lúc phổ thông, như thoảng có kinh luật chi làm cho hại phong hóa thì chúng nó phải trừ bỏ chẳng cho xuất bản.
Buộc các Tín Ðồ vùa sức mà hành sự trước mặt luật đời, Thầy khuyên các con rán xúm nhau mà giúp chúng nó.
Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng, ba ấn phải có đủ trên mỗi luật mới đặng thi hành.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Ðầu Sư có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của Chư Môn Ðệ. Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng cho Giáo Tông phê chuẩn. Luật lệ ấy phải xem xét một cách nghiêm nhặt coi phải có ích cho nhơn sanh chăng? Nên Giáo Tông buộc phải giao cho Chưởng Pháp xét nét trước khi phê chuẩn.
Chúng nó phải tuân mạng lịnh Giáo Tông, làm y như luật lệ Giáo Tông khuyến dạy; như thoảng luật lệ nào nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh thì chúng nó đặng phép nài xin hủy bỏ.
Thầy khuyên các con phải thương yêu nhau và giúp đỡ nó, Thầy lại dặn các con: Như có chi cần yếu thì khá nài xin nơi nó.
Ba chi tuy khác chớ quyền luật như nhau, như luật lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông. Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa, chúng nó có ba cái ấn riêng nhau, mỗi tờ giấy chi chi phải có ấn mới thi hành nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Phối Sư mỗi phái là mười hai người cọng là ba mươi sáu, trong 36 vị ấy có ba vị Chánh Phối Sư. Ba vị ấy đặng thế quyền cho Ðầu Sư mà hành sự, song không quyền cầu phá luật lệ nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Giáo Sư có 72 người, trong mỗi phái là 24 người. Giáo Sư là người để dạy dỗ chư Môn Ðệ trong đường Ðạo với đường Ðời. Buộc chúng nó lo lắng cho các con như anh ruột lo cho em, chúng nó cầm sổ bộ của cả Tín Ðồ. Chúng nó phải chăm nom về sự tang, hôn của mỗi đứa.
Như tại Châu Thành lớn, thì mỗi đứa đặng quyền cai quản cúng tế Thầy như thể Ðầu Sư và Phối Sư. Chúng nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật lệ làm hại nhơn sanh, hay là cầu xin chế giảm luật lệ ấy. Chúng nó phải thân cận với mỗi Môn Ðệ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Giáo Hữu là người để phổ thông chơn Ðạo của Thầy. Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật lệ Ðạo. Ba ngàn Giáo Hữu chia ra đều mỗi phái một ngàn, chẳng đặng tăng thêm hay là giảm bớt.
Chúng nó đặng phép khi hành lễ làm chủ các chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Ðiều chi chúng nó xin thì buộc Giáo Tông phải cần mẫn xét nét hơn hết, như điều gì mờ hồ thì chúng nó là kẻ sai đi kiểm duyệt.
Chúng nó phải đủ hạnh đức, tư cách mới đặng, vì chúng nó là người thân cận với nhơn sanh hơn hết... nghe à. Lễ Sanh là người có hạnh lựa chọn trong chư Môn
Ðệ để hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi Tín Ðồ. Thầy dặn các con hiểu rõ rằng: Lễ Sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng Lễ Sanh mới mong bước qua hàng Chức Sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới đi khỏi ngã ấy mà thôi, nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
... Con khá an lòng chờ đợi, Thầy sắp đặt Nữ phái, công con Thầy chẳng quên, con chớ rầu buồn. Thầy còn lắm điều sắp đặt, con đừng vội mà ngã lòng nghe à.
Phụ ghi: ...thoảng... theo ấn bản Pháp Chánh Truyền Chú Giải ghi là: ... thảng ...
Tiếp theo, ngày 17-10-Bính Dần
Còn Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Ðầu Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn Môn Ðệ công cử mới đặng; kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
Chư Môn Ðệ tuân mạng. Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
13. Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ Chư Thiện Nam, Chư Tín Nữ, Cười .....
Ta sẽ cho những kẻ thờ ta với miệng lưỡi, chớ chẳng phải thờ ta với lòng dạ, biết oai quyền ta thể nào. Ta nói thiệt tốt hơn kẻ ấy đừng sanh ra ở thế nầy hơn là có sống mà đã chết. Quản chi một lũ ma hồn quỉ xác mà phải nhọc nhằn cho ta dường này.
Chúng nó dám mượn màu dối thế mà bêu dạng trước mắt Ta. Khổ cho những kẻ ấy! Khốn cho những kẻ ấy! Chư Thiện Nam cầu Ðạo thượng sớ.
Lê Chí Thuần:
Thâu
Bùi Chánh Trực:
Thâu
Mắc, con nghe: (Nguyễn Văn Mắc)
Thầy biết lòng con, con hiểu dạ Thầy, gắng công hành Ðạo nghe.
Ðỗ Quan Ngự:
Thâu
Nguyễn Thanh Vân:
Thâu
Nguyễn Học Dần:
Thâu
Ngô Văn Ðiều:
Thâu
Mai Văn Thạch:
Ngô Văn Quới:
Thâu
Nguyễn Văn Quờn:
Thâu
Nguyễn Văn Nhuộm:
Thâu
Trang Văn Ðó: (Tổng Giai Hóa)
Thâu
Phan Văn Phường:
Thâu
Phan Văn Muôn:
Thâu
Hà Văn Như:
Thâu
Ngô Văn Hoài:
Thâu
Ðoàn Văn Bổn:
Thâu
Lê Văn Hợi:
Thâu
Phụ ghi: Bư như Ðạo chích... chúng tôi nghĩ là: Hư như Ðạo chích... vì liên vận với bài thi trước đó: Gắng công theo dõi biết khôn hư.
V. Phên:
Thâu
Tắc phải về, Chư Ái Nữ cầu Ðạo. Thầy thâu hết.
Ca thị, con lấy tên hết rồi mai Thầy cho thơ.
Mardi 23 Novembre 1926 (19-10-Bính Dần).
Hỉ Chư Nhu, Hỉ Chư Tín Nữ,
Trung, Trang mai nầy hai con biểu Tương và Hóa lên nghe Thầy dạy việc nghe.
Chư Nhu cầu Ðạo thượng sớ.
Nguyễn Văn Bảy:
Thâu
Trương Văn Mùi:
Thâu
Nguyễn Văn Cảnh: (Bình Trưng, Mỹ Tho)
Thâu
Nguyễn Văn Ðài: (Bình Trưng, Mỹ Tho)
Thâu
Trang Văn Keo: (Tây Ninh)
Thâu
Trần Văn Liêng: (Tây Ninh)
Thâu
Ðào Văn Xồi: (Bình Thành, Tân An)
Thâu
Trần Văn Huê:
Thâu
Lê Văn Khuynh:
Thâu
Bùi Ngọc Hổ:
Thâu
Lê Văn Nhung:
Thâu
Trần Văn Nên:
Thâu
Phạm Văn Lắm: (Long Thành, Tây Ninh)
Thâu
Ngô Văn Xiên: Lạ chưa? (Trường Hòa, Tây Ninh)
Thâu
Trần Văn Hương: (Long Thành)
Thâu
Trang V. Khách: (Long Thành, Tây Ninh)
Thâu
Nguyễn Văn De: (Long Thành)
Thâu
Mắc! Mời Mắc, Ái nữ nghe.
Vợ Tư Mắc:
Thầy dạy:
Thầy cám ơn Ái nữ. Mắc! Vợ con nó lại bị khiếm huyết mà biến nhiều bịnh; mùa nầy chẳng nên uống thuốc Tàu, Thầy dặn con tuân theo toa Thầy mà cho nó uống Bilinne.
Trịnh Thị Thình:
Thâu
Lê Thị Chánh:
Con nghe mà cư xử đời nghe.
Ngô Thị Chuộng:
Lý Thị Chi:
Lâm Thị Kỉnh:
(Cho kẻ ngoài)
Nguyễn Thị Tý:
Thâu
Huỳnh Thị Hội:
Thâu
Nguyễn Thị Ba: (Ðỗ Thị Mài)
Thâu
Phan Thị Nghiêm:
Thâu
Phạm Thị Hiệp:
Thâu
Bùi Thị Khuê:
Thâu
Ðặng Thị Nẵm:
Thâu
Nguyễn Thị Cung:
Thâu
Trần Thị Vang:
Thâu
Trần Thị Hạp:
Thâu
Bùi Thị Nga: (Long Thành, Tây Ninh)
Thâu
Mardi séance du 23 Novembre 1926 (18-10-Bính Dần).
Các con,
Các con chớ phiền hà chuyện Thánh Thất, chuyện xảy ra ấy cũng là một bước trắc trở trong đường Ðạo của Thầy. Thầy còn phải đau lòng thay, nhưng cũng là nơi Thiên cơ vậy.
Thầy hằng biết công của các con, nhưng Thầy phải cực lòng chìu theo ý của mỗi đứa mà vun đấp nền Ðạo. Vì vậy mà nhiều sự xảy ra đều do nơi tâm chí của nhiều đứa. Thầy hằng dùng tâm chí của các con mà bố mọi điều thiết yếu trong việc đạo đức.
Sự xảy ra nơi Thánh Thất, tuy là nơi mối Ðạo chậm trễ, nhưng cũng do nơi lòng tà vạy của nhiều đứa mà ra. Duy tâm trung chánh đáng thì là làm cốt cho Tiên Thánh; còn tâm chí vạy tà là chỗ của tà quái xung nhập.
Chi chi cứ tưởng có Thầy giúp mà lập xong nền Ðạo cho các con là đủ. Thầy cũng có phép răn trị kẻ vạy tà. Các con duy có trông cậy nơi Thầy, bước đường cứ thủng thẳng đi lần tới, đừng gấp quá mà cũng chớ thối lui thì một ngày kia sẽ đặng toại kỳ sở nguyện.
Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng.
14. Ðức Chí Tôn dạy “... Từ khai Thiên lập Ðịa Thầy cũng vì yêu mến các con mà trải bao những điều khổ hạnh, mấy lần lao lý,...”
Các con,
Thầy nghĩ lại việc hôm nọ tại Thánh Thất biến ra một trường tà quái, mà Thầy bắt đau lòng đó các con. Các con thiết nghĩ ra lẽ nào?
Mỹ Ngọc: Bạch Thầy tại vài ông Thiên Phong làm chuyện lôi thôi nên mới có quỉ yêu xung nhập.
– Phải, bởi cái lếu của chúng nó mà sanh việc ngày hôm nay.
Mỹ Ngọc: Bạch Thầy trong Môn Ðệ có nhiều người ngã lòng.
– Bất bình lắm hả?
– Nhưng trong Thiên Phong có vài ông mà thôi.
– Cũng có nhiều chớ sao con nói ít vậy con? Ðó là bước Ðạo, đó là Thiên cơ, các con hiểu sao được, nhưng Thầy buồn vì có nhiều đứa sàm biện về việc ấy.
Thầy cũng muốn phạt chúng nó một cách nặng nề, nhưng Thầy nghĩ lại mà thương đó chút.
Môn Ðệ của Thầy đứa muốn bỏ Ðạo y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà mong hồi tục thế. Bởi bước Ðạo gập ghình khó tới nên mới ra cớ đổi. Bởi còn vướng bụi trần, ham mồi phú quí, mê chữ vinh sang mà ngán.
Các con hiểu Thầy buồn, nhưng ấy là máy Trời đã định, chạy sao cho khỏi? Thầy biết bao lần vì các con mà chịu nhọc nhằn.
Từ khai Thiên lập Ðịa Thầy cũng vì yêu mến các con mà trải bao những điều khổ hạnh, mấy lần lao lý, mấy lúc vang mày nuôi nấng các con hầu lập nên nền Ðạo; cũng tưởng các con lấy đó mà làm đuốc soi mình đặng bỏ tà qui chánh.
Mấy lần vun đấp nền Ðạo Thầy đều cũng bị bây mà hư giềng Ðạo cả.
Thầy buồn đó các con.
Thầy ban ơn cho các con, Thầy thăng.
15. Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy “... Ðường càng dài, bước càng nhọc thì nền Ðạo càng cao, công trình càng rỡ...”.
Hỉ Chư Môn Ðệ, Chư Ái Nữ, Chư Chúng Sanh,
Các con nghe Thầy: Sự biến xảy ra đến nay đã trở thành một trường ngôn luận, có khi cũng náo nhiệt đến nền Ðạo. Kẻ gọi tà, người nói chánh, nơi Thiên Thơ đã có dấu ràng ràng, các con có đi tranh luận cũng nhọc công vô ích. Kẻ hữu phần người vô phước, tin tin, không không cũng chẳng sửa cơ Trời đặng.
Ðường càng dài, bước càng nhọc thì nền Ðạo càng cao, công trình càng rỡ.
Ôi ! Thầy đã lắm nhọc nhằn vì bầy con dại, muốn ra tay tế độ vớt trọn cả chúng sanh thoát vòng khổ hải, nhưng chúng nó đã nhiểm luyến đầy mùi trần thế, tâm chí chẳng vững bền, thấy khó đã ngã lòng, mới đạp chông toan trở bước. Thầy cũng phải đau lòng mà nắm máy huyền vi để cơ Trời xây đổi, các con nên liệu lấy.
Nơi đây là Thánh Ðịa, Thầy đã chọn chánh chỗ Thánh Thất là đây mà thôi.
Thơ ! Con chẳng nên lo xa nữa nghe. Thầy giao sự sắp đặt hành tàng về mọi sự Thánh Thất cho Trung, Tương, Trang, Hóa, làm sao nơi đây cho đặng vững vàng khỏi điều trắc trở.
Bốn con nên lưu ý, nhứt là Trang, con hiểu Thầy chăng con? Bốn con điều đình chung lo, có Thầy biết điều thiết yếu và sẽ làm cho các con đặng toại kỳ sở nguyện.
Trung ! Nơi Ðàn thứ hai tới đây, con nhớ cho các Thánh nội Sài Gòn và Chợ Lớn hay đặng đến hết cho Thầy dạy nghe.
Thầy tưởng dùng máy đèn có khi làm cho mất sự tịnh trong lúc hành lễ mỗi Ðàn, nhưng đã có rồi, con liệu tùy tiện mà làm sao cho êm tịnh.
Trung ! Cho Chư Nhu cầu Ðạo thượng sớ.
Ngô Trung Bình:
Thượng.
Trương Quang Huê:
Thượng.
Nguyễn Hữu Trinh:
Thượng.
Nguyễn Văn Thành:
Thượng.
Hà Văn Hành:
Thượng.
Nguyễn Văn Lục:
Thượng.
Huỳnh Văn Kiêu:
Thượng.
Nguyễn Văn Út:
Mai Văn Thành:
... ... ...
Thượng.
Lý Thị Há:
Thượng.
Tô Quế Tươi:
Thầy thâu hết hai bên Nam và Nữ.
Trung, con gởi tin cho Khỏe ở Bạc Liêu rằng: Thầy đã chứng và khen lòng thiết thạch của nó. Nó bị sự cản trở chẳng đặng hầu Thầy mà thọ phong Thiên Ân.
Nhưng cứ việc độ rỗi làm xong phận sự, Thầy sẽ gia phong. Thầy ban ơn cho các con.
16. Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Con khá kiếm cao xa mà hiểu nghe, còn nội trợ con, Thầy dạy:
Trong ấy có bài thuốc và kiếm nghĩa bài thi, nhớ lời căn dặn.
Nguyễn Thị Quít: (Cẩm Giang, Triêm Hóa)
Thâu
Phạm Thị Hóa: (Long Thành, Tây Ninh)
Thâu
Trần Thị Phụng:
Thâu
Ðoàn Thị Liên:
Thâu
Ðặng Thị É:
Thâu
Ðỗ Thị Diệu:
Thâu
Nguyễn Thị Dự:
Thâu
Lê Thị Chi:
Thâu
Trương Văn Ðộng:
Thâu
.Thầy sẽ trọng dụng, khá học Ðạo.
Trang Văn Giáo:
Thâu
Trịnh Văn Kỳ:
Thầy phong con chức Giáo Hữu, nội một tuần con sắp đặt việc nhà cho an rồi đi phổ cáo trong tỉnh Tây Ninh, cho khắp hết các nơi nghe con.
Các con,
Thơ nó dâng sớ cầu... Cười...
Thầy cũng thương đó chút. Thầy đã nói cái lòng thương Thầy hơn biếm trách, nên Thầy chẳng hề biếm trách các con, ngặt trước quyền của Thần, Thánh, Tiên, Phật, biết sao cứu rỗi cho đặng.
Thầy lại phải làm thinh cho kẻ mất lẽ công bình.
Thơ nó tưởng Thầy giận mà nài xin tha thứ, Thầy thì đặng còn Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mới nài sao; nhứt là Thái Bạch Kim Tinh rất khó, Chiêu cũng vì vậy mà mất ngôi.
Các con chớ dễ ngươi phạm thượng nghe à. Chư Nhu thượng sớ.
M. Trung bạch Thầy về sự cốt Quan Thánh Ðế Quân.
– Không giống chi hết... Cười... làm cốt khác.
Ngô Văn Nhạc:
Nghe à... Thâu.
Nguyễn Văn Tàu:
Thâu
Nguyễn Văn Tám:
Thâu
Trg Văn Thành: (Cẩm Giang, Giai Hóa)
Thâu
.Huỳnh Văn Ngay:
Thâu
Trần Văn Chí:
Thâu
17. Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ
Hỉ các Ðẳng Nhơn Sanh,
Trung thượng sớ, lấy toa số 2 để sau con.
Phạm Văn Danh:
Thâu
Nguyễn Văn Chung:
Thâu
Võ Văn Nhàn: (Cẩm Giang, Tây Ninh)
Thâu
Nguyễn Văn Quyến: (Cẩm Giang)
Rán tu kẻo muộn. Thâu.
Huỳnh Văn Ngô: (Hiệp Ninh, Tây Ninh)
Thâu
Ðoàn Văn Nuôi: (Hòa Hưng, Rạch Giá)
Thâu
Ngô Văn Hồng: (Hòa Hưng, Rạch Giá)
Thâu
Phạm Văn Ðể: (Cẩm Giang, Tây Ninh)
Thâu
.Trang Văn Khánh: (Long Thành, Tây Ninh)
Thâu
Nguyễn Văn Liểng: (M. Trực, Lộc Ninh, Tổng Thanh Hóa, Rạch Giá)
Rán tu hạnh. Thâu.
Ngô Văn Nho: (Cẩm Giang, Tây Ninh)
Thâu
.........
Thâu
. Rán tu hạnh, việc chi sẽ có Thầy.Nguyễn Văn Tám:
Thâu
Ðặng Văn Nẵm:
Thâu
Huỳnh Thị Bài:
Thâu
Lê Thị Chánh: (Phú An Hòa, Mỹ Tho)
Thầy ban ơn cho các con.
18. Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy “Trước cầu cơ phải đọc Thánh ngôn cho Thiện Nam, Tín Nữ nghe...”.
Hỉ Chư Môn Ðệ, hỉ Chư Nhu, Chư Tín Nữ, Thầy dặn một lần nầy, từ đây tuân y theo vậy.
Trước cầu cơ phải đọc Thánh ngôn cho Thiện Nam, Tín Nữ nghe, chúng nó mới biết Ðạo Thầy là Ðạo gì. Nếu các con không cho biết trước thì Thiện Nam, Tín Nữ thất lễ đã đành, chớ chúng nó biết Thầy là ai mà kiêng nễ.... nghe à.
Phải chỉnh Ðàn lại cho nghiêm, cái biến hôm Rằm các con chưa sợ sao, còn thất lễ nữa?
Tái Cầu:
Thầy tức cười cho các con, đọc Thánh ngôn cũng là biếng nhác. Lời tiên tri Thầy, trong sự biến quỉ lộng là cần ích cho chúng sanh nghe, mà các con lại chẳng đọc... đọc lại.
Tái Cầu:
Thầy hỏi các con, bài nào trúng?
Thơ, Ðạo Quang! Một lát nữa cầu Thái Bạch, cho nó nói chuyện với hai con nghe à....
Chư Nhu cầu Ðạo thượng sớ, kẻ cầu việc chi khác để sau nghe.
Võ Văn Phẩm:
Thâu
Lâm Văn Lịch:
Thâu
Ngưng:
Thâu
Lê Trí Huệ:
Thâu
Trần Văn Chiếu:
Thâu
Trần Văn Lý:
Thâu
Cao Văn Phu:
Thâu
Mai Văn Thành:
Con kiếm phương thế nào cho thuận theo nghề nghiệp con, thì Thầy giúp đỡ cho con lập thành sự nghiệp nghe à.
Còn Mắc thì Thầy sẽ sai Vinh lại hốt thuốc cho nó.
Trung, con nhớ nói với em rằng Thầy cấm nó uống rượu nghe. Nó cảm nặng là vì rượu đó nghe.
Chiu Ngùy:
Thâu
Nguyễn Văn Chánh:
Thâu
Phạm Trung Tín:
Thâu
Nguyễn Văn Tự:
Cư, chấp bút nhang đặng Thầy giải tà cho nó.
Trung, con viết thơ cho Ba Thảo - Mỹ Tho đặng nó lên hốt thuốc cho Tự nghe à.
Tắc ! con cũng vì con cầu khẩn nghe.
Hồ Văn Nhứt:
Thâu
Nguyễn Văn Dệt:
Thâu
Trương Văn Hòa:
Thâu
Nguyễn Văn Ngọc:
Thâu
Nguyễn Công Ân:
Thâu
Ðỗ Văn Nghị:
Thâu
Nguyễn Ngọc Lẳm:
Thâu
Nguyễn Văn Nhâm:
Thâu
Nguyễn Hữu Ðại:
Thâu
Nguyễn Thành Hoa:
Thâu
Lê Minh Tuấn:
Thâu
Lê Tâm Hảo:
Thâu
Lê Văn Hội:
Thâu
Trần Văn Tài:
Thâu
Trương Văn Giáo:
Thâu
Trương Văn Keo:
Thâu
Lê Minh Thức:
Thâu
Lê Văn Nơi:
Thâu
Lê Văn Mẹo:
Thâu
Ðặng Văn Có:
Thâu
Lê Văn Ða:
Thâu
Nguyễn Thị Kinh:
Thâu
Võ Thị Giác:
Thâu
Nguyễn Thị Ðược:
Thâu
Thị Duyên:
Thâu
Trần Thị Ni:
Thâu
Võ Thị Hiển:
Thâu
Trần Thị Tròn:
Thâu
Phạm Thị Thành:
Thâu
Hồ Thị Diệp:
Thâu
Thơ, con làm Thánh Tượng vậy đặng; con phải tính thế in cho nhiều một lần thì giá rẻ chút ít nghe.
Ðặng con, Thầy biết một điều là trong hàng em út con đều là phần nghèo; một đồng nó đỡ một đồng nghe con.
Thầy ban ơn cho các con. Phải Trung, phải Thầy.
Trần Văn Sô:
Thâu
Bùi Văn Y:
Thâu
Lê Văn Ðặng:
Thâu
Lê Văn Cứng:
Thâu
Lê Văn Tỏi:
Thâu
Lê Văn Thiện:
Thâu
Phan Văn Tỏ:
Thâu
Phạm Văn Yên:
Thâu
Phạm Trung Dung:
Thâu
Nguyễn Văn Nho:
Thâu
Nguyễn Văn Chính:
Thâu
Nguyễn Văn Sự:
Thâu
Phan Văn Võ:
Thâu
Hồ Văn Cho:
Thâu
Dương Văn Cử:
Thâu cho làm đồng nhi, rán học giỏi sau Thầy cho đội con nghe.
Tr. Văn Giáo:
Thâu
Ngô Văn Liêng:
Thâu
Trần Văn Xường:
Thầy dạy con phải nghe, dầu con ham mến sự đời lại càng khổ cực.\
Thầy cho con chức Lễ Sanh ở tại Thánh Thất tu hành nghe à.
Nguyễn Văn Nhãn:
Thâu
Phan Văn Lực:
Thâu
Trung, con biểu buồn ngủ há?
Mai Văn Xinh: Thôi thì thâu.
Mai Bá Hi: Thây nó con Cư, cười.... Con biết chúng nó là chi của Thầy. Ðừng hiếp đáp, để mặc Thầy dạy dỗ. Thâu.
Nguyễn Văn Lượng: Thâu nữa.
Nguyễn Văn Hạp: Cũng thâu.
Lê Văn Tao: Thâu.
Nguyễn Văn Tỏ: Thâu.
Mắc, Thầy dặn con cứ nghe lời Thầy.
Con nghe: Thầy giúp con làm công quả đặng chuộc tội cho cha con và cứu Cửu Huyền Thất Tổ con, song tùy theo con chứ Thầy cũng phải giữ lẽ công.
Chừng nào con làm đủ âm chất, Thầy sẽ cho cha con nhập cơ mà hội diện với con nghe à.... Cười.
Còn sắc phục con phải mặc nịt một sợi dây lưng ba màu: vàng, xanh, đỏ; có chữ ngay giữa: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và một cây trương, trên có lá cờ cũng đề như vậy.
Bộ y phục như của Tạ, nghe à .... Sanh, con đừng lo lắng quá nghe.
Thầy muốn gìn giữ lại đôi lát, chờ ngày nào Thầy định sẽ hay. Con nói lại với vợ con nghe, Thầy sẽ nói với nó, vì của ấy còn cao giá nữa hiểu à?
Trần Văn Hên: Thâu, Thầy cho con ở chùa tu hành, cũng đặng chức Lễ Sanh vậy.
Mỗi Nữ phái đều thâu con. Cư xem mau mau xuống giải tà cho một người phụ nữ nghe. Ngày mai Thầy sẽ cho Nữ phái thi.
19. Ðức Thái Bạch dạy “... sắp đặt trang nghiêm trong Thánh Thất...”
Thiên Phong bình thân, Bần Ðạo chào chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội.
Thầy sai Bần Ðạo đến sắp đặt trang nghiêm trong Thánh Thất.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu từ đây cấm không cho Vĩnh nhập Ðàn.
Thanh Hương, từ đây Hiền Muội cấm không cho... nhập Ðàn nghe.
Bần Ðạo phân phép từ ngày nay hễ nhập Thánh Thất thì phải giữ phép Nam Nữ bất thân: Nam ở Ðông hiên, Nữ ở Tây hiên.
Hai bên không đặng lân cận nhau. Nam theo nam, nữ theo nữ, cấm cười cợt trửng giỡn với nhau, trừ ra vợ chồng hay là chị em ruột, anh em ruột đặng chuyện vãn với nhau nơi Tịnh Ðàn. Còn kỳ dư như hai đàng muốn chuyện vãn nhau phải có hai người chứng: một bên nam, một bên nữ.
Phòng trù dù phải chung lộn nhau buổi nấu nướng, khi dọn ăn chẳng đặng lộn xộn cùng nhau nghe à.
Thơ Thanh, Hiền Hữu phải viết luật cấm nầy dán nơi Thánh Thất nghe à.
Quới, ngươi ở đây lo công quả chớ chẳng phải có mặt lấy vị nghe không, liệu lấy. Phải chỉnh Ðàn cho Thầy giáng.
20. Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ.
Hỉ chư Môn Ðệ, hỉ chư Nhu, hỉ chư Ái Nữ, hỉ chư Tín Nữ,
Hầu Ðàn: Thầy cho chư Nhu cầu Ðạo, thượng sớ. Minh Lý: Thầy cho các con sắm lễ đi, cho khỏi phụ tình em út các con.
Ðại phục: Cười .... Bỏ Thánh Thất há?
Hợi, con ôi nó còn chưa biết tu là chi hết.
Con cứ đi ??? Cười.... Chẳng hữu ích nhiều mà con thức tỉnh nó lần lần coi.
Lê Văn Ðâu:
Thâu
Nguyễn Văn Xiên:
Về lo ăn năn tội trước nghe. Thâu
Nguyễn Văn Nhiều:
Thâu
Nguyễn Văn Ký:
Thâu
Nguyễn Văn Lục:
Thâu
Nguyễn Văn Nhì:
Thâu
Nguyễn Văn Chánh:
Thâu
Lê Văn Tăng:
Thâu
Nguyễn Văn Thượng: (Thường?)
Thâu
Trang Văn Lục:
Thâu
Nguyễn Văn Tuất: (Tuấn?)
Thâu
Bùi Văn Ðứa:
Thâu
Nguyễn Văn Tửng:
Thâu
.Giỏi Thầy sẽ thưởng công.
Lê Văn Hành:
Thâu
.Về lo luyện tánh lại nghe.
Nguyễn Văn Phú:
Thâu
Nguyễn Văn Hoằng:
Thâu
Nguyễn Văn Giác:
Thâu
Nguyễn Văn Còn:
Thâu
Huỳnh Văn Bá:
Thâu
Nguyễn Văn Cận:
Thâu
Nguyễn Văn Trì:
Thâu
Trương Văn Hòa:
Thâu
Về sửa gia đình lại tái hầu.
Bùi Thị Tài:
Thâu
Trương Thị Bèn:
Thâu
Con đợi lịnh Thái Bạch con.
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
21. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Chào chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu, chư Tín Nữ,
Ðạo Quang, Hiền Hữu nghe:
Nơi Thánh Thất nầy chưa ai gọi mình lớn hơn ai, vậy Hiền Hữu cũng phải thủ lễ như thường nghe.
Thầy dạy Lão sắp đặt cho nghiêm khi làm lễ, những kẻ quạt xuất ngoại.
Từ đây không cho phép vậy nữa.
Kiệt, Hiền Hữu đặng thọ phong Giáo Hữu. Chỉnh Ðàn cho nghiêm đặng Thầy giáng.
Cười .... Thầy xin không thôi thì Thái Bạch đã mời Như Nhãn vào đặng nhục mạ rồi. Thầy nói ít các con hiểu nhiều nghe.
Trung, Trang, Tương, Thơ, Hóa, Thanh Hương, các con lo tính như Thầy đã dặn? Chẳng lẽ các con đã thấy nó khi mạng lịnh Thầy dường ấy ngồi ngó cho đành.
Hương Thanh xin lựa cất Thánh Thất nơi gò đất gần đó cho xứng đáng.
Không Ái Nữ, chi chi cũng tại đây mà thôi con. Môn Ðệ Thiên Phong xin hồi tiền lại cho Hòa Thượng Giác Hải. Phải vậy rồi.
Các con sẽ thấy Thầy trị chúng nó thể nào.
Lâm Thị Ái Nữ, con đừng rầu buồn lo lắng, để Thầy định liệu với mấy anh con.
Chư Nhu cầu Ðạo thượng sớ. Chư Môn Ðệ bình thân. Kiệt lạy Thầy tạ ơn Thiên Phong Giáo Hữu.
Kiệt, con đáng công cho Thái Bạch ban thưởng.
Thầy mừng cho con.
Trịnh Thị Thị, con là Môn Ðệ Thầy rồi....
Tạo:
Thâu
Hứa Thị Nhiều:
Thâu
Xúc:
Thâu
Nhị:
Thâu
Phạm Thị Thành:
Dương Văn Ngọ:
Hữu:
Ngô:
Miêng:
Sau trọng dụng.
Sang:
Cười ... Thâu.
Tho:
Bính:
Chạy:
Quí:
Khiêm:
Nhâm:
Thiên:
Ðinh:
Hà Văn Ðược:
Võ Văn Nam:
Lê Văn Triều:
Lê Văn Tài:
Phạm Văn Quí:
Thầy khen.
Lai:
Sánh:
Thờ: (Thời?)
Phạm Văn Nghé:
Nguyễn Thị Bày:
Thầy khuyên các con coi Thánh ngôn là quí trọng.
Nguyễn Thị Tỏ:
Thị Kén:
Phạm Thị Tiếng:
Võ Thị Tỵ:
Thị Hội:
Thầy không cho cầu thuốc nghe.
Trì Chia:
Hòa Rấu:
Cười ...
Cung:
Nội khuya bữa ấy có chư Nhu ở Soài Riêng qua xin nhập môn, giữa đường rủi bị đụng xe nên đến trễ. Bèn chỉnh Ðàn tái cầu.
Tái Cầu:
Quỉ Vương đại ác.
Chỉnh Ðàn nghiêm trang Thầy ngự.
Các con.... Cười....Thượng sớ.
Ðỗ Ðơn Hóa:
Thầy sẽ lập vị cho con nơi ấy... Thâu.
Lê Văn Nhu:
Thâu
Ðặng Quang Mão:
Thâu
Bùi Trừ Phòng:
Thâu
Nguyễn Văn Nhượng:
Thâu
Lê Văn Giảng:
Thâu
Ðoàn Văn Trọng:
Thâu
Nguyễn Văn Ðức:
Thâu
Nguyễn Văn Bộc:
Thâu
Trương V. Quãng:
Thâu
Trần Văn Ðước:
Thâu
Nguyễn Văn Quãng:
Thâu
Võ Văn Niên:
Thâu
Lê Văn Nhân:
Thâu
.Nguyễn Ðăng Khoa:
Thầy khuyên khá kiếm cao kỳ mà hiểu nghe. Thâu.
Võ Văn Tỵ:
Thâu
Ðài Văn Lía:
Thâu
Nguyễn Văn Truyện:
Thâu
22. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ, lập Tân Luật và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Nhu, chư Tín Nữ, Tửu.... Ða tạ.... Ða tạ.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu nghe. Ngọc Lịch Nguyệt nghe. Ða tạ.
Nhị vị Hiền Hữu có mặt tại đàn Minh Lý há? Bái tửu. Cười....
Nhị Hiền Hữu có biết Tề Thiên ngày hôm qua Tề Thiên nào chăng? Cười.... Ấy là Tề Thiên ngày Ðại Lễ, nhập xác cho Vĩnh của Lão đến nghe à.
Ta khen cả 4 vị Hiền Hữu chẳng bái lễ, thật rất phải thật rất hay, khen khen khen....
Tắc ngày ấy không có mặt, đừng vậy nữa. Lễ chi? Ấy là cách chơi của lũ trẻ.
Từ đây đọc câu kinh nầy lại như vầy: “Từ bi cứu thế giáng từ thiền”.
Thượng Trung Nhựt bạch: Xin Ngài từ bi sửa kinh lại luôn thể.
– Lão sẽ đặt lại hết. Chỉnh Ðàn cho Thầy ngự.
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Ái Nữ, chư Nhu, chư Tín Nữ,
Trung bạch Thầy xin cho đình lại qua ngày thứ bảy tới sẽ nạp luật cho Thầy phê chuẩn....
Phải ở luôn luôn nơi Thánh Thất đặng lập luật sẵn. Nghe Thầy dạy, khởi đầu lập “Luật Tu” gọi là “Tịnh Thất Luật”, kế nữa lập “Luật Trị” gọi là “Ðạo Pháp Luật”, ba là lập “Luật Ðời” gọi là “Thế Luật”, các con hiểu à?....
Hồng, con phải đợi ngày nào Thánh Thất an rồi, Thầy sẽ liệu định cho chư Huynh con lo liệu nghe à.
Chư Nhu thượng sớ:
Lê Quang Tường:
Thâu
Chư Môn Ðệ biểu cả chúng sanh vào trong, dặn nó đứng gần cửa cho có hàng ngũ và an tịnh đặng nghe Ðạo.
Võ Văn Bửu:
Thâu
Nguyễn Văn Nén:
Thâu
.Ðặng Văn Viết:
Thâu
Lê Văn Tiền:
Thâu
Ngô Văn Bá: (Thanh Ðiền, Tây Ninh)
Thâu
Nguyễn Văn Khách:
Thâu
Trung, từ đây sắp Ðàn nghiêm nghị một lần, rồi cứ đứng chỗ nầy chớ đừng làm có tiếng tăm nghe.
Tái Cầu:
Chư Nhu thượng sớ.
Nguyễn Văn Ðức:
Thâu
Phạm Ngọc Mai:
Thâu
Trần Văn Gạo:
Thâu
Nguyễn Văn Nhương:
Thâu
Mai Văn Xuân:
Thâu
Ðoàn Văn Thương:
Biểu nó nói.... nhà Thương ai chẳng chịu lộc nhà Châu.
Lũ bây cũng chưa hiểu thơ há? Cho nữa vô ích. Thầy nói Thương là nhà Thương, các con hiểu thương là thương, ngu ngu ngu....
Cư, con đọc già đời cũng vậy há.
Thằng Thương nó giống như Bá Di, Thúc Tề nó mới chịu khổ vậy đó các con.
Nguyễn Văn Nở:
Thâu
Phạm V. Truyện:
Thâu
Trương Văn Nho:
Thâu
Võ Thị Xòn:
Hầu Ðàn nữa, khá trai giới, cải tà qui chánh.
Trương Văn Chua:
Thâu
Phạm Thị Yến:
Thâu
Nguyễn Văn Bạch:
Thâu
Nguyễn Văn Trữ:
Thâu
Thầy dặn từ đây, hễ có cha mẹ các lũ trẻ nào đã làm Môn Ðệ, đừng để chúng nó làm rộn Thầy như vậy nữa nghe.
Lê Thị Trước:
Thâu
Giác:
Cười.... Thâu.
Trung, con nói với chúng nó nơi Thánh Thất nầy duy để cho chúng sanh cầu Ðạo mà thôi.
Qua ba tháng, Thầy sai Lý Bạch cho thuốc và gia đạo.
Chẳng lẽ bậc Chí Tôn như Thầy, mà cho hỏi những việc phi thường dường ấy. Thầy ban ơn cho các con.
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Ái Nữ, chư Nhu, chư Tín Nữ,
Ta vì lòng Ðại Từ, Ðại Bi, vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, tôn chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi, và nâng những kẻ tánh đức bước vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế nầy.
Than ôi! Ðiều vui sướng lao trần chẳng ai buộc mà nhiều kẻ tìm tới; mối đạo đức trau thân là phương châm thoát tục mà lắm kẻ trốn lánh, bài bác mối Ðạo Trời, khua môi uốn lưỡi mà tưởng cho mình hơn đặng các phẩm nhơn sanh, chớ chẳng dè là một hình phạt rất nặng nề, đã chực chúng nó nơi chốn A Tỳ.
Ai đặng phước thì trí não vẫn thanh cao, lòng tin tưởng càng thêm cao trọng. Ai vô phần thì trí não vẫn mờ hồ, nét hạnh đời càng mê muội; biết biết không không, luật Trời đã định phần; công quả trả cho rồi thì cảnh u nhàn là nơi rước khách tục lúc chung qui đó.
Sanh nhằm đời có một Ðạo chánh chẳng phải dễ, mà bước lên con đường chông gai, lần vào non cao kiếm ngọc lại càng khó; khó dễ nơi lòng, chớ đem thói ám muội mờ hồ vào đường đạo đức, sau ăn năn rất muộn.
23. Ðức Quan Thánh Khai Ðàn Huỳnh Văn Sĩ
Khai Ðàn Huỳnh Văn Sĩ.
Thiên Phong bình thân.
Khai Ðàn.
Nguyễn Văn Hùng:
Quan Thánh Ðế đại hỉ, đại hỉ.
24. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu, chư Tín Nữ,
Chư Nhu không miệng há?
Tưởi! Hiền Hữu từ đây phò loan không đặng đọc nữa, Lão cấm. Cả chư Thiên Phong xúm đọc.
Ðạo Minh Hiền Muội, Thầy đã dạy Lão rằng Hiền Muội xin đi phổ độ.
Thầy dạy Lão cho phép Hiền Muội đi vậy.
Hiền Muội lãnh chức Nữ Giáo Sư đi từ Rằm tháng nầy cho tới Rằm tháng tới phải có mặt tại Thánh Thất hầu Ðại Lễ. Hiền Muội gắng công hiệp Nữ phái Minh Ðường lại thì công ấy không phải nhỏ; quyền hành thưởng phạt Lão công bình.
Hiền Muội khá lo công quả, Thầy dặn chư Ðạo Hữu lo bề hành lý; Hiền Muội bình thân, chỉnh đàn Thầy đến.
Phụ ghi: Tưởi! Hiền Hữu... chúng tội nghĩ có thể là Tươi! Hiền Hữu...
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Nhu, chư Ái Nữ, Trung, con rán coi nghe.
Bính, Thái Bạch phiền rằng con dở nghe con. Chư Nhu thượng sớ:
Thâu
Trần Văn Lộc:
Thâu
Trần Văn Báu:
Thâu
Trình Văn Dính:
Thâu
Trần Văn Nai:
Thâu
Lê Bửu ...:
Thâu
Bùi Ðức ...:
Thầy sẽ trọng dụng. Thâu.
Ðặng Văn Ấc:
Chẳng một đứa nào nên thân, Thầy sẽ dạy Lý Bạch tập các con Tín nữ.
Thượng sớ:
Phạm Thị Lánh:
Thâu
Thầy thâu cả bên Nam hết; mấy con khá sợ Thái Bạch nghe, nhứt là Lịch và Bính nghe người hạch văn nghe. Thăng.
25. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu, chư Tín Nữ,
Ða tạ.... Ða tạ..... Cười.
Như Nhãn gan lớn thiệt, Thánh ý Thầy. Thái Bạch - Hỉ Ðạo Hữu,
Tệ Ðệ tề quới: đòi Ðạo Hữu lên.
Thánh ý Thầy Lão chưa đem thố lộ, chẳng qua Thầy muốn để vậy mà xem sự hành Ðạo của chư Ðạo Hữu đó. Thơ, Thánh Thất đòi lại đặng cùng chăng là tại nơi Thơ và vợ Thơ, Thầy và Lão đợi xem.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu biết rằng Thánh Thất nầy chư Ðạo Hữu cũng có tổn phí, đợi kẻ gian manh làm thế nào mà đòi. Chư Ðạo Hữu thế nào mà trả, trước mặt luật Trời chưa phải dễ sang đoạt nghe à....
Lão sẽ điều đình, Thầy sẽ dạy Lão làm thế nào cho chúng nó biết oai linh Thầy.
Chỉnh Ðàn. Trung bạch Ngài dạy về sự đám táng của Tương?
Thây kệ kẻ vô dụng.
Các con,
Thầy buồn lắm, các con cái biết nhơn sanh lắm chịu đau đớn khổ não, Thầy muốn làm thế nào giảm bớt cái kiếp đày các con, lại còn quyết đóng cửa luân hồi cho tuyệt lối sanh sanh tử tử, nhưng mà trong hàng Môn Ðệ có đứa phản Thầy. Các con ôi, nếu Thầy bỏ các con thì các con sẽ thế nào.
Thầy chẳng phải sợ chi cho Ðạo, ngặt lòng thương yêu Thầy nó làm cho Thầy đau đớn, thấy tên tuổi nhiều đứa yêu dấu Thầy đã bị treo tại cửa Phong Ðô đợi ngày hành xác. Thảm thay! Ðau đớn thay!... Ðại lụy!
Các con giữ mình cho lắm nghe.
Các con, chư Nhu cầu Ðạo thượng sớ.
Trung xin cho Cư đọc. Ðặng.... Lý Thái Bạch không chịu.
Nhuần, con nghe, con đợi Thầy dạy dỗ chồng con
đạo đức chút đỉnh. Nó có tâm hiền mà ngặt Ðạo cũng chưa thông, chưa phải hồi lãnh mạng lịnh độ rỗi con cái Trung Huê của Thầy, con an lòng nghe.
Huỳnh Thị Sanh:
Thâu
Lâm Am Cung:
Thâu
Thâu
Trung, nó là kẻ yêu Thầy, con khá dạy nó cách cầu nguyện để thờ phượng Thầy.
Thâu
Thầy cũng dặn Trung như vậy.
Thâu
Nguyễn Văn Ðủ:
Thâu
Thuộc:
Thâu
Ní:
Thâu
Tái cầu cho hai đứa nhỏ nghỉ.
Các con thượng sớ.
Nguyễn Văn Cỏn:
Thâu
Thâu
Hoài:
Thâu
Võ Văn Chánh:
Thâu
Ðiều:
Thâu
Bính:
Dần:
Thâu
Mười:
Thâu
Khánh:
Thâu
Triệu:
Thâu
Ðoàn Văn ...:
Thâu
Ðặng:
Thâu
Lê Văn Hát:
Thâu
Thâu
Huỳnh Thị Hảo:
Thâu
Huỳnh Thị Tức:
Thâu
Lê Thị Tùy:
Thâu
Nguyễn Thị Lươm:
Thâu
Ngô Thị Hiền:
Thâu
Bùi Văn Nhầm:
Thâu
Nguyễn Văn Nở:
Thâu
Thâu
Nguyễn Thị ...:
Thâu
Nguyễn Thị ...:
Thâu
26. Ðức Chí Tôn dạy lễ an táng Chưởng Pháp Thượng Tương Thanh.
Các con,
Diêu đợi nghe.
Trung, Lịch, hai con phải dụng Ðại Lễ mà an táng Tương nghe. Thầy ngặt một lẽ chẳng thế nào đem Tương vào “Tam Thập Lục Thiên” phải để nó đợi nơi “Ðông Ðại Bộ Châu” mà chờ Tòa Tam Giáo phát đạt.
Thầy có để lời cho Thái Bạch Kim Tinh cầu rỗi, nhưng Người giận Tương không công quả, dâng bộ công Thiên Thơ ra trống trải lắm, tại nơi Tòa mới cải chối nỗi gì. Người nhứt định không dự đến.
Các con nghe à.
Vậy trong Hịch Văn Sớ Tấu, các con phải thượng nơi Tòa Tam Giáo mà cầu rỗi cho nó thiệt hết lòng, rồi Thầy sẽ rỗi cho nó. Các con hiểu.
Lịch bạch Thầy về sự Ðại Lễ.....
Không con... Ðại Lễ là làm theo một lễ với sự an táng bậc Thái Lão nghe.
Trung, Lịch đứng tên.
Diêu, con chưa đặng định Thần khi Thầy giáng há! Những lời Thầy dạy con phải sắp đặt phần Nhơn đạo rồi sẽ lấy hồn xác con mà dùng về việc Ðạo, nghĩa là: Con phải tính cho xong phận sự làm người rồi lo hành Ðạo mà thôi. Con hiểu à.
Thầy còn dạy con nhiều nữa Diêu.
Trung, Lịch, lễ ấy phải khởi đầu giờ Tý nghe. Thầy ban ơn cho các con.
27. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu, chư Thiện Nam Tín Nữ,
Thánh Thất đã an, chư Hiền Hữu phải chỉnh nghi cho tinh tấn.
Thầy dạy Thượng Trung Nhựt Hiền Hữu lo sắp đặt cho ra nghi tiết. Thì sắp đặt sau lưng bàn Hộ Pháp, phải để một miếng nỉ dài một thước rưỡi, cao ba thước, thêu chữ bùa Lão vẽ đây (chữ Khí).
Làm một cái bàn thờ ba nấc, giữa cao hai bên bằng cho Thượng Phẩm và Thượng Sanh đứng.
Chư Ðạo Hữu chỉnh đàn cho Thầy ngự. Ai chẳng y quan tử tế, xuất ngoại.
Nghe và tuân mạng.
La T. Hạp:
Thâu
Thị Trước:
Thâu
Thị Biện:
Thâu
Thị Nhờ:
Thâu
Thị Bính:
Thâu
Thị Nhân:
Thâu
Thị Nguyên:
Thâu
Thị Trà:
Thâu
Thị Xa:
Thâu
Thị Chi:
Quít:
Thâu
Tới:
Thâu
Miêng:
Thâu
Trồng:
Thâu
Bàng:
Thâu
Phẩm:
Thâu
Hải:
Thâu
Tương:
Thâu
Niên:
Thâu
Dọn:
Thâu
Sửa:
Thâu
Két:
Thâu
Chữ:
Dần:
Thâu
Kỳ:
Thâu
Sáo:
Thâu
Nâu:
Thâu
Kỳ:
Thâu
Xanh:
Thâu
Bước:
Thâu
Thà:
Thâu
Chim:
Thâu
Ðô:
Thâu
Kiến:
Thâu
Lợi:
Thâu
Sách:
Thâu
Cho:
Thâu
Ngọc:
Thâu
Khanh:
Thâu
Keo:
Thâu
Tâm:
Thâu
Ngăn:
Thâu
Siêng:
Thâu
Thị:
Thâu
Văn:
Thâu
Trung, con phải viết thơ cho vợ chồng em Thơ hay, nói rằng Thầy khen nó biết ăn năn, lo trọn Ðạo vậy mới đáng con cái Thầy.
28. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo (bằng Pháp ngữ)
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Nhu, chư Tín Hữu, Chỉnh đàn cho nghiêm đặng Thầy ngự.
Qu’on dire à ces Francaise, qu’ici est un maison de prières, qu’il ne jaut pas qu’ils la considèrent, comme une curiosité.
(Marcel martin 135 rue Catinat Sàigòn) Debout et lis. Toute chose vient à son huere.
Tu as vu et su ce que la plupart de tes compatriotres cherchent à voir et à savoir. Ce n’est que la conclusion des recherches spérites que j’enseigne cette nouvelle doctrine. N’ai je pas prédit que le spéritisme est une religion d’avenir.
Tu as naturellement l’intetion de créer en ce pays une relation morale des deux races Francaise et Annamite appeleés à vivre ensemble par ma volonté dans une communauté de vie et d’interêt.
Tu seras satisfait par une vie d’un homme de bien. Tes voeux seront éxauces. Tu seras plus tard un de mes fervents disciples pour prêcher au monde la paix et la concorde.
L’equipe Francaise seras bientôt ereé.
Tu seras forcé de revenir en France én 1928 pour soutenir cette doctrine au congrès universel.
Tu seras grand et puissant par ma volonté. Au revoir, c’est assez pour toi.
15 Décembre 1926. Tiếp theo: 11-11-Bính Dần.
Soạn:
Thâu
Về:
Thâu
Sĩ:
Thâu
Út:
Thâu
Trọng:
Thâu
Trình:
Thâu
Thông:
Thâu
Lại:
Lui.
Tri:
Ðiểu:
Thâu
Hiếu:
Thâu
Phú:
Thâu
Cao:
Thâu
Hóa:
Thâu
Trượng:
Thâu
Kế:
Thâu
Ðắc:
Thâu
Gồng:
Thâu
Nam:
Thâu
Trình:
Thâu
Ðạt:
Thâu
Ngoạt:
Thâu
Mười:
Thâu
Nam Nữ Thầy thâu hết. Cần Giuộc hữu sự.
29. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo (bằng Pháp ngữ)
Hỉ chư Môn Sanh,
Monsieur Dauplay est prité d’attendre la venue du Divin Maitre.
Dieu tout puissant qui vient sous la nom de Cao Dai pour enseigner la vérité en Annam.
Dauplay: Debout et lis.
Je tiens à ta dire que rien ne se creé et néxiste sur globe sans ma volonté. De pauvres esprits prétendent qu’ils sont dans le secret de Dieu.
Or, je ne donne à nul humain ici. Bas d’en jaire la révélation. Pour venir à moi, il faut des prières.
Je ne néglise pas à me manijestér quand ces prières sont sincères. Il suffit, pour vous convaincre que je suis bien Jéhovah des Hébreux le Dieu des armmés des israclites, le Dieu inconnu des Juifs et le vrai Père de Jésus Christ, de me prier par ce prête nom Cao Dai pour que vos voeux soient exaucés.
Tu viens à moi avec un sentiment sincère pour bien jaire aux peuples soumis qui te sont confiés. Je te prie alors de propager cette doctrine à tous tés protégés.
C’est la seul qui maintient l’humannité dans l’amour des créatures et vous apporte une paix durable.
Sibon:
Thâu
Châu Thiết:
Thâu
Dauplay:
Sô:
Tiệp:
May:
Lâm Thị Ái Nữ, khá nói Ðạo cho em nghe con.
Danh Chúc:
Thâu
Quyền:
Thâu
Dự:
Thâu
Tâm:
Thâu
Trà:
Thượng.
Dưỡng:
Thâu
Dậy:
Thâu
Cật:
Thâu
Duyên:
Thâu
Tiếng:
Thâu
Lục:
Thâu
Ðầy:
Thâu
Quân:
So:
Thâu
Cả bên Nam đều thâu.
30. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo và Ðức Thái Bạch dạy về việc lập Tân Luật
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Ô trược lắm, ô trược lắm .....
Sinh Thanh, Hiền Hữu xuất ngoại kẻ ẩm tửu. Chỉnh đàn lại cho tinh khiết đặng Thầy ngự.
Các con, chư Nhu thượng sớ. Bình thân.
Tiền:
Muôn:
Nguyễn Quốc Biểu:
Thâu
Thâu
Trần Phát Ðại:
Lui.
Võ Văn Sanh:
Thâu
Vân:
Thâu
Phan Văn Vịnh:
Lui.
Nguyễn Văn Bời:
Thâu
Trần Văn Vẽ:
Lui.
Hạnh:
Thâu. Sau Thầy trọng dụng.
Bùi Văn Kinh:
Thâu
Trần Thị Mai:
Thâu
Huỳnh Xiếu Chuyên:
Thâu
Bùi Thị Sùng:
Thâu
Xiếu Ngó:
Thâu
Khá phổ độ con cái Trung Huê của Thầy nghe.
Trương Thị Nhờ:
Thâu
Hổ:
Thâu
Hổ thâu, khá phổ độ Nữ phái, Thầy sẽ trọng dụng.
Ðỗ Thị Du:
Thâu
Samedi 18 Décembre 1926 (14-11-Bính Dần)
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu nghe dạy:
Phải viết thơ cho các Thánh nói rằng: “Buổi lập Luật phải ngưng sự phổ độ lại đôi chút” lo cho xong Tân Luật thì mới truyền bá chơn Ðạo rõ lý hơn.
Vậy ngày Ðại Lễ Thánh Giáo Giáng Sanh phải có mặt tại đây cho đủ và nạp luật cho kịp ngày ấy. Làm lễ xong qua ngày kế thì Chư Thánh mặc Ðại phục vào điện bái rồi Hiền Hữu biểu sắp ghế vòng theo Ðại điện.
Hiền Hữu và Ngọc Lịch Nguyệt lên tọa bửu vị, rồi theo chức phận Chư Thánh ngồi vòng hai bên như lúc Hiền Hữu còn tại Thượng Nghị Viện đặng cải luật đó vậy.
Hiền Hữu Chưởng Quản làm chủ Hội, mỗi vị Thánh đều đặng quyền cải lẽ nghe à....
Phải giữ phép kẻ trước người sau, tùy phiên nhau cho có lễ: Phái Thái trước, phái Ngọc giữa, phái Thượng chót.
Phải viết thơ cho Tương và Trang nạp luật cho kịp một lượt với Thơ nghe à....
Thượng Kỳ Thanh bị sụt chức làm Giáo Hữu, như không tuân lịnh xuất ngoại.
Thầy cho làm lễ Cầu siêu cho cha Mục Thanh.
31. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo về sự chuyển kiếp của con người và của tà quái.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Chúng Sanh,
Phân ban. Ngọc Lịch Nguyệt, Lão khen Hiền Hữu hành lễ.
Chỉnh đàn Thầy ngự.
Thơ xin in 2000 Thánh ngôn, 4000 thi văn. Thầy khen con. Ðặng.
Hương Thanh xin dịch bộ Tam Thiên Thế Giái.
Kinh điển dịch đặng bộ nào hữu ích bộ nấy. Thầy cho con song phải đem đến Chưởng Pháp cầu lịnh nghe con.
Thơ xin dịch Minh Thánh Kinh.
Cũng phải đem nạp cho Chưởng Pháp phê chuẩn. Tín Nữ cầu Ðạo:
Nguyễn Thị Yến:
Thâu
Nguyễn Thị Sa:
Thâu
Châu Thị Huê:
Thâu
Lê Thị Ngần:
Thâu
Ðiểm:
Thâu
Vẹo:
Thâu
Phạm Thị Ðiều:
Thâu
Hà Thị Nho:
Thâu
Trần Thị Rạng:
Thâu
Phan Thị Thôi:
Thâu
Trần Thị ...:
Thâu
Lịch, con phải kêu những chư Nhu còn lại hầu bên Nữ phái. Bính xin in kinh tạm và Thánh Tượng chữ “Bài vị”. Ðặng con. Thầy dạy Ðạo.
Tái Cầu:
Thầy cho chư Môn Ðệ miễn lễ. Bài ban.... Các con nghe.
Một sự các con chưa hề biết đến đặng hiểu Ðạo là quí trọng dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh.
Các con đã sanh ra tại thế nầy, ở tại thế nầy, chịu khổ não cũng tại thế nầy, rồi chết cũng tại thế nầy. Thầy hỏi các con chết, rồi các con ra thế nào? Các con đi đâu?
Chẳng một đứa nào hiểu đặng cơ mầu nhiệm ấy.
Thầy dạy: Cả kiếp luân hồi thay đổi, từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, thảo mộc đến thú cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn muôn muôn lần mới đến địa vị nhơn phẩm.
Nhơn phẩm nơi thế gian nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Ðứng bực Ðế Vương nơi trái địa cầu nầy chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67.
Trong địa cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẵng cấp dường ấy. Cái quý trọng mỗi địa cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Ðệ nhứt cầu, Tam Thiên Thế Giái.
Qua khỏi Tam Thiên Thế Giái thì mới đến Tứ Ðại Bộ Châu, qua Tứ Ðại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên, vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng đến Bạch Ngọc Kinh là nơi đạo Phật gọi là Niết Bàn đó vậy.
Các con coi đó thì đủ hiểu, các phẩm trật của các con có nhiều là dường nào, song ấy là phẩm trật Thiên vị.
Còn phẩm trật Quỉ vị cũng như thế ấy, nó cũng noi chước Thiên cung mà lập thành Quỉ vị, cũng đủ các ngôi các phẩm đặng đày đọa các con, hành hài các con, xử trị các con.
Cái quyền hành lớn lao ấy do Thầy ban cho nó, nên đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con, mà làm tay chơn bộ hạ trong vòng tôi tớ nó.
Thầy đã thường nói: Hai đầu cân không song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý, luật công bình thiêng liêng buộc phải vậy, Thầy lắm phen phải bị mất, bị giựt con cái của Thầy vì chúng nó.
Thầy đã chỉ rõ hai nẻo tà chánh, sang hèn rồi, vậy Thầy cũng chỉ phương hướng cho các con đi khỏi lầm lạc....
Các con hiểu rằng trong Tam Thiên Thế Giái còn có quỉ mị chuyển kiếp ở lộn cùng các con thay, huống lựa là Thất Thập Nhị Ðịa nầy sao không có cho đặng.
Hại thay, lũ quỉ lại là phần nhiều nó bày bố ra mỗi nơi một giả cuộc mà dỗ dành các con.
Vì vậy Thầy đã nói tiên tri rằng: Thầy thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hằng xúi biểu nó cắn xé các con, song trước Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức của các con.
Ấy vậy đạo đức các con là phương pháp khử trừ quỉ mị, lại cũng là phương dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không Ðạo thì là tôi tớ quỉ mị.
Thầy đã nói: Ðạo đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắt cho các con leo tới phẩm vị tối cao tối trọng là ngang bực cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn Thầy nữa.
Vậy Thầy lại dặn các con, nếu kẻ không tu làm đủ phận người, công bình chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa, thì biết chừng nào mới hội hiệp cùng Thầy.
Nên Thầy cho một quyền rộng rải cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế Giái nếu biết ngộ kiếp một đời tu đủ trở về cùng Thầy đặng.
Mà hại thay, mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc thấy đặng kẻ ấy.
Vậy Thầy dặn: Ðạo là nơi các con nên quí trọng đó vậy.
Cả chư Thiện Nam hầu Ðàn ngày nay Thầy lấy lòng từ bi mà thâu hết.
32. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thơ Thanh Hiền Hữu, Thánh ngôn in ra chỉ để phát cho trong mỗi Thánh Thất và Chức Sắc Thiên Phong giáo Ðạo mà thôi.
Hiền Hữu lo lập Luật, còn Thượng Trung Nhựt? Chỉnh đàn, Thầy ngự.
Các con, đáng kiếp cho mấy con nghé, phải có hình phạt như vậy các con mới biết sợ, chớ dỗ dành ngon ngọt các con không sợ, còn Thái Bạch hăm trừng thì các con đều kinh khủng.... Khi Thầy và Thái Bạch khác nhau xa lắm con há?
Nhiều đứa sẽ còn bị Thái Bạch nữa, mấy đứa nhỏ rán giữ hạnh không thì bị xuất ngoại mà chớ....
Chư Nhu cầu Ðạo.... Nỉ đỏ chỉ vàng con.
Trung Nhựt vì đó phải bị phạt, chẳng một điều các con tuân theo Thánh ý. Thầy biểu điều gì các con cũng làm nghịch. Vậy thì Ðạo mới thế nào. Con phải nói lại với nó khi nó đến, phải cầu cơ cho Thái Bạch dạy dỗ nghe à. Thượng sớ.
Nguyễn Văn Lạc:
Thâu
Lương Văn Hòa:
Thâu
Nguyễn Văn Ngãi:
Thâu
Trần Văn Khuyên:
Thâu
Lê Văn Ðiều:
Thâu
Trần Văn ...:
Thâu
Nguyễn Văn ...:
Lui.
La Văn ...:
Thâu
Trần Văn ...:
Thâu
Ðá:
Thâu
Mùi:
Thâu
Võ Bá ...:
Thâu
Cẩn:
Thâu
Trị:
Thâu
Chác:
Thâu
Cả Nữ phái thảy đều thâu.
33. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu nghe Lão dặn phạt há. Nếu chẳng vậy thì quyền Lão để trị ai. Không một điều nào Thầy dặn Hiền Hữu tuân y theo. Thử đọc Thánh ngôn lại thì là cử chỉ Hiền Hữu sái hết.
Hiền Hữu không tuân mạng lịnh Thầy, ai tuân?
Hiền Hữu lỗi trước sau trị ai? Phải làm gương cho em út thì mới phải là anh Cả.
Cái quyền mình nó cũng phải đồng với hình phạt mình, biết lỗi mình mới đặng trị lỗi người... nghe à. Nội đêm nay phải quì hương.
Chỉnh đàn nghiêm trang đặng Thầy ngự.
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Thiện Nam, Tín Nữ,
Trung, cho các Thiện Nam Tín Nữ ngoài vào, dặn chúng nó làm thinh thủ lễ nghe. Thượng sớ.
Hoài, con xét xem Ðàn cho nghiêm nhặt nghe.
Nguyễn Thị ...:
Thâu
Cao Thị ...:
Thâu
Nguyễn Thị ...:
Thâu
Huỳnh Thị ...:
Thâu
Khưu Thị ...:
Thâu
Trần Thị Mài:
Thượng.
Trần Thị ...:
Thâu
Nguyễn Văn ...:
Thâu
Phạm Thị ...:
Thâu
Huỳnh Thị Kẻ:
Thâu
Ðặng Thị Xược:
Thâu
Võ Thị Cận, Nguyễn Thị Huệ:
Thâu
Ðoàn Thị ...:
Thâu
Lê Thị Ðèo:
Thâu
Trần Thị Ới:
Thâu
Nguyễn Thị Xuyên:
Thâu
Xích:
Thâu
Chánh:
Thâu
34. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu viết thơ cho mấy Thánh Thất lục tỉnh nói: Thượng Kỳ Thanh bị trục xuất ra khỏi hàng Môn Ðệ, chẳng còn quyền hành truyền Ðạo nữa.
Như nó chẳng tin nghe lời bị phạt: Tả Ðạo Bàn Môn thì chịu nghe à. Ðã lập Pháp mà nó muốn làm chi thì làm như buổi trước vậy hoài, thì bị phạm Thiên Ðiều tránh sao cho khỏi tội.
Hộ Pháp, Hiền Hữu khá an lòng. Chỉnh Ðàn cho Thầy ngự.
Tái Cầu:
Các con Nam phái cầu Ðạo thượng sớ.
Trung, có lắm đứa chí quyết đến xin hỏi gia đạo và thử thánh Thầy. Con khuyên chúng đừng vọng động tà tâm lắm vậy mà phải bị tội với Thiên Ðình.... nghe.
Tái Cầu:
Nam phái thượng sớ: Kẻ ở xa trước, Thầy miễn lễ.
Nguyễn Văn Kỳ:
Thâu
Yos (Ðàn Thổ):
Thâu
Khách Trú (Soài Riêng):
Khá dịch bài thi đưa cho Thổ nhơn xem nghe. Bính viết chữ Nho đưa cho nó.
Ngọc:
Thâu
Vi:
Lui.
Thêu:
Lui.
35. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Quới, xuất ngoại, chừng khăn áo trang hoàng sẽ vào chầu.
Thánh Thất nhỏ há, Hiền Hữu Thượng Trung Nhựt đáng lẽ Ðại điện nới vào trong mới phải. Hiền Hữu sai kẻ làm song ly bao vòng nới ra cho tới tượng Phật Tổ làm bái đình nghe.... Cười....
Trung bạch về sự Như Nhãn đương đau nghe phụ nữ cản trở và đòi Thánh Thất. Nó chẳng ăn năn thì phải chết mà chớ. Chỉnh đàn Thầy ngự.
Các con ....
Trung, con cho một sắc dân rất yêu dấu của Thầy là người Thổ vào hầu nội, mời Tông.
Tông: Phải giải nghĩa cho chúng nó nghe con.
Vui, cười Trung. Thầy toàn thâu.
36. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy lập Tân Luật. . .
Ðại hỉ, đại hỉ. Lão mừng cho chư Ðạo Hữu. Chỉnh đàn Thầy ngự. Trung, Hiền Hữu nhớ mời hội từ 6 giờ mơi chí 11 giờ nghỉ; từ 2 giờ tới 6 giờ nghỉ. Tối từ 8 giờ tới 11 giờ nghỉ.
Như chưa hoàn toàn ngày mai cũng phải vậy. Thầy dặn phải tuân y theo lời. Luật lệ truyền lâu dài, chư Ðạo Hữu phải rán cẩn thận nghe à.
Thầy mầng các con.
Các con ôi, nếu nói rằng Thầy đã chịu cực nhọc từ ngày Khai Ðạo đến chừ, Ðạo đặng phổ thông mau chóng dường nầy, thì đáng lẽ Thầy mừng cho các con lắm mới phải, sao Thầy lại buồn?
Các con ôi, các con đã chịu lắm khổ não nơi biển trần nầy, từ mười ngàn năm rồi đã ở dưới quyền tà quái áp chế, vì vậy mà Thầy phải phế Bạch Ngọc Kinh, Huỳnh Kim Khuyết, giáng trần độ rỗi các con.
Chớ chi Thầy đến mà làm giảm bớt sự khổ não các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ nào lại còn lập “Tân Luật” ràng buộc các con thêm nữa, vì cớ mà Thầy buồn.
Thầy tỏ thật, cái luật lệ Thầy khiến các con hiệp chung trí lập thành đây, nó có ảnh hưởng về đạo đức, Thiên phong, Phật sắc của các con, nên Thầy buộc mình cam chịu vậy. Chẳng luật lệ thì là trái phép, mà trái phép thì làm thế nào vào Bạch Ngọc Kinh cho đặng.
Vậy các con gắng làm phận sự cho hoàn toàn rồi có Thái Bạch giáng cơ sửa luật.
Chư Nhu thượng sớ.
Nguyễn Văn Công:
Thâu
Dương Văn Thọ:
Thâu
Dư Tăng:
Thầy vui gặp các con ... Cười....
Trung, con phải tính với Tông dịch Thánh ngôn ra tiếng Thổ... nghe à.
37. Ðức Thái Bạch dạy về việc lập Tân Luật, phong chức Giáo Sư cho ông Latapie (Thượng Latapie Thanh) và thâu Môn Ðệ
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Frère Latapie. Je vous nomme Evêque d’epuipe Francaise c’est au rang des Giáo Sư que vous êtes placé. Vous diréz aux Francaise que le Maitre ne vient pas aujourd’hui.
J’ai à régler quelques organisation intérieures du sacerdoce. J’aurais du recourir à vos aides, si votre équipe était formeé.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu khai hội trọn ngày chẳng có chi là hữu ích hết.
Việc tán thành Tân Luật nếu Thầy để cho Lão nội trong hai giờ hoàn thành tất cả. Ngặt một điều là nếu Lão lập luật, chẳng một ai trong hàng Ðạo Hữu hành Ðạo đặng.
Vì vậy Thầy giao trọn quyền cho chư Ðạo Hữu lập thành là chủ ý để phần nhơn lực vào đó chút ít, rồi lấy huyền diệu làm ra Thiên Luật, ấy là một hạnh công bình đó.
Vậy Lão giao ba bộ Luật hiệp một cho Thái Thơ Thanh trước, nội trong một tuần lễ phải hiệp thế nào cho ba bộ phải chung vô làm một; qua tuần nữa tới Thượng Tương Thanh; kế một tuần nữa tới Ngọc Trang Thanh, nghĩa là trong ba tuần nữa phải lập thế nào cho rồi luật lệ, đem về Thánh Thất đặng cải lại nữa.... chư Thiên Phong.
Tái Cầu: Vous méritez bien cette récompence. Chez frère Latapie. Vous frère connaitre à tous vos compatristes le pardon de Dieu.
Sauvez les de tous pêches antérieurs qui les amènent à la perdition.
Toàn thâu chư Chúng Sanh; nghe dạy. Thây kệ đứa ngu.
38. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Trung, Hiền Hữu nhớ viết thơ cho chư Thánh ngày cải luật phải đủ mặt, bằng ai chẳng tuân mạng Lão trục xuất nghe à.... Chỉnh đàn Thầy ngự.
Trung bạch về sự lập thệ cno Minh Tân.... Ngày nào lập luật xong mới đặng. Thăng.
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Chúng Sanh,
... Con rán phạm giái cấm với ăn bậy bạ cho thường con nghe. Thầy duy có một thế là mỗi phen để cho các con chịu hình phạt, như vậy họa may dạy các con mới đặng mà thôi.
Phải ăn cháo thương hàn, trùm cho ra mồ hôi thì hết. Chư Nhu thượng sớ.
Vĩnh:
Thâu
Viện:
Thâu
Bút:
Lui.
Tỉnh:
Thâu
Ngỡi:
Thâu
Toàn thâu: 91 Thiện Nam, 41 Tín Nữ. Vương Thành Tông, Hương Cả làng Ba Vệt, S. R.
39. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy “... Thầy đến chỉ độ kẻ vô Ðạo, chớ không phải sửa Ðạo.”
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, Ðạo Hữu khá khuyên những kẻ đến đây chẳng lòng thật tình kỉnh lạy Chí Tôn nên xuất ngoại nghe. Chỉnh đàn Thầy ngự.
Trung, con nên cho cả Môn Ðệ yêu dấu Thầy hầu nội hết.... Cười... Không cần nói chúng con cũng hiểu, Thầy rất vui mừng. Vậy Thầy dặn con, mỗi khi chúng nó đến phải tiếp rước trọng hậu nghe à.
Chư Nhu thượng sớ.
Bốn ông Lục và chín người Ðàn Thổ - Thâu hết. Kỳ,... xin đi cúng nơi các nhà đặng khai đàn cho chư Ðạo Hữu trong các làng hạt Tây Ninh.
Ấy là phận sự nó.
Trung xin về.... Chánh phủ - Phải.
Lịch xin cúng cơm cho ông Lão.
Ðặng.... Cười. Nếu Thầy định thì Thầy sẽ dạy con đừng cúng kiến chi hết vì chơn nhơn chẳng còn hưởng của phàm bao giờ. Con làm tiệc đãi chớ chẳng nên gọi cúng.
Ðại:
Thâu
Hạp:
Thâu
Cẩm:
Lui.
Tị:
Thâu
Thiệt:
Thâu
Cang:
Thâu
Sửa:
Thao:
Thâu
Thông:
Thâu
Ðâu:
Thâu
Hồ Liên Hương:
Thâu
Thầy dặn rằng: Thầy đến chẳng phải lập một nền Ðạo mới mà đặng nhắc các con rằng: Ngày tận tuyệt đã hầu gần, Quỉ vương sắp đến, Thánh ngôn các Ðạo đã khai từ thuở tạo Thiên không đủ kềm thúc nhơn sanh đặng trọn lành.
Ðời càng ngày càng trở nên hung bạo, nhơn loại giết lẫn nhau, cả hoàn cầu giặc giả, bịnh chướng biến sanh, thiên tai rấp đến.
Ấy là các điều Thầy đã nói tiên tri rằng: Ngày tận thế đã đến. Thầy đã tạo thành trọn đủ Pháp Luật.
Thầy đến chỉ độ kẻ vô Ðạo, chớ không phải sửa Ðạo. Con hiểu à.
40. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thầy dạy kẻ vô lễ chẳng đủ y phục xuất ngoại. Chỉnh đàn Thầy ngự.
Hỉ chư Môn Ðệ, Thụ bình thân con.
Ðàn Thổ hầu đàn: Biểu chúng nó quì hết một lần bái lễ rồi ra ngoài. Thầy thâu hết.
Châu Văn Cho:
Thâu
Hưng:
Thâu
Ninh:
Thâu
Cam:
Thâu
Sô:
Thâu
Tùng:
Thâu
Tương:
Thâu
Toàn thâu 60 Thiện Nam, 21 Tín Nữ.
41. Ðức Thái Bạch dạy “Lão giải nghĩa có ba phẩm đồng tử phò loan” và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Cười... Quờn nghe Lão. Việc cơ bút Hiền Hữu tuy chưa rõ thấu huyền diệu cho trọn mặc dầu, chớ kỳ trung cũng đã hiểu biết chút đỉnh; chẳng phải ai cầm cơ mà đều đặng huyền diệu hết.
Lão giải nghĩa có ba phẩm đồng tử phò loan:
Tây phương gọi Intuitif, Semi-intuitif et Automatique.
Thầy đã cho Hiền Hữu chấp cơ một đôi khi quả có huyền diệu, nhưng mà có nhiều khi tà bổn thân Hiền Hữu nó lại choán lấy Thiên ý mà dịch trật. Vì vậy mà Hiền Hữu nhiều phen thất chí, nhứt là khi thai bào con Hiền Hữu hiểu à....
Thầy dạy Hiền Hữu cùng Phước Sanh chọn kẻ khác cầu Thầy, hầu truyền bá Ðạo nơi tỉnh Biên Hòa nghe à.
Chỉnh đàn Thầy ngự.
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Chúng Sanh. Thiên Phong bình thân.
Voi, con mời những em Thổ Nhơn con vào trong hết lạy Thầy.
Thâu
sớ. Thâu hết.Hiếu, con phải trọng hậu chúng nó con nghe.
Chư Chúng Sanh thượng sớ, nữ Thổ Nhơn nữa. Thâu sớ.... Cười.... Hiếu vô hành lễ con, Nữ phái trước.
Ðiều:
Thâu
Cang:
Lui.
Thêu:
Thâu
Nao:
Thâu
Thiệt:
Thâu
Quế:
Thâu
Nam toàn thâu.
42. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Chưởng Pháp Hiền Hữu bình thân.
Chỉnh đàn Thầy ngự.
Các con... Thụ bình thân con. Voi hành lễ. Chư nhu thượng sớ. Thâu Thổ nhơn.
Vàng:
Thâu
Chắc:
Thâu
Nhiều:
Thâu
Suối:
Thâu
Thảo:
Thâu
43. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Chưởng Pháp bình thân. Voi hành lễ. Thầy không ngự, Lão thâu sớ. Thượng.
Trung:
Chờ mạng Thầy.
Võ Văn Ở:
Thâu
Nhẫn:
Thâu
Chư Nhu có ngày bị Lão đuổi hết.
Toàn thâu. Voi, Hiền Hữu nói lại với mấy kẻ uống rượu, vì tại chúng nó mà Thầy không ngự. Chúng nó sẽ bị phạt mà chớ. Lịch đọc dở lắm nghe.
44. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Chưởng Pháp, Hiền Hữu bình thân, tọa nghe.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu từ đây coi Thượng Kỳ Thanh như một vị Môn Ðệ vậy thôi, chớ chức Giáo Hữu cũng cất luôn nữa.
Thầy có để lời xin tha, mà Pháp Luật đã phạm tha sao cho đặng.
Hộ Pháp Hiền Hữu chẳng nên nộ khí lắm. Cái giận của Hiền Hữu chẳng bằng sự phạt của Thầy. Hiền Hữu biết giận chớ chưa biết phạt. Hiền Hữu sẽ thấy những kẻ dối Ðạo bị hình phạt nặng nề thế nào.
Lẽ thì Bần Ðạo trục xuất những kẻ ấy ra liền, nhưng mà trục xuất rồi thì chư Ðạo Hữu chẳng đặng thấy hình phạt. Hiền Hữu phải đuổi Quới ra khỏi hàng Môn Ðệ, vì nhiều phen phạm giái chẳng kể Luật Ðạo chút nào. Nếu Lão chẳng vì huyết thệ thì đã trục xuất lâu rồi. Chỉnh đàn Thầy ngự.
Trung, Thầy dặn con phải dạy Trung Sađéc đi truyền Ðạo, biểu nó phải hiệp một với Thuận và Nương nghe à!.... Thầy phong cho nó Ngọc Giáo Hữu, nghe và tuân theo.
Các Nam Nữ Thổ nhơn đều thâu. Con khá dặn chúng nó hết lòng thờ Thầy.
Sự khôn ngoan, sự vinh hiển của chúng nó do tại nơi Ðạo mà đặng vậy.... Cười....
Bình thân.... Nam Nữ.... Nữ phái thượng sớ.
Hiếu, hành lễ con.
Xích:
Thâu
. Con từ đây bớt hổn nghe.Lợi:
Thâu
Chọn:
Thượng.
Có:
Thâu
Cải:
Thâu
Mua:
Thâu
Cười.... Hiếu, con cũng ngã lòng nữa sao con. Con nhớ ngày trước Thầy cực nhọc với các con thì thế nào, mà ngày nay các con cực nhọc với Thầy lại than phiền....
Cười..... Các con một đầu, Thầy một đầu nắm chặt tay lưới vớt cả chúng sanh. Ngày vui các con chẳng phải nơi thế này, mà là ngày các con hội hiệp cùng Thầy nơi Bạch Ngọc Kinh, hiểu con há?...
Nam thượng sớ.
Dư:
Thâu
An:
Thâu
Khỏe:
Thâu
Toàn thâu: 111 Nam, 24 Nữ; 16 Thổ nhơn = 151.
45. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Nho Chưởng Pháp bình thân. Thượng Trung Nhựt hành lễ. Bình thân.
Sơn, Trung, nhị vị Giáo Hữu chẳng phải quì không đó thôi. Ðứng gần Thiên Cơ, đọc chữ cho Sĩ Tải viết... nghe à....
Trì, nghe dạy. Sơn phải lấy một ly rượu nhỏ, một ly rượu lớn, rót ly nhỏ vào một ly lớn đem lại đây....
Ðưa cho nó cầm, đội ngay trán thề rằng: Tôi tên là Lê Châu Trì, thề uống Tiên Tửu một phen nầy với Lý Ðại Tiên, từ đây không uống nữa, như ngày sau phạm giái Ngũ Lôi đả tử.
Như quỉ giục thì Hiền Hữu niệm câu nầy: “Tửu nhập tâm di, hại tổn bình sanh chi đức, tánh Thiên Ðạo diệt, dục tranh thế sự chi oan”.
Giải nghĩa: Rượu vào lòng đổi, hại hao đức bình sanh, tánh dời Ðạo hủy, dục tranh oan nghiệt thế tình.
Trì, nhớ nghe... Ðợi hầu Thầy.
Các con,
Thụ, đứng dậy con. Trung, thượng sớ... Bình thân chư Chúng Sanh. Toàn thâu Thổ nhơn.
Trì! Kêu nó vào hầu. Ta muốn đuổi đi cho rảnh, nếu Lý Thái Bạch không nài xin, ngươi khó làm Môn Ðệ Ta đặng.... nghe.
Thâu
Dương Văn Kiểu:
Thượng.
Ngoạn:
Thâu
Tư:
Thâu
Nữ phái toàn thâu.... Hiếu, con thâu sớ dâng cho
Rộn Ðàn lắm.... Thăng.
Tái Cầu:
Hừ hừ ....
Thượng Trung Nhựt, nếu Lão chẳng thương thì Hiền Hữu phải bị phạt nữa.
Hiếu, thượng sớ.... Hiền Muội đứng dậy. Ðể sớ lên....
Cười.... Nếu Lão thâu thì hai người Nữ bị đuổi.
Thượng sớ.... Nam....
Tường:
Thâu
Bao:
Thâu
Lứa:
Thâu
104 Nam, 46 Nữ, 14 Nam Thổ, 3 Nữ Thổ = 167.
46. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, đem người Thổ nhơn bịnh vào tới nữa.... đem một chén nước cho uống... Lui.
Oan nghiệt, đời vì có biết tội, không biết phước vì nghiệt chướng bên mình. Than ôi! Biết bao giờ cho hết oan oan tương báo.
Giữ Ðàn nghiêm như vậy đặng Thầy ngự.
Các con,
Chư Môn Ðệ bình thân. Thâu sớ Thổ nhơn. Trung, đứng. Thổ nhơn... lui. Nữ phái thượng sớ.
Hiếu, hành lễ con.
Quế:
Toàn thâu: 202 Nam, 46 Nữ, 3 Thổ nhơn = 251.
47. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Các con,
Trung, hỏi chi con? Trung bạch về sự Cơ Bút tại Trà Vinh....
Thầy hiểu, Tín không tội lỗi chi, duy tại lũ cầm cơ không huyền diệu, dám cả gan học chước muốn làm “Tả Ðạo Bàng Môn”. Thầy đương coi quỉ mị dối danh làm cho chúng nó phải điên cuồng, con phải nói cho Tín nó hiểu.
Chi nữa? Trung bạch về sự Giác Hải và Thánh Thất....
Thầy chẳng qua yêu mến Ðạo Thuyền, quyết gom tóm các con lại làm một, nên giữ Thánh Thất đến ngày nay đặng qui tụ các em con nó đến cho đủ mặt.
Như Thiên Cơ phải y như lời xin của Phổ Hiền Bồ Tát thì chẳng ép lòng bỏ chết phái ấy. Thầy sẽ coi ngày Như Nhãn dời Thánh Thất lại thế nào rồi mới trả. Phần nhiều trong các con chẳng vừa lòng Thánh Thất, nguyện xin trả lại. Thầy sẽ dạy Thơ.
Thầy ban ơn cho các con.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh.
Bình thân.
Thượng Trung Nhựt, kêu ai cầu riêng việc Lão cho vào.... (Có người lầm Lý Ðại Tiên là Thầy...). Lão chẳng phải là Thầy, đừng xưng hô lộn.
Ðạo muội khá nhớ Hóa đương tìm tòi gặp Chơn Tiên.... Cười....
Hóa:
Ðửa, từ đây Lão cấm Hiền Hữu uống rượu nghe.... như phạm giái Lão trục xuất nghe à.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu không tuân mạng lịnh Lão há?
Ðuổi Quới nghe à.... Chỉnh Ðàn Thầy ngự.
Chư Môn Ðệ Nữ phái thượng sớ. Chư Môn Ðệ bình thân. Hiếu hành lễ.
Phan Thị Lài:
Thâu
Lang:
Thâu
Lê Văn Thiệt:
Thâu
Trần Thị Hương:
Thâu
Lê Thị Số:
Thâu
Nhứt:
Thâu
Lưu Thị Chuộng:
Thâu
Nguyễn Thị Vi:
Thâu
Lê Thị Hay:
Thâu
Nguyễn Thị Lợi:
Thâu
Phan Thị Bề:
Thâu
Huỳnh Thị Thới:
Thâu
Khu Thị Tại:
Thâu
Ðoàn Thị An:
Thâu
Lê Thị Tịnh:
Thâu
Vựa:
Thâu
Nghĩa:
Thâu
Toàn thâu: 38 Nam + 18 Nữ + 17 Thổ nhơn = 73.
48. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Thổ nhơn vào hầu. Thâu.
Nữ phái thượng sớ. Hiếu Hương hành lễ.
Ðiều:
Thâu
Nhàn:
Thâu
Ca:
Thâu
Toàn thâu: 42 Nam + 17 Nữ + 3 Thổ nhơn = 62.
49. Ðức Chí Tôn và Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn và Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Môn Ðệ. Lịch ngã nhậm ngôn.
Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn nhập cơ Lê Văn Tiểng.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Chúng Ðẳng thính ngã.
Ðạo bất vị tế hưởng, vi hiếu giả.
Ngã thị nhứt sanh bất tri Thiên ý, hành Ðạo vô công. Nhị Ngọc Ðế ái chư quần sanh như phụ ái tử. Ngã vấn hà tất, vĩ di công quả hồ?
Nhứt nhơn biến nhị, nhị biến thập; thập biến bá, bá biến vạn, vạn biến hằng hà sa số nhơn sanh. Nhơn sanh nhứt nhứt hữu chơn thần. chơn thần thị Thiên; Thiên giả hà tại.
Thiên giả tại tâm. Ðắc nhơn tâm tấc đắc Thiên ý... tri hề.....
Ðạo dĩ khai thời kỳ bế môn, tụng niệm di vãng. Cửu thập nhị nguyên nhân kiêm triêu đọa lạc tại thế bất thoát mê đồ. Bất tri Chơn đạo, đẳng chúng bất độ, hà thế thành Ðạo hồ?
Vật dĩ cựu luật vi căn bổn hội đắc Tam Kỳ Phổ Ðộ, nhứt thuyết chúng sanh hữu căn hữu kiếp đắc kỳ qui vị, vật dĩ trí tri văn chương bác ái, ngộ kiếp đắc qui Phật vị.
Ngã vấn cổ ngữ hữu ngôn, thiên tâm vô ngữ, luật tại trị thế, nhơn nhơn bất tu bất thành Ðạo, tu giả hà vi. Tu giả độ nhơn, độ nhơn độ kỷ, độ kỷ độ Cửu Huyền
Thất Tổ, thị chi hiếu giả.
Ngã thường giáng cơ tại thử, khả tái cầu giáo Ðạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Bình thân. Chư Nhu thượng sớ, Thổ nhơn trước.
Thâu
....Bính xin thuốc cho chị. Cười..... đau thì uống thuốc, chẳng chi lạ. Kiếm lá cách đốt với da trăn, bỏ vào tán chung lại chưng cách thủy; lấy nước cho bịnh nhân ngậm, nuốt nước lần lần thì khỏi.
Thượng sớ.
Kỳ:
Thâu
Chỗ:
Thâu
Hạc:
Thâu
Oai:
Thâu
La:
Thâu
Hiệp:
Thâu
Học:
Thâu
Bầu:
Thâu
Toàn thâu: 42 Nam+ 7 Nữ + 17 Thổ nhơn = 66.
50. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh.
Bình thân. Kêu Thổ nhơn vào. Thâu.
Nữ phái thượng sớ.
Hiếu Hương, Hiền Muội hành lễ.
Tý:
Thâu
Niên:
Thâu
Chuốc:
Thâu
Kiểu:
Thâu
Sảnh:
Thâu
Nguyệt:
Thâu
Nguyện:
Thâu
Nghi:
Thâu
Còn:
Thâu
Tư:
Thâu
Mực:
Thâu
Lan:
Thâu
Quí:
Thâu
Võ:
Thâu
Chỗ:
Thâu
Lễ:
Thâu
.Khuê:
Thâu
Sáng:
Thâu
Nghĩa:
Thâu
Toàn thâu: 48 Nam + 14 Nữ + 7 Thổ = 69.
51. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu khá nói cùng kẻ đến đây chẳng tâm Ðạo, chỉ đến cầu gia đạo và cầu thuốc, biết rằng: Ðây vốn là Ðền thờ Ngọc Ðế chớ chẳng phải là nhà thương hay là tiệm bói, nghe à!....
Thượng Hoài Thanh! Vì lời nguyện Hiền Hữu, Lão vị đó chút.
Hứa Thị Quý:
Hứa Thị Mục:
Hứa Thị Lang:
Trì:
Nghe à ...
Thượng Hoài Thanh, Hiền Hữu mời phu nhơn của Hiền Hữu kiến ngự Thầy khi chư Nhu xuất ngoại.
Tường cũng vậy. Thổ nhơn thượng sớ.... Nữ phái loạn Ðàn há?
Anh:
Thâu
Viết:
Thâu
An:
Thâu
Thiền:
Thâu
Vưng:
Thâu
Tú:
Thâu
Sum:
Thâu
Ngà:
Thâu
Toàn thâu: 30 Nam+ 8 Nữ = 38.
Thầy ngự, mời chư Nhu ra hết khỏi Ðàn. Ðóng cửa lại.
52. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Thượng Trung Nhựt bình thân. Thổ nhơn ... thâu.
Nữ Thổ nhơn vào. Ðem con chúng nó vô. Ðem con nó lại gần.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu khá nói lại với kẻ đến đây chẳng tâm Ðạo, chỉ quyết đến bói, ra khỏi Ðàn, để Lão đuổi bị nhục đừng trách, Nam Nữ cũng vậy.
Kẻ muốn xin Lão chẳng cho; kẻ không xin Lão cho; ấy cũng là một phương pháp phạt răn những kẻ vô Ðạo thôi. Thượng sớ.
Phú:
Thâu
Nhạn:
Thâu
Hườn:
Thâu
Dụng:
Thâu
Huất:
Thâu
Văn:
Thâu
Khách Trú Ðịnh: Thiên nhiên tánh đức chí công bình, Hữu số hám tâm thủ địa linh. Qui phục kim môn thân ngọc mã, Chỉ tồn hư thiệt bất quang minh.
Thâu
Viết:
Thượng.
Thiên:
Thượng.
Cho:
Thâu
Phát:
Thâu
Khương:
Thâu
Thành:
Thâu
Nam toàn thâu.
Thượng Phẩm Hiền Hữu nhớ: Khi Lão đề “Thất” trước, nghĩa là thơ 7 chữ, Ngũ năm chữ, Tam ba chữ; Bát tám chữ. Dặn Sĩ Tải phải nhớ.
Ðây:
Việc đời khi.... Thâu
53. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh.
Bình thân.
Chư Nhu “giữ lễ nghe”.
Thổ nhơn... thâu. Nữ phái thượng sớ. Thượng Phẩm dặn Sĩ Tải nghe.
Hiếm:
Thâu
Tại:
Thâu
Nghe:
Thâu
Vàng:
Thâu
Chín:
Thâu
Kiển:
Thâu
Vĩnh:
Thâu
Triệu:
Thâu
Hào:
Thâu
Toàn thâu. Chư Hiền Hữu văn từ dở lắm, trưa bữa nào cũng cầu Lão dạy.
54. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Thái Cực) và thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Chúng đẳng ngồi kiết tường nghe dạy:
Lão viết chậm, Thượng Phẩm Hiền Hữu dặn Sĩ Tải phải viết cho cẩn thận. Lịch rán đọc cho tử tế, bằng chẳng Lão đuổi ra ngoài ... nghe à.
Ðiệu văn Ðộng Ðình của Lão dạy chư Tiên, chư Phật, sau có truyền cho Bạch Vân Ðạo Sĩ gọi là Trạng Trình, song người học đặng có một điệu truyền thế gọi là điệu Bạch Vân. Lão lấy đề “Ngụ Ðời” nghe.
Giải nghĩa: Thầy là cội, chúng sanh là lá.... Phải lấy chữ anh hùng hoặc nhiều hay ít mà dứt oan trái đặng tu tâm dưỡng tánh, hầu vụ chữ nhàn.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh.
Bình thân.
Thổ nhơn Nam và Nữ nhập nội đồng quì. Chư Sơn trước... toàn thâu... lui. Nữ phái thượng sớ.
Cân:
Thâu
Rẩy:
Thâu
Kế:
Vàng:
Thâu
Liêng:
Thâu
Ðó:
Thâu
Phượng:
Thâu
Bảy:
Lui.
Nhạn:
Ý:
Thâu
Nữ:
Thâu
Ðâu:
Thâu
Toàn thâu Nữ phái. Nam thượng sớ.
Mẫn:
Châu:
Thâu
Thiền:
Thâu
Sơn:
Lui.
Thay:
Lui.
Hào:
Thâu, sau trọng dụng.
Toàn thâu, bỏ tên: Thiện, Ðào, Ðài.
55. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Lưỡng Nghi) và thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Thượng Trung Nhựt! Hiền Hữu phải dặn Lễ Sanh ra Ðại Ðiện phải đủ lễ, bằng chẳng có ngày Lão cho chư Thần vật chết nghe à.
Thượng Phẩm! Hiền Hữu nhớ đã đặng một điệu văn Ðộng Ðình rồi, chừng nào đến điệu Bạch Vân, Lão sẽ nói....
Chú giải: Rùng là sung sướng. Thư Hùng Kiếm của Trương Tử Phòng dâng cho Hàn Tín. Cái phận phàm nhơn chịu lắm nỗi chinh chuyên.
Mercredi 12 Janvier 1927 (09-12-Bính Dần).
Chư Nhu thượng sớ.... Bình thân. Thổ nhơn..... thâu.
Lão dặn phải nhớ nghe, cái tượng của Lão tại Ðiện ngó thấy mọi kẻ như người sống kia vậy, nghe à....
Hổ:
Thâu
Sàng:
Thâu
Mơn:
Thâu
Hương:
Thâu
Tri:
Thâu
Bản:
Thâu
Thôi:
Thâu
Soạn:
Lui.
Cơ:
Phải sửa mình. Thâu.
Ðâu:
Thâu
Liền:
Lui.
Ðeo:
Thâu
Lợi:
Thâu
Thành:
Lui.
Tiếc:
Ðợi trở lại sẽ thâu.
Mạnh:
Thâu
Niên:
Thâu
56. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Tứ Tượng và Bát Quái) và thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu, Ngồi kiết tường.
Hộ Pháp Hiền Hữu ngâm hai bài trước, Thượng Phẩm Hiền Hữu hãy đề hai bài số 1 và số 2 Lão còn kết.
Chú giải: Chinh chuyên: chinh là nghiêng; chuyên là chở. Chở nghiêng nghĩa là chở nặng nề.
Thần Huệ Kiếm: Huệ trí vỉ vi kiếm tác Ðạo giả: Lấy huệ trí làm gươm mà hành Ðạo...
Lão dặn Thượng Phẩm phải biên số, là vì điệu văn Ðộng Ðình chẳng phải mỗi điệu vậy là dứt, Lão còn kết thêm nữa.
Tỷ như:
Bài số một, gọi là điệu Thái Cực.
Bài thứ nhì, gọi là điệu Lưỡng Nghi.
Bài thứ ba, gọi là điệu Tứ Tượng.
Bài Lão nói là điệu Bát Quái.
Vậy Lão làm tiếp rồi sẽ chỉ.... Bài số 4:
.... Hộ Pháp giải nghĩa.... Vậy thì gọi là điệu Thái Cực là sao?
Lão chỉ cho Thượng Phẩm: - Ðọc bài số 1, khi nhập đề như vậy, thì là không không, chưa hiểu căn cước đề thân, thì gọi là nhập: Hư Vô. Thái Cực là vì đó một tiếng. Nhập lại Hư Vô.
Bài số 2 ba tiếng là Tam Giáo. Sĩ dân hai tiếng ấy là Lưỡng Nghi.
Bài số 3, ngũ ngôn ấy là Ngũ Chi. Bốn chữ ... Tứ Tượng là đó.
Bài số 4, chín chữ là Cửu Lưu đó. Tám chữ ... ấy là Bát Quái.
Lão sẽ tiếp điệu Biến Hóa Vô Cùng rồi mới kết cho toàn điệu.
Chư Ðạo Hữu lấy điệu văn ấy làm ra mỗi người một bài cho Lão sửa. Phải tùy theo từ chữ, từ giọng, vậy mới trúng niêm luật; bài của Lão chỉ dùng làm kiểu đó thôi...
Jeudi 13 Janvier 1927 (10-12-Bính Dần).
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thổ nhơn nhập nội ... Thâu. Như ai có đến nữa thì nói rằng: Chẳng bao lâu thì chư Ðạo Hữu đến Soài Riêng ... nghe à.
Chư Tín Nữ thượng sớ.
Thái Bính Thanh hành lễ... Tường... Cười....
Xuyên:
Ắc:
Thâu
Út:
Thâu
Hơn:
Thâu
Chua:
Thâu
Kinh:
Thâu
Thân:
Nguyên:
Thâu
Sửu:
Thâu
, Thượng.Tùng:
Thâu
Toàn thâu. Thái Bính Thanh, Hiền Hữu khá dặn những kẻ thờ Tà Thần Tinh Quái nhớ từ bỏ chúng nó nghe.
57. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Bình thân.
Thâu Nam Nữ Thổ nhơn.
Thái Bính Thanh, Hiền Hữu dặn chư Sơn Thổ nhơn nán lại nghe dạy.
Thảm thay! Thảm thay! Cũng bởi thất kỳ truyền nên tu hữu công mà hành Ðạo chưa hề thấy. Lão sẽ xin lịnh Thầy hội chư Sơn Thổ nhơn lại đây trong tháng ba đặng truyền Bửu Pháp cho chúng nó luyện Ðạo. Thầy thế nào cũng buộc chúng nó trường trai.
Tường, nói lại với chúng nó.
Chư Nữ chức Minh Ðường nhập nội.
Nếu Lão chẳng sai kêu thì chắc Hiền Muội không đến há?.... Cười...
Thầy dạy Lão phải lập phái Nữ cho thành tựu. Em gắng lo phổ độ nhơn sanh. Cửu nhị nguyên nhân hãy còn trong vòng hắc ám, chẳng lẽ em biết Ðạo ngồi đó cho đành. Lão trông công em. Xin em lui.
Sơ nghe dạy: (Trần Văn Sơ, Kinh Hối Sa Ðéc) Trần Hiền Hữu, Lão chào bạn. Lão giục Hiền Hữu lên đặng thọ chức trước ngày cải luật.
Thiên danh Hiền Hữu phải lấy Ngọc Sơ Thanh.... Lão phong Hiền Hữu chức Giáo Sư phái Ngọc, khá tận tâm hành Ðạo nghe à! Hiền Hữu lui....
Nữ phái thượng sớ.
Thống:
Thâu
Thê:
Chối:
Thâu
Chiếu:
Thâu, sau trọng dụng.
Tròn:
Thâu
Màng:
Thâu
Biết:
Thâu
Thu:
Thâu
Thu, dặn có vào Thánh Thất, từ đây phải giữ mình trinh sạch, đừng tưởng ngoài chợ muốn làm chi cũng đặng nghe... Lui Nữ phái.
Bên Nam phái có một đứa vào đây thử Ðạo, Lão khuyên nó lui ra, kẻo phải chết một cách thê thảm nghe.
Thôi:
Thâu
Ðuổi những kẻ đứng gần Ðại Ðiện. Toàn thâu.
58. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy lập Tân Luật.. .
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu lui.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu cũng nên để tịnh tâm đặng lo cải Luật, chẳng nên ham vui quá nghe. Thầy sẽ ngự trong lúc cải Luật. Lão giáng cơ trước khi mở hội. Vậy khi chư Thánh đủ mặt phải cầu cơ cho Lão dạy việc, chừng Lão ngự Ðại Ðiện thì tức cấp khai hội liền.
Hết thảy đều mặc Ðại phục trong khi cải Luật, chẳng nên thay Tiểu phục; chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự xem coi ra khiếm lễ vậy... nghe à... tuân.
Ngày nay chẳng dạy văn, Lão để chư Ðạo Hữu tịnh trí.
Tái Cầu:
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Chư Ðạo Hữu bình thân. Thiện Nam Tín Nữ cầu
Ðạo đông lắm, Lão chẳng thế cho thi đặng....
Vậy Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu kêu ra mỗi lớp 10 người cho Lão tuyển chọn.
Chư Sơn, chư Thổ nhơn toàn thâu.
Nghĩa, Tương, Tôn, chư Hiền Hữu đợi lịnh Thầy nghe. Thượng sớ.
Hương Thanh, Hiền Muội khá thâu sớ Nữ phái.
Toàn thâu.
Hương Lựu, em mời Nữ phái lui ra....
Toàn thâu, bỏ tên Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Ðó.
Chư Hiền Muội Minh Sư an lòng hành Ðạo; Lão hằng giúp đỡ cầu khẩn Thầy cho các em. Các em lui....
Chư Ðạo Hữu nhập nội nghe dạy. Chư Hiền Hữu nghe.
Ðạo của Thầy ngày nay và từ đây sắp tới nhơn loại hoan nghinh lắm đó. Lão rất vui mừng thấy hạnh của chư Hiền Hữu công quả trong lúc Tam Kỳ Phổ Ðộ lắm nỗi nặng nề.
Mười phần nhơn sanh, chư Hiền Hữu phải độ tới chín. Than ôi! Hễ Ðạo càng thạnh thì nghịch lại càng nhiều. Trên Chánh Phủ hằng để mắt nghi nan, dưới bọn ma hồn quỉ xác theo kích bác, chư Hiền Hữu phải chịu và sẽ phải chịu hổ nhục trăm điều.
Nếu Lão có lời căn dặn là thấy sự cực nhọc của chư Hiền Hữu muốn toan cất bớt, nên phải dặn lấy sự cẩn thận nhịn nhục, dè dặt mà hành Ðạo. Chánh Phủ hằng dòm hành chư Hiền Hữu.
Nghĩ nỗi buồn cười... trị nhi vô giáo, nay đặng hữu trị hữu giáo mà lại nghi nan. Ấy cũng một lũ phàm.
Lão khen nhiều người chẳng kể quyền cao tước trọng, phế trọn sự đời mà hành Ðạo, nhứt là người đương thời dưới quyền Chánh Phủ như hai cột Ðạo là Tương, Trang; kế nữa người đại công là Hóa.
Chẳng cần phải nói đến mấy em nhỏ chịu cực nhọc cùng Ðạo trăm điều. Khen thay, dường ấy mà chẳng một lời than thở.
Lão mới để dạ lo lường; nếu Lão nói rõ ra, e cho chư Hiền Hữu phải kinh khủng sợ sệt nên dặn rằng: Ðạo vốn nơi Cơ Bút mà phát thành. Vậy Lão khuyên cẩn thận cho lắm.
Ðời với Ðạo chẳng đồng; tuy biết có Ðời mới có Ðạo, có Ðạo mới nên Ðời; nhưng Ðạo Ðời hằng nghịch lẫn. Vậy Lão tỉ thí như trong bọn của chư Hiền Hữu muốn toan phản loạn nắm cơ viết đùa ra hay là quỉ nhập viết ra rằng: Thầy xúi chư Hiền Hữu làm giặc thì Ðạo phải thế nào?
... Trả lời..... Cười.... Nếu nói dễ dàng dường ấy còn luận đến làm gì.
... Như Lão chẳng vì lời Thầy dặn bảo thì đã cấm Cơ Bút rồi; vậy Ðạo chưa thành, Lão kỳ tới cuối tháng sáu năm tới thì cấm tuyệt Cơ Bút.
Còn nay dạy Ðạo thì: Cư, Tắc phò. Ðại Ðàn: Ðức, Hậu, Mỹ Ngọc và Sang phò.
Còn kỳ dư dùng khai Tiểu Ðàn mà thôi, nghe à....
Phải nhập hội liền; phò loan cho Thầy phong Thánh.
Các con,
Nhị Chưởng Pháp, nhị Ðầu Sư tọa vị.
Ðạo Quang, con phải quyền Chưởng Pháp.
Nương, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến. Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Ðạo nghe. Thầy phong con chức Thái Ðầu Sư, phải hành Ðạo mà hiệp sức phổ độ phái Thái.
Thái Minh Tinh bị Lý Bạch cách chức.
Nghĩa, con giáng tửu nghe. Thầy phong cho con chức Phối Sư phái Ngọc, phải hiệp công cùng Trang mà độ nhơn sanh nghe. Chức phận quan tước con chẳng đặng một phần trăm Thiên tước, con liệu lấy.
Tôn, con phải lo phổ độ nhơn sanh Trung Huê và Cao Miên, Thầy phong cho con chức Phối Sư phái Thượng.(*1)
Thơ Thanh, con tiếc chi thằng đó, Ðào Bá Nhẫn hành Ðạo gì?
Minh Ðạo vào: Bỏ Thầy, quên bạn, phải hạnh kẻ chơn tu vậy chăng? Từ khi ta tha ngươi cho phục chức ngươi làm gì? Phải công quả đủ ba tháng chẳng cho về chùa, rồi sau Ta sẽ định.... Lui....
Các con khai hội, Thầy ngự.
Thơ, con khá mượn Cư, Tắc phò loan tại Thánh Thất con đặng Thầy dạy việc, Thầy ngự.
Trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, phải cải Luật cho nghiêm chỉnh; Thầy khuyên Thái Bạch cho kẻ hầu săn sóc các con.
Phụ ghi: (*1) Tôn chúng tôi nghĩ có thể là Tông: Theo tài liệu từ quyển Tiểu Sử Ðức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Ðức Quyền Giáo Tông đọc bài ai điếu cho Phối Sư Thượng Tông Thanh (Vương Thành Tông) qui liểu ngày 24 tháng 10 năn Quí Dậu (1933).
59. Ðức Thái Bạch dạy lập Tân Luật và thâu Môn Ðệ.
Lão khen chư Ðạo Hữu, đại hỉ, đại hỉ, đại hỉ.
Thượng Tương Thanh, coi Lão hành sự mà học chước.
Mời Chưởng Pháp phái Nho. Chư Hiền Hữu bình thân. Ðứng bài ban.
Chưởng Pháp, Ðầu Sư tọa vị. Phối Sư Tam Giáo tới trước.
Thái Thơ Thanh phải ôm bộ Chú giải các Luật, Tân Luật của chư Hiền Hữu cải đó nữa.
Thơ Thanh ôm chí mày dâng cho Tương Thanh, rồi Tương Thanh cũng phải làm như vậy mà giao cho Trang Thanh phò.
Bái nhau....
Trang Thanh ôm Luật, hiệp với nhị vị Hiền Hữu đến dâng cho ba vị Ðầu Sư. Ba vị Ðầu Sư đồng đứng dậy bái mà tiếp Luật một lượt, thế nào sáu bàn tay đều có trong mấy bộ Luật.
Ngay giữa....
Cả ba tiếp dâng lên Chưởng Pháp. Hai vị Chưởng Pháp cũng phải bái mà tiếp một lượt, đội dâng lên Ðại Ðiện.
Day vô ... Ðưa lên chí trán nghe dạy:
Lão giao Luật này cho nhị vị Chưởng Pháp xem xét lại nữa trong một tháng phải rồi mà giao lại cho Hộ Pháp cầu Lão sửa Luật.
Phải làm một phòng thanh tịnh mà giả làm Hiệp Thiên Ðài; Thập Nhị Thời Quân phải có mặt; Thượng Sanh, Thượng Phẩm phải có mặt khi cầu Lão.
Phải tái cầu nghe dạy.
Nhị vị Chưởng Pháp đem Luật để ngay tượng Lão một đêm nay.
Dương phải đội Hiệp Chưởng Như Luật và Ðấp Khâu Như Luật (Yết Ma).
Nương phải sắm Thiên phục như Thơ Thanh vậy nghe.
Ðem Luật để lên rồi xuống tọa vị. Lên đầu ... để xuống ....
Chư Thiên Phong đồng lạy Thầy.
Ðại hỉ.
Tái Cầu:
Nhiều điều mầu nhiệm của Ðạo còn thiếu sót lắm...
Cười....
Những điều ấy chư Hiền Hữu biết đâu mà lập cho đặng; mà lập quyền hành gì mà lập cho đặng?
Hại thay, nếu chẳng có những cơ mầu nhiệm bí mật ấy thì chẳng thành Luật. Nếu chẳng thành Luật thế nào đặng thành Ðạo... Cười....
Lão sẽ tâu cùng Ðại Từ Ðại Bi, xin thêm vào Luật những điều bí mật yếu trọng ấy.
Vậy chư Hiền Hữu cũng phải cầu khẩn với Lão nội hạ tuần tháng nầy thì khởi nguyện. Dặn các Thánh Thất, các Ðạo Hữu phải để lòng thành khẩn nguyện, hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh Luật nghe à... Cười....
Ðạo đã thành, Ðạo đã mạnh, cho đến đổi trái Càn Khôn này dở hổng lên khỏi ngất mấy từng, làm cho các Tôn Giáo đã lập thành trên mặt địa cầu nầy phải kinh khủng sợ sệt... Cười....
Chư Hiền Hữu cầm trọn nhơn loại vào tay, Lão hỏi có chi quý trọng mạnh mẽ bằng chăng?... Hay....
Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền Hữu trọng. Vậy thì chư Hiền Hữu biết trọng mà lo sửa vẹn người đời. Từ đây Lão hằng gìn giữ chư Hiền Hữu hơn nữa, nếu thoảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh là cố muốn giồi giá trị của chư Hiền Hữu thêm cao trọng nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà nghe....
Thượng Trung Nhựt bạch trả lời câu hỏi của Lý Ðại Tiên về sự Cơ Bút.
... Chẳng phải vậy gọi là chắc chánh trị; muốn thế nào đặng thế ấy.
Nhứt là quốc gia chư Hiền Hữu còn dưới quyền Chánh Phủ Lang Sa cai trị, Lão tưởng chẳng nói thì chư Hiền Hữu cũng đủ hiểu, mấy đứa nhỏ là mấy Tướng Soái, Thầy lập thành Ðạo.
Vậy cứ tuân y theo lời Lão dặn, nếu muốn chắc nữa cứ đem tên chúng nó cả thảy là mười lăm đứa với Mỹ Ngọc mà tuyên bố cho cả quốc gia biết thì đủ.
Nhưng Lão dặn thêm một điều nầy là cả thảy mấy em chẳng phải phò loan đặng huyền diệu hết.
Như kể ra thì có ba cặp mà thôi, còn các cặp khác phải cẩn thận cho lắm vì Thần chúng nó không đủ trọn mà cầm tánh mạng nhơn sanh hay là ngăn ngừa tà ma quỉ mị xung nhập nghe à.
Viễn Thanh, đến ngày nay Hiền Hữu cũng chưa có Thiên phục há! Cười.... mà cũng vì Hiền Hữu chưa cố công hành Ðạo đó nữa Lão cám ơn Hiền Hữu.
Thượng Trung Nhựt, những mấy miếng Thiên Nhãn Hiền Hữu cũng nên thâu nạp cho đẹp lòng Thầy... Cười....
Chiêu khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo.
Thầy xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn.
Lão chẳng tha, nhưng mà Thiên Nhãn chư Hiền Hữu thâu dụng đặng cho thuận theo Thánh ý, lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan buổi trước vậy.
Lão dạy để Luật nơi Ðại Ðiện trọn đêm nay, mai hai vị Chưởng Pháp phải cầu cơ cho Lão giao lại. Chư Hiền Hữu đặng đầy ơn Thầy. Lão rất cám ơn lắm đó.
Dimanche 16 Janvier 1927 (13-12-Bính Dần).
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Chư Thiên Phong và chư Ðạo Hữu bình thân.
Cảm thay, chư Ðạo Hữu và chư Ðạo Muội nghe.
Cây trường tráng mộc, tục gọi là cây trai dầu để trăm ngàn năm đem ra dùng thì nó vẫn còn tươi như khi mới đốn.
Người Thổ nhơn gốc con cái nhà Tần, biết Ðạo Phật, chẳng biết Ðạo Nho, một phen lầm lỡ phải đọa muôn đời.
Nước gần tiêu diệt, may thay Thầy đã đến mà chúng nó cũng là con yêu dấu của Thầy, hay đặng tự nhiên đến... Cười...
Vì vậy mà Thầy hằng nói với Lão rằng: Khi Môn Ðệ Ta đến đâu thì là cây cờ hiệu Ta cặm nơi đó. Các con Ta trong các nước hễ thấy thì đến, trừ ra loài “Tà Thần Tinh Quái”... Cười...
Thật quả vậy chư Sơn Thổ nhơn cần phải chịu dạy dỗ nhiều lắm đó.
Thâu, ... biểu ra cho kẻ khác vào.
Nữ Thổ nhập nội.
Chư Ðạo Muội khá học gương đạo đức của họ nghe. Ðem trở lại gần đây... Lui... Cười...
Chư Ðạo Hữu thấy đức tin của người Thổ lớn là dường nào chưa, chẳng phải như người Nam vậy.
Ôi! Thương thay! Một nước chẳng Ðạo nhà thì thế nào đặng vậy. Từ lớp mười người vào trong. Thâu.
60. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ dạy đạo và dạy lập Tân Luật.
Hỉ chư Ðạo Hữu,
Nhị Ðạo Muội, Lão rảnh sẽ nói chuyện nghe. Khai môn.
Lão đương quyền là Giáo Tông, ngặt nỗi Lễ chức chưa có đặng giao Luật lại.
Vậy Lão cậy nhị vị Hiền Hữu, Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt, thế giùm chức ấy, lên Ðại Ðiện phò Luật, đặng giao Hiệp Thiên Ðài cho Hộ Pháp. (Thượng Sanh vắng mặt)... Một ngày bỏ làm việc, chẳng đặng sao há?
Hộ Pháp, Thượng Phẩm nghe dạy: Nhị vị Hiền Hữu lên bàn đứng theo phẩm mình đợi Luật đến, bái tiếp rồi Hộ Pháp bắt ấn tay mặt của Hộ Pháp mà để trên chồng Luật ấy.
Còn Thượng Phẩm thì lấy cây quạt mà che trên. Nhị vị Chưởng Pháp khi tọa vị rồi đến Ngai bái thì hai người phải bái lại như lúc hành lễ hôm qua.
Hộ Pháp khi đưa Luật thì nói: Kỳ một tháng nạp lại.
Ngọc Lịch Nguyệt dạy em bắt ấn Tý, khai môn cho hết thảy chúng sanh xem; vì là Luật truyền thế ai cũng như nấy.
Mầng các con, Minh Ðạo lui.
Thơ, con đừng lo lắng về chơn thần con lắm vậy nghe... Nhiều phen Thầy nghe con vái, nhưng mà ngày giờ chưa đến nên Thầy chưa nói.
Ngày nay Thầy tỏ thiệt cho con hiểu. Con là một chơn linh cùng Quan Âm Bồ Tát; con đã hiểu rồi vậy từ đây phải biết mình trân trọng mà trau giồi tánh hạnh nghe.
Thầy chẳng nói ra căn cội của Nương, e con giận.
Vậy Thầy cũng nói luôn để cho anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế nghe à. Nó lập ngôi vị cho con. Nó đi một đường với con mà hành Ðạo cho tới ngày hai con đến đắc quả đặng trở về cùng Thầy.
Lâm Thị Ái Nữ, như lời Thầy nói, thì hai con phải thương yêu nhau hơn nữa, hầu sau khỏi thẹn với nhau nghe con.
Con nói với em rằng: Thầy sẽ dạy Thái Bạch cho khai Ðại Ðàn nơi nhà nó.
Con Thơ, đem hai gói thuốc lại gần... Thầy chẳng trấn Thần cái cơ kia e cho Monet nó giữ chẳng đặng tinh khiết.
Hương Thanh xin thuốc cho cô Hai. Nó nhờ Thầy rồi thì mạnh đó con.
Thầy ban ơn cho các con.
Lân, Thầy đã giao quyền cho Thái Bạch, con phải cầu xin nơi người.
Cám ơn nhị vị Hiền Hữu Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt. Hạnh Ðạo mọi điều phải cho nghiêm nghị vậy mới đặng.
Bình thân. Thâu Thổ nhơn. Tôn Thanh, Hiền Hữu biểu đem trẻ lại gần cơ... Lui...
Nữ phái thượng sớ, Ðạo Minh Hiền Muội hành lễ.
Thâu
Thâu
Thâu
Thâu
Lão phải để cho Hiền Hữu đi Sài Gòn nên không cho thi đặng. Thượng Trung Nhựt nói lại cùng chư Nhu, toàn thâu.
Thánh Thất tại nhà Mr. Tạ.
Các con,
Thượng Trung Nhựt, con là Anh phải dạy lại các em con một lần nầy là chót.
Thầy vẫn đã thường nói rằng: Thầy đến lập cho các con một nền Chơn Ðạo, tức là mọi sự chi dối trá là chẳng phải của Thầy.
Thầy đến mà chủ ý để dạy cả nhơn sanh đặng hòa bình, chớ chẳng phải đến giục thêm nghịch lẫn nhau.
Thầy lại thường nói rằng: Sự sang trọng, vinh hiển của các con chẳng phải nơi thế giái nầy. Thầy lại đến lập trong nước các con một nền Chơn Ðạo đủ tư cách độ rỗi chúng sanh. Các con và cả dân tộc các con vì nơi Ðạo mà đặng đoạt đến phẩm vị cao thượng.
Cái phẩm vị ấy do nơi đâu mà có?
Là bởi đạo đức của các con. Ðạo đức thắng hung bạo là thường tình, các con hằng thấy sự đời thường vậy.
Thầy là Ðấng Chí Tôn cầm quyền thưởng phạt há lại không quyền hành mà làm mọi việc một mình Thầy đặng sao phải sở cậy tay phàm?
Chẳng qua là đạo đức thiếu kém các con đó, nó làm cho các con bị khảo.
Từ đây phải tưởng một Thầy và nghe Thầy dặn: Giữ đạo đức cho bền; còn ngoại trừ sự chi nghịch với Chơn Ðạo thì là mưu chước Tà quái.
Tạ con nghe, Tường con nghe, Hoằng con nghe. Các con Tướng Soái của nền Ðạo phải giữ tâm thanh tịnh mà biết một mình Thầy; ấy là chước diệt trừ tà mị.
Tường, phải nói các mưu quỉ quyệt của Quỉ Vương cho cả các anh em con nghe đặng chúng nó giữ mình.
Thầy ban ơn cho các con.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Bình thân. Bài ban cho nghiêm.
Nữ Thổ nhơn nhập nội. Phải có lễ. Nam Thổ nhơn nhập nội.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu nói lại với chư Ðạo Hữu Soài Riêng rằng: Lão sẽ sai người qua bển ít lâu đấy.
Chư Tín Nữ thượng sớ.
Thâu
Thâu
Thâu
Thâu
Lui.
Thâu
Toàn thâu, một lũ ngu.
61. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ dạy đạo và dạy về Ngũ Giới Cấm (giới tửu).
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, hỉ chư Nhu,
Lão là người thay mặt cho Thầy, chư Ðạo Hữu xin chi? Dâng sớ.
Ðạo Quang xin phổ thông ba cuốn Kinh. Cười...
Ðã chẳng phải cuốn ấy mà thôi, cả Luật lệ Minh Sư phải cần dùng hết thảy nghe à, trừ ra việc độ hồn.... Chi nữa....
Ngọc Lịch Nguyệt bạch về sự cầu siêu cho ông già Mục Thanh. Thầy chẳng biểu vậy, Lão hỏi lại.
Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Lão có đi phải cầm cơ như Lão đã để mà đợi, đừng thấy thăng mà để xuống... Cười...
Chẳng một điều trúng... Giỏi cách sắp đặt cho thiên hạ đồn đi làm đám theo bọn Tả Ðạo.
Cầu lễ tại Thánh Thất và cả Thánh Thất Lục Tỉnh, chư Ðạo Hữu đều cầu nguyện mà thôi.
Thượng Trung Nhựt bạch xin hỏi: Từ nay về sau những vụ làm tuần, cầu siêu đều cầu lễ tại Thánh Thất.
Như vậy luôn luôn, như tang chủ muốn nhiều cầu nguyện cho cha mẹ thì rước mời tùy ý... nghe à.
Ðại lễ tại chánh Thánh Thất mà thôi.
Mục Thanh chẳng phải là chúa của nền Ðạo nghe à. Thượng Phẩm Hiền Hữu bị phạt 5 nhang vì vô lễ trước mặt Lão hôm qua... nghe à.
Tái Cầu:
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Chư Chúng sanh phải tịnh tâm cầu nguyện đặng Chí Tôn đến giáo Ðạo, khi bái lễ rồi phải ngồi kiết tường chẳng đặng một tiếng khua động, nếu thất lễ, Chí Tôn quở đến Lão thì Lão đuổi hết chẳng cho người cầu Ðạo nghe à.
Tái Cầu:
Các con, chư Chúng sanh,
Bình thân chư Thiên Phong, còn các Chúng sanh ngồi.
Các con nghe vì sao mà phải giải tửu.
Thầy đã dạy rằng: Thân thể con người là một khối chơn linh cấu kết lại, những chơn linh ấy là đều hằng sống.
Phải hiểu rằng: Ngũ tạng lục phủ cũng là khối sanh vật mà thành ra, nhưng mà phận sự chúng nó làm thảng hiểu biết hay là không hiểu biết đều do nơi lịnh Thầy đã phán dạy. Vậy Thầy lấy hình chất xác phàm các con mà giảng dạy.
Trước Thầy nói: Vì cớ nào rượu làm hại cho thân thể con người về phần xác?
Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới nuôi sự sống, như rượu uống vào tỳ vị, nó chạy vào ngũ tạng lục phủ đủ hết; thì trái tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trữ sự sống cũng phải bị nó thâm nhập vào, làm cho sự lao động quá chừng đổi thiên nhiên đã định, thôi thúc huyết mạch phải vận động một cách vô chừng mà làm cho sanh khí nơi phổi chẳng đủ ngày giờ nhuận huyết tinh sạch cho đặng.
Trược huyết ấy thối lại cùng trong thân thể để vật chất ô trược vào trong sanh vật. Mỗi khối ấy ăn nhằm phải bịnh một ngày thêm một chút hết cường tráng; cốt tủy lần lần phải chết, thì thân thể các con phải bị chết theo. Nhiều kẻ bị chết nửa thân vì rượu nên ra đến đổi.
Thầy dạy về hại của phần hồn các con.
Thầy nói: Cái chơn thần là nhị xác thân các con là khí chất “Le sperme évaposé” nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi Hộ.
Nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh các con khi luyện thành Ðạo đặng hiệp một với Khí, rồi Khí mới đưa Thần đến chơn thần hiệp mà siêu phàm nhập Thánh.
Vậy thì óc là nguồn cội của Khí, mà óc cũng bị huyết mạch vận động vô chừng làm cho đến đổi loạn tán đi thì chơn thần thế nào mà an tịnh đặng điều khiển, thân thể phải ra ngây dại, trở lại chất thú hình, mất phẩm nhơn loại rồi, còn mong chi đặng phẩm Thần, Tiên, Thánh, Phật.
Lại nữa buổi loạn Thần ấy để cửa trống cho Tà mị xông đột vào giục các con làm việc tội tình mà phải phận luân hồi muôn kiếp. Vậy Thầy cấm các con uống rượu nghe à.
Thầy ban ơn cho các con.
Cư, con phải nhớ lời Thầy dặn rằng: Phải sợ Thái Bạch cho lắm, khi Thầy giao quyền thưởng phạt cho Người. Chỉ sợ cho ba đứa con mà xin bớt tính nghiêm khắc, song Thần, Thánh, Tiên, Phật kia Người còn chẳng vị huống lựa là các con.
Thầy dặn lại nữa, các con phải giữ mình chừng sáu tháng nữa nhập vào Hiệp Thiên Ðài thì Thầy điều khiển, hết dưới quyền Người nữa nghe à.
Thầy sẽ dạy Thái Bạch phân định, Mục Thanh con nghe. (Anh Tư Mắc)
Tái Cầu:
Bình thân ... Miễn lễ ....
Nam Nữ Thổ nhơn đến gần đây... Thâu... Lui.
Nữ phái thượng sớ mười người một lần. Ðọc tên lớn... Thâu.
Phải dặn chúng nó rằng: Vào hầu Ðại Ðiện thất lễ chư Thần hành nghe....
Xưa:
Thâu
Trọn:
Thâu
Cao:
Thâu
Hóa:
Thâu
Ðược:
Thâu hết, bỏ Thị Ðược.
... Nam... Tôn, Hiền Hữu thâu hết chư Nhu hậu điện...
Chí:
Trở về sám hối nữa nghe.
Lễ:
Thâu hết bỏ Lễ.
Kỳ:
Thâu
Có:
Thâu
Thâu hết bỏ Ðó. Toàn thâu chư Nhu còn lại.
Tái Cầu: Thái Mục Thanh Hiền Hữu muốn làm chi thì làm, Lão đã thông cùng Ðịa Tạng Vương, người nói rằng: Phải đem vào Vọng Thiên Ðài, mà đợi một năm nữa, người cho tái kiếp lên Lục Thập Nhứt Ðịa nghe à...
62. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Bình thân ... Miễn lễ.
Thổ nhơn Nam Nữ đồng nhập nội.
Tường, nhớ dặn chư Sơn giữ Trai nghe. Thâu... Lui. Nữ phái mười người vào một lượt, đọc tên mau.
Liên:
Thâu
Dầu:
Bỏ Dầu.
Thượng Trung Nhựt cầu hỏi kiểu Hiệp Thiên Ðài.
Trưa mai Lão vẽ. Toàn thâu.
63. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên) và thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Lão dạy lập Hiệp Thiên Ðài tạm trong khi sửa Luật, chớ chánh Hiệp Thiên Ðài chẳng phải như vậy.
Bề cao 9 thước mộc.
Bề đàn cho tới nóc là 8 thước mộc. Bề ngang bằng bề ngang Thánh Thất.
Phải làm thang lầu ngay Ðại Ðiện cho Hộ Pháp đi thẳng một đường từ Hiệp Thiên Ðài vào Ðại Ðiện hiểu à.
Bề sâu 4 thước Lang sa.
Lão dạy văn. Chư Nhu ngồi kiết tường. Thượng Phẩm Hiền Hữu có điệu biến hóa số 1. Bốn bài kia rồi, bây giờ lấy lại số 1 Lão tiếp nữa.
Số: 1 Trên là Tứ Thời, giữa Tam Tài gọi điệu văn Tam Tài.
Jeudi 20 Janvier 1927 (17-12-Bính Dần).
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Miễn lễ .
.. Bình thân. Lui.
Kêu Bửu Phước. Lão phong cho Hiền Hữu chức Thái Giáo Hữu.
Hứa nhập Thổ nhơn.
Tường dặn chư Sơn thủ Trai nghe. Thâu ... Lui. Nữ phái thượng sớ.
Mảng:
Thâu hết bỏ Mảng. Lui.
Nguyên về tập tánh cho có Ðạo tâm nghe. Ðừng tưởng ham vui đến thử. Thâu ... Lui.
Dày:
Thâu
Hạnh:
Thâu hết bỏ Hạnh.
Cam:
Thâu
Trí:
Thâu. Bỏ Xương.
Chiếm:
Thâu
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu cấm đừng cho kẻ nào ăn mặc vô lễ vào Ðại Ðiện nghe.
64. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên) và thâu Môn Ðệ.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường.
Thượng Trung Nhựt bạch hỏi kiểu Thiên Phục Thái Giáo Hữu.
Mặc như các Giáo Hữu phái
Thượng, màu vàng.
Hộ Pháp, Hiền Hữu ngâm hết.
Hay! Nhưng Hiền Hữu nhớ thuộc lòng mỗi bài Lão cho nghe... Lão tiếp.
Trên là Bát tuyết, giữa là Ngũ hành, gọi là điệu văn Ngũ Hành.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Miễn lễ... Bình thân....
Tường, dạy người Thổ trước rồi mới tới mấy người Trung Huê, đừng để lộn nhau như vậy...
Biểu chúng nó quì.... Thâu.... Lui.
.... Cười... Chư Ðạo Muội học gương của đờn bà Thổ nghe.
Trung Huê:
Khôi:
Trị:
Long:
Thâu
Nữ phái 10 người.
Chác:
Thâu hết.
An:
Thâu hết.
Nghiên:
Thâu hết.
Lẫm:
Nam toàn thâu. Bỏ Phạm Văn Ðậu.
65. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên), thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thượng Trung Nhựt, đốt sớ “Hành Hương”.
... Cười ... Hộ Pháp Hiền Hữu bảo hộ há?
... Kêu Hành Hương quì ngay cơ.
Chịu vậy khá tuân vậy, phải trở lại ngày kỳ hẹn... em nghe... em lui.
Thượng Trung Nhựt xin phép khai đàn cho chư Ðạo Hữu nhà ở gần Thánh Thất Long Thạnh.
– Ðừng làm như vậy mất phép công bình và mất Luật lệ Ðạo, để phận sự Kỳ...
Nghe dạy văn:
Số 3: Trên là Lưỡng Khí, giữa là Cửu Thiên. Lợi bỏ,
Un don pour échanées prenez garde aux pertes.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh.
Bình thân.
Thái Bính Thanh, Hiền Hữu tức cấp về đem Tiếng lên vì nó bị rầu mà sanh bịnh. Lên rồi Lão sẽ chỉ thuốc... Cười....
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu phải viết thơ cho Ðạo Quang - quyền Thượng Chưởng Pháp - nói rằng: Cũng vì lỗi xưa của người nên bị ma khảo nói rằng hai đứa quái ấy sẽ làm một món binh khí của Lão hành phạt kẻ xúi giục chúng nó; lại nói rằng: Chẳng một ai phạm đến oai linh Thầy mà không bị hình phạt.
Lão sẽ cho chúng ngây ngây dại dại trước mắt muôn người cho biết quyền hành của Lão. Sự chết chẳng phải hình phạt, muốn chết há dễ chết sao?
... Ðem giấy vàng và son... bằng bàn tay.
Thái Bính Thanh, đem theo bỏ vào mình đặng dắt nó lên...
Ðuổi người Thổ nhơn điên ra... Lui.
Nữ phái thượng sớ.
Trầm:
Thâu hết.
Diêu:
Thâu hết.
Ðầy:
Thâu hết.
Nam, Tiếng:
Vượt:
Thâu
Ðậu:
Thâu
Châu:
Thâu
Tôn:
Thâu
Trọng:
Thâu
Soi:
Thâu
.Nhiều lắm chẳng thể cho thi đủ, cứ kêu tên.
Thâu Thạnh, Ðường, Thêm, Cận, Rùm, Ðó, Ðiện, Thổ, Hoằng- Sen, Xao, Hiếm.
Ðại:
Thâu
.Ðại phải trai giái tu hành, sau ta trọng dụng.
66. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên), thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường nghe Lão dạy văn:
Ngụ đời Số 4:
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Chúng Sanh. Bình thân.
Tường, Hiền Hữu dặn chư Sơn thủ trai. Thổ nhơn quì.... Thâu ... Lui.
Nữ phái thượng sớ.
Rỡ:
Thâu... Lui.
Thê:
Thâu
Phận:
Thâu
Ngàn:
Thâu
Tre:
Thâu
Sương:
Thâu
Thêu:
Toàn thâu. Lui ...
67. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên), thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ngồi kiết tường.... Hộ Pháp, Hiền Hữu ngâm mấy bài trước cho Lão chỉ tên bốn bài chót.
Thượng Phẩm Hiền Hữu có đề số 1:
No 1 - Trên là “Tứ Thời” giữa là “Tam Tài”, gọi điệu văn Tam Tài.
No 2 - Bài nhì, trên là Bát Tuyết giữa là Ngũ Hành, gọi điệu văn Ngũ Hành.
No 3 - Bài ba, trên là “Lưỡng Khí” giữa là Cửu Thiên. No 4 - Bài tư, trên là “Thập Nhị Thời” giữa là Thập Ðiện Diêm Cung, gọi là điệu văn Thập Ðiện. Chỉ rõ ràng
Bát Quái, Bát Quái đã biến đủ nhứt âm, nhứt dương.
Lão tiếp thêm cho đủ 12 điệu văn, gọi là “Thập Nhị Khai Thiên” Ðộng Ðình Hồ....
Ngụ đời Số 5:
Ô trược, ô trược! Bửu Phước Kỳ, Lịch đuổi chư Nhu ra ngoài, coi ai không uống rượu mới để cho vô.
Thượng Trung Nhựt, từ đây phải nhớ trước khi vô Ðại Ðiện phải đuổi những kẻ say nghe.
Bình thân..... Cấm nhang đầu cơ. Thâu Thổ nhơn. Tường, dặn chúng nó năng làm phước nghe. Trung Huê ngũ nhân thính ngã:
Chi:
Thâu bỏ Bữu.
Ðẩu:
Thâu hết.
Nguyên:
Thâu
Ðiệp:
Thâu
Hà Văn Giáo:
Bỏ Xem. Toàn thâu.
68. Ðức Thái Bạch dạy thi văn (Ðiệu văn Ðộng Ðình: Biến hóa Thập Nhị Khai Thiên), thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Nhu,
Ngồi kiết tường. Thượng Phẩm, Lão tiếp 5 tiếng.
Ðiệu văn “Thập Nhị Khai Thiên Ðộng Ðình Hồ”.
Ngụ đời số 6:
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Bình thân. Thâu Thổ nhơn.... Lui.
Thượng Trung Nhựt, chư Nhu cũng còn uống rượu?
Thôi để Lão đuổi. Nữ phái thượng sớ.
Cường:
Siêu:
Thâu
Bưởi:
Thâu
Thu:
Thâu
Son:
Thâu
Trung Nguyên nhơn thượng sớ:
Tịnh:
Thâu
Trọng:
Dương:
Cảnh:
Thầy dặn có điều nói với Hộ Pháp, chư Ðạo Hữu lui hết thảy ....
69. Ðức Thái Bạch Thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Cười.... Chư Ðạo Hữu biết ngày nay là ngày Ðại Hội Bạch Ngọc Kinh, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều về mà còn cầu....
Nếu chẳng phải Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan thì quỉ đã nhập rồi.
Toàn thâu.
70. Ðức Thái Bạch và Quan Âm Như Lai thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Lão chẳng ở lâu đặng nhứt là chánh Tý Lão phải chầu. Vậy chư Ðạo Hữu thâu hết kẻ cầu Ðạo, bỏ tên: Chính, Hoài, Vị.
Bần Ðạo biểu Thái Bính Thanh cứ lo thuốc cho Tiếng, nhưng trước khi uống phải dâng lên Ðiện mà cầu Thầy nghe à! Dầu Tiếng uống thuốc độc cũng mạnh... Cười...
Kêu hết Ðạo Hữu Soài Riêng vào mau.
Chư Ðạo Hữu đừng vì buồn riêng mà làm cho Ðạo phải mang tiếng. Phải ẩn nhẫn nhịn nhục mới đắc kỳ sở nguyện. Chẳng ai phạm đến oai linh Thầy mà thoát khỏi hình phạt.
Thượng Trung Nhựt viết thơ cho Le Fol hay.
Tái Cầu:
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Chư Ðạo Hữu thất nghiêm, thất kỉnh mạng lịnh Lý Ðại Tiên hà cớ.
... Lý Ðại Tiên đại nộ.
Chư Ðạo Hữu Thủ Dầu Một khả thính:
Khả lập đại công, hậu nhựt trọng dụng. Kim nhựt Ðại Hội Bạch Ngọc Kinh, ngã bất thế duy trì.
71. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Toàn thâu Chúng Sanh.
...Vâng mạng Thầy, phong cho Hiền Hữu chức Giáo Hữu.
Cả chư Thiên Phong có mặt tại đây đêm hôm qua cầu Lão trong giờ Tý (trừ ra Thượng Phẩm) hai người Lễ Sanh đều bị phạt quì 5 nhang.
72. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Khi Lão chào ít nghe chư Ðạo Hữu trả lời lắm há?...
Bình thân.
Thổ nhơn lại gần... Thâu... Lui. Toàn thâu chư Chúng Sanh.
Hoạch:
73. Quan Âm Như Lai dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Hà sự cầu cơ. Bạch Ngọc Kinh đại hội cải luật Tam Kỳ Phổ Ðộ Lý Ðại Tiên hữu trọng trách, trọng nhậm, vấn đáp chơn lý Tam Kỳ cứu tận chúng sanh, nhựt nhựt thường tại, bất đắc hạ trần giáng cơ chỉ giáo.
Chư Ðạo Hữu vật khi mạng lịnh, chí tứ nhựt tân niên Ðại Tiên tái hiệp... Kỉnh lễ...
74. Thượng Chưởng Pháp Tương và Quan Thánh và Quan Âm Như Lai và Khương Thượng Tử Nha và Thái Bạch và Ðức Chí Tôn dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Mầng mầng mầng, vui vui vui...
Ðại phước cho cả nhơn sanh, đại hạnh cho quả địa cầu 68 nầy.
Em còn phải công quả phổ độ mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên, nhờ Ðại Từ Phụ cứu độ. Em khuyên nhủ cùng chư Huynh khá coi Thiên vị mình là trọng vì là của quí báu vô giá. Còn sụt sè đường Ðạo xin nhớ lấy danh em mà cự chống cùng Tà ma Quỉ mị cám dỗ.
Tương đây công cán chẳng chi mà còn đặng địa vị nầy huống lựa là mấy anh, độ rỗi toàn cả cửu thập nhị Nguyên nhân thì phẩm cựu sẽ đặng trổi thêm thế nào.
Xét lấy đủ vui lòng hành Ðạo.
Quan Thánh Ðế tọa vị. Thượng.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Thiếp đăng Ðiện.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Lão thăng Ðiện.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Lão xin chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội khá giữ lễ cho Ðại Từ Phụ đến.
Khen bấy mấy Ðạo Hữu, Ðạo Muội biết kỉnh lễ dâng trong lúc hành lễ, tuy thô sơ coi chẳng ra vẻ chi mặc dầu, mà lòng thành cảm động, Lão khen đó.
Phải sắp từ mười, mười người vào kiến giá Ðại Từ Phụ, đừng một tiếng ồn ào làm thất lễ, Lão sẽ trọng phạt nghe à.
Lão ngự Ðiện.
Các con! Mừng các con ...
Trung, Cư, Tắc, mấy con có nhớ đêm nay năm rồi thế nào, còn nay ra thế nào chăng?
Trịnh Thị Ái Nữ, Hiếu, hai con đã thấy Thầy giữ lời hứa thế nào chưa?
Thầy lập Ðạo năm rồi ngày nầy thì Môn Ðệ của Thầy chỉ có mười hai đứa, mà bốn đứa vào nơi tay chúa Quỉ, chỉ còn lại tám. Trong tám đứa thì lại còn một đôi đứa biếng nhác mà không hành Ðạo.
Thầy hỏi, nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dầu cho một vị Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa cũng chưa phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh nhờ tay có sáu đứa Môn Ðệ trong một năm cho đặng bao giờ.
Thầy vui mừng, Thầy khen tặng hết bốn muôn Môn Ðệ của Thầy.
Thơ, con đã ngoan Ðạo, mà sự ngoan Ðạo của con đó còn độ lắm kẻ, Thầy khen con.
Bính, Thầy thưởng công con cho lên chức Phối Sư. Thầy cám cảnh lòng yêu mến con. Thầy cám ơn lòng đạo đức con, sanh linh còn chờ công con mà thoát qua khổ hải.
Bản, Thầy thăng chức Giáo Sư.
Trò, Thầy cho lên Giáo Hữu.
Nhiều đứa khác nữa, ngày mùng chín Thầy biểu đòi về cho Thái Bạch phong thưởng.
Thầy ban ơn hết trọn cả các con, dầu không có mặt tại đây cũng vậy. Thầy dở Cơ lên cho các con đều chun ngang qua cho Thầy ban phép lành...
Thầy cầu cho các con đặng ngoan Ðạo như Thơ vậy; sửa mình cho nên chí Thánh vì Ðạo năm nay sẽ rõ thấu khắp cả hoàn cầu, Môn Ðệ tăng thêm hằng hà sa số.
Phận sự các con lại còn nặng nề hơn nữa, nhưng các con nhớ biết thương Thầy, mà hễ biết thương Thầy thì ắt thương Ðạo, mà hễ thương Ðạo thì ắt thương hết Chúng Sanh.
Các con biết Thầy là trọng, thì biết trọng Ðạo, mà hễ trọng Ðạo thì cũng phải trọng cả hết Chúng Sanh.
Trong tháng Giêng này Thái Bạch sẽ hội Nữ phái đặng lập cho hoàn toàn. Thầy trông công các con lắm đó.
Thầy ban ơn cho các con một lần nữa.
75. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh. Hãy hội hiệp.
Thảm cho nhơn loại! Khổ cho nhơn loại!
Ðời quá dữ, tội tình ấy hình phạt kia cũng đáng đó chút.
Lão đã vì thương yêu nhơn sanh, hội mười ngày nơi Bạch Ngọc Kinh, cải cho qua tại nạn nhơn loại, nhưng luật Thiên Ðiều chẳng dễ chi sửa đặng.
Nạn tiêu diệt hầu gần, hết sức chém giết lẫn nhau tới buổi bịnh chướng sát hại. Lão thấy hình phạt phải châu mày, nhưng ôm lòng rán chịu, lạy lục khẩn cầu, chư Ðạo Hữu đâu rõ thấu!
Ngơ ngơ ngáo ngáo như kẻ không hồn thấy càng thảm thiết. Lão tưởng chẳng cần nói chi một nước nhỏ nhoi, đã đặng danh Thánh Ðịa là nước Nam nầy mà Lão xin không đặng tội cho thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, Huế, Hải Phòng, Hà Nội thay.
Thảm thảm thảm. Toàn thâu.
76. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Bình thân. Thổ nhơn nhập nội.... Chư Ðạo Hữu mới dang ra... Thâu.... Lui.
Nữ... Thâu ... Lui. Nữ phái thượng sớ từ 10 người. Mai đọc tên.
Nguyễn Thị Ðầy:
Thâu
Tông hành lễ.
Võ Tuấn Tú:
Thâu
Hổ:
Thâu
Ðành:
Thâu
Phòng:
Thâu
Chi:
Thâu
Tông khá nói lại rằng: Lão mầng kẻ đồng hương.
Chẳng một ai biết hành Ðạo hết, Lão buộc còn phải dạy lắm điều.
Tường, biếng nhác thối chí há, thôi thì về. Mai, phải rán hành Ðạo nghe.
Tông, ăn mặc chẳng lễ nghi chi hết.
Phải liệu đấy, đợi Lão dùng oai linh thì chẳng một ai đắc Ðạo đặng.
Trung ....
77. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Nho Chưởng Pháp tọa vị.
Thượng Trung Nhựt hành lễ.
Chư Ðạo Hữu nới ra. Thâu Nam. Nữ vô. Tường dặn chư Sơn thủ trai nghe.
Thâu Nữ phái Thổ nhơn.
An Nam... Nữ trước. Mai đọc tên.
Thị Sum:
Thâu hết.
Thị Vững:
Thâu
Phạm Thị Ðều:
Thâu
Nguyễn Thị Cầu:
Thâu hết.
Phan Thị Chanh:
Thâu hết.
Ðinh Thị Ðuổi:
Thâu
Nguyễn Thị Sang:
Thâu hết.
Huỳnh Thị Xuân:
Thâu
Nguyễn Thị Ân:
Thâu hết.
Nguyễn Thị Ca:
Thâu hết.
Vương Văn Huấn:
Rán tu nghe ... Thâu.
Phạm Văn Ðắc:
Thâu
Phải liệu mà hành Ðạo, sau Ta trọng dụng.
Hồ Văn Thứ:
Bỏ.
Võ Văn Vạn:
Võ Văn Ðoan:
Tường, Sơn quì mỗi người 5 nhang.
Dương Văn Trọng:
Thái Văn Danh:
Ðặng Văn Ngọc:
Toàn thâu.
Kêu Chín vào nghe. Ta phong cho Hiền Hữu chức Giáo Hữu phái Ngọc.
78. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Sơn, chư Thiện Nam, chư Tín Nữ,
Lão dặn chư Hiền Hữu giữ Ðàn cho nghiêm như vậy luôn luôn, đặng tiếp giá Thầy ngự đến; nếu sơ thất Lão trọng phạt nghe à!
Chư Môn Ðệ bình thân,
Trung, con kêu hai người Thông ngôn Thổ vào, để một đứa trước chùa, một đứa trong Ðiện, Thầy nói thì nói lại nghe.
Kêu Gồng... Cựu Mẹ Sóc... Không phải, Gồng! Con thông ngôn lại nghe.
Ðứng dậy con. Thầy mừng lũ con yêu dấu Thầy. Căn đày của các con hầu mãn. Thầy đến lập một nền chánh Ðạo nầy tại cõi Ðông Dương là cốt làm cho kẻ bị hiếp đáp đặng mạnh mẽ, kẻ hiền lương làm Thầy kẻ hung bạo, ấy là lẽ công bình Thiêng liêng Tạo Hóa.
Hết phạt tới thưởng là thường lệ.
Các con thoát đặng khỏi nơi u ám là bởi đạo đức. Các con sẽ đặng trọng kỉnh cũng bởi đạo đức. Thầy bồi đắp một sự ghét bỏ các con gần trên một trăm thế kỷ. Vậy các con phải chung hiệp cùng nhau. Nam-Thổ chẳng còn phân chia nòi giống nghe à!
Thầy ban ơn cho hết thảy các con.
Thầy dặn tái cầu cho Thầy dạy người Nam.
Tái Cầu:
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu kêu Gồng và Niên. Gồng, Lão phong cho Hiền Hữu chức Giáo Hữu đặng phổ độ Thổ nhơn nghe à. Tuân mạng.
... Lão chớ không phải Thầy.
Niên, Lão phong cho chức Giáo Hữu, tuân mạng. Nhị vị Hiền Hữu lui ra ngoài lấy tên người Thổ chẳng kịp cầu Ðạo. Niên lui đi. Nữ phái toàn thâu.
Nam đọc sớ; hỏi ngoài còn sót sớ nhiều. Mai, đọc sớ.
Trần Văn Thàng:
Thâu trọn hết, trừ tên Cần và Thới.
Phải kêu Ðó vào. Ðó, Biểu, Ta vẫn thấy công ngươi vừa muốn ban thưởng, lại thấy liền đó ngươi thối chí. Chừ phải sao đây?
Thì cũng phải như thường vậy, Lão hạ bút.
Tường, xuống một bực phong làm Giáo Hữu phái Ngọc. Ðó cũng vậy, phong làm Giáo Hữu phái Thượng. Khá gắng công hành Ðạo mà thâu hồi chánh sắc mình. Bằng sơ thất Lão trục xuất nghe à!
79. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy “ Ðạo đã lập thành, vậy cây cờ chơn chánh đã vững gốc...”
Mầng chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Ðại hỉ! Ðại hỉ!
Lão đã nói, Ðạo đã lập thành, vậy cây cờ chơn chánh đã vững gốc đặng làm biểu hiệu cho cả chúng sanh dòm lấy đó mà đến nơi Bạch Ngọc Kinh. Nghĩ mà mừng, mà hễ mừng thì lại càng thêm giận lẫn vào trong. Nhưng nhiều vị Ðạo Hữu chỉ lãnh chức mà chơi chứ chưa hề hành Ðạo.
Ngọc Trang Thanh, Hiền Hữu đã chán chường mắt thấy một nơi tội lỗi là nội thành Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Ðịnh, mà một mình Hiền Hữu hết lòng hành Ðạo độ rỗi chưa ắt trọn cả chúng sanh nơi đó cho đặng. Hiền Hữu rất nên vô phước.
Thượng Trung Nhựt, Lão đã nói, mà Thầy cũng đã nói trước rằng: Khi thành Ðạo, nghĩa là khi Tân Luật phát hành thì trong hàng Môn Ðệ may lắm còn lại nửa phần.
Trong đám Thiên Phong nhiều kẻ e còn bị trục xuất thay. Thầy vì lòng từ bi can gián Lão, bằng chẳng Lão đã dụng hình phạt mà răn những kẻ giả dối ấy. Và nay là ngày Vía của Chí Tôn, nhiều kẻ cầu Ðạo không đáng thâu nạp, nhưng mà Từ Bi biểu Lão ân xá, nên toàn thâu không đuổi ai hết.
Ban phước cho cả chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội.
Chư Ðạo Muội khá hội đủ ngày nạp Luật, đặng Lão ban Thiên phục. Ðường Thị bị trục xuất.
80. Ðức Thái Bạch thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh, Thiên Phong bình thân.
Tường, dặn chư Sơn thủ trai nghe, đặng tháng ba Ðại hội thọ phong. Toàn thâu Nam, Nữ.
81. Ðức Thái Bạch dạy đạo.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh,
Thổ nhơn Nam, Nữ ... nhập nội. Chư Ðạo Hữu bình thân.
Tường, nói lại tiếng Thổ chư Ái Hữu từ đây đặng nơi tay một quyền hành trọng hậu là điều đình trọn phái Thái.
Khá thủ trai đặng thọ phong nghe.
82. Ðức Chí Tôn Phong Thánh Chức Sắc Nữ phái kỳ nhứt.
Thầy đã lập Ðạo nơi cõi Nam nầy là cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy.
Thầy lại tha thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh diệu, từ tạo Thiên lập Ðịa chưa nước nào dưới quả địa cầu 68 nầy đặng vậy. Cốt để ban thưởng cho các con, thì các con hưởng phần hơn đã đáng, lẽ nào Thầy đã để phần nhiều cho các nước khác sao?
Ôi, mà hại thay! Thảm thay! Ðau đớn thay! Hòn ngọc đẹp đẽ quí báu dường nầy, Thầy đến cho các con; các con lại học kiêu căng trề nhún.
Thầy đã chán mắt thấy phái Nữ hành Ðạo thế nào. Biết bao phen Thầy buồn, mà buồn rồi lại giận. Muốn chẳng lập Nữ phái mà làm gì, nhưng trai hay gái cũng đồng con, Thầy không nỡ đành lòng từ bỏ.
Thầy lại thương con nên lắm phen lấy khảo trừ công cho con trở lại phẩm cũ. Bởi một lời đã hứa với Quan Âm, Thầy mới nhứt định dành phần công quả ấy cho con. Con ôi! Thầy thấy con đau thảm bấy nhiêu, một phen lầm lỗi lẽ nào bỏ nghiệp muôn năm.
Con coi đó mà coi, Thầy thương con là bao nhiêu. Thầy giữ phái Nữ lại cũng vì con. Thầy kêu nó không đến. Thầy dạy nó không nghe, muốn phạt cho đáng kiếp mà bụng cũng chẳng đành.
Con là chị, Thầy đến lập Tam Kỳ Phổ Ðộ chỉ vụ một chữ Hòa; con liệu đứa nên dùng đẹp lòng con kêu tên cho Thầy phán đoán. Trung, con giúp em nghe.
Thăng.
Xin phép dẫn giải:
Hồi mở Ðạo, chư vị Nữ phái Sài Gòn chưa hiểu Ðạo cho lắm, cũng vì có bổn phận tề gia nội trợ nên hành sự Ðạo bê trễ, vắng mặt mấy kỳ Ðàn nên bị Thầy quở.
Bài Thánh giáo trước đây, Ðức Chí Tôn nói với Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh. Do bài Trường Thiên của Ðức Phật Bà cho biết chơn linh Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh.
Chơn linh Bà Nữ Ðầu Sư là Bà Long Nữ, hầu Phật Bà Quan Âm Bồ Tát. Lúc Bà Long Nữ tình nguyện lãnh lịnh nơi Ngọc Hư Cung xuống thế độ Nữ phái, Bà Long Nữ hứa với Phật Bà nên Thầy mới nhứt định dành phần công quả lại cho Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh.
Xin xem kỹ câu văn Thầy nói: “Một phen lầm lỗi, lẽ nào bỏ nghiệp muôn năm”, nghĩa là Thầy định lập Tam Kỳ Phổ Ðộ mười ngàn năm nay, không vì sự lỗi của Nữ phái mà bỏ cho đành. Nhận xét lòng bác ái Thầy vô tận, vô biên; Thầy quở mà Thầy thương, rồi lại ban thưởng nữa; nên Thầy kêu Bà Nữ Ðầu Sư lập Thông qui kêu Nữ phái cho Thầy chấm phong.
Tóm lại, nhờ Bà Nữ Ðầu Sư tất cả Nữ phái có hầu Ðàn đêm 14 tháng Giêng năm Ðinh Mão (15 Février 1927) đặng thọ phẩm tước hết.
Thánh danh chư Chức Sắc Nữ phái kể tên dưới đây thọ Thiên Ân ngày 14 tháng Giêng năm Ðinh Mão (15-2-1927), chùa Gò Kén, cơ Phong Thánh kỳ nhứt.
Phối Sư:
Giáo Sư:
Giáo Hữu:
Lễ Sanh:
Lâm Thị Ái Nữ, con và Ðạo Minh lên chức Phối Sư. Con nói lại với Nữ Thánh rằng: Thầy ban ơn cho chúng nó.
Cả Hội Thánh Nam phái tung hô mừng lớn rằng: “Vinh diệu thay cho cả Nữ phái”.
Thầy ban ơn cho các con.
Giải nghĩa: Ðức Chí Tôn giáng kêu Ðầu Sư Nữ phái tên là Lâm Thị Ái Nữ, Ðạo Minh là cô Sáu ở Minh Ðường.
83. Giải rõ về việc Chí Tôn dạy cất Tòa Thánh.
Kể từ ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng năm Ðinh Mão (1927) là đúng kỳ hứa mượn chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) ba tháng, nên Chí Tôn dạy Hội Thánh trả chùa nầy lại cho cụ Hòa Thượng Giác Hải, rồi dạy đi kiếm đất mua đặng có nơi có chỗ sẵn sàng, rồi mới dọn qua đất mới mua.
Ngày đi chọn kiếm mua đất, tôi thấy rõ là Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài và Cửu Trùng Ðài ngồi hai xe hơi, thì Ðức Hộ Pháp, Ðức Cao Thượng Phẩm, Anh Cả Thượng Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt, và anh Thái Thơ Thanh, anh Thượng Tương Thanh, anh Ngọc Trang Thanh, với vài vị Chức Sắc Cửu Trùng Ðài.
Mua được đất rồi, thì Hội Thánh định ngày 13 tháng 2 Ðinh Mão (1927) dời chùa, thỉnh chư Phật dọn về đất mới mua, nay gọi là Thánh Ðịa.
Xin quí vị xem tiếp Thánh giáo ngày 19 tháng 2 năm 1927, cả thảy 8 trương, Thầy và Ðức Lý Giáo Tông giáng cơ dạy tạo tác một ngôi chùa Tòa Thánh tạm, mà lại có dạy Ðạo nhiều bài triết lý cao siêu huyền diệu.
Trong 8 trương nầy và xin xem tiếp Thánh giáo ở mấy trương sau nối theo có bài Ðức Lý tái thủ quyền hành, bài Ngũ Giới Cấm và bài Châu Tri số 1.
Tôi không sắp đủ số được, bởi vì mối ăn lạc mất hết, chỉ còn có bấy nhiêu đây mà thôi là kể có 4 năm từ: 1926 -1927 - 1928 - 1929.
84. Ðức Thái Bạch dạy đạo và chọn đất cất Tòa Thánh
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Cười... Thượng Trung Nhựt ngày nay rán lắng nghe Lão dạy nghe, chẳng vì Thánh Thất Như Nhãn phản ngôn mà trễ phổ thông Thánh giáo, cười...
Ðã hiểu đời còn mê muội, chẳng phân đặng chơn giả thế nào, thảm thay! Có một điều đáng trách là một phái yêu dấu của Chí Tôn dám cả gan nghịch Thiên mà phải đọa trầm luân muôn kiếp.
Xét đến công tu khó ngăn giọt lụy, Chí Tôn đau đớn bấy nhiêu, Lão càng giận bấy nhiêu. Biết bao phen Lão cầm viết toan bôi xóa cho rồi trọn phái oan nghiệt mà Chí Tôn nằng nằng xin Lão để cho Người gia công độ rỗi.
Ngày nay Lão nhứt định chùa nầy trả lại. Song trước khi trả phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư Ðạo Hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.
Vì là Thánh Ðịa, vả lại phong thổ tốt cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học Ðạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu.
Thượng Trung Nhựt, phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là cả trọn bản đồ Bạch Ngọc Kinh và cho đủ Thánh Ðịa ấy. Hiền Hữu đi chọn đất về cho Lão hay cầu khẩn Chí Tôn nghe.
Còn sổ bộ của Tín Ðồ phải làm cho hoàn toàn. Các nơi phong thêm Trị Sự và Chức Việc chư Hương Ðẳng đặng tiện lo cho chư Môn Ðệ của Thầy.
Nhiều kẻ ngã lòng cũng vì Hiền Hữu trễ nải; ấy là tội với Chí Tôn lắm đó. Mỗi nơi xa Thánh Thất phải lập thêm Tiểu Thánh Thất cho thuận tiện. Nếu Hiền Hữu không lo trong đôi tháng nữa Hiền Hữu lo không kham.
Ðạo càng ngày càng thạnh nhiều, chư Hiền Hữu biếng nhác thể nào thành Ðạo? Vì vậy Lão phong thêm Chức Sắc Hội Thánh cho phu phỉ việc làm. Lão sở cậy mỗi người chung với Lão hết lòng hành sự.
Mỗi Tín Ðồ phải cầm giấy chứng của Hội Thánh ban cho chúng nó, phải khai tịch họ hàng con cái cho Hội Thánh cầm; nhiều đứa cả gan tròng tên tráo tuổi chư Hiền Hữu đâu rõ thấu.
Chức Sắc phải có cấp bằng, chư Chưởng Pháp, Ðầu Sư phải sắm ấn. Chưởng Pháp mộc thí phải làm tròn như con dấu thường đề chung quanh vòng ngoài chữ Lang Sa: Amnistie de Dieu en Orient, vòng trong đề chung quanh: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ chữ Nho; Thoàn thì khắc giữa một bình Bát Du, Ðạo thì cây Phất Chủ, Nho thì bộ Xuân Thu.
Ấn của Ðầu Sư cũng in vậy, song chính giữa đề chữ: Thái, Thượng, Ngọc. Ðem vào Tòa Luật cầu chứng cho khỏi mạo nhận, khá làm các điều ấy sau Lão sẽ dạy thêm nữa.
85. Ðức Thái Bạch và Ðức Chí Tôn dạy đạo và chọn đất cất Tòa Thánh.
Chư Hiền Hữu tề chỉnh, đợi kiến giá Chí Tôn.
Các con nghe, nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh Ðịa. Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân vô Ðạo. Thầy ban đặng quyền thưởng phạt đặng răn làng ấy cho đến ngày chúng nó biết ăn năn cải hóa. Vậy thì làng Long Thành các con khá an lòng.
Còn Tòa Thánh Thầy muốn để cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý là hạnh của Thầy; các con nên xem gương mà bắt chước, từ Thầy đến lập Ðạo cho đến giờ Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ, các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì là đẹp lòng Thầy.
Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.
Các con đã hiểu Thánh ý Thầy phải cần kiệm mỗi sự chi về phương tiện mà thôi.
Thơ, Thầy giao cho con góp tư bổn trong một tháng cho rồi, dặn các em con rằng: Danh thể của Ðạo nơi Tòa Thánh nghe à! Sau Thái Bạch sẽ dạy con kiểu vở.
Cẩm Giang thì các con phải chịu về phần ăn uống, Bến Kéo thì địa thế hẹp hòi, chớ chi các con khôn ngoan lấy cớ rằng: Vì lợi ích lương sanh, vì đạo đức mà ký Chánh Phủ cho các con mé rừng cấm bên kia đường thì là đẹp lắm. Các con liệu thử.
Thơ, Suối Vàng thì đặng, phương chở chuyên không thuận tiện, song phong thổ tốt đẹp, con cũng yêu cầu Hội Thánh xét nét nghe à.
Thầy ban ơn cho các con.
86. Ðức Thái Bạch dạy đạo và tìm đất cất Tòa Thánh.
Thượng Trung Nhựt, Thái Thơ Thanh,
Cười ... Nhị vị Hiền Hữu muốn cho Ðạo phải mang tiếng rằng: Trốn lánh hay sao mà tính dời Tòa Thánh xa dữ vậy hử? Tỷ như Lão muốn lập Tòa Thánh gần bên Thành binh chư Hiền Hữu tưởng sao?
Trung bạch có hai làng cúng đất.
Mua thì đặng khó gì? Một nơi chí Thánh trước mà chư Hiền Hữu chẳng biết xem, ấy cũng còn hai phần phàm. Thái Thơ Thanh, Lão cậy Hiền Hữu một phen nữa,
mai nầy đi lên đường trên gọi là đường Giây Thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã Ao Hồ coi Hiền Hữu thấy đặng chăng cho biết.
Lão đã nói rằng: Mỗi sự chi chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết, chư Hiền Hữu đừng sợ ai hết; hễ sợ thì chối quyền Thiêng Liêng của Chí Tôn thì là còn gì Ðạo, nghe à.
Trung, Thơ bạch không có lòng nhác sợ.
Có một đôi kẻ nhác sợ chớ há? Cười... Không phải Hiền Hữu chớ nhiều kẻ tưởng vậy.
Tưởng tốt hơn là đóng mỗi Thánh Thất một cái thùng tại giữa có một lỗ bỏ tiền, tùy hỉ ai cúng bao nhiêu bỏ bao thơ để tên họ ném vào đó, một lần đếm tiền thì đem nơi nào đừng ai dòm ngó, ba vị Ðạo Hữu làm chứng thâu nạp,... cười... với đời phải vậy, chớ chi Hiền Hữu bớt phàm thì người chứng rất coi vô ích mà lại thêm thẹn nữa.
Lão đây, Chí Tôn kia ai dám tham lam phòng ngại. Thái Thơ Thanh khá làm như Lão dạy. Tủ đóng lớn lớn một chút bỏ giấy bạc mà thôi, chìa khóa Hiền Hữu giữ. Như đầy Hiền Hữu ôm đem về mở ra tính mỗi người bao nhiêu theo tên họ trong bao thơ đó mà đem vào sổ nghe à.
87. Ðức Thái Bạch dạy đạo và mua đất cất Tòa Thánh.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó đa, tưởng chư Hiền Hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh Ðịa: Sâu hơn 300 thước như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh nhau.
Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là Lục Long Phò Ấn; ngay miếng đất đó đặng ba đầu, một đầu ra Giếng Mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia.
Người Lang Sa chỉ đòi hai mươi ngàn, nói rồi trả đúng có mười lăm ngàn. Lão dặn thì thành trả có 17, 18 ngàn thì đặng vậy.
Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Ðất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh Ðịa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền Hữu biết lo lập ngày sau rất quý báu.
Thăng.
88. Ðức Thái Bạch dạy vẽ bàn đồ Tòa Thánh
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Bình thân Bính Thanh.
Hình Phật Thích Ca trước Hiệp Thiên Ðài đó phải làm thế nào cho đừng hư gãy, vì Chí Tôn đã trấn Thần chính nơi tay Người nghe.
Quả Càn Khôn cũng vậy, khi tháo ra rồi ráp lại như vậy. Khi tháo ra phải cầu Lão đưa Thần một đổi, rồi mới đặt tay người vào nghe à.
Dặn đến Thánh Thất mới phải cầu Chí Tôn trấn Thần lại nữa. Thánh Thất tạm phải cất ngay miếng đất trống, còn Hiệp Thiên Ðài tạm phải cất trước Thánh Thất tạm.
Ðạo Hữu lại phải khai phá đám rừng trước miếng đất ấy. Như vậy ngay trung tim rừng cách miếng đất trống chừng 3 thước rưỡi đóng một cây nọc đo Hiệp Thiên Ðài như vầy:
Ngoài Bàu Cà Na đo chừng 30 thước đóng một cây nọc, ấy là khuôn viên Tòa Thánh. Lão lại dặn từ cây nọc bên phía miếng đất phải đo vô Bàu Cà Na 27 thước Lang Sa nghe à!
Tư vuông 27 thước, mỗi góc của Bát Quái Ðài, nghĩa là hình nhà tròn có 8 nóc, cao từ đất lên thềm 9 thước Lang Sa, làm 8 nóc rộng bao nhiêu tùy ý. Trên Ðiện Bát Quái Ðài bề cao 9 mét, hình nóc tròn mô lên chỉ tám nóc cho phân minh. Trên đầu Ðài phải để cây đèn xanh.
Kế nữa là Chánh Ðiện bề dài 81 mét, bề ngang 27 mét. Lão phải vẽ mới đặng. Kế nữa Hiệp Thiên Ðài tư vuông hai từng, mỗi từng 9 mét. Hai bên Hiệp Thiên Ðài, bên mặt thì có “Lôi Âm Cổ Ðài”, bên tả thì có “Bạch Ngọc Chung Ðài”. Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp, Thượng Phẩm, nội trưa nầy phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn vào Ðiện phò loan cho Lão vẽ.
Bính Thanh phải có mặt, còn kỳ dư không cho ai vào Ðiện hết nghe à!
Phải mua khoảnh đất Bàu Cà Na làm Ðộng Ðình Hồ, nghe à!
Thăng.
89. Ðức Chí Tôn dạy đạo và cất Tòa Thánh.
Các con.... Cười.
Các con ít nữa cũng phải chịu nạn như Thầy vậy mới làm con cái Thầy chớ. Thầy biết vì vậy mà lòng Thầy lại yêu mến các con thêm nữa. Các con yêu mến Thầy, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi Bạch Ngọc Kinh đều vui mừng tung hô danh Ðạo Thầy. Cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều để mắt xem các con đua nhau trên đường Ðạo.
Các con liệu lấy mà giữ mình. Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy.
Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.
Thơ, Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc các con, Thầy chẳng đành, thoảng như tốn kém nhiều các con coi theo họa đồ tính làm theo thước mộc nghe à!
Tắc, con vẽ trúng, nhưng con Long Mã làm sao thêm cho ba ngọn đèn bằng nhau.
Thơ, con khá chịu cực nhọc với Ðạo một phen, liệu lượng thế nào Thầy giáng Tâm dạy dỗ nghe à.
Các con lo làm, có Thái Bạch xem sóc. Các con nhớ rằng danh Ðạo do nơi Tòa Thánh, làm thế nào danh các con cùng Vạn Quốc thì làm.
Thầy ban ơn cho các con.
Phụ ghi: thoảng như theo chúng tôi nghỉ có thể là thảng như .
90. Ðức Chí Tôn dạy đạo.
Ðại hỉ, đại hỉ chư Môn Ðệ. Hỉ chư Nhu Nam, Nữ.
Thầy thấy mấy con Thầy cũng đau lòng cho đó. Các con ví như gà lứa lạc bầy chiu chít vì nỗi diều bay khắp cả trên không mà hăm he muốn vớt bầy gà không mẹ. Song, các con cũng để một lòng, một dạ với Thầy mà hành Ðạo.
Thầy đã nói rằng: Hễ Ðạo cao bấy nhiêu thì cái khổ nạn các con bấy nhiêu.
Than ôi! Phận các con phàm đến đổi, nên Thầy muốn để các con lo một mớ, Thầy một mớ; có phần các con, có phần của Thầy hiệp lại mới thấu đáo đặng.
Các con chớ buồn cũng chẳng nên than thân tủi phận (Chúng sanh xin cầu Ðạo).
Chúng sanh rất nên trễ nải, vì số vô phần đến ngày nay là ngày cuối cùng mới rõ Ðạo cao giá trọng là thế nào? Thầy còn tủi cho các con.
Vậy các con muốn cho chúng sanh cầu Ðạo thì Thầy cho phép.
91. Ðức Chí Tôn dạy đạo và cất Tòa Thánh.
Các con,
Thầy tưởng các con đã hiểu vì cớ nào chánh phủ Lang Sa nghi ngờ như vậy; vì các con chẳng tỏ ra rõ rằng: Ðạo là Ðạo, còn chánh trị là chánh trị. Các con chỉ vì Ðạo là phận sự của các con. Các con cũng chỉ biết Ðạo mà thôi.
Các con cũng nên bạo gan mà nói trước mặt Vạn Quốc cùng Chánh Phủ rằng: Các con là người Ðạo biết giúp đỡ nhơn sanh, dạy dỗ nhơn sanh, chớ chẳng biết chánh trị là gì? Dầu ai buộc các con cam đoan thì Thầy tưởng các con cũng không ái ngại.
Trong Ðạo duy có một điều làm cho Chánh Phủ không vừa lòng là mỗi nước muốn cho phân cách nhau, mà Ðạo thì hiệp, thì các con cũng nên làm ơn nói với người Lang Sa rằng: Nhờ Ðạo mà các sắc dân được yêu nhau, mến nhau, phải lấy sự yêu mến mà buộc tình người, thì quyền hành kia mới được bền vững.... Cười.....
Trung, con phải tức cấp đến thuyết Ðạo với người Lang Sa De la Prosse nghe; nói một phen nữa, nhưng chẳng nghĩ tình thì phải đánh giây thép cho Chánh Phủ bên Tây mà kêu nài sau Thầy sẽ dạy.
Thơ, con làm ơn lo Thánh Ðịa, lập Thánh Thất, con thấy sự khó trước mắt đó thấy chưa con, song may một điều là Chánh Phủ tin cậy được hai vợ chồng con. Vậy con phải liệu biện đặng để phổ thông Ðạo con nghe.
Tượng Thầy chẳng giống chi hết. Thầy vốn vô hình ảnh, Thầy tốt đẹp chưa ngòi bút phàm nào vẽ đặng, nhưng vẽ như tượng bên hữu Thầy đó tốt hơn (là tượng Ngũ Chi).
Cư, con vẽ Thánh Thất phải, song nơi để con Long Mã con nên làm một cái đài nhỏ có cửa sổ cho hơi không khí thông thương vô Ðại Ðiện tốt hơn.
Thơ bạch xin đúc nền Tòa Thánh bề cao 9 mét, theo kiểu của Ðại Tiên cho.
Tốn kém nhiều lắm con ơi! Bính, con nên đo từ mé rừng dưới vào cho tới 50 mét, bỏ miếng trảng vào cho tới 50 mét, rồi kế 81 mét, rồi kế 27 mét. Làm như vậy Thánh Thất nằm trọn vào rừng mà thành ra như bao quanh một vườn Thiên Nhiên rất đẹp.
Thầy tưởng khi con cũng đã thấy sái, con cứ lấy đường con cất, đo vô rừng 27 mét mà phát trống thì chùa nằm tại chỗ. Còn khi cất, con nhắm thế nào cho nọc Bát Quái Ðài và Hiệp Thiên Ðài cho ngay mặt Trời phía Tây thì trúng, con nhớ nghe.
Thầy ban ơn cho các con.
92. Ðức Thái Bạch dạy đạo và cất Tòa Thánh.
Hỉ chư Ðạo Hữu.... Cười....
Bấy lâu nay nó cũng làm cách nầy thế kia đặng ngăn cản Ðạo vẫn cũng truyền bá hoài, ai dám làm chi Hiền Hữu phòng ngại. Cũng vì sự trễ nải của Thượng Trung Nhựt mà Hội Thánh nhiều phen bị khảo.
Chiều nay đừng giảng Ðạo, đừng cầu cơ, còn ai đến cầu Ðạo thì cứ lấy tên cho nhập môn coi ai làm chi đặng cho biết.
Cười.... Họa đồ của Lão, Chí Tôn chê và trách rằng: Hao phí vô nền nặng lắm. Chí Tôn sửa lại mỗi cấp ba tấc Tây mà thôi.
Dưới đất 5 tấc, chín cấp ba tấc là 2m70, cộng là 3m20. Còn 10 mét thì chí đầu trong nền Bát Quái Ðài.
Trên đầu song chí nóc 13 thước mới khỏi mưa nước đọng mà phải mục.
Nóc của Ðại Ðiện và Hiệp Thiên Ðài cũng y như mực vậy. Phải làm plafond hai đài chuông, trống cao hơn nóc Hiệp Thiên Ðài 6 thước.
93. Ðức Chí Tôn và Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn dạy đạo.
Hỉ chư Môn Ðệ. Lịch, ngã nhậm ngôn. Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn nhập cơ Lê Văn Tiểng.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, Chúng Ðẳng thính ngã.
Ðạo bất vi tế hưởng vi hiểu ngã, ngã thị bất sanh bất tri Thiên lý, hành Ðạo vô công, nhi Ngọc Ðế ái chư quần sanh như phụ ái tử.
Ngã vấn hà tất vĩ vi công quả hồ. Nhứt nhơn biến nhị, nhị biến thập, thập biến bá, bá biến vạn, vạn biến hằng hà sa số nhơn sanh.
Nhơn sanh nhứt nhứt hữu chơn thần. Chơn thần thị Thiên. Thiên giả hà tại. Thiên giả tại tâm, đắc nhân tâm tất đắc Thiên ý.... Tri hề....
Ðạo dĩ khai thời kỳ bế môn tụng niệm vi văn, Cửu thập nhị nguyên nhân, kim triêu đọa lạc tại thế bất thoát mê đồ, bất tri chơn Ðạo, đẳng chúng bất độ hà thế thành Ðạo hồ.
Vật dĩ cựu luật vi căn bổn, hội đắc Tam Kỳ Phổ Ðộ nhứt thiết chúng sanh hữu căn hữu kiếp đắc kỳ qui vị. Vật dĩ trí tri căn văn chương khả dĩ từ bi bác ái ngộ kiếp đắc qui Phật vị.
Ngã vấn cổ ngữ hữu ngôn, Thiên tâm vô ngữ luật tại trị thế, nhơn nhơn bất tu bất thành Ðạo, tu giả hà vi tu giả độ nhơn, độ nhơn độ kỷ, độ kỷ độ Cửu Huyền Thất Tổ, thị chi hiếu giả, ngã thường giáng cơ tại thử.
Khả tái cầu giáo Ðạo.
94. Ðức Chí Tôn dạy “Nếu cả thế gian nầy biết tu, thì thế gian có lẽ cải lý Thiên Ðiều...”
Chư Nhu, chư Tín Nữ khá nghe.
Nếu cả thế gian nầy biết tu, thì thế gian có lẽ cải lý Thiên Ðiều mà làm cho tiêu tai tiêu nạn đặng, huống lựa là mỗi cá nhân biết tu thì là Thiên Ðình cầm bộ Nam Tào cũng chẳng ích chi.
Tu là chi? Tu là trau giồi tánh đức cho nên hiền, thuận theo ý Trời đã định trước. Nếu thế gian dữ thì thế nào đặng bảo toàn, còn mong mỏi gì đặng bền vững....
Ðã bị tội cùng Thiên Ðình thì bị hình phạt. Tu không nơi kiếp sống nầy, nếu không biết tu buổi chung qui đắc tội nơi Thiên Ðình thì không chi tránh khỏi.
Cái phẩm vị Tiên Phật để thưởng kẻ lành cho đáng. Cái phẩm vị ấy chưa phải của để treo tham của thế gian phòng ai toan đạt đặng.
Tuy luật lệ siêu phàm nhập Thánh thì vậy mặc dầu, chớ cũng do cơ thưởng phạt của Thiên Ðình mới đoạt phẩm vị ấy đặng.
Của vô vi chưa chắc ai muốn lấy thì lấy tùy ý, cười....
Nếu làm Tiên Phật đặng dễ dàng dường ấy thì cả thế gian miễn có học chút ít thì đã đặng làm Tiên Phật rồi thì luân hồi đâu có phòng sanh sanh tử tử.
Kinh điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có nó kẻ có cơm bốc tay ăn cũng đặng.
Con coi kinh điển lại rồi thử nghịch lại lẽ công bình thiêng liêng mà suy gẫm cho hay lẽ phải. Thầy khuyên các con theo sau Thầy mà đến phẩm vị mình thì hay hơn tuông bờ lướt bụi đi quanh kiếm quất nghe à!
Thăng.
95. Ðức Chí Tôn dạy cách làm quả Càn Khôn và bảy cái ngai của Giáo Tông, Chưởng Pháp, Ðầu Sư.
Kiệt, con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh Thất.
Thầy giao cho con phải săn sóc, mướn thợ làm bảy cái ngai; một cái trọng hơn cho Giáo Tông, ba cái cho ba vị Chưởng Pháp, ba cái cho ba vị Ðầu Sư. Nhứt là cái ngai của Giáo Tông phải làm cho kỹ, chạm trổ Tứ Linh, nhưng chỗ hai tay dựa phải chạm hai con Rồng.
Còn mấy cái của Chưởng Pháp chạm hai con Phụng; mấy cái của Ðầu Sư chạm hai con Lân... nghe à.
Bính, Thầy giao cho con lo một trái Càn Khôn; con hiểu nghĩa gì không? Cười...
Một trái như trái đất tròn quay hiểu không? Bề kính tâm ba thước ba tấc (3m30) nghe con; lớn quá mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời.
Cung Bắc Ðẩu và Tinh Tú phải vẽ lên trên Càn Khôn ấy. Thầy kể Tam thập lục Thiên và Tứ Ðại Bộ Châu ở không không trên không khí tức là không phải Tinh Tú.
Còn lại Thất Thập Nhị Ðịa và Tam Thiên Thế Giới thì đều là Tinh Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai (3072) ngôi sao, con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách Thiên Văn Tây ra coi mà bắt chước.
Tại ngôi Bắc Ðẩu cho rõ ràng, trên vì sao Bắc Ðẩu vẽ Con Mắt Thầy hiểu chăng? Ðáng lẽ Trái ấy phải làm bằng chai đút trong một ngọn đèn cho nó thường sáng.
Ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế Giới đó. Nhưng mà làm chẳng kịp thì con tùy tiện làm thế nào cho kịp Ðại Hội nghe à!...
Thơ! nghe dạy, Thầy giao trọn quyền cho con lo liệu. Con phải nhớ khi Bính đem trái Càn khôn ấy về, con làm một cái cốt xây, để trái ấy lên Ðại Ðiện, nhớ day Con Mắt ra ngoài, rồi con lại lên tượng Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử mà để dựa dưới.
Kế ba vị ấy thì là Quan Thế Âm, Thái Bạch, Quan Thánh Ðế, kế nữa ngay dưới Lý Bạch thì là Jésus De Nazareth. Kế Jésus thì là Khương Tử Nha.
Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới hiểu không con?
96. Ðức Chí Tôn dạy “Những sự phàm tục là đều mưu kế của Tà mị... Ðạo đã khai thì tức là Tà khởi....”.
Mấy con nghe,
Những sự phàm tục là đều mưu kế của Tà mị Yêu quái cốt để ngăn trở bước đường Thánh Ðạo của các con. Những mưu quỉ quyệt ấy do thọ lịnh nơi Thầy dùng để thử các con.
Thầy đã nói: Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con. Nó hằng thừa dịp mà cắn xé các con, nhưng Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức các con.
Thầy lại khuyên các con giữ gìn bộ thiết giáp ấy cho đến ngày hội hiệp cùng Thầy.
Ấy vậy, Ðạo là vật rất hữu ích cho các con như giáp hữu ích cho thân con; nếu các con bỏ giáp thì thân các con ra trần lỗ, còn bỏ Ðạo thì các con ở dưới phép Tà Thần.
Cư, Tắc, Sang con ôi! Lập Ðạo thành chăng tại nơi ba con. Con đã nghe quyền hành của yêu quỉ, Thầy cho lớn đến bực nào?
Chẳng phải là cơ thử Thánh, Tiên, Phật mà thôi, lại là công bình thiêng liêng của Tạo Hóa. Nếu hai đầu cân chẳng song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý, tự nơi các con làm thế nào cho bên Thánh đức nặng hơn Tà mưu thì làm mới ra công quả.
Các con chớ ngại, ngày nay Ðạo đã khai thì tức là Tà khởi. Vậy thì các con phải hết lòng, hết sức mà gìn giữ lấy mình, đã chẳng phải giữ mình các con mà thôi, lại còn giữ gìn cả Môn Ðệ Thầy nữa.
Nội nơi Nam phương nầy, như có mặt cho Tà Thần yêu quái sợ thì duy có ba con. Vậy rán giữ gìn cho thanh khiết.
Thầy nói thiệt cho các con hiểu trước rằng: Cả Môn Ðệ Thầy đã lựa chọn lọc lừa còn lại lối nữa phần. Thầy cho Yêu quái lấy danh Thầy mà cám dỗ, bị bao nhiêu thì mất bấy nhiêu.
Các con chớ buồn vì Thiên cơ phải vậy, thi nhiều đậu ít là lẽ hằng. Các con liệu phương thế mà nâng đỡ đức tin của Môn Ðệ Thầy lên cao hằng ngày, ấy là công quả đầu hết.
Phụ ghi: Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 1 bài 25 ghi là: Ngày 07-08-1926 (âl. 29-06-Bính Dần)
97. Ðức Chí Tôn “Ðạo phát trễ một ngày thì một ngày hại nhơn sanh...”.
Như Nhãn, con buồn há, con nghe Thầy: Khi giáng thế Thế Tôn Phật Tổ, Thầy duy có đặng 4 Môn Ðệ, chúng nó cũng chối Thầy. Khi giáng sanh lập Ðạo Tiên, Thầy có một trò là Ngươn Thỉ; khi lập Ðạo Thánh thì đặng 12 Môn Ðệ, song đến khi bị bắt và hành hình thì chúng nó đều trốn hết lại còn bán xác Thầy nữa.
Con nay vô thế, chớ Thầy cũng đã sắm sẵn Môn Ðệ cho con cũng đã nhiều rồi, con đừng thối chí. Thầy thường than rằng: Ðạo phát trễ một ngày thì một ngày hại nhơn sanh, nên Thầy nôn nóng, nhưng mà Thiên cơ chẳng nghịch đặng. Ma quỉ hằng phá Chánh mà giữ Tà. Chư Tiên Phật trước chưa hề tránh khỏi cái danh hằng sống.
Còn cái địa vị cao trọng con, nó làm cho nhơn tâm ganh gỗ. Con phải lấy Phật tâm con mà dòm ngó đám sanh linh bị phạt luân hồi chưa dứt, thì tưởng đến Thầy mà cam chịu nhục nhã.
Lòng từ bi có vậy mới xứng đáng là tôi con Thầy, nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng Tạo Hóa. Con cứ lo lập Luật để công phổ độ chư Ðạo Hữu con hưởng chút ít.
Lâm Thị Ái Nữ, nếu Thầy phải đổ tội cho ai thì Thầy phải nói vì con phổ độ trễ nên ra sự ngăn cản ấy, con hiểu tại sao chăng?
Tại lời dèm pha của phái phụ nữ mà ra nỗi ấy....
Cười....
Các con phải gắng sức, Thầy hằng ở bên các con, chẳng hề bỏ các con buổi nào thì tưởng chưa ai phá Ðạo đặng.
Như Nhãn, con nhớ lời tiên tri Thầy? Ðọc Thánh ngôn lại.
98. Ðức Chí Tôn dạy “... các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt... chớ vô vi chẳng thể nào diệt đặng.”
Hỉ chư Môn Ðệ.
Thầy muốn cho các con hội hiệp đặng nghe dạy, Thơ nghe. Ðạo Minh nghe nữa.
Thời kỳ mạt kiếp này khiến mới có Tam Kỳ Phổ Ðộ, các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
Thầy đến chuyển Ðạo, lập lại vô vi, các con coi thử bên nào chánh lý. Hữu hình phải bị diệt đặng chớ vô vi chẳng thể nào diệt đặng.
Thơ, Thầy đã khiến con đi Ðế Thiên, Ðế Thích đặng xem cho tạng mặt hữu hình. Nội thế gian nầy ngày nay ai cũng nhìn nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó bền vững đặng chăng? Lòng đạo đức con Thầy thấy rõ, nhưng thời kỳ giả dối đã qua, thời kỳ chơn thật đến, Thầy không muốn cho con hao tài tốn của mà gìn giữ sự giả dối.
Chẳng cần con lo lập Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết, con hiểu bổn nguyên háo sanh là bổn nguyên Thánh chất Thầy.
Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi, phần hồn về Thầy. Con có biết sự chơn thật nơi nào mà phải khổ thân lo lắng. Con có phận sự rất lớn, Thánh danh con cũng lớn. Thầy dặn con nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi. Con phải lập cho thành một nền tư bổn, chung lo cùng Môn Ðệ Thầy, hằng ngày góp nhóp tùy sức mỗi đứa lo lập:
Còn chùa chiền thì ngày sau e cho con không đủ sức cai quản cho hết, ấy vậy đừng lo lắng đến nữa. Nghe và tuân theo. Con phải đi công quả với Trung mà độ rỗi nhơn sanh.
Con có thể cho mấy đứa nhỏ một thế vì phương tiện đi truyền Ðạo thì lo chung với nhau mà định liệu.
Con khá nghe theo lời Thầy.
99. Ðức Chí Tôn dạy “... Tà quyền... đã dùng danh Cao Ðài trước Thầy mà lập Tả Ðạo Bàng Môn... nhưng có một điều là nó không dám ngự nơi Ngai Thầy...”.
Các con,
Vẫn từ Ðại Ðạo bế lại, chánh truyền đều vào một tay Chúa Quỉ.
Khi Ngọc Hư Cung và Lôi Âm Tự lập pháp Tam Kỳ Phổ Ðộ, Chúa Quỉ biết cơ mầu nhiệm ấy, và hiểu rõ rằng: Tà quyền đã dứt, nên trước khi Thầy chưa đến thì nó đã hiểu rằng: Bề nào Thầy cũng phải chiếu y Thánh ý, Tam Giáo qui nhứt mà dùng danh Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát, nên đã dùng Cao Ðài trước Thầy mà lập Tả Ðạo Bàng Môn.
Thầy hỏi các con vậy chớ Tà Quái nhận tên ấy là chủ ý gì?
Tại làm cho rẻ rúng danh ấy để cho các con nghi ngờ mà xa lánh Thánh giáo như Ðàn Cái Khế vậy; nhưng có một điều là nó không dám ngự nơi Ngai Thầy, tiện dùng là một vị Tiên Ông mà thôi.
Vậy các con khi nghe nói Cao Ðài nơi nầy, Cao Ðài nơi kia, đừng vội tin mà lầm mưu Tà mị.
Các con nghe và tuân theo.
100. Ðức Chí Tôn dạy “Ðạo Thánh ba lượt khai, quỉ mị muôn lần phá...”.
Các con,
Thầy lau giọt nước mắt mừng lòng tâm Ðạo của các con, vậy các con ôi! Ðạo Thánh ba lượt khai, quỉ mị muôn lần phá, Thầy đau lòng biết mấy!!
Nhưng Thầy hằng dựa cửa trông hoài, trông cho các con thoát được tục trần, dứt dây oan trái mà nhẹ bước về cùng Thầy, thời gẫm âu điều hân hạnh ấy.
Thầy hằng sợ là một giấc Nam Kha chăng? Rán nghe các con!
Thăng.
101. Ðức Chí Tôn ‘... Thánh Thất đã lập tại Tây Ninh... Nguyên Ðạo Thầy do nơi đó mà xuất thấu thế gian...”.
Thầy, các con,
Trung nghe con. Con biết rằng Thánh Thất đã lập tại Tây Ninh, Thầy đã cho con hiểu là Thánh Ðịa nữa. Nguyên Ðạo Thầy do nơi đó mà xuất thấu thế gian. Ấy vậy dân nơi đó là con yêu dấu của Thầy, nhưng phần đông chưa biết Ðạo là gì? Thầy rất cảm xúc, con tính sao, Trung?....
Không, đáng lẽ con phải lập Thất ở trển, nhưng mà con mắc còn lo độ rỗi khắp Lục tỉnh trước, lại còn phải ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ, thờ ở nơi nầy chưa đặng.
Vậy Thầy định như vầy, con phải tính thế nào cho em yêu dấu của con là Tương cho nó đổi về trển, còn con liệu định mọi việc có Thầy.
Nó còn phải lo nhiều điều thế mặt cho con nơi ấy, vì phải lập hoàn toàn Thánh Thất nữa. Con giao nội phần Chưởng Quản nội Tỉnh ấy cho nó đặng ngày sau nó an ngôi như Thầy đã nói nghe à!
Trung, tháng 9 nó phải ở trển. Con đi với... có Thầy.
102. Ðức Chí Tôn phong sắc cho Hòa Thượng Như Nhãn và dạy chung lo lập Tân Luật.
Cười... Thơ lên trễ làm cho vắng mặt phái Thái buổi Thiên Phong Như Nhãn hiền đồ song chẳng hề chi chờ chiều nay hai vợ chồng nó đến thì cũng đủ phái vậy.
Trung, Tương, Trang, ba con cũng phải tuân mạng lịnh nghe.
Như Nhãn hiền đồ, Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn ngôn, vì tiếng An nam từ đây Thầy cho là chánh tự đặng lập Ðạo của Thầy, nên buộc phải nói rõ ràng với con.
Thời kỳ giấu diếm Thiên cơ đã qua rồi, Thầy phong cho con là Quản Pháp Thiền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Ðạo Sĩ, con vừa lòng chăng?
Con đã giúp Thầy gìn giữ Thích Ðạo nguyên luật từ thử nay mới còn đặng như vầy, không thì đã ra Bàng Môn Tả Ðạo rồi.
Con phải biết Thầy ngày nay trông công con mà lập thành Tân Luật Thích Giáo. Con phải đại tịnh kể từ tháng 9 cho tới Rằm tháng 10, Thầy không muốn cho con lo lắng điều gì khác hơn là xét xem kinh điển lại.
Con biết Ngũ Chi: Minh Ðường, Minh Sư, Minh Nghĩa, Minh Lý, Minh Thệ, cũng đều do nơi Phật Pháp mà ra, duy có giáo lý của các Chi ấy thì có: Tiểu học, Ðại học, Trung dung, và Tứ thơ là Kinh điển mà thôi.
Còn phái Lão duy có Ðạo Ðức Kinh và Huỳnh Ðình Kinh là căn bổn, con phải xem xét hết lại mà lập Tân Luật.
Thầy nhứt định giao Thánh Thất nầy lại cho Thơ lo lắng thế cho con, song sự thờ phượng phải có thay đổi chút ít. Sau Thầy sẽ dạy chư Ðạo Hữu con định liệu.
Rằm tháng 10 nầy Thầy xin con hội cả chư Hòa Thượng tại Thánh Thất đây chung lo lập Tân Luật. Ngày ấy Thầy sẽ dạy cho hai vị Hòa Thượng phò loan, đặng có điều chi bợ ngợ thì cầu Thầy mà hỏi.
Thầy phú thác một trách nhậm nặng nề cho con, nhưng mà con đừng ái ngại. Danh giá con, Thánh Ðạo Thầy trong ấy, con khá hết lòng.
Con phải hiểu rằng, hội chư Hòa Thượng trọn đôi ba tháng thì là hao tốn, song chẳng hề chi, để Thầy định liệu.
Tuy vân, Thầy biết sức một mình con cũng đủ lập Tân Luật, nhưng mà Thầy muốn có Hòa Thượng đặng cho khỏi trành tròn lại còn làm tay chơn Thầy để thâu phục Thích Ðạo.
Còn Thầy cậy con một điều là đòi Minh đến, vì nó là Môn Ðệ con, đặng giao chức Thái Ðầu Sư cho nó đặng đi phổ độ nhơn sanh.
Cái trách nhiệm ấy đáng lẽ về phần con, song con tuổi đã cao rồi khó bề cực nhọc nghe à.... Thầy để con trọn quyền mà Thầy xin con an lòng.
Thầy lo chung cùng con, Thầy trông cậy nơi con lắm đó.
103. Ðức Chí Tôn dạy “... phải hội chư Thánh mà xin khai Ðạo.”.
Các con,
Thơ, con đã nghe Thánh ngôn hồi trưa nầy chưa? Vậy thì Ðạo phổ độ trễ đã đành phổ độ trễ, con lo lập Thánh Thất mà thôi, rồi đi khắp Lục tỉnh đặng phổ độ.
Còn lập Luật, Thầy nhứt định chẳng cần hội Hòa Thượng, Tam vị Chưởng Pháp đã đủ sức lập thành. Thầy mắc lũ con hoang, Thầy nhứt định đưa roi cho các con đánh nó cho bỏ ghét.
Các con xin Chánh phủ Lang Sa đặng khai Ðạo thì cực chẳng bằng Thầy đã ép lòng mà chịu vậy cho tùng nơi Thiên cơ. Thầy rất đau lòng mà phải chịu vậy chớ biết sao?
Con phô lời cho cả chư Môn Ðệ Thầy thâu thập vào phái Thái, rồi cho chúng nó hiểu. Còn Thánh Thất phải chăm nom cho tới ngày Rằm cho rồi đặng hội Tam Giáo lập Luật, chừng ấy buộc chúng nó phải theo.
Các con biết rằng chẳng thế nào mà sái Thánh ý Thầy đặng. Chi chi trong năm Dậu cũng cho rồi đặng phổ thông ngoại quốc nghe à.
Chừng đi phổ độ, các con sẵn huyền diệu của Thầy, hội chư Thánh là hội cả Chức Sắc Thiên Phong. Còn công quả nơi các con mà nên, nơi các con mà hư, vậy mới đáng công tạo Tân Thế Giới cho.
Thầy dùng phép Chí Tôn mà lập thành thì các con sẽ có công chi nghe con. Lịch, tại con chẳng tận tâm mà ra đến đổi nghe à.
Các con,
Tái Cầu:
Trung, con biết Thầy thương yêu nhơn loại là dường nào chưa?
Những điều ngăn trở đều là do nơi tiền khiên của chúng sanh đã vào trọn một thân mình nơi ô trược, thì Thầy đây cũng khó mà rửa với một gáo nước mà đặng trọn sạch.
Nhơn loại đã thâm nhiểm vào tình luyến ái, tà mị trên 10 ngàn năm, thì thế nào gội Thánh Ðức trong một lúc chẳng tới một năm cho trọn lành đặng.
Rất đổi Thầy là bực Chí Tôn còn bị chúng nó mưu lén cho qua Thánh ý Thầy thay. Một đàng trì, một đàng kéo, thảm thay các con chịu ở giữa. Thầy dạy các con một điều là biết tranh đấu cùng Thầy.
Hễ nó tấn thì mình chống, cân sức cho bằng, hay là trổi hơn mới đắc thắng. Các con chịu nổi thì Ðạo thành, các con ngã thì Ðạo suy, liệu lấy!
Cầm cả quyền hành vô lượng nơi tay, Thầy ngó một cái cũng đủ tiêu diệt nó rồi, nhưng mà phép công bình thiêng liêng chẳng phải vậy. Vậy cũng là cơ mầu nhiệm cho các con có thể lập công.
Minh bị chúng nó khảo nặng nề lắm, đáng kiếp! Cũng vì tiền kiếp oan oan tương báo, các con nên thương mà cầu nguyện cho nó hằng ngày.
Ðặng vậy thì họa may chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thương, lòng từ bi Thầy vững cho khỏi cơn thịnh nộ, rồi đây nó xuống luân hồi nữa. Con cũng đồng con, thương cũng đồng thương, chưa ai cắt ruột mà không đau.
Vậy các con dùng quyền mà trị cho chúng nó cho bỏ ghét. Trung, Lịch hai con phải hội chư Thánh mà xin khai Ðạo. Phải làm đơn mà dâng cho Thầy xem xét sửa trước nghe.
104. Ðức Chí Tôn dạy “... Các con ngó Thầy trước, các con coi bước Thầy đi trước; các con cứ đi theo sau Thầy là đủ....”.
Các con, Thầy dặn các con từ đây ai nói chi tùy ý, cứ nghe một Thầy thì khỏi lầm lạc. Con Trung cứ lo khai Ðạo. Món binh khí Tà quái vì đó mà tiêu diệt.
Nước Nam có một chủ mà thôi là Thầy. Từ trước vì nhiều Ðạo trong nước, mà chẳng một Ðạo nào chơn chánh, làm mạnh quốc dân, nên nước phải yếu, dân phải hèn.
Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết làm chủ. Thầy vì thấy lẽ công bình thiêng liêng ấy mới giáng trần lập Ðạo tại Nam phương, tức là thay mặt Càn Khôn Thế Giái mà qui chánh truyền nhơn loại.
Trong mối Ðạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: Ngày kia có một nước đương trong vòng nô lệ vì Ta mà làm chủ nhơn loại, các con hiểu à!
Ðừng nghe vì nếu chẳng vậy ngôi Giáo Tông chẳng ai dám ngồi. Tất cả 6 ngôi kia hễ các con đến dựa thì quỉ giết chết nghe à. Lập nhơn phẩm làm Thiên phẩm chẳng dễ chi mà không dùng huyền diệu.
Còn Nhạc Lễ là phép nhà Nam, Thầy muốn giữ gìn sao cho trọn vẹn, các con hiểu.
Các con hơi nào mà nghe lời thế sự, một điều nào cũng chưa quyết đoán cho cùng phải quấy.
Khi Thích Ca truyền Ðạo, dân Brama cho là Bàng Môn vì khác Thánh giáo Phật Ðạo. Khi Lão Tử truyền Ðạo thì đời cho là phép mê hoặc.
Khi Chúa Jésus truyền Ðạo thì nhà Israel gọi là cải Chánh Ðạo, đến đổi bắt giết.
Các con muốn vừa lòng thiên hạ thì là giỏi hơn Thầy rồi.
Thầy khuyên đừng nao núng. Các con ngó Thầy trước, các con coi bước Thầy đi trước; các con cứ đi theo sau Thầy là đủ.... Cười.....
105. Ðức Chí Tôn dạy: Không nên thất lễ cùng các Ðấng.
Các con nghe:
Thầy hằng nói với các con rằng: Thà là các con lỗi với Thầy thì Thầy vì lòng từ bi mà tha thứ chớ chẳng nên động đến oai linh chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, vì họ chẳng tha thứ bao giờ.
Thầy cũng đã nói mỗi khi chơn linh Thầy giáng Ðàn thì cả vàn vàn muôn muôn Thần, Thánh, Tiên, Phật theo hầu hạ.
Các con nếu mắt phàm thấy đặng phải khủng khiếp kinh sợ vô cùng, nhưng thấy chẳng đặng nên tội cũng giảm nhẹ đó chút.
Thất lễ là đại tội trước mắt các Ðấng Chơn linh ấy, Thầy phải thăng cho các con khỏi hành phạt. Thầy chẳng buổi nào chấp trách các con, bởi lòng thương yêu hơn chấp trách rất nhiều.
Sợ là sợ cho các con mất đức với chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
106. Ðức Chí Tôn dạy “Nếu cả thế gian nầy biết tu, thì thế gian có lẽ cải lý Thiên Ðiều... Tu là chi?”.
Các phẩm vị Tiên, Phật để thưởng kẻ lành cho đáng cái phẩm vị ấy chớ chưa phải của để treo tham của thế gian phòng ai toan đoạt đặng.
Tuy luật lệ siêu phàm nhập Thánh thì vậy mặc dầu, chớ cũng do nơi cơ thưởng phạt Thiên Ðình mới đoạt phẩm vị ấy đặng. Của vô vi chưa ắt ai muốn lấy thì lấy tùy ý.... Cười.....
Nếu làm Tiên, Phật đặng dễ dàng dường ấy thì cả thế gian nầy miễn có học chút ít thì đã đặng làm Tiên Phật rồi và tưởng khi cả thế gian nầy đã tuyệt dứt loài người rồi, vì luân hồi đâu có phòng sanh sanh tử tử.
Kinh điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có nó kẻ có cơm bốc tay ăn cũng đặng.
Con coi Kinh điển lại, rồi thử nghịch với lẽ công bình thiêng liêng mà suy gẫm chỗ hay lẽ phải. Thầy khuyên các con theo sau Thầy mà đến phẩm vị mình thì là hay hơn tuông bờ lướt bụi đi quanh kiếm quất.
Viễn, mời Khoa ở lại nghe Ðạo lý (Cai Tổng Khoa, Cần Giuộc). Chư Nhu, chư Tín Nữ khá nghe.
Nếu cả thế gian nầy biết tu, thì thế gian có lẽ cải số tiêu diệt đặng, lại còn có thể cải lý Thiên Ðình mà làm cho tiêu tai nạn đặng, huống lựa là mỗi cá nhân nếu biết tu thì là Thiên Ðình cầm bộ Nam Tào cũng vô ích vậy.
Tu là chi?
Tu là trau giồi đức tánh cho nên hiền, thuận theo ý Trời đã định trước. Nếu thế gian đã dữ, còn mong mỏi gì đặng bền vững, cá nhân dữ thì thế nào đặng bảo tồn tánh mạng, đã bị tội cùng Thiên Ðình thì bị hình phạt. Tu không nơi kiếp sống nầy, nếu không biết tu buổi chung qui mắc tội nơi Thiên Ðình thì không phương chi tránh khỏi.
Thánh xưa có nói rằng: “Thiên Ðịa vô tư, Thần minh ám sát, bất vi tế hưởng nhi giáng phước, bất vi thất lễ nhi giáng họa”. Cái cách cầu siêu là thế lo lót, mà Ðấng Chí Tôn đâu thọ hưởng của lo lót bao giờ. Chánh Ðạo vì cớ mà phân biệt giả Ðạo. Chư chúng sanh cứ lấy chơn lý mà phân biệt.
Cư đọc Thánh ngôn, Tắc tụng nhơn quả.
Phụ ghi: Bài Thánh ngôn nầy ý tương tự như bài Thánh ngôn ngày 21-07-1926 (âl.12-06-Bính Dần) Phò Loan: Hộ Pháp - Thượng Phẩm (Ðạo Sử Q.2).
107. Ðức Chí Tôn dạy “... khi Thầy giáng sanh lập Ðạo Thánh, Thầy đổ máu mà rửa tội cho chúng sanh...”.
Các con,
Thiện Minh con há? Mừng con! Con ôi khi Thầy giáng sanh lập Ðạo Thánh, Thầy đổ máu mà rửa tội cho chúng sanh, đến đổi phải lấy thân làm của tế mà cầu khẩn cho chúng sanh. Hai ngàn năm chưa qua, giọt máu Thầy đã trôi hết!
Nay con vì ma khảo phải đổ máu mà rửa tội cho toàn phái Thái thì sự vinh diệu con trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đã đặng so sánh cùng Thầy rồi.... Cười.... Con phải lấy hiệu Thiên Ân là Thái Minh Tinh làm
Ðầu Sư. Ðạo Thiện.... Con phải trông cậy pháp luật vô biên của Thầy.
108. Ðức Chí Tôn dạy “... Hành sự cho tròn là đủ, chớ nên chấp lẫn nhau mà mất niềm đồng Ðạo chẳng tốt...”.
Các con,
Trung, con đi Sađéc với mấy em. Thầy đã nói con thay mặt cho Thầy và vỗ về các Ðạo Hữu nơi ấy.
Thầy chẳng nỡ để cho Quỉ Vương hành, nên có ý định Thiên Phong cho các Chức Sắc và con phải hiệp với Nương mà định khuyên chúng nó lo đạo đức và mựa cầu danh mà sau ăn năn rất muộn.
Xuống đó không phải cầu Thầy, chỉ nói Ðạo và khuyên nhủ chư Ðạo Hữu là đủ. Cấm nhặt Cơ Bút, chúng nó có tự chuyên thì để Lý Thái Bạch trọn quyền định đoạt.
Khi về tiện đường ghé Thuộc Nhiêu, nơi Thánh Thất của Thầy đã chọn trước, nói cách hành Ðạo và tư cầu cho Thầy dạy. Sau nữa ghé Cà Mau, Thánh ngôn để dạy trước và tư cầu nghe con.
Trung bạch.... Ðặng con. Trung bạch.... Thầy sẽ dạy mấy chỗ Ðạo đặng thạnh hành, con khỏi đi nữa, nhứt là cần đi đến Nghĩa và Tương cho Thầy dạy hai đứa nó. Con cũng nên lo việc Thánh Thất và lên xuống chớ nên để Ðạo Hữu trông con.
Hoạch, trao nước cho anh con dâng lên, trao chai nước khác Thầy trấn bùa đặng gởi cho Hộ đặng để vọng nơi Thánh Tượng.
Mỗi lần cúng lấy đứng lên niệm ba lần: “Nam Mô NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ Từ Bi Cứu Khổ” rồi để dành đặng cứu bịnh những kẻ hữu căn.
Nó đặng phép lấy bông mà làm theo lời Thầy đã dặn. Nơi đây Thầy để lời cho các con phải biết thương Ðạo Hữu, việc chi lỗi để cho Thầy biết và cứ tuân theo lời Thầy dặn.
Hành sự cho tròn là đủ, chớ nên chấp lẫn nhau mà mất niềm đồng Ðạo chẳng tốt. Nhiều đứa cũng lắm cầu danh vì mối Ðạo, chúng nó phải truất phần công quả về sau. Lý Bạch hằng phàn nàn về đức từ bi của Thầy, nhưng con cũng đồng con, Thầy đã độ rỗi các con há để cho hành phạt các con đến điều hay sao?
Những đứa nào chẳng biết tự cải thì sau cũng khó mong nơi lượng từ bi của Thầy nữa đặng.
Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng.
109. Ngày 19-07-1927 (âl. 21-06-Ðinh Mão): Bạch Sơn Ðạo Sĩ và Vĩnh Sơn Ðạo Sĩ dạy đạo.
Vi nhơn nan, buồn thế sự thị phi ở có ra chi, muốn cho Bần Ðạo giảng Nhơn Ðạo; Ðạo Thích Môn thì Lão chẳng nệ công, miễn chúng sanh giữ trọn Tam Cang là tốt. Quân thần, phụ tử, phu thê, hỏi lại Hiền Hữu đã trọn chưa mà muốn luyện Ðạo?
Trời, Phật, Thánh, Thần, bốn ngôi ấy Quan Ðế vào ngôi nào, nhơn sanh có biết? Sanh vi trung tướng, tử vi minh Thánh, nào Quan Ðế có luyện Ðạo bao giờ, mà Ngài vẫn luyện Tâm; Tâm linh thì chí mới thành.
Tái Cầu: Ngày 23 tháng 7 năm Ðinh Mão (1927).
Ðạo nhơn là cần thiết; ấy là giềng mối trong Tam Giáo. Vì cũng dư hiểu Tâm linh thì chí mới thành; Quan Ðế đủ Tâm đủ Chí thì Ngài hiển Thánh ấy là lẽ tự nhiên.
Lúc sanh tiền Ngài có để tâm vào đường Ðạo khi nào, mãn đem hết tâm hết chí vì đạo Quân Thần, hết ngay vì chúa phò Hớn đánh Ngô dẹp Ngụy làm cho sanh linh đồ thán; lẽ thì Ngài sát sanh hại mạng biết chất chứa vào đâu cho hết.
Song Ngài vẫn vô tội mà cũng không phạm luật Thiên Ðình, thiệt là khó hiểu cho phàm phu tục tánh.
Tái Cầu:
Chào Chư vị,
Bần Ðạo vui chung cùng Chư vị trong nền đạo đức. Nếu Chư vị biết rõ đường ngay nẻo chánh, thì khá mau day trở kịp thì.
Chư vị hằng ngày ao ước ra khỏi lối trầm luân được vào cõi thảnh thơi, song hỏi lại Chư vị có xứng đáng công trình chưa mà đem lòng ham mộ.
Vả lại công danh phú quí của Chư vị hiển hiện thì có xứng đáng cho Chư vị chiến hưởng thanh nhàn khi chung cuộc không?
Cựu vị phục hồi đã không khó, đã có căn có quả rán tu tâm dưỡng tánh đủ rồi, còn dày công nữa thì được địa vị xứng đáng theo công trình hành đạo.
Lão mừng cho Chư vị mở lòng đem trí vào nền đạo đức mà Chư vị nghe theo thì Lão chẳng dám nệ công.
Phụ ghi: ... Chư vị chiến hưởng thanh nhàn... chúng tôi nghĩ có thể là: ...Chư vị chiếm hưởng thanh nhàn...
110. Ðức Chí Tôn dạy “Mấy con phải biết việc Cơ Bút là tối trọng...”.
Mấy con phải biết việc Cơ Bút là tối trọng, vậy Thầy khuyên các con cũng khá cẩn ngôn cẩn hạnh nghe, đừng có làm thế như Hoài đi đến đâu hô hào đến đó chẳng dễ nghe à.
Thầy mừng các con! Thầy ban khen cho con.
Cơ Bút lần nầy là lần chót, vậy các con cũng nên để ý mà lo cho hoàn toàn nền chánh Ðạo của Thầy nghe.
Các con chung lo cho có phần Ðời và phần Ðạo hiệp nhứt mới dễ phổ thông nền Chánh Giáo.
Các con chớ sụt sè, cũng chẳng nên bạo động, phải dò theo cách ý chỉ về cái hạnh của Thầy mà hành đạo, cũng chẳng nên làm quá sức mình, cũng đừng khiếp nhược cho đến đổi, cứ giữ dạ từ bi mà hành chánh Ðạo nghe.
Khá tuân theo lời Thầy nói cho biết, rán mà kèm tu tâm luyện tánh.
111. Vĩnh Sơn Ðạo Sĩ dạy “... đến ngày chung cuộc hành lý của Chư vị đem theo được nghĩ rất hiếm hoi là phước đức hay là tội lỗi....”.
Chào Chư vị,
Chư vị đã trả lời câu hỏi của Bần Ðạo chưa? Có hiệp ý Chư vị không? Tỷ như Chư vị hành lộ lỡ đường tìm quán đỗ nhờ, thì tự nhiên gia chủ tùy phẩm hàng của Chư vị mà tiếp đãi.
Chư vị là khách sang trọng thì được trọng đãi, còn như thường nhơn thì tiếp đãi đơn sơ, ấy là thường tình trong cõi tạm phù sanh.
Mà đây cũng vẫn thế, bỏ hết chức phẩm cùng các cuộc giàu sang của Chư vị tạm hưởng, đến ngày chung cuộc hành lý của Chư vị đem theo được nghĩ rất hiếm hoi là phước đức hay là tội lỗi.
Phước đức là sự nghiệp của Chư vị sẵn dành để bước chung vào địa vị cao sang trọng hưởng thanh nhàn đời đời kiếp kiếp.
Còn tội lỗi cũng là sự nghiệp của Chư vị đem theo vào Nghiệt Cảnh Ðài.
112. Ðức Chí Tôn dạy “... Các con thoát đặng khỏi nơi u ám là bởi đạo đức. Các con sẽ đặng trọng kính cũng bởi đạo đức....”.
Thầy mừng lũ con yêu dấu Thầy.
Cái nạn các con hầu mãn, Thầy đến lập một nền Chánh Ðạo nầy tại cõi Ðông Dương là cốt làm cho kẻ bị hiếp đáp đặng mạnh mẽ, kẻ hiền lương làm Thầy kẻ hung bạo.
Ấy là lẽ công bình thiêng liêng của Tạo Hóa, hết phạt tới thưởng là thường lệ. Các con thoát đặng khỏi nơi u ám là bởi đạo đức.
Các con sẽ đặng trọng kính cũng bởi đạo đức. Thầy bồi đắp một sự ghét bỏ các con trên gần một trăm thế kỷ.
Vậy các con phải chung hiệp cùng nhau, Thầy ban ơn cho chư Hiền Hữu các con.
113. Ðức Chí Tôn dạy “... Thầy cũng vì quá thương mà phần nhiều Môn Ðệ dám tư lịnh mà hành Ðạo một cách rất đơn sơ và dám dụng tư quyền mà làm cho mất thanh bạch cho nền Ðạo...”.
Các con,
Trung, từ đây mỗi khi muốn đi chứng Ðàn đặng thượng Thánh Tượng phải có một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài xứng đáng theo mới đặng con.
Phần khai Ðàn ấy đáng lẽ để cho các Thiên Phong khác thì phải hơn, nhưng nếu nhằm mấy nơi lạ, nếu con muốn thừa dịp mà thuyết Ðạo đặng phổ độ thì nên có vài đứa em con nơi Hiệp Thiên Ðài về phần Pháp và phần Ðạo mới trọn cho, nhưng đi một mình con đặng thuyết Ðạo phổ độ thì khỏi cần đem Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.
Ðạo đã sanh rối thì mỗi đứa phải chăm nom cho khỏi điều chi trắc trở thêm nữa. Thầy cũng vì quá thương mà phần nhiều Môn Ðệ dám tư lịnh mà hành Ðạo một cách rất đơn sơ và dám dụng tư quyền mà làm cho mất thanh bạch cho nền Ðạo.
Nếu Thầy chẳng thương công quả chúng con thì đã để cho Lý Thái Bạch bôi xóa hết công trình từ xưa thì e cho biển khổ kia sau chẳng khỏi tái luyến.
Con nên thức lần giấc chiêm bao của chúng nó mà chớ nên đem mình buộc vào chỗ tối tăm ấy.
Thượng Sanh, Mỹ Ngọc và Hoạch Hiệp Thiên Ðài,
Thầy đã sắp đặt còn lại chẳng bao nhiêu xứng đáng, trách nhậm ba con cũng khá trọng hệ làm thế nào chung trí cùng anh của ba con mà ngăn ngừa các sự bất công của mấy đứa tà tâm đặng vững tư cách của Ðạo thì công quả chẳng nhỏ.
Hoạch, đem cho Thầy một chén nước Thánh con, căn mạng chẳng qua hành tàng của các lũ quỉ mị.
Trong ít ngày nữa ai chẳng đặng yên ổn, Thầy cho nước Thánh nầy, khá niệm Thầy mà uống và hai ngày 24, 25 chẳng xuất môn mà gắng thiện niệm, dùng trai kỳ hai bữa ấy thì nạn qua khỏi.
Phú lấy tâm thành đối với Ðạo thì Thầy biết đến con luôn, gắng sửa nết đời lại chút nữa, theo mấy anh có hạnh đức mà nhờ công quả nhứt là nhờ Thầy buổi ban sơ.
114. Ðức Chí Tôn quở rằng “Trước khi ngưng cơ, Thầy đã cho lịnh dùng cơ bút thế nào... “.
Các con,
Trung, Thầy đã nhiều phen để lời khuyên nhủ các Môn Ðệ về việc dùng công tâm, hòa thuận mà hành Ðạo cho vuông tròn phận sự mà Thầy những buồn trông thấy các con chưa vì mà vội phân tay chia rẽ.
Mỗi đứa đều lấy sự háo danh cầu tiến mà quên cả nghĩa vụ xứng đáng của Thầy đã lắm phen phú thác.
Thầy dẫn các con đến khỏi mấy nơi khốn cùng rồi, mà các con chưa để hết tấc lòng chung lo đặng ngăn ngừa những sự gay trở sẽ đến sau nầy nữa, thì nền Ðạo lo thế nào lập thành cho kịp ngày giờ mà vớt muôn ngàn sanh chúng.
Một đứa vun quén, mười đứa cản ngăn, lớn nhỏ chẳng phân minh, xem Thiên Tước của Thầy ban dường như một chức vô vị ở cõi trần, lấy thế lớn lực mà ép đè hạnh nhiều đứa cả.
Than ôi! Các con xa Thầy chưa mấy ngày thì mối Ðạo lớn lao đã thành nên một bàn hội vô giá trị ở cõi trần thế nầy.
Mấy đứa mong chác sự phá hoại ấy lại là mấy ngọn đèn của Tòa Tam Giáo khêu lên để dìu đường cho cả chúng sanh, thì con phải nghĩ đến hành trình của Ðạo phải đến thế nào?
Công chỉ dẫn của Thầy phải lững đững theo giọt thủy triều mà rồi rốt cuộc lại bến khổ cũng chưa xa, ngôi xưa còn lánh mãi. Thảm thay, tiếc thay!
Thầy đã nói bầy hổ lang, lũ quỉ mị đã sẵn bên mình của mỗi đứa, mà con lớn nhỏ gì cũng chẳng để ý đến. Thầy nắm cân thiêng liêng há dễ để tay sửa nét công bình sao?
Nhiều đứa lại chẳng kể đến lời Thầy là gì. Ôi, con ngỗ nghịch, tránh sao chẳng vướng Thiên Ðiều khổ nạn. Chúng nó đã đem ác cảm lừng đến Tam Giáo Ðài, thế thì bước đường sau nầy Thầy khó cứu rỗi được.
Con đã để hết tâm thành vào Ðạo thế mà cũng khó gỡ sự rối rắm ấy được, buộc Thầy phú rủi may của chúng nó cho Tòa Tam Giáo định liệu. Còn sự tự hối của mỗi đứa sau nầy ra sao thì cân tội phước cũng vì đó mà châm chế.
Trước khi ngưng cơ, Thầy đã cho lịnh dùng Cơ Bút thể nào, Thầy tưởng mỗi Thiên Phong đều đặng Thánh ngôn của con đã ban hành, sao còn có ra việc bất minh ấy? Là con chẳng nói tất cho mỗi Thiên Phong rõ và ban hành Thánh ý để cho chúng nó chác lỗi vào mình thì con cũng không khỏi chia một phần trong ấy.
Còn Nữ phái chưa có vẻ gì gọi là Ðạo. Một hai đứa hành Ðạo, cả trăm đứa cầu vui, thế nào Ðạo thành con? Thầy đã nói giao hết chúng nó nơi đây cho con, thì mỗi mỗi đều ghé mắt đến mà cải sửa cho kịp giờ mới là khỏi sơ thất lớn lao.
Từ đây mỗi lần nhóm Bàn Chủ Sự đặng liệu tính việc chi thì con phải có mặt và y theo lời đã dạy phải có ba Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài có trách nhiệm xứng đáng thì những việc bàn tính mới tiện thi hành.
Nương nó ở xa không thể giúp con mà đi hội thường đặng, còn Lịch thì cũng chẳng dứt nét phàm.
Ôi, con phải cam lòng gánh vác sự khó khăn, nhứt là trong lúc nầy. Con nên hiểu Cư nó lấy lời Thầy dạy làm trọng, những sự tranh tụng là những nét của phàm tâm chẳng đủ chi lay động chí của Ðấng chơn thành vì Ðạo.
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
115. Ðức Chí Tôn dạy “... Các con phải biết Ðạo tại lòng bác ái và chí thành...”.
Các con,
Thầy đã lắm công trình dìu dắt các con vào đường đạo đức, mà mỗi ngày Thầy hằng thấy những việc bất bình thì biết ngày nào các con mới làm nên đặng. Thầy đã lắm phen để lời khuyến dỗ các con chẳng kể ra chi, nên mới có điều trở ngại như lúc nầy.
Các con có thấy, có nghe chăng? Nếu Thầy không vì Tam Kỳ Phổ Ðộ thì Thầy đã y tấu lời xin của Giáo Tông mà hủy trường công quả của các con hết thảy. Vậy nay Thầy cũng lấy lòng nhơn mà để vào trí não các con ít lời thêm cho rõ việc thi hành chánh sách của Ðạo.
Các con phải biết Ðạo tại lòng bác ái và chí thành; bác ái là hay đại từ bi thương xót sanh linh hơn mình, cho nên kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông, mà coi thiên hạ trọng bằng Trời Ðất.
Còn chí thành là mỗi việc đều lấy lòng thành thật mà đối đãi trong Ðời và trong Ðạo. Dầu kẻ phú quí bực nào đi nữa mà không có lòng bác ái và chí thành thì không làm chi nên việc.
Vậy để Thầy khuyên các con trước hết phải ở sao cho ra vẻ Ðạo, đừng để ý gì về việc công quả mà nêu danh nơi cõi tạm nầy. Các con phải mở rộng tâm chí ra mà hành đạo mới nên cho, chớ đừng mờ hồ rằng: Ðạo thành thì mình được làm một vị xứng đáng và đại ích cho Ðạo.
Ðiều đó lẽ thì các con không cần Thầy nhắc đến mới phải, nhưng vì còn nhiều đứa háo danh và ham làm một vị chủ tướng trong Ðạo nên cần phải nói cho mà xét mình. Nếu các con thật lòng vì Ðạo thì đâu có chậm trễ như vầy.
Ngày Thầy khai Ðạo, Thầy cũng có để lời cho các con hiểu rằng: Lũ ma hồn quỉ xác nó cứ theo phá khuấy các con là nó muốn phá Ðạo đó. Lại cũng vì các con không thoát tục đó chớ, các con mà có sức chống chỏi thì lũ ấy phải xa và Tòa Thánh hôm nay đã thành một nơi đô hội mà các con cũng đặng sum vầy một cửa.
Anh lớn em nhỏ một lòng một dạ, lấy Ðạo làm gốc mà lập thành một Tiểu Thiên Ðịa há chẳng hơn giàu sang bốn biển sao? Há chẳng phải một điều phước hạnh lớn lao hơn mọi sự sao? Há chẳng phải là một nơi giải thoát chung cho nhơn quần xã hội sao? Các con hiểu chăng? Nếu các con hiểu đặng ý Thầy thì rất may cho Ðạo đó.
Thầy hỏi các con vậy chớ Chức Sắc của Thầy ban cho các con để mà làm gì? Nếu các con phủi trần thế mà lo cho Ðạo thì sao Tòa Thánh còn thiếu tay giúp Ðạo để cho đến đổi càng ngày càng tiều tụy mà ra một cảnh điêu tàn.
116. Ðức Chí Tôn dạy “... nếu không đủ sức thương nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau...”.
Các con,
Cười.... Con cái muốn chi thì đặng nấy, Thầy đã nhiều phen bị mấy anh Thiêng liêng của các con phiền trách rằng: Thầy thương yêu thân cận các con quá lẽ mà làm cho sanh tật dể duôi và xúm nhau khuyên Thầy đừng thường giáng đặng để cho chúng nó dạy dỗ các con.
Thầy đã hứa lời nên mới không đến thường từ đó đến nay, thằng Cư nó lạy một hai cũng xin giáng cho đặng, Thầy mới hỏi, chừng Thái Bạch hay đặng nó mới nói thế nào?
Cười.... Kệ kiếp nó các con nghe lời yêu cầu của Thầy mà để dằn lòng họa may cơ thắng tà có mạnh thêm chút ít nữa nghe.
Thầy thường nói với các con rằng: Thầy là cha của sự thương yêu, là do bởi thương yêu mới tạo thành thế giới và sanh dưỡng các con, vậy các con cũng sản xuất nơi sự thương yêu ấy.
Vậy các con là cơ thể của sự thương yêu mà các con không hiểu sự thương yêu là gì? Bởi nơi nào? Vậy Thầy hỏi, Trung nói con.
Bạch cùng Ðức Chí Tôn: Sự thương yêu là việc giúp lẫn nhau, chia vui sớt nhọc và nâng đỡ nhau, dầu cho ai đi nữa cũng tưởng như một mà thôi.
Không con, sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn Khôn Thế Giới. Bởi thương yêu vạn loại hòa bình, Càn Khôn an tịnh; an tịnh mới khỏi thù nghịch lẫn nhau, mới không tàn hại nhau; không tàn hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.
Còn kẻ nghịch của cơ sanh hóa là gì? Các con có biết à, Thầy hỏi?
Trung bạch rằng: Ấy là những kẻ vô đạo đức, đã không lo trau giồi tánh chất lại còn kiếm mà nghịch lẫn với người.
Trúng ít ít, cười..... Con nói đó là nói về con người tà quái, chớ còn thiệt là Quỉ tà, Quỉ vương. Quỉ vương là tay diệt hóa, cũng như có sống của Thầy ắt phải có chết của Quỉ vương vậy, biết không con? Vậy thì các con nên kiếm hiểu coi Quỉ vương lấy cơ thể nào mà tàn hại các con cho biết? Kiếm coi?
Trung bạch: Quỉ vương xúi giục cho người không đem lòng bác ái mà gây rối cho lương sanh.
Ừ, sao con không dùng tiếng ghét đặng tỏ cho đủ lý cao sâu hơn con? Vì ghét nhau vạn loại mới khi nhau; vì ghét nhau vạn loại mới nghịch lẫn nhau; vì ghét nhau vạn loại mới tàn hại lẫn nhau.
Mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt thế, các con có biết à? Thầy cấm các con từ đây nếu không đủ sức thương nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau nghe à....
Thăng.
117. Ðức Chí Tôn dạy “Cuộc đời khó khăn tỉ như bài thi, nếu dễ thì ai cũng đặng, cuộc thi có ý vị gì đâu. Hễ bài càng khó thì đậu càng cao...”.
Các con.
Cư, Hiếu! Thầy thấy hai vợ chồng con chịu nhiều điều sầu thảm, Thầy mừng, mà cái mừng ấy lại đổ ra chứa chan giọt lụy!
Ðường đời khúc mắc chông gai là lẽ Thiên cơ đã định vậy; cái nơi để cho cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đến kiến công lập vị mình chẳng khác nào con buôn trong buổi chợ. Cả sức lực, cả trí não tinh thần đều bị tiêu tán nơi ấy, vì vậy nên mới mất chơn linh, thất ngôi diệt vị.
Bởi vậy cho nên nhiều bực Thánh, Thần, Tiên, Phật cam lòng thủ phận chẳng dám vọng cầu đem thân vào cảnh đọa, nhưng mà chẳng tái kiếp thì như nhu sĩ trốn thi, thế nào mong mỏi địa vị ra cao thượng.
Cuộc đời khó khăn tỉ như bài thi, nếu dễ thì ai cũng đặng, cuộc thi có ý vị gì đâu. Hễ bài càng khó thì đậu càng cao, đậu cao mới ra có giá.
Thầy tưởng như nơi thế gian nầy có đứa con nào Thầy cưng trọng hơn hết thì là các con, nhưng mà chẳng lẽ Thầy làm giám khảo lại cấp nấp bài thi lén cho mỗi đứa thì cái đậu của các con có ra chi.
Lại nữa, Thầy biết trước rằng: Không cần giúp các con cũng dư sức đậu đặng, thì dường ấy nếu Thầy giúp, tức hại thể diện các con, chớ không giờ phút nào Thầy xa các con.
Các con chịu khổ hạnh là Thầy muốn vậy. Thăng.
Phụ ghi: Bài nầy có trong quyển 1 Năm Mậu Thìn 1928 cách chấm câu có sự khác biệt. Ðể cho nhất quán chúng tôi chọn bài nơi quyển 1 thay thế cho bài nơi quyển 2 nầy.
118. Ðức Chí Tôn dạy “Thầy phán lịnh cho Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài phải hiệp nghe à.”
Các con,
Cười.... Thầy tưởng khi các con còn cứng lòng hơn nữa chớ... Cười....
Các con chỉ biết rằng có xác thịt trần của các con đó là hữu hình, biết có mình các con mà thôi, chớ còn Lão già nầy thì chẳng cần chi kể đến há?
Nầy, Thầy nói cho mà biết rằng: Chẳng giờ phút nào mà Con Mắt Thầy không chăm nom gìn giữ các con. Thầy đợi xem cho rõ coi cách các con lập vị mình dường nào. Thầy lại nghĩ mà cười thầm hoài.
Mỗi phen Thầy thử thách các con thì các con rối rắm, Thầy chẳng biết tới chừng nào các con mới đoạt đặng Thánh đức của Thầy dành để cho các con. Trước mặt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, Thầy lấy làm hổ thẹn, oan gia là oan gia lắm hử!
Từ ngày các con nghịch lẫn nhau thì chư Thần, Thánh, Tiên, Phật chẳng còn ở cùng các con nữa, các con có biết à?
Trung! Ngày mai nầy chạy tờ cho cả mấy em con biết rằng: Thầy phán lịnh cho Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài phải hiệp nghe à.
Tắc! Con phải ký tên Tờ Châu Tri với anh con nghe à.
Cư! Con phải sửa soạn mình hầu chịu một phen khảo hạch nữa, rán lấy gương ấy mà răn nghe.
Hai con Trung, Cư phải hiệp ý đặng lo Ðạo, Thầy dặn một phen nữa, chi chi các con cũng nhớ khi các con ở nơi lòng Thầy.
Hậu! Cho cả Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài hay mạng lịnh Thầy.
Thầy Thăng.
Phụ ghi: Bài nầy có trong quyển 1 Năm Mậu Thìn 1928 cách chấm câu có sự khác biệt. Ðể cho nhất quán chúng tôi chọn bài nơi quyển 1 thay thế cho bài nơi quyển 2 nầy.
119. Ðức Chí Tôn dạy làm đường cát trắng để ví với khổ hạnh.
Các con.
Hiếu! Con nghe Thầy nói chuyện làm đường cát trắng con.
Thầy đố con biết làm sao cho đường đen ra trắng...
Cười ...
Nghe con, nè làm theo nghe.
Ðổ đường đen vào một cái hủ thọc lủng đít, rồi định chừng cho vừa hai phần hủ đường, còn một phần hủ thì đổ bùn non cho tới miệng, đem phơi nắng chừng một tuần thì là đường trở nên trắng; gạt lớp bùn đi thì con đặng một thứ đường trắng phau phau rất ngon rất đẹp đó con.
Cái khổ hạnh của con giống như đường đó con à.
Con có biết Thầy khóc như con vậy chăng con?!
Nếu con không vậy làm sao đáng con cái của Thầy. Con chỉ nhớ rằng Thầy thương con là đủ. Ðặng thế gian yêu mến ắt Thầy phải ghét, mà Thầy ghét con thì còn chi con, con khá nhớ!
Cư, Chương, lo Tịnh Thất với em nghe. Tắc, đã đổ biếng ra rồi đa nghe.
Cư, kêu hai anh lớn con vào chầu Thầy. Phò Ðại Ngọc Cơ kẻo nó nghi ngờ nữa nghe con.
Phụ ghi: Bài nầy có trong quyển 1 Năm Mậu Thìn 1928 cách chấm câu có sự khác biệt. Ðể cho nhất quán chúng tôi chọn bài nơi quyển 1 thay thế cho bài nơi quyển 2 nầy.
Tái Cầu:
Các con, cười .....
Bây giờ một đời cũng cứ dại vậy hoài há? Biểu phò loan mà cũng để Thầy đợi mới nghe, con cái cứng đầu, nặng hơi mỏi nghỉnh. Cười....
Trung, Thái Bạch chầu Thầy để lời khen con, Thầy mừng lắm. Từ ngày các con chẳng thuận nhau, nó giận, làm cho Thầy lo sợ buồn bực. Con cũng lừa dịp nầy cầu nó cho kinh luôn, con nghe.
..... Con nghe lời Thầy dặn:
Về Vĩnh Nguyên Tự, con nhứt định cho Thụ về Tòa Thánh. Hai em con Cư với Tắc từ đây hằng ở bên con đặng đi phổ độ. Ba con phải ra Tương trong tuần tới nầy đặng Thầy giáng cơ dạy nó kẻo nó lo lắng sầu thảm tội nghiệp.
Rồi về con phải đi Ô Môn tại chùa Vạn Ðức, cầu Thái Bạch đặng nghe nó dạy và phổ độ chúng sanh.
Nương, từ đây con phải sắp đặt đặng giữ cho an thuận Tòa Thánh. Thái Bạch nói với Thầy rằng: Nó giao Tòa Thánh cho con đặng Trung, Cư, Tắc đi phổ độ.
Các con khá tuân mạng lịnh nó kẻo nó giận nghe. Thầy ban ơn cho các con.
Thăng.
120. Ðức Chí Tôn dạy về nguy cơ phân hóa của nền Ðạo “Ðạo hiện giờ cũng chẳng khác chi người bịnh mà lương y coi chưa ra chứng,..”.
Các con,
Trung, Thơ, hai con đã để công trình đi đến nhiều chỗ đặng gieo truyền mối Ðạo của Thầy, nhưng hai con chưa rõ tình thế của mối Ðạo lúc nầy là sao?
Ðạo hiện thời cũng chẳng khác chi người bịnh mà lương y coi chưa ra chứng. Bề ngoài coi chẳng vẻ chi trầm trọng, nhưng một ngày kia nếu chẳng rõ mà chế cải thì xuất tại trong mà loán ra ngoài.
Thế mạnh như núi đè cây, như biển tràn bờ, chẳng thế chi ngăn chống nổi. Ấy là lúc bịnh xung trong ngũ tạng lục phủ nhập đến cao hoan thì người bịnh dầu số Trời cứu vãn cũng không qua khỏi đặng.
Các con dòm nền Ðạo bề ngoài coi dìm dà sung túc mà chẳng thấy rõ cái mạch bịnh trong tâm, chẳng khác chi thế Sở chế bạo Tần, ham cái mạnh bề ngoài, biết cái sợ nơi mặt, chớ chẳng rõ lòng người ra sao và không độ cái mạch tấp cấp thời sẽ dần dần tan như giá mà đổi ra yếu hèn, thấp nhược.
Mỗi chỗ đều mong lập thành độc lập phân riêng, người trong Ðạo phần nhiều mong hiệp thế riêng cho mình mà kình chống trở mặt với mỗi con.
Ðạo thế chẳng kíp chầy sẽ thành ra một món hàng, mà mỗi người trong Ðạo sau khi giành giựt cấu xé nhau thì sẽ phân chia tan tành manh mún để cuộc trò cười về sau đó.
Ấy là tại nơi đâu?
Người hành đạo chẳng đủ quyền chế cải, kẻ tự cao muốn chiếm vị cầu danh, nghịch tư cách đối đãi với thế tình, gây ác cảm mà tạo thành thù oán. Hai con phải biết chỗ yếu nhược của Ðạo nơi đó mà kiếm phương tìm chước lấy cộng hòa hiệp nhơn ý mà điều đình sửa cải cho chóng.
Làm sao cho mỗi Ðạo Hữu các con đều ngó về Tòa Thánh mà xưng tụng ân huệ của mỗi con có trách nhiệm xứng đáng, và làm sao cho dứt mối hiềm thù riêng của mỗi đứa, hiệp đồng trí thức mà làm cho người ngoài dòm vào nhìn nhận mối Ðạo quí hóa và phải sùng bái cử chỉ cao thượng của các con.
Chừng ấy dầu các con không mạnh cũng ra mạnh, không đông cũng nên đông, về việc phổ độ nhơn sanh chẳng còn điều chi trắc trở.
Ðạo trễ một ngày thì hại cho chúng sanh một ngày, mà mỗi đứa đều gây ác cảm mà làm mối Ðạo thành ra bánh vẽ thì chừng nào Ðạo trọn thành nơi đây, chừng nào cho Ðạo truyền ra ngoại quốc.
Trong còn mơ màng như người say chưa tỉnh, thì ngoài thế nào được đầm ấm mà gieo lần ra; các con nên biết xưa những chi mà trái cả nhơn tâm thì khó bền khó vững. Chánh sách cộng hòa yên tĩnh là chánh sách của các con dùng lập Ðạo mà thôi.
Kiêu hãnh thái thậm, vào muốn có người trình, ra muốn có kẻ cúi, khoát nạt đè áp, biết mình mà chẳng màng biết người, hay ỷ sức mà chẳng dò xem thời thế, chẳng chế phục nhơn tâm, chẳng biết dùng khiêm từ mà đãi khách là những nét của bực vương bá xưa dùng mà phải tan tành vũ trụ đó.
Nay các con lập một Ðạo cũng chẳng khác chi lập một nước, phận sự lại càng khó khăn, liệu mà sửa cải, liệu mà điều đình mới có thể chống ngăn được sự tàn hại sẽ sắp dẫn mà đến cho nền Ðạo được vững, người được hòa, tâm được hiệp, ngoài được mạnh, trong được thung dung gieo giống quí mầu thì công ấy chẳng chi sánh được.
Thầy vì thương chúng sanh, tưởng công lao của mỗi đứa, nên chẳng nỡ để cho mối Ðạo đến điêu tàn, nhưng nếu trong các con chẳng có đứa nào mà lãnh phần chế biến, làm cho hòa thuận chung vui để cho đến nỗi hiềm thù oán ghét nhau mà để trò cười muôn thuở, uổng công dìu dắt của Thầy bấy lâu thì biển khổ sông mê là nơi các con chịu đời đời kiếp kiếp đó.
Thương chẳng đặng thấy nên, thì dầu cho các con càng đông thì lại càng thêm một người làm rối, một mối hận để chờ dịp cắn xé nhau, chớ chẳng ích chi hết, nên biết nghe.
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
121. Ðức Chí Tôn dạy “... Thầy chỉ mong mỗi con tỉnh hồn, thức trí ngó lại bước đường sái trước kia mà lập tâm làm việc chánh đáng...”.
Các con,
Các con xa Thánh giáo của Thầy đã lâu, tưởng lòng cũng hằng mơ ước hoài vọng. Mà Thầy lâu đến để lời tâm huyết chỉ giáo cho các con, Thầy cũng buồn lòng mà thấy bầy con lao nhao lố nhố, lặn hụp chìm đắm giữa cõi hư sanh nầy.
Các con ôi, Thầy lấy đức háo sanh mà dìu dắt các con chẳng khác nào như kẻ làm cha nâng niu dạy dỗ một trẻ bé, trông nom cho nó mau trưởng thành để lưu danh truyền nghiệp cho nó có tên tuổi với đời.
Sự nên hư của tôn chỉ nền Ðạo có một phần ảnh hưởng rất lớn lao với quyền thế của Thầy, danh vọng của Thầy và luôn đến ngôi vị của Thầy nữa. Con nên thì Thầy vui, con buồn thì Thầy buồn, mà con đau đớn tất Thầy đau đớn.
Vậy trong đời nầy, sự buồn vui, vinh nhục, phước họa cũng chẳng khác nào mấy ngọn sông, mấy hòn núi của Thầy lấy luật Thiêng Liêng mà tạo. Sông có thể thành ruộng, núi có thể diệt tiêu mà làm biển cả, cũng như sự buồn lắm lúc hóa ra vui, sự vinh thành nên nhục, cái phước đổi cái họa vậy.
Thầy thương phần nhiều các con dám xủ diệt thế trần, trông mong nơi chí của Thầy mà dìu dắt đoàn em dại.
Nhưng thương ôi! Con đường của các con bị linh chinh về nơi hành động của một hai kẻ có trách nhiệm xứng đáng. Cái họa lây vạ tràn kia nhiều khi phải bôi xóa đến công trình xứng đáng của mỗi con và nhận chìm luôn đến con thuyền Bát Nhã. Có lẽ mỗi con cũng hiểu thấu.
Các con ôi! Thầy thương đứa tâm thành chánh trực, đạo đức khiêm cung, cũng như Thầy xóa kẻ xảo trá gian tà cầu danh chác lợi.
Ôi, Thầy cực nhọc bao phen mà nay con đường ngó lại còn dài thăm thẳm. Thầy chỉ mong mỗi con tỉnh hồn, thức trí ngó lại bước đường sái trước kia mà lập tâm làm việc chánh đáng theo lần Thầy thì sự may mắn ấy không còn chi cho Thầy vui hơn nữa.
Trang, con chớ phiền muộn lo buồn chi. Ðịa vị của mỗi con Thầy đã lập thành. Cái tai hại kia vừa qua thì có lẽ một ngày Thầy sẽ thấy các con thung dung mà hiến cho Thầy một sở trông cậy chắc chắn. Quyền Thiêng Liêng của Thầy nơi tay nếu không phải để dắt các con chớ cho ai được.
Khá trông cậy chí cao thượng anh phong mà nhìn sự đau đớn chính mình Thầy đây không tránh khỏi.
Ðời vui tạm sống thừa. Ðạo thiêng liêng bất tận.
Nên cân nặng nhẹ trọng khinh mà chìu theo thời thế và tin tưởng trông cậy nơi Thầy thì kiếp phù sanh của mỗi con và duyên tiền định của mỗi đứa đều nằm trong tay Thầy hết.
Trang, con hiểu há?
Trung, con rán khuyên các bạn con và rán mà tuân lời Lý Bạch, ấy là hai chuyện Thầy cậy con.
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
Phụ ghi: Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 2 bài 55 ghi là: Ngày 28-07-1928 (âl. 12-06-Mậu Thìn)
122. Ðức Chí Tôn dạy Ngũ Giới Cấm.
Phò Loan: Hộ Pháp, Thượng Phẩm
Ngũ Giới Cấm: Bài số 1.
Các con,
Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới thì khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.
Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: Vật Chất, Thảo Mộc, Côn Trùng, Thú Cầm, gọi là Chúng Sanh.
Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra; hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống. Vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận.
Cái sống của cả Chúng Sanh, Thầy phân phát khắp Càn Khôn Thế Giới chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm. Nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa.
Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai. Biết đâu cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đổi ấy.
Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ. Các con gắng dạy Nhơn Sanh điều ấy.
Ngũ Giới Cấm: Bài số 2.
Các con,
Ôi, Thầy sanh các con thì phải yêu trọng các con chẳng cùng, mà Thầy cho các con đến thế giới nầy với một Thánh Thể Thiêng Liêng y như hình ảnh của Thầy, không ăn mà sống, không mặc mà lành, các con lại không chịu, nghe điều cám dỗ, mê luyến hồng trần, ăn cho phải bị đọa, dâm cho phải bị đày, nên chịu nạn áo cơm dục quyền cầu lợi.
Lợi, Thầy cũng đã dành cho các con chung hưởng cùng nhau, mà cũng vì tham, đứa chứa nhiều, đứa chịu đói.
Quyền, Thầy cũng ban cho các con in như Thầy đã ban cho chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hầu cho có đủ thế kềm thúc với nhau đặng giữ vẹn Thánh chất yêu sanh của Thầy, mà quyền ấy trở nên một cơ thể buộc trói nhơn sanh trong vòng tôi mọi.
Ôi, thảm thay! Cái thất vọng của Thầy nên ghê gớm, các con có hiểu vì sao mà cả nhơn sanh gian tham chăng?
Thì cũng muốn cho nhiều sanh mạng chịu phục dưới quyền thế lợi lộc đó. Vậy sự yếu trọng của con người là nạn cơm áo, nắm chặt quyền phân phát cơm áo thì chưa ai đã chịu thọ sanh nơi thế nầy lánh khỏi.
Muốn cho đặng quyền hành ấy thì làm thế nào? Dùng hết mưu chước quỉ quyệt thâu đoạt cho đặng lợi lộc quyền thế cho nhiều.
Vì vậy mà đời trở nên trường hổn độn, tranh tranh, đấu đấu, giựt giựt, giành giành gây nên mối loạn, nhơn loại nghịch lẫn nhau, giúp cho phép tà quyền mạnh hơn, yếu thiệt, mất phép công bình thiêng liêng Tạo Hóa. Cái trường thảm khổ của thế gian cũng do nơi đó mà ra.
Vậy gian tham đã thâm nhập vào lòng, thì lòng hết đạo đức.
Gian tham đã thâm nhập vào nhà, thì nhà không chánh giáo.
Gian tham đã thâm nhập vào nước, thì nước hết chơn trị.
Gian tham đã lộng toàn thế giới, thì thế giới hết Thánh, Thần.
Thầy không cần nói, sự gian tham có thể giục các con lỗi Ðạo cùng Thầy mà bị lắm điều tội lỗi.
Ấy vậy gian tham là trọng tội.
Ngũ Giới Cấm: Bài số 3.
Vì sao tội Tà dâm là trọng tội?
Phàm xác thân con người, tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chất chứa vàn vàn muôn muôn sanh vật.
Những sanh vật ấy cấu kết nhau mà thành khối “La porton cellues” vật chất có tánh linh vì chất nuôi nấng nó cũng đều là sanh vật, tỷ như rau, cỏ, cây trái, lúa gạo, mọi lương vật đều cũng có chất sanh.
Nếu nó không có chất sanh thì thế nào tươi tắn đặng mà chứa sự sống. Như nó khô rũ thì là nó chết, mà các con nào ăn vật khô héo bao giờ. Còn như nhờ lửa mà nấu thì là phương pháp tẩy trược đó mà thôi, chớ sanh vật bị nấu chưa hề phải chết.
Các vật thực vào tỳ vị lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết, chẳng cần nói các con cũng biết cái chơn linh khí huyết là thế nào? Nó có thể hườn ra nhơn hình mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn loại.
Vì vậy mà một giọt máu là một khối chơn linh, như các con dâm quá độ thì sát mạng chơn linh ấy.
Khi các con thoát xác thì nó đến tại Nghiệt Cảnh Ðài mà kiện các con; các con chẳng hề chối tội đặng. Phải giữ gìn giới cấm ấy cho lắm.
Ngũ Giới Cấm: Bài số 4 Vì sao phải giải tửu ?
Thầy đã dặn rằng: Thân thể con người là một khối chơn linh cấu kết lại. Những chơn linh ấy là đều hằng sống. Phải hiểu rằng: Ngũ tạng, lục phủ cũng là sanh vật mà thành ra, nhưng phận sự chúng nó làm, thoảng hiểu biết hay là không hiểu biết đều do nơi mạng lịnh Thầy đã phán dạy.
Vậy Thầy lấy hình chất xác phàm của các con mà giảng dạy trước. Thầy nói vì cớ nào rượu làm hại cho thân thể con người về phần xác.
Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới nuôi sự sống; như rượu vào tỳ vị, nó chạy vào ngũ tạng, lục phủ đủ hết, thì trái tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trữ sự sống, cũng phải bị thâm nhập vào làm cho sự lao động quá chừng đổi thiên nhiên đã định, thôi thúc huyết mạch phải vận động một cách vô chừng mà làm cho sanh khí nơi phổi chẳng đủ ngày giờ nhuận huyết tinh sạch cho đặng.
Trược huyết ấy thối lại cùng trong thân thể để vật chất ô trược vào trong sanh vật. Mỗi khối ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng. Cốt tủy lần lần phải chết thì thân thể các con phải bị chết theo. Nhiều kẻ bị chết nửa thân mình, vì rượu nên ra đến đổi.
Thầy dạy về phần hồn của các con. Thầy nói cái chơn thần là nhị xác thân các con là khí chất (Le sperme). Nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy. Nơi trung tim của nó là óc.
Nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác (gọi tiếng chữ là Vi Hộ); nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh các con khi luyện thành Ðạo đặng hiệp một với khí.
Vậy thì óc là nguồn cội của khí, mà óc cũng bị huyết vận động vô chừng làm cho đến đổi loạn tán đi thì chơn thần thế nào an tịnh đặng điều khiển; thân thể phải ra ngây dại, trở lại chất thú hình, mất phẩm nhân loại rồi còn mong chi đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật. Laị nữa, buổi loạn thần ấy để cửa trống cho tà mị xung đột vào giục cho các con làm việc tội tình mà phải chịu luân hồi muôn kiếp.
Vậy Thầy cấm các con uống rượu nghe à.
Phụ ghi: ...thoảng hiểu biết... theo chúng tôi nghỉ có thể là ...thảng hiểu biết...
Ngũ Giới Cấm: Bài số 5 Tạo sao cấm vọng ngữ ?.
Thầy đã nói rằng: Nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói cho các con cũng hiểu rõ rằng: Ðấng Chơn linh ấy vốn vô tư mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Ðấng Trọn Lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai đặng dâng vào Tòa Phán Xét.
Bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có cả. Lại nữa, các chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình, đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi mà còn hay dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn lương tâm là đó.
Bởi vậy, chư Hiền, chư Thánh Nho nói Ðạo rằng: “Khi nhơn tức khi tâm, khi tâm tức khi Thiên, khi Thiên đắc tội, hoạch tội ư Thiên vô sở đảo giả”.
Như các con nói dối, trước chưa dối với người thì các con đã dối với lương tâm tức là chơn linh. Thầy đã nói chơn linh ấy đem nạp vào Tòa Phán Xét từ lời nói của các con, dầu những lời nói ấy không thiệt hành mặc dầu, chớ tội tình cũng đồng một thể.
Nơi Tòa Phán Xét chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dặn các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh, thà là các con làm tội đặng chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể.
Các con khá nhớ. Thăng.
123. Ðức Chí Tôn dạy “Quyền Chí Tôn là Thầy, Quyền Vạn Linh là sanh chúng...”.
Các con,
Thầy lấy làm vui đặng gặp các con đủ mặt ngày nay mà hầu Thầy. Các con nghe lời Thầy dặn cần yếu nầy mà nhớ rằng: Toàn Thế Giới Càn Khôn chính có hai quyền, trên là quyền hành Chí Tôn của Thầy, dưới là quyền hành của chúng sanh.
Thầy đã lập hình thể hữu vi của Thầy, nghĩa là Hội Thánh của Ðại Ðạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền hành trọn vẹn của Thầy cho hình thể ấy đặng đủ phương tận độ chúng sanh, còn các con thảy đều đứng vào hàng sanh chúng, dưới quyền hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn loại đồng quyền cùng Thầy, mà Tạo Hóa Vạn Linh vốn là con cái của Thầy, vậy thì Vạn Linh cũng có thể đoạt vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.
Trong quyền hành ấy có nhiều đẵng cấp, nên khỏi phải chịu phẩm người; ấy vậy người là chủ quyền của Vạn Linh. Thầy nói rõ: Quyền Chí Tôn là Thầy, Quyền Vạn Linh là sanh chúng, ngày nào quyền lực Chí Tôn đặng hiệp một cùng Vạn Linh thì Ðạo mới ra thiệt tướng.
Thầy đã ban quyền hành Chí Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội Thánh là Giáo Tông và Hộ Pháp, vậy thì quyền hành Chí Tôn của Thầy đặng trọn vẹn khi Giáo Tông cùng Hộ Pháp hiệp một. Còn cả nhơn loại thì là Quyền Vạn Linh; quyền hành Chí Tôn của Thầy duy có quyền hành Vạn Linh đối phó mà thôi.
THÁI BẠCH hằng giận các con rằng: Mọi điều chi nó đã hiệp đồng cùng Hộ Pháp mà ban hành, thì các con lại còn khi lịnh xem rẻ rúng. Vậy thì từ đây hễ có mạng lịnh chi đã đủ hai đứa nó hạ truyền thì các con phải hội đủ Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội mà xét nét cho cặn kẻ phân minh đặng thi hành phận sự.
THÁI BẠCH đã hứa cùng Thầy rằng: Qua ngày Tòa Tam Giáo Nữ phái rồi thì nó sẽ phong Thánh thêm nữa; các con rán mà chìu theo lòng nó nghe.
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
124. Ðức Thái Bạch dạy “Lão cầm quyền Giáo Tông đặng cũng nhờ nương theo chư Ðạo hữu mới có phần xác mà hành chánh đặng...”.
Lão giận không muốn cho hầu đó chút, nhưng Chí Tôn đã phân dạy, Lão phải tuân theo cho vào.
Lão mừng chư Ðạo hữu. Cười....
Chư Hiền Hữu, Lão hỏi thử rằng: Không biết Lão có nơi đây không há?
À há! Giáo Tông mà làm gì hử?
Lão tưởng không cần nói thì chư Ðạo Hữu cũng đủ biết rằng: Lão cầm quyền Giáo Tông đặng cũng nhờ nương theo chư Ðạo Hữu mới có phần xác mà hành chánh đặng; Lão chẳng có lời chi cám ơn chư Hiền Hữu đã tận tâm giúp Lão nên nền Ðạo ngày nay mới biến ra như vầy... Cười....
Cửu Trùng Ðài thì không quyền; Hiệp Thiên Ðài không lịnh, Lão dầu để hết tinh thần thiêng liêng vào nữa cũng chẳng làm gì? Chi bằng Lão để cho chư Hiền Hữu dùng hết sức phàm điều đình, chừng nào không đặng cầu đến Lão sẽ hay, cười....
Lão cũng chẳng nên nói chi lắm mà làm cho phiền lòng Chí Tôn, vì lắm công chư Hiền Hữu nên Ðạo mới ra đến đổi nầy.
Thăng.
125. Ðức Lý Giáo Tông Tái thủ quyền hành.
Hỉ chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội,
Lão đã nặng mang một cảm tình rất nặng cùng chư Hiền Hữu, Hiền Muội rồi đó! Lão là người đứng ngoài vòng thế sự hèn lâu, nên đôi phen bợ ngợ, phải tìm tàng lượng trí ý mỗi người.
Ôi nghĩ nên rất khó, vì khi nãy Lão thấy con cái Chí Tôn đông đảo dường ấy, may là một nước Việt Nam chưa đủ trọn Ðạo mà dường này; ngày nào đã truyền bá trong toàn nhơn loại trọn khắp Ngũ Châu mới sao nữa?
Ngán thay cho trách nhậm nặng nề, vì trót đã hứa lời cùng Từ Bi ra tế độ; hễ trách phận làm anh tuy nhiên lấy oai quyền khuyên nhủ, trừng trị mấy em mặc dầu, chớ cũng nên hiểu tâm của mỗi đứa.
Lão chỉ sợ một điều là Lão không phương gần kẻ tà tâm toan dạy dỗ, còn như gần kẻ đạo đức chơn thành thì rất dễ, song chẳng cần ích; tâm Thánh là ngôi vị của Ðấng Thiêng Liêng không lo trau giồi thì cũng còn tự nhiên gìn vẻ đẹp; còn vẻ đẹp thiên nhiên đã mang nặng thi hài nơi khổ cảnh nầy mà không mất, thì đoạt vị đã đáng rồi lại cần ai nâng đỡ.
Ấy vậy, Lão đến mà gieo hột Thánh cốc nơi lòng của kẻ tà tâm, mong cho đơm bông kết quả, đặng liệu thế hồi tâm, chớ chẳng phải đến rước người hiền ngỏ.
Lão đây cũng vậy, mà chư Hiền Hữu cũng vậy, chúng ta đến tạo thế sửa đời vẫn là phận sự của chúng ta đã hẳn, hãy biết phận mình mới an tâm liệu thế chuyển xây, đã có khó ắt có hay, đã có gay thì có thuận, bền chí xem mảy mún cơ đời.
Chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội coi trong năm khai Ðạo biết bao khổ não truân chuyên, Lão vì đã thấy rõ nên không nỡ ngồi an xem cơ thắng bại, Lão nhứt định đứng chen vai đấu cật cùng chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội, mà chia bớt khổ tâm.
Lão chẳng phải sợ, vì chưa có quyền hành hữu vi nào mà phạm đến Lão đặng, chỉ sợ dùm cho chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội mang nặng thi phàm mà chịu cường quyền đè nén. Chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội có đoạt đặng phép Tiên tri như vậy đâu mà mong tránh khỏi.
Lão nghĩ như thế nên nhứt định tái thủ quyền hành, đem cặp nhãn Thiêng Liêng thay vì cặp nhãn của Thầy đặng thấy dùm mọi điều chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội đặng quyết thắng chúng sanh trong kỳ Khai Ðạo nầy, thì Lão tưởng khi Lão chưa phải là người vô dụng vậy.
Lão nặng mang tình nghĩa cùng một bạn Thiêng Liêng vì đời lãnh mạng, tạo Ðạo đặng cứu chúng sanh mà phải chịu mông trần vào cảnh đọa.
Lão nên nói rằng: Cơ thưởng phạt của Thiên cơ thì lắm điều trái hẳn với trí người tưởng tượng; có nhiều khi thưởng hữu hình mà làm hình phạt vô vi, mà cũng có nhiều khi lấy hình phạt hữu vi mà thưởng Thiêng Liêng công nghiệp.
Vậy cái thưởng và cái phạt của Lão dùng điều đình Thánh Giáo, nhiều khi chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội không phương thấy lý đặng. Nên khá dè chừng, đừng vội luận nhảm bàn khùng mà mang tội Thiêng Liêng rất uổng nghe.
Thăng.
126. Ðức Chí Tôn dạy “Cõi trần là chi ?... Ðạo là gì ?”.
Các con,
Cõi trần là chi?
Khách trần là sao? Sao gọi khách?
Trần là cõi khổ để đọa bậc Tiên, Thánh có lầm lỗi. Ấy là cảnh sầu để trả xong quả rồi hoặc là ngôi cũ, hoặc trả không xong quả mà mất cả chơn linh mà luân hồi, nên kẻ bị đọa trần gọi là khách trần.
Ðạo là gì? Sao gọi là Ðạo?
Ðạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Ðạo là đường của các chơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo Ðạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm.
Ðạo, nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đặng. Ðời cũng thế, Ðạo cũng thế, chẳng Ðạo chẳng nên Ðời.
Ðời Ðạo chẳng trọn, lấy Ðạo trau Ðời, mượn Ðời giồi Ðạo, Ðạo nên Ðời rạng, giũ áo phồn hoa nương bóng khổ, trăm năm mãn cuộc tự thanh cao, nếm mùi tự toại, dưỡng chí thanh nhàn thì có chi hơn.
Vậy là mầu, vậy là trí.
127. Ðức Chí Tôn dạy “... Hạnh khiêm nhường là hạnh của mỗi đứa, con phải noi gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng....”.
Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao, tối trọng, còn Thầy thì khiêm nhượng là thế nào? Vì vậy nhiều kẻ Môn Ðệ cho Thầy nhỏ.... Cười....
Hạnh khiêm nhường là hạnh của mỗi đứa, con phải noi gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm nhượng sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói buổi lập Thánh Ðạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội. Nếu đời không tội lỗi đâu nhọc đến công Thầy.
Ấy vậy, các con rán độ kẻ tội lỗi là công lớn, làm cho Thầy vui lòng hơn hết. Lựu và Hiếu tập một lũ Ðồng nhi chừng 36 đứa, đặng mỗi khi Ðại Lễ nó tụng kinh cho Thầy; bên Nam cũng vậy, Cư, Tắc, Sang, Phú, mấy con cũng dạy 36 đứa Ðồng nhi Nam nữa.
Cư, Thầy đã nói với con phải tập nhạc lại, nhớ không con? Rán lo nghe, Phú cũng vậy nữa.
Phụ ghi: Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 1 bài 30 ghi là: Ngày 11-09-1926 (âl. 05-08-Bính Dần)
128. Ðức Chí Tôn dạy “Thầy đã nói dụng hòa bình êm tịnh mà dẫn các con trong đường Ðạo... nếu vì áo mão hơn vì đạo đức thì tội chất bằng hai...”.
Các con,
Thầy đã nói dụng hòa bình êm tịnh mà dẫn các con trong đường Ðạo. Các con miễn lưu tâm để hết công trình, trí não đặng lo lắng thì bước đường càng bữa càng tới, chẳng điều chi cản trở đặng; duy có một điều là chư Môn Ðệ và Tín Ðồ xa khuất lời Thánh giáo, nên phần nhiều để thì giờ mà chăm nom về nhơn sự.
Các Giáo Hữu phải lo lắng về phần Thuyết Ðạo cho kịp và mỗi Ðàn lệ đều phải truất một bài Thánh ngôn dạy về đạo đức mà đọc cho chúng sanh nghe, như vậy thì lời Thánh giáo như còn văng vẳng bên tai các Môn Ðệ để giục bước đường của chúng nó chẳng sụt sè vậy.
Thơ và Lâm Thị Ái Nữ cũng do theo đó mà hành sự nghe.
Trung bạch: Con có ra đề hồi hôm nơi Ðàn Cầu Kho cho các Giáo Hữu làm bài Thuyết Ðạo.
Phải, như Giáo Hữu nào bê trễ về phận sự và không quản đến lời Thầy thì con hội chư Thánh, dâng sớ lên cho Lý Bạch phân đoán nghe.
Thơ bạch về việc xin in Thánh ngôn.
Ðược, nhưng Thánh ngôn và Văn thi đều phải trích lục cho kỹ càng, phải có Hội Thánh phê nhận rồi sẽ in thì khỏi điều sơ sót có quan hệ.
Các con, phần nhiều chư Môn Ðệ ham muốn phong tịch, nhưng chưa hiểu phong tịch là gì? Thầy để lời cho các con biết rằng: Nhiều Thánh, Tiên, Phật, xuống phàm nếu căn quả tiền khiên không mấy trọng hệ, nghĩa là kiếp trần duyên không chi phải nhơ bợn nhiều, thì dầu không Thiên Phong hễ gắng tâm thiện niệm thì địa vị cũng đạt hồi đặng.
Thiên Phong là để cho bậc Thánh, Tiên, Phật, lìa trần phải lắm dày công cùng sanh chúng mới trông mong hồi cựu phẩm đặng. Các con nên nhớ Thầy lấy từ bi phong tịch, nhưng các Chức Sắc nếu vì áo mão hơn vì đạo đức thì tội chất bằng hai.
Trung, Thơ, Lâm Thị Ái Nữ, ba con, Thầy vì lòng từ bi hay thương Môn Ðệ phong tịch lần nầy là chót vì Tân Luật đã hoàn toàn, nếu chẳng do theo đó thì Lý Bạch hằng kêu nài; Quan Thánh và Quan Âm cũng hiệp sức mà dâng kêu về sự ấy.
Vậy sau nầy nếu có ai đáng thì do Tân Luật mà công cử; còn về phong tịch thì có Lý Giáo Tông tiến cử, Thầy mới nhậm phong nghe.
Trung, con gắng công thêm và liệu cách đối đãi với Chánh Phủ, có chư Thần giúp sức, khá an tâm (Thánh ngôn nầy đem đọc cho chư Môn Ðệ nghe). Thầy ban ơn cho các con.
Thăng.
129. Ðức Chí Tôn dạy “... Thầy đã sắm đẳng cấp trật tự, quyền lịnh cho các con, mà các con chẳng biết phận sự của mình,... Thầy dặn các con một điều là cứ tuân y luật lệ và Thánh ngôn của Thầy mà hành đạo....”.
Chào chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Phò Ðại Ngọc Cơ đặng Thầy đến, mời Nhị vị Ðầu Sư và cả Chức Sắc Cửu Trùng Ðài có mặt tại Tòa Thánh vào chầu.
Ứ hự! Con đứa lớn không nên lớn, đứa nhỏ không nên nhỏ, uổng công Thầy dạy dỗ từ bấy lâu nay lắm. Một nền đạo đức mà ra mất giá cũng tại nơi các con đó.
Thầy đã lập trọn vẹn tư cách của nó, các con chỉ còn có ra công tô điểm cho nên mỹ lệ mà các con để nông nỗi như vầy.
Thầy cũng muốn bỏ đi đó chút, nhưng mà đoái đến nhơn sanh và công lao khó nhọc của nhiều kẻ nên dạ không đành, mà giận cái ngây dại của các con mà thêm nỗi nầy.
Thầy đã sắm đẳng cấp trật tự, quyền lịnh cho các con, mà các con chẳng biết phận sự của mình, biểu sao nền Ðạo không bị đạp đổ, khi dễ phẩm vị Thiên Phong. Cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật chinh lòng muốn toan phế hủy, Ðạo mới ra loạn lạc dường ấy.
Nay đã biết rằng kế thử nhơn sanh làm cho hiểu rằng không Thầy nâng đỡ thì dầu cho một mối Ðạo nào chơn chánh, hiệp lý Thiêng Liêng đi nữa, thì cũng phải bị nơi tay các con mà qui phàm ra Tả Ðạo.
Mặc dầu chớ Thầy rất phiền các con không hay nhớ lời Thầy đã tiên tri mọi điều cho các con biết trước hết; vì vậy mà làm cho Thầy rất tiếc công khó nhọc với các con từ khi Thầy đến dạy dỗ.
Nhiều đứa dám lộng ngôn, gọi sức mình là đủ, không giữ hạnh khiêm cung, phải mắc tội cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Mưu mưu kế kế hại lẫn với nhau; Thầy đã tự định cho mỗi đứa đủ quyền kềm thúc lấy nhau đặng giữ gìn Thánh Ðức yêu sanh của Thầy mà binh vực lấy nhau, mà chẳng một đứa nào biết ngó đến phẩm giá mình, làm cho cả nhơn sanh phiền muộn.
Nếu Thầy phải chịu thất vọng một phen nầy nữa, thì toàn địa cầu 68 phải bị đọa đời đời kiếp kiếp.
Thảm thay cho nhơn loại! Ðau đớn thay cho nhơn loại!
Thầy cho các con biết trước rằng: Ngọc Hư Cung hằng để ý vào công cán của các con và tội tình của các con. Thầy nhứt định không dạy dỗ chi nữa hết, song Thầy dặn các con một điều là cứ tuân y luật lệ và Thánh ngôn của Thầy mà hành đạo.
Trung, cũng tại con nữa nghe.
Cư, Tắc, Chương, như Cửu Trùng Ðài không nhìn nhận quyền hành của Hiệp Thiên Ðài thì các con an phận, đợi lịnh Thầy dạy biểu, ngày nào cần đến các con sẽ hay.
Hiếu, con đừng phiền não; Thầy tưởng trẻ không quên Thầy dạy dỗ. Phải nhớ lời Thầy, đừng trách bài thi khó khăn mà bỏ trường công quả.
Cư, con phải sửa soạn đem các chứng cớ của con mà trình bày cho Hội Thánh biết đặng răn kẻ vô Ðạo nghe.
Tắc, làm Tịnh Thất cho rồi đặng mấy anh con vào ở, biểu Lịch sửa đường vào Tịnh Thất ngay cửa nhà nó. Cái đài luyện Khí trật hướng, phải xoay mặt qua chánh Ðông nghe.
Thầy ban ơn cho các con.
Dẫn giải:
Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu buồn tủi khóc thầm, khóc lén; buồn tủi vì thương Thầy mến Ðạo. Hai vợ chồng trọn phế đời hành đạo, về chùa Gò Kén là ngày 14-10-Bính Dần (1926).
Hồi còn rừng rậm không ai lên tranh giành, để ông Cao Thượng Phẩm tổ chức với một đôi ba trăm người Ðàn Thổ, đánh gốc phá chồi, trống hết sạch sẽ, cất Chùa và cất Ðông Lang, Tây Lang, Hậu Ðiện.... Ðâu đó tạo tác xong hết kế gặp bão tố.
Có một nhóm người kiếm chuyện gieo ác cảm nên tôi buồn tủi vì công lao của hai đứa tôi thức đêm cầu khẩn Ðức Chí Tôn giáng cơ Khai Ðạo, còn ban ngày thì phá rừng trống sạch chồi.
Nghĩ buồn lập Ðạo sẵn cho họ tu, cất Chùa sẵn cho có chỗ sùng bái. Trái lại, tạo tác xong rồi, họ xúm nhau hội dưới Thủ Ðức; họ hiệp nhau về đuổi hai vợ chồng Thầy Tư ra khỏi Chùa; họ kỳ 24 giờ phải đi, nếu không đi, họ cột trong rừng họ bắn.
130. Ðức Chí Tôn dạy “... Kẻ nào gieo sự chia phân, tương tàn cho các con là kẻ nghịch đường Chánh Giáo...”.
Các con,
Trung, con phải liệu dùng thời giờ thế nào cho có đủ mà xem xét cách hành động phần nhiều trong các Ðạo Hữu của các con trong buổi nầy.
Thầy đã phân phát phận sự đặc biệt của con mà chẳng làm sao cho hết lòng, còn sợ chinh lòng của Ðạo Hữu hơn sợ thiếu sót phận sự.
Lúc nầy là lúc Chánh Phủ đương dòm hành cử chỉ trong Ðạo định liệu mà cho phép hay là cản ngăn. Các con hành sự mà nhiều đứa hay lấy quyền riêng để làm cho sanh sự rối loạn trong Ðạo.
Nếu các con chẳng gắng công mà chăm nom việc hành tàng của chư Ðạo Hữu, thì chẳng khỏi sanh một trường náo nhiệt lớn lao trong Ðạo, mà rồi sanh linh cũng vì đó phải chịu lỡ bước trót muôn ngàn.
Từ đây, những Thánh ngôn ban hành cho các Môn Ðệ cần phải có con ký tên và ấn dấu đành rành; nếu Thánh ngôn mà thiếu con ký tên thì chư Môn Ðệ được phép không tuân.
Con phải cho chư Môn Ðệ biết nghe. Thầy vốn chẳng muốn làm cho nhọc lòng của Môn Ðệ nào mà không bổ ích chi cho nền Ðạo.
Than ôi! Các con còn phải trải qua đường dài ngàn dặm, còn qua biết mấy vực thẳm non cao, mà đã vội muốn chia lìa phân cách nhau.
Thầy cũng đau lòng, nhưng căn phần về sau của mỗi đứa đều định. Các con khá biết thương nhau mới chẳng uổng công trình đã bấy lâu cực khổ.
Kẻ nào gieo sự chia phân, tương tàn cho các con là kẻ nghịch đường Chánh Giáo. Nếu chẳng biết cải hóa thì lòng từ bi của Thầy khó dung tình nữa đặng.
131. Ðức Chí Tôn dạy “... các con phải chịu lắm nỗi gay go mà gieo mối thương tâm cho đoàn hậu tấn.... Thầy phải ngưng hết Cơ Bút truyền Ðạo,...”.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư Chúng Sanh. Tương, từ nền Ðạo khai sáng đặng gieo truyền mối Chánh Giáo cho đến nay thì phần nhiều Môn Ðệ đã có để trọn tấc thành mà dìu dắt sanh linh đắp vun mối Ðạo Trời.
Ấy là những đứa Thầy đã tin cậy đặng gia công dọn lối chông gai để mở trong nẻo Thiêng Liêng dẫn lần dân sanh thoát khỏi sông mê bể khổ tức là cõi trần vô vị nầy.
Ðạo đã lập thành, gót trần của phần nhiều Môn Ðệ hầu rửa sạch bợn, nhưng các con phải chịu lắm nỗi gay go mà gieo mối thương tâm cho đoàn hậu tấn. Gương sáng đã giồi nên mà con thuyền Bát Nhã phải tùng nơi máy Thiên cơ mà lắm phen lắc lẻo, đắm chìm biết bao nhiêu khách tục.
Ấy là những Môn Ðệ vô phần, chẳng giữ nét thanh cao, lại mượn thói vạy tà để làm cho nhơ bợn mối Ðạo quí báu của Thầy đã lấy đức háo sanh mà khai hóa.
Con đã để dạ ưu tư về mối Ðạo, đã lắm lần trêu cay ngậm đắng mà nhuộm nét nâu sòng mong trau rạng mảnh gương để soi chung bước đường sau mà lần đến cảnh tự toại thung dung, tránh hết muôn điều phiền não, ấy là Môn Ðệ yêu dấu, khá gìn mực ấy mà đi cho cùng nẻo quanh co.
Cân công quả sẽ vì phần phước mà định buổi chung qui mỗi đứa. Còn tới cuối kỳ tháng sáu nầy thì Thầy phải ngưng hết Cơ Bút truyền Ðạo, các con sẽ lấy hết chí thành đã un đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo.
Nầy là mấy lời đinh ninh sau rốt khá lưu tâm, ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thẳng đường ngay bước đến thang Thiêng Liêng chờ ngày hội hiệp cùng Thầy, ấy là điều quí báu đó. Thầy cho các con tự định thâu sớ và cho nhập môn như các chỗ khác.
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.
132. Ðức Thái Bạch dạy “... hễ ai biết phục theo luật định của Hội Thánh Công Ðồng thì đặng phép dâng sớ cho Lão định đoạt...”.
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu còn mang trách nhậm lớn lao của Ðại Từ Bi đặng phổ thông, điều đình mối Ðạo, hiệp với Hội Thánh mà trù nghĩ, suy tính cách thức hành động về bước đường của chư Thiên Phong và Ðạo Hữu trong buổi nầy.
Phải lấy nét thẳng đường ngay do nơi tâm thành mà hành sự tạc thù, đừng sợ chinh lòng mà để nét bất bình cho cả chư Ðạo Hữu. Mỗi mỗi các việc hành động đều nơi Ðức Từ Bi sắp đặt sẵn rồi duy có để chư Hiền Hữu bước lần mà đi tới.
Những Ðạo Hữu nào mà không vì hạnh đức, mà nương cậy chung hiệp nhau lo hành Chánh Giáo thì đã có chư Thần Thánh lãnh lịnh biên ghi vào sổ công quả đợi ngày chung qui đặng vào cân Thiên Ðiều mà phán đoán, nhưng Hiền Hữu cũng nên giữ lời Thánh giáo của Ðức Từ Bi, hễ ai biết phục theo luật định của Hội Thánh Công Ðồng thì đặng phép dâng sớ cho Lão định đoạt.
Nhiều kẻ lại tư lịnh muốn mở riêng đường khác, đặng dìu nhơn sanh vào lối quanh co. Hại thay, căn xưa quả trước chẳng chịu lo đền bồi, lại tự mình vào nơi hang thẳm, sau kết cuộc ra thế nào sẽ thấy.
Hiền Hữu lo về phần Thuyết Ðạo cho chóng; Bàn Tri Sự sắp đặt có đủ tư cách và mỗi Ðạo Hữu đều có tư cách riêng mỗi tháng nhóm một lần là đêm Rằm mà bàn tính việc Ðạo; xem xét coi sự nào trong Ðạo nên hủy vì sái nhơn tâm, sự nào nên thi hành vì hiệp lòng sanh chúng, gắng lo chung nhau mà làm cho Ðạo đặng có phẩm giá tối cao, tối trọng, thì thế nào chư Hiền Hữu chẳng vui lòng mà bước tới.
Mỗi lần nhóm Bàn Tri Sự, ba vị Ðầu Sư phải có mặt, ba Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài chứng sự. Mỗi việc nghị định đều biên chép để lại đành rành, sau khỏi điều dị nghị. Trong cả chư Ðạo Hữu và Tín Ðồ, Lão cho Hiền Hữu biết rằng: Nữ phái phần nhiều chưa thông hiểu về Ðạo cho lắm.
Hiền Hữu mỗi Ðàn lệ cần phải buộc Nữ phái tới mà nghe Thuyết Ðạo chung với Tín Ðồ. Sau nầy chừng Lão liệu có Ðạo Muội nào đáng công tìm học Ðạo lý thì sẽ cho Thuyết Ðạo.
Trung bạch: Xin nhóm Ðàn tại Chợ Lớn.
Hiền Hữu đặng tự liệu. Từ đây để Hoạch vào Hiệp Thiên Ðài nghe. Lão để lời khuyên chung và gắng vì Ðạo mà tỏ nét kính thành Ðấng Chí Tôn.
Phụ ghi: Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 2 bài 37 ghi là: Ngày 12-09-1927 (âl. 17-08-Ðinh Mão)
133. Ðức Diêu Trì Kim Mẫu dạy “Mình tu cho chúng sanh, mình lập vị cho chúng sanh tức là mình lập vị cho mình...”.
Mừng các con Nam, Nữ,
Mẹ vui được thấy các con biết lo cho chúng sanh tức là lo cho mình vậy.
Mình tu cho chúng sanh, mình lập vị cho chúng sanh tức là mình lập vị cho mình. Phải hiểu cho rõ, nếu chúng sanh chưa ai đắc Ðạo, thì ta phải cầu nguyện cho người đắc Ðạo trước ta.
Nếu mình cứ mong cho cao phẩm giá, tức là trái với Thiên ý. Mình phải hằng ngày trau giồi tánh đức, lo chung cho thiên hạ ấy là phương pháp tu tắt đó.
Thường ngày công phu mà mình chất chứa tánh tự kiêu thì cũng không mong đắc chánh quả được, bất quá đắc một vị Ðịa Tiên đó thôi. Vậy muốn cho hoàn toàn thì rán tập cho biết trừ các điều xấu xa, tập thường ngày tầm chơn lý, kiếm hiểu huyền vi, răn mình hằng bữa, đó là đường chánh sáng láng cứ lo bước tới.
Ðạo chia ra ba Chi: Thế, Pháp, Ðạo. Mình tu cho đúng theo luật, hành theo pháp thì chúng sanh nơi thế ca tụng công đức mình, trọng kính mình, ấy là mình đắc thế. Hễ đắc thế thì phải tầm pháp đặng cứu chữa, dạy bảo theo pháp; nếu mình hành pháp hiển linh, chúng sanh ứng mộ, thì mình đắc pháp.
Nếu đắc pháp thì phải tầm Ðạo là vô vi, muốn tầm không phải dễ, mà dễ khó là do nơi mình; nếu đi được hai khoản thì khoản sau nầy phải rán, nếu đắc Ðạo thì nhập cõi Niết Bàn.
Mẹ ban ơn cho các con Nam, Nữ.
Nhứt khí tạo đoan cả Ðịa Cầu, Nương theo Mẹ cả giảng vài câu. Kính dâng Tam Bửu hằng năm vẹn, Tặng lễ mừng thầm đắc chẳng lâu.
Nhị Châu Chơn Võ nhớ cùng không, Nương cõi Thiên Cung gởi bóng hồng. Kính tặng vài câu mừng bạn cũ,
Tặng người hiếu hạnh chịu phòng không.
Tam Kỳ khai mở Ðạo lần ba, Nương náu ít lâu rõ báu hòa. Kính lượng bề trên ban đức tánh, Tặng người tài trí hứng Ðài cao.
134. Ðức Chí Tôn dạy về việc Ca Bảo Ðạo qui vị.
Các con,
Ðại lụy! Cái thảm trạng chia lìa ngày nay có thể làm cho các con vì đau đớn mà biết thương yêu nhau chăng?
Thảm! Từ thử có một mình Bảo Ðạo là niên cao kỷ trưởng hơn các con hết, mà buộc Thầy phải đem về thì tưởng các con đủ biết mình là côi cúc về đường đời, không ai đủ trí thức hoàn toàn mà binh vực các con nữa, thì mới biết lập mình có đủ khôn ngoan tài tình đạo đức thì địa vị các con mới trở nên cao đặng.
Thầy đôi phen phải buộc lòng lấy hình phạt mà làm ra phần thưởng. Các con đã hiểu Ðạo đặng chút ít, Thầy tưởng chẳng cần phải cạn lời, Thầy khuyên các con lấy Chương làm giây thân ái mà buộc nhau, mới đặng hòa nhã nơi Hiệp Thiên Ðài. Thầy cho phép các con làm lễ táng cho nó long trọng hầu nêu gương cho hậu tấn.
Tắc, phải biểu Cư xuống cho kịp làm lễ y như lời Thầy dạy đám táng của Thụ. Nhớ làm đừng bỏ nữa nghe. Thầy cũng nhắc lại với các con rằng: Ðủ 3 năm phải thiêu hài cốt, lên tượng đặng đem nó vào Bát Quái Ðài nghe.
Nơi mộ nó phải để quan tài khỏi mặt đất một tấc mà đắp xây tháp y như lời Thầy đã dặn. Trên mặt tháp đề chữ vàng: “Bảo Ðạo Chơn Quân” nhớ à!
Thầy thăng.
Thi của Bảo Ðạo cho lúc lâm chung:
135. Ðức Cao Thượng Phẩm dạy về Thể Pháp và Bí Pháp của Thế Ðạo.
Bần Ðạo chào mấy em,
Ðêm nay, Bần Ðạo giảng về Thế Ðạo là gì?
Hẳn mấy em đã rõ đại cương về Thế Ðạo là gì? Nam thì Tam Cang Ngũ Thường; Nữ thì Tam Tùng Tứ Ðức, song đó chỉ là thế của Nhơn Ðạo hữu hình mà thôi. Nếu mấy em hằng ngày tâm niệm có bấy nhiêu thì làm sao cho trọn vẹn được. Trong Thế Ðạo phải phân tách ra làm hai pháp lý:
Tam Cang Ngũ Thường, Tam Tùng Tứ Ðức là thể đặng làm sở hành cho mặt Thể pháp Thế Ðạo mà thôi, lấy đó làm chánh đề mà đi. Bây giờ muốn giữ Tam Cang phải làm thế nào?
Quân Thần Cang: Vua là kẻ chăn dân, vậy bổn phận ấy là phải lập trên những hành tàng để cứu giúp cho dân khỏi điều thống khổ. Ấy là công việc của Cơ Quan Phước Thiện bây giờ đó. Tôi phải tỏ dạ trung thành đặng vùa giúp vua mà làm cho bá tánh an cư lạc nghiệp, tức là bổn phận của hàng Thánh Thể đó vậy.
Phụ Tử Cang: Cha là người thay quyền Chí Tôn trong một tiểu gia đình tức nhiên phải biết mình là bổn phận giáo hóa dưỡng dục, tức nhiên một Hội Thánh nhỏ trong một gia đình.Vậy con phải trọn hiếu, tức nhiên là không điều nhục tổ hổ tông, tức nhiên là bổn phận một Tín Ðồ hay nói đúng hơn nữa là một Môn Ðệ xứng đáng của Chí Tôn vậy.
Phu Thê Cang: Chồng là người cầm lèo giữ lái đặng đưa một tiểu gia đình đến chỗ đạo đức thanh bạch, tức nhiên là bổn phận của Cơ Quan Hành Chánh đó. Vợ là người tùng theo chồng để giúp an sự nghiệp, tạo nên hạnh phúc gia đình, tức nhiên bổn phận của Bảo Cô đã hẳn.
Về Ngũ Thường thì:
Ðó là mặt Thể pháp Thế Ðạo, còn mặt Bí pháp Thế Ðạo là phương tầm ra định hướng để vẹn giữ Tam Cang Ngũ Thường, tức nhiên là trọn phần Nhơn Ðạo. Ấy là kết quả do Thể pháp mà nên. Nói chung về Bí pháp Thế Ðạo là phương giúp đời an nhàn đạo đức chớ chẳng chi.
Về Tam Tùng Tứ Ðức là về phần của Nữ Phái:
Công Dung Ngôn Hạnh: Tức là việc làm cho nhơn sanh thoát khổ, lời nói để đưa đường giáo hóa, hành vi cử chỉ để treo gương mặt thế, tức là phải biết nâng cao giá
trị của Thánh Thể Chí Tôn, nết na đằm thắm, giữ trọn thương yêu, tức nhiên là làm nền móng cho Ðại Ðồng Thế Giới.
Ðó là Thể Pháp. Kẻ đã trọn về mặt Thể Pháp tức nhiên hiểu biết Bí Pháp không chi lạ hơn là phương pháp bí yếu nâng cao giá trị cho Thể Ðạo, nói rõ hơn nữa là làm cho Ðời trở nên tận thiện tận mỹ. Nói theo nhơn sanh triết lý thì Pháp là kế hoạch nâng cao đời sống trong Nhân Nghĩa đó vậy.
Mấy em đã rõ chưa, Bần Ðạo kiếu.
136. Thánh giáo để học đạo.
.... ....
Tòa Thánh là quê cha đất tổ, nhau rún cội nguồn. T..... Con định ý gần trúng, nghĩa là dầu cho bậc Chí Thánh đi nữa cũng thọ sanh nơi Thầy. Muốn đến trường
Thánh Ðạo phải theo sau Thầy. Cái xác trần tiêu diệt hôi thúi, chớ tánh Thánh chẳng hề tiêu diệt hôi thúi.
Thầy từ khi khai Thiên lập Ðịa, Thầy cũng vì yêu mến các con mà phải trải bao những điều khổ hạnh, mấy lần lao lý, mấy lúc dang mày nuôi nấng các con hầu lập nên nền Ðạo, cũng tưởng các con lấy đó mà làm đuốc soi mình đặng bỏ tà qui chánh.
Mấy lần vun đắp nền Ðạo, Thầy đều bị bây mà hư giềng cả, Thầy buồn đó các con.
Các em có hiểu vì sao mà phải rộng lòng bác ái chăng?
Vì vạn vật do Ðức Từ Bi mà sanh hóa trong cõi thế.
... ... ...
... người có nên trái lòng Trời là Ðức Ðại Từ Phụ chăng?
137. Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dạy về phẩm vị Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.
Cười.... Khi nãy có Thượng Phẩm và Quyền Giáo Tông nơi đây, song hai vị mới hộ tiếng Nữ phái.... Cười.... Quí hóa dữ ha!
Thưa Hộ Pháp, Bần Ðạo để lời chia vui cùng Ngài. Khi hôm qua nhờ có Thánh chỉ Chí Tôn, nên mới đặng rộng đường xuất Thánh.... Bần Ðạo có để lời trân trọng cầu thưởng cho học tu nên mới đặng cao phong phẩm giá.
Cười.... Phẩm trật rắc rối khó nói rõ, nhưng chia ba: Pháp, Ðạo, Thế. Thì theo sự hiểu biết của Bần Ðạo như vầy:
Sĩ Tải là Secrétaire archiviste.
Lên phẩm Truyền Trạng là Greffier.
Rồi lên phẩm Thừa Sử là Commissaire de la Justice.
Phẩm Giám Ðạo là Inspecteur.
Lên phẩm Cải Trạng là Avocat.
Lên phẩm Chưởng Ấn là Chancelier.
Lên phẩm ấy rồi tùy phái lên đại vị Hiệp Thiên Ðài, nhưng phải biết rằng: Chưởng Ấn phải lên đại vị Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn mà đắc phong phổ thông đặng một nước nào rồi mới vào chánh vị.
Lợi và mấy vị kia là Sĩ Tải của Hiệp Thiên Ðài mà thôi.
Thăng.
138. Châu Tri số 1 của Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (1933).
CHÂU TRI (Số 1)
Chư Hiền Hữu, chư Hiền Tỷ, chư Hiền Muội, Chiếu theo Thánh giáo của Ðức Chí Tôn ngày 4-2-1933.
Chiếu theo Thánh giáo của Ðức Lý Giáo Tông ngày 1-1-1933 và ngày 10-3-1933.
Chiếu theo những điều của Thượng Hội quyết định ngày 25-12-1932.
Việc chánh trị của nền Ðạo đã được sắp đặt lại từ 12-3-1933 (17-2-Quý Dậu) như sau nầy:
ÐIỀU THỨ NHỨT: Thượng Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt còn cầm quyền Giáo Tông mà thôi.
ÐIỀU THỨ NHÌ: Trong lúc Chưởng Pháp chưa có chánh vị thì quyền hành Chưởng Pháp giao cho Hiệp Thiên Ðài cầm. Ba vị Thời Quân cầm quyền Chưởng Pháp là: vị Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, vị Bảo Thế Lê Thiện Phước, và vị Hiến Ðạo Phạm Văn Tươi.
ÐIỀU THỨ BA: Ba vị Chánh Phối Sư: Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh, và Ngọc Trang Thanh còn cầm quyền Quyền Ðầu Sư mà thôi.
ÐIỀU THỨ TƯ: Trong lúc Chánh Phối Sư chưa có chánh vị thì quyền hành giao cho Hiệp Thiên Ðài cầm. Ba vị Thời Quân cầm quyền Chánh Phối Sư là: Vị Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, vị Khai Ðạo Phạm Tấn Ðãi, và vị Khai Thế Thái Văn Thâu.
ÐIỀU THỨ NĂM: Ba vị Chánh Phối Sư tân được quyền lập Nội Chánh để cầm quyền Cửu Viện tại Tòa Thánh.
Tòa Nội Chánh được chia ra như vầy:
Viện | Quản Lý | Phó Quản Lý |
PHÁI THÁI: | ||
1. Lương Viện: | Phối Sư Thượng Tông Thanh | Giáo Hữu Thượng Hộ Thanh. |
2. Hộ Viện: | Giáo Hữu Thái Như Thanh | Giáo Hữu Thái Bộ Thanh, Lễ Sanh Thượng Chất Thanh. |
3. Công Viện: | Giáo Hữu Thái Gấm Thanh | Lễ Sanh Thượng Ngươn Thanh. |
PHÁI THƯỢNG: | ||
1. Nội Viện: | Giáo Sư Thượng Thành Thanh Giáo Sư Thượng Latapie Thanh. |
Giáo Hữu Thượng Trí Thanh Giáo Hữu Ngọc Non Thanh. |
2. Học Viện: | Giáo Sư Thượng Thành Thanh | Giáo Hữu Thượng Sáng Thanh. |
3. Nông Viện: | Giáo Hữu Ngọc Bổn Thanh | Giáo Hữu Thượng Ðứa Thanh. |
PHÁI NGỌC: | ||
1. Lại Viện: | Giáo Sư Thượng Bảy Thanh | Giáo Hữu Thượng Tuy Thanh Giáo Hữu Thượng Thiện Thanh Giáo Hữu Thượng Áo Thanh. |
2. Lễ Viện: | Giáo Sư Ngọc Trọng Thanh | Giáo Hữu Thượng Mía Thanh Giáo Hữu Thượng Lai Thanh. |
3. Hòa Viện: | Giáo Sư Thượng Liêng Thanh | Giáo Hữu Thượng Tại Thanh Lễ Sanh Thượng Tài Thanh ... |
Lễ Ðăng Ðiện và ban quyền cho Quyền Giáo Tông, Quyền Ðầu Sư, Chánh Phối Sư và Nội Chánh đã thiết hành ngày 12-3-1933 tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhằm ngày 17-2-Quý Dậu.
Ba vị Chánh Phối Sư và Nội Chánh đã bắt đầu hành chánh kể từ ngày 26-3-1933, nhằm ngày 1-3-Quý Dậu là ngày ba vị cựu Chánh Phối Sư thăng lên Quyền Ðầu Sư, đã giao trách nhậm cho ba Chánh Phối Sư tân là: Ba vị Khai Ðạo, Khai Pháp, và Khai Thế.
Chiếu y Ðạo Nghị Ðịnh thứ nhì, thứ ba và thứ tư của Ðức Lý Giáo Tông thì mỗi việc chi thuộc quyền chánh trị đều giao cho Chánh Phối Sư như là quyền thay mặt cho toàn Ðạo mà giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh, quyền xem xét các nơi, chăm nom Ðạo Hữu, quyền trị Chức Sắc phần Ðạo và phần Ðời, buộc Chức Sắc làm y phận sự, quyền tạp tụng, quyền điều đình sự phổ độ, tài liệu của Ðạo, quyền chủ trương Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh...v...v...
Vậy chúng tôi xin khuyên chư Thiên Phong phải hết lòng vì Ðạo, giúp cho ba vị và Hội Thánh có đủ sức thi hành cả chương trình hành Ðạo. Chương trình nầy có in theo sau đây cho chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái biết.
Từ đây các việc truyền bá trong Ðạo phải có tờ của ba vị Chánh Phối Sư tân ký hay là Ban Nội Chánh thay mặt cho ba vị ký. Ai không được lịnh của ba vị ký mà tự chuyên đi giao thông với chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu là người muốn sanh việc rối loạn làm hư nền Ðạo.
Hiện thời, Hội Thánh rất cần việc hiến công quả, chư Ðạo Hữu có tài nghề chi cũng nên thừa lúc nầy đem ra hiến cho Ðạo nhờ, vì một năm nay phải lo khởi cất Bát Quái Ðài.
Năm rồi Thái và Ngọc Chánh Phối Sư có ra Châu Tri số 39 đề ngày 6-1-1932, xin chư vị Chức Sắc, Ðầu Họ Ðạo, chủ Thánh Thất cho trong Ðạo Hữu hay, ai có lòng bác ái hộ vật thực đến Tòa Thánh hỉ cúng đặng đủ nuôi Ðạo Hữu hiến thân làm công quả cho nền Ðạo.
Năm nay Tòa Thánh phải tạo tác nhiều việc lớn lao, nên cũng xin chư Ðạo Hữu hết lòng lo việc hộ vật thực như: lúa, gạo, nếp, bắp, khoai, muối,...v...v....
Các vật thực và vật dụng hộ về Tòa Thánh đều có Chức Sắc Thiên Phong thâu nạp và chứng kiến công ơn của chư Ðạo Hữu hỉ cúng cho Ðạo.
Ngoài năm nay Hội Thánh còn phải lo việc phổ độ ngoại quốc (việc hiệp nhứt trong năm Quý Dậu, vì cả Thế Giới trông mong hai chữ Hòa Bình).
Năm nay là năm lập thành đại công quả xin chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái phải tận tâm chung lo chấn hưng nền Ðạo cho hoàn tất, y theo Thánh giáo của Ðức Chí Tôn hồi năm Bính Dần.
Tòa Thánh, ngày 1 tháng 4 năm 1933 (Âm lịch, 7-3-Quý Dậu). | |
Hộ Pháp | Quyền Giáo Tông |
PHẠM CÔNG TẮC | Thượng Trung Nhựt |
139. Chương Trình Hành Ðạo (01-04-1933).
Lời phụ:
Sau khi giao quyền hành Chánh Phối Sư cho Hiệp Thiên Ðài, Quyền Giáo Tông có mời ba vị Chánh Phối Sư và Nội Chánh hiệp về Tòa Thánh đặng lập chương trình hành Ðạo.
Trong lúc hội đặng lập chương trình, Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp có đến dự thính. Quyền Giáo Tông cũng có mời ba vị Quyền Ðầu Sư hoặc đến dự kiến hoặc chỉ vẽ điều chi giúp cho nên việc (Thơ số 34 đề ngày 4-3-1933), Quyền Ðầu Sư Thượng Tương Thanh có đến dự hội một lần.
Chương trình hành Ðạo đã lập thành, lẽ là phải đem ra cho Thượng Hội, Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phê chuẩn, nhưng vì các khoản Nghị Ðịnh trong chương trình đều không trái với Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Ðạo Nghị Ðịnh và nhứt là cần phải thi hành lập tức, cho nên chúng tôi nhứt định dụng Quyền Chí Tôn giúp cho ba vị Chánh Phối Sư đủ quyền thi hành chương trình hành Ðạo ấy, khỏi đem ra ba Hội phê chuẩn.
Quyền Chí Tôn của Giáo Tông và Hộ Pháp do nơi Thánh giáo của Ðức Chí Tôn ngày 23-12-1931 (có in theo đây mà có).
Tòa Thánh, ngày 1 tháng 4 năm 1933 (Âm lịch, 7-3-Quý Dậu). | |
Hộ Pháp | Quyền Giáo Tông |
PHẠM CÔNG TẮC | Thượng Trung Nhựt |
Kính cáo cùng chư Huynh Trưởng và chư Ðạo Tỷ Thiên Phong, chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái.
Chư Hiền Huynh, chư Hiền Tỷ,
Bổn “Chương Trình Hành Ðạo” in theo sau đây là của chúng tôi hiệp với Nội Chánh Cửu Trùng Ðài đặng lập thành và đã có Ðức Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn.
Trong lúc chúng tôi và Nội Chánh bắt đầu hành chánh thì mỗi việc chi trong Ðạo đều phải quan sát lại kỹ lưỡng hầu tìm phương nâng cao phẩm giá nền Chánh Giáo của Ðức Từ Bi và giúp cho nhơn sanh dễ bề tu niệm.
Vậy chúng tôi có mấy lời tâm huyết xin chư Huynh Trưởng, chư Ðạo Tỷ và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái biết và xin hết lòng Ðạo giúp cho chúng tôi được đủ thế sắp đặt các việc. Chúng tôi tưởng ai ai cũng bằng lòng và cầu cho các điều kể trong chương trình của chúng tôi hiến dâng cho thành tựu.
Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 7 tháng 3 năm Quý Dậu. (DL 1-4-1933). | ||
Thái Chánh Phối Sư | Thượng Chánh Phối Sư | Ngọc Chánh Phối Sư |
PHẠM TẤN ÐÃI | THÁI VĂN THÂU | TRẦN DUY NGHĨA |
NỘI CHÁNH.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ÐẠO.
PHÁI THÁI:
Chú Giải: Quyền Hành Chánh tuy giao cho ba vị Chánh Phối Sư, chớ mọi việc chi thi hành đều phải do theo chương trình Ðạo của Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh đã phê chuẩn.
Quyền của ba Hội là Quyền Vạn Linh. Việc nào đã có Quyền Vạn Linh định đoạt thì Quyền Chí Tôn là quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp phải y theo. Quyền Chí Tôn lại quyết đoán khi nào có sự phản khắc trong Quyền Vạn Linh, nghĩa là ba Hội không đồng ý kiến.
Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư, điều thứ ba thì Hội Thánh phải dưới quyền Chủ Trưởng của Thái Chánh Phối Sư và trách nhậm là lo về phổ độ, việc hành Ðạo tha phương, về tài liệu của Ðạo, lương hướng cho Chức Sắc Thiên Phong, về tài chánh và cả nền chánh trị của Ðạo.
Hội Thánh phải tìm phương hay đặng tu bổ, và nâng nền lý tài của Ðạo, phải tìm phương sanh lợi cho Ðạo nhờ. Tóm lại, phải lo cho sự sanh hoạt của toàn Ðạo đặng vững chắc về mặt tài chánh tức là lo sự sanh hoạt của toàn Ðạo về mặt phổ độ cũng đặng mạnh mẽ.
Hội Thánh đã có phương sanh lợi, nghĩa là: Có bên thâu, thì bên xuất cũng phải liệu phương giúp ích cho Ðạo, phải chăm nom quan sát không cho xa xí của Ðạo và phải giúp ích cho toàn Ðạo hưởng đặng các cơ tạo của Ðạo về phần hữu hình.
Chú giải: Của cải tài chánh của Ðạo như: Ðất, ruộng, nhà, ghe, xe, trâu, bò, ngựa,...v...v... đều phải đem vô bộ sổ rành rẽ thâu Bàn Ủy Viên thường vụ. Bàn Cai Quản nầy phải kiếm phương dụng các của ấy tức là sanh lợi của chúng sanh nhờ, chớ không nên thâu mà làm tiêu lụn của Ðạo, phải nạp Tờ Phúc mỗi tháng, ba tháng và mỗi năm.
Chú giải: Mỗi việc chi có thâu xuất thì phải cử một Ban Ủy Viên lo lắng và quan sát sổ sách và nạp Tờ Phúc mỗi tháng, ba tháng và mỗi năm.
Chú Giải: Việc phổ độ tha phương chẳng phải kể nội vùng Ðông Pháp nầy mà đủ, mà là cả toàn cầu, đâu đâu Hội Thánh cũng phải đến gieo truyền mối Ðạo Trời. Chủ nghĩa tối cao của Ðại Ðạo chẳng những là hiệp Ngũ Chi qui Tam Giáo mà thôi, mà phải làm thế nào cho dầu các bực Ðế Vương ngoài thế cũng phải bái phục, phải tùng Ðạo, phải đồ theo cả cơ thể của Ðạo; phải nhờ Ðạo mới mong trị an thiên hạ đặng. Vậy mới gọi là hiệp nhứt. Vậy mới kêu là Ðại Ðạo.
Thánh ngôn của Ðức Lý Giáo Tông ngày 29-12-1932 lại nói rõ như vầy: “Thiên lý đã định vậy, bất kỳ nơi nào hễ có dấu chơn người Việt Nam đến thì Ðạo mới thành được”.
Trong buổi Hội Thánh đang lo sắp đặt nội dung của Ðạo, thì Hội Thánh Ngoại Giáo đã khởi lập hầu phổ hóa các sắc dân khác.
Trên nhờ các Ðấng Thiêng Liêng chỉ giáo, với Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Ðức Tôn Sơn Chơn Nhơn, và Bát Nương, Lục Nương Diêu Trì Cung, dưới nhờ các Chức Sắc Ngoại Giáo hết lòng tuân y mạng lịnh cho nên khắp toàn cầu đều nghe danh thế Ðại Ðạo Tam Kỳ.
Hiện nay ở kinh đô nước Pháp là thành Paris đã có người Pháp thọ Thiên sắc đặng lo phổ độ người Pháp và lập thành Thánh Thất. Rồi đây Hội Thánh Ngoại Giáo phải liệu phương phổ độ lần qua nước khác nữa.
PHÁI THƯỢNG:
Chú Giải: Phải cử một Ban Kiểm Dượt Thánh ngôn, Ban Kiểm Dượt nầy sẽ dưới quyền Chủ Trưởng của một vị Chưởng Pháp.
Còn về thể lệ chấp cơ và ban hành Thánh ngôn thì sẽ thi hành y theo Châu Tri số 42 ngày 01-02-1932 của ông Cựu Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh nói về chương trình hành Ðạo của Hiệp Thiên Ðài.
Chú Giải: Lễ Nghi đã có phái Ngọc lập cho thì cứ do theo Luật lệ ấy mà buộc các nơi hành lễ một kiểu.
Chú Giải: Tòa Thánh thì có Nội Luật riêng, còn các Thánh Thất thì phải tức cấp lập Nội Luật phân quyền cho rành, nhứt là quyền đặc biệt của Bàn Cai Quản, chủ Thánh Thất và Ðầu Họ Ðạo. Trước khi cho cất Thánh Thất phải quan sát buộc phải làm giấy tờ cho rành rẽ, phải làm thế nào có tiền cất, cất rồi ai ở, Chức Sắc nào chịu ở, bề sanh hoạt thế nào....
Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư, điều thứ bảy, có định để y Cửu Viện, vậy phải phân quyền hành mỗi Viện mà thi hành y như trước.
Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư, điều thứ tư thì Hội Nhơn Sanh dưới quyền Chủ Trưởng của Thượng Chánh Phối Sư và trách nhậm là lo về phần giáo dục nhơn sanh, tức là Ðời, có Ðời mới có Ðạo, mà có Ðạo mới nên Ðời thì phải liệu phương điều đình cho Ðời phải tùng Ðạo; dìu dắt cho Ðời thấy cả cơ thể tối cao tối trọng của Ðạo và biết giá trị của mình và cầm quyền hành Vạn Linh cho chặt; phải nâng đỡ trí thức tinh thần của nhơn sanh lên cao đặng hiểu cho toàn chơn lý hầu đủ phương kiềm chế hành động của Hội Thánh.
Lập thế điều độ chúng sanh vào cửa Ðạo và liệu phương kiềm chế cho Tín Ðồ để bước trên đường Ðạo và tuân y được các Luật Ðạo.
Lại nữa, Ðời đã có chính trị của Ðời, thì cũng phải xây chuyển cơ Ðời cho hiệp cùng chơn tướng của Ðạo.
PHÁI NGỌC:
Chú Giải: Vì Chức Sắc hiến thân trọn vẹn cho Ðạo sẽ được lương hướng y theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư của Ðức Lý Giáo Tông, cho nên phải xem xét cho kỹ, vị nào hữu dụng cho Ðạo mời về; nhưng nếu đã được lịnh mời về thì buộc phải lo phế đời hành Ðạo, bằng không lo lần thì không kể vào Hội Thánh, không được dự vào chánh trị của Ðạo y theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ năm của Ðức Lý Giáo Tông. Mà hễ phế đời hành Ðạo rồi thì Hội Thánh phải châu cấp thê nhi.
Số tiền châu cấp phải tùy theo bực phẩm và nhứt là phải tùy theo số vợ con.
Chú Giải: Theo Tân Luật điều thứ ba thì phải chịu công cử, như Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư phải nhờ 3.000 vị xúm nhau công cử. Nhưng hiện thời số Chức Sắc chưa đủ thì phải cầu phong cách nầy:
Dầu trong hàng Chức Sắc hay trong hàng Tín Ðồ cũng phải xem xét lại công cán và hạnh đức, đem vào Sổ Bộ Cầu Phong. Sổ ấy phải trình cho ba Hội lựa và định bực phẩm. Có ba Hội chịu rồi thì Giáo Tông và Hộ Pháp mới ra Ðạo Nghị Ðịnh phong chức.
Ngoài ra, theo Luật Ðạo thì Chức Sắc Thiên Phong phải lựa theo đẳng cấp mới được; Lễ Sanh thì phải lựa trong hàng Chánh Trị Sự.
Chú Giải: Mỗi năm Chức Sắc Thiên Phong phải về
Tòa Thánh hai lần là ngày Ðại Lễ Ðức Chí Tôn và ngày Khai Ðạo là ngày Rằm tháng 10. Muốn cho bớt việc tổn phí cho nên sẽ định lại ngày Ðại Hội của Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh cho trùng với hai ngày trên đây.
Chú Giải: Việc hành chánh của Chức Sắc các nơi cũng phải lập thành mặt Luật. Trách nhậm của các Hội Thánh Ngoại Giáo cũng vậy.
Luôn đây xin giải bốn chữ Hội Thánh Ngoại Giáo: Phải đọc Hội Thánh Ngoại Giáo chớ không phải là Ngoại Giao. Hội Thánh Ngoại Giáo là một cái Hội của chư Thánh để giáo Ðạo ở ngoại quốc.
Bậc phẩm và trách nhậm tuy phải tuân theo Luật Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, hành chánh tuy hiện thời phải tùng quyền của Thái Ðầu Sư nhưng cũng có phần đặc biệt là phải tùy theo tánh cách của người bổn xứ, tài liệu và vật liệu...v...v...
Chú Giải: Ngoài các thức lệ chỉnh đàn hành lễ phải cho y một kiểu vở, phải định thêm lễ nghi về quan, hôn, tang, tế,... buộc các nơi phải tùng theo một luật lệ, phép Giải Oan, phép Tắm Thánh.... cũng vậy.
Về nhạc cũng phải chỉnh đốn, nhứt là giọng đọc kinh của Ðồng Nhi, phải phân biệt ba giọng: Ai, Xuân và Ðảo Ngũ Cung. Hơi đọc kinh có ảnh hưởng nhiều về sự hòa bình êm tịnh và phát thạnh của Thánh Thất sở tại, cứ tụng một hơi ai oán thì không khác nào cầu sự khổ não cho Thánh Thất mình.
Ðạo phục cũng phải y theo Pháp Chánh Truyền. Ðáng lẽ Tòa Thánh hay là các Thánh Thất phải may Ðạo phục mà ban cho các Chức Sắc khi thiết lễ ban quyền. Hàng Tín Ðồ không có Ðạo phục đặc biệt thì không được mặc áo rộng tới Ðàn cúng.
Khi hành lễ phải theo đẳng cấp mà quì, người trước, người sau y theo Pháp Chánh Truyền.
Chú Giải: Thảo Xá trước đã có lịnh dạy làm Trường Qui Thiện cho Nữ phái, thì nay cũng sắp đặt đặng có chỗ cho các Ðạo Cô ở mà tu hành. Việc nầy sẽ bàn tính với
Bà Chánh Phối Sư Nữ phái và phải lập Bàn Cai Quản Nữ phái dưới quyền kiểm soát của Tòa Thánh.
Chú Giải: Chẳng phải nội Ðền Thờ Ðức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mà kêu là Tòa Thánh. Cả khuôn viên của Tòa Thánh là gồm hết Thánh Ðịa, gồm cả Thành
Ðạo mà người làm chủ là Giáo Tông hay là người thay mặt cho Ngài.
Nội Luật của Tòa Thánh phải cần có đặng thi hành lập tức.
140. Bài Diễn Văn của Ðức Quyền Giáo Tông: Vía Ðức Phật Thích Ca Về Phương Diện Chánh Thể Ðạo.
Bài Diễn Văn của Ðức Quyền Giáo Tông đọc tại Tòa Thánh, ngày mùng 8 tháng 4 năm Giáp Tuất (1934).
Về Phương Diện Chánh Thể Ðạo.
Chư Ðạo Hữu cùng chư Ðạo Muội,
Buổi chênh nghiêng Ðạo đã hầu qua. Tâm lý toàn con cái của Ðức Ðại Từ Phụ dường như đặng chuẩn thằng, an tịnh đủ để trọn trí thức tinh thần suy gẫm, nên Tệ Huynh ngày nay toại chí lượm lặt những lời châu ngọc của Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng thuyết giáo đặng chỉ rõ Thánh ý nơi nào để cho Ðạo phải chịu khảo đảo dường ấy.
Cái hữu ích của sự khảo đảo sẽ tỏ tường nơi Bài Thuyết Pháp này, nhưng xin chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội cố tâm tìm hiểu.
Các Tôn Giáo đã lập thành tại mặt thế nầy đã đoạt đặng một cái quyền hành hữu vi kiên cố, thì trước kia cũng phải chịu khổ hạnh nương lấy một quyền hành bạc nhược, yếu ớt của tâm lý mà thôi.
Ôi, quyền hành tâm lý buổi nào thì cũng gặp sẵn một tay thù địch mạnh mẽ, cường thạnh, oai nghiêm, là quyền Ðời hiện hữu.
Sự xung đột của quyền Ðời và quyền Ðạo tự cổ chí kim tự nhiên đều có. Chúng ta đã choán biết rằng những quyền lực mà hành thế đều nương theo tinh thần mà sản xuất.
Trứng tinh thần ấy nở sanh quyền lực, vì cớ cho nên các quyền hành đã có đủ thế lực mạnh mẽ, nắm thế trị vào tay, hễ vừa thấy trí thức tinh thần của nhơn sanh ướm mòi sản xuất một cái trứng quyền hành chi khác nữa thì đã sợ lưu hại mình nên toan phương đạp đổ.
Cuộc kết quả sự phản kháng ấy hoặc thành, hoặc bại, có ảnh hưởng của tương lai sanh hoạt quyền lực đương nhiên của họ vì cớ mà sự xung đột hằng xem dữ dội.
Ấy là phương khảo thí tài lực của trí thức tinh thần, hầu làm cho trí thức tinh thần sanh điều hay, bày điều dở; hay thì chánh dở thì tà; chánh thì còn tà thì dứt.
Ấy vậy, dầu cho sự xung đột của quyền Ðạo với quyền Ðời thoảng đã làm cho lao tâm tiêu tứ của những trang chấp chánh Ðạo quyền đi nữa, là phương chước tô điểm vẽ vời cho lịch xinh mặt Ðạo. Phận sự bảo trọng lấy mình là dễ; còn phận sự bảo Ðạo vốn khó vô cùng.
Ðáng lẽ những kẻ khuyến khích cho Tệ Huynh bảo trọng lấy mình nên gọi là người ơn; còn những người khuyên lơn, bảo tồn nền Ðạo nên cho là kẻ nghịch mới phải.
Tệ Huynh tưởng khi chẳng cần nói thì chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội cũng đã choán biết rằng: Chẳng lẽ Chí Tôn chọn lựa Tệ Huynh giao cầm quyền mối Ðạo đặng bảo trọng lấy Tệ Huynh mà thôi.
Trái ngược thì lại nhủ rằng: Phải hủy mình đặng bảo tồn sanh chúng. Chẳng lẽ chúng ta đành cho rằng trọng mình hơn trọng Ðạo là chơn lý.
Ôi! Biết bao phen, đêm khuya thanh vắng, Tệ Huynh nằm gát tay lên trán thầm hỏi lấy mình:
Một mảnh thân phàm nầy, cô thân bạc nhược nầy, yếu ớt hèn mọn nầy, có đủ tài đức chi mà Ðại Từ Phụ lại tin giao một cái giang san sự nghiệp của toàn nhơn loại hoàn cầu đặng cho gánh vác.
Càng nghĩ càng lo, lo rồi lại sợ; sợ không kham trách nhậm mạng Trời. Càng suy càng tủi, tủi rồi lại khóc; khóc sợ không phương nâng đỡ nổi chơn truyền.
Ðại Từ Phụ lại quy tụ con cái của Ngài gần trên một triệu sanh linh, biểu bảo hộ, nâng niu dạy dỗ?
Anh thì nghèo, em thì khó, gia nghiệp không mà quyền thế cũng không, bị cường bức ép đè mang khổ hạnh. Ðã chín năm Tệ Huynh thấy ngờ ngờ trước mắt nhiều thảm trạng khó khăn; tinh những tiếng khóc than chẳng dứt. Kẻ thì đói, người thì đau; Chức Sắc thì hèn, Tín Ðồ thì dở, mối thương tâm chất chứa đầy lòng, giọt huyết lệ toàn đêm chẳng ngớt.
An đâu đặng mà tịnh, vui đâu đặng mà nhàn. Chúng sanh thì khóc, Hội Thánh thì than mà chẳng thấy một ai lo trọn Ðạo. Tệ Huynh xem lại những trang yếu trọng chấp chánh Ðạo quyền, thay vì chia đau sớt thảm, lo giải khổ cho chúng sanh, lại cố ý giựt giành quyền thế.
Nhiều vị lại muốn cho Tệ Huynh ngồi đó điềm nhiên những thảm khổ ngơ tai bịt mắt; lại buộc Tệ Huynh phải an tịnh đặng đắc Ðạo thành Tiên, dầu mối Ðạo chinh nghiêng đừng ngó đến.
Cái sở vọng của các người ấy, Tệ Huynh để cho chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội kiếm hiểu coi họ để tại nơi nào không cần cạn tỏ.
Vì Tệ Huynh biết đặng cái bí mật huyền vi ấy, nên không khứng nghe lời mới nảy sanh ra trường ác cảm.
Nào là lường gạt nhơn sanh, nào là tranh giành quyền tước, gieo nhục nhã khắp nơi, lấy quyền Ðời chế Ðạo. Một trường ngôn luận xảo quyệt, dối gian truyền cùng làng khắp xóm, nhưng sự kết cuộc cũng không hại chi cho danh thể của Tệ Huynh, duy làm cho thiên hạ chê khinh Chánh Giáo.
Chẳng biết lương tâm của những kẻ phá Ðạo ngày nay nó phải thế nào, lẽ tà chánh trọng khinh sao chẳng rõ.
Tệ Huynh ngồi nhớ lại đã cách mười năm, nghĩa là hạ tuần năm Sửu, Tệ Huynh còn làm Thượng Nghị vào lầu ra các; trong thì bạn ngoài thì quan, nẻo hoạn lộ hèn sang đã chán, lẽ nhục vinh đã ngán với tuồng đời, mùi cay đắng đã từng quen với mặt thế, nào là mày trung nào là mặt nịnh đã trông nom mỏi mắt mòn hơi, nên mới biết chê đời mến Ðạo.
Nay lục tuần hầu đến, lẽ nên hư quyền biến cũng đã thừa; có chi hay phòng mến phòng ưa; có chi trọng phòng yêu phòng chuộng.
Tệ Huynh hằng hỏi lấy mình, cái ngày của Ðại Từ Phụ sai Hộ Pháp và Thượng Phẩm đem lịnh vào nhà mà dạy một đứa tội tình nầy phải dâng trọn xác hồn cho Ngài làm lợi khí mở chơn truyền, nên gọi là ngày hữu duyên hay là ngày trả nợ?
Nếu phải trả nợ thì Thầy lại nào đành giao một cái gia nghiệp vĩ đại của nhơn sanh cho một kẻ tham gian bạo ngược, còn như gọi rằng duyên thì chắc đủ lực quyền cầm vững Ðạo.
Ðã chín năm xông lướt trên con đường đi than lửa, bước chông gai mà cũng có thể bảo thủ chơn truyền của Thầy vững vàng toàn hảo, thì không phải là một tay giả mạo hay là một đứa tội nhơn, mà làm cho Thánh chất đặng thắng hơn phàm tánh.
Bởi biết mình, biết Thầy, biết người, biết Ðạo, mới yên trí Ðạo tâm, giữ gìn Ðạo mạch.
Tệ Huynh duy có một sở vọng là ngày nào Ðạo đắc thành, đời đặng thái bình thì thối bước lui chơn liền đặng thích chí du sơn ngoạn thủy; cái vui cùng tận của Tệ Huynh ở tại nơi đó mà thôi, chớ chẳng phải tại mến đời ngồi chịu khổ.
Ngày nay là ngày vía Ðức Thích Ca Mâu Ni mà Tệ Huynh không giải tích Ðức Thích Ca, vì chư Hiền Hữu Lưỡng Phái cũng hiểu rõ tích của Ngài, và chư Hiền Hữu cũng thông suốt Phật Ðạo chút ít rồi.
Tệ Huynh chỉ để thì giờ quí báu đặng nhắc cho chư Hiền Hữu Lưỡng Phái nhớ một hai Tôn chỉ quí trọng của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ đương thời, nhứt là về phương diện chánh thể của Ðạo.
Tuy Tệ Huynh không giảng Phật Ðạo, chớ Ðại Ðạo ngày nay cũng là Phật Ðạo, vì gồm hết Tam Giáo (Nho, Thích, Ðạo) và Thích Ca cũng là Thầy, Thầy là Thích Ca. Tệ Huynh hằng nhắc chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội rằng: Ðạo vẫn một, mà mỗi thời kỳ khai Ðạo thì phương diện khác nhau vì Ðạo khai phải phù hạp với dân trí đương thời khai Ðạo.
Khi Ðức Thích Ca mở Ðạo Phật thì nhơn sanh buổi ấy còn Thánh Ðức nhiều; cá nhơn đều ngán sự khổ não truân chuyên ở thế nên Thiên Ðình phú cho Ngài lấy tôn chỉ tiêu cực diệt Tứ Khổ (Sanh, Lão, Bịnh, Tử) mà độ chúng.
Ngài cũng bị lắm điều truân chuyên khổ não, lao thân tiêu tứ với đời, mà chừng thành Ðạo cũng bị quỉ phá một hồi dữ dội, rồi mới thành Ðạo.
Ðức Lão Tử khai Ðạo Tiên thì dùng huyền diệu pháp làm tôn chỉ cao thượng, vì đương buổi ấy thì nhơn sanh ưa huyền diệu phép tắc.
Ngài cũng bị nhơn sanh cho là Lão già mê hoặc chúng. Ðệ tử của Ngài cũng lần lần xa Ngài cho đến đổi khi Ngài đi qua Hàm Cốc Quan vô Nha môn của Doãn Hỉ đặng độ ông nầy là chơn linh Ngươn Thỉ thì Từ Giáp là học trò hầu cận Ngài vì mê sắc mà sa ngã rồi cũng xa Ngài. Mà Ðạo Tiên cũng thành tựu và cũng truyền bá tứ phương vậy.
Khổng Phu Tử thọ lịnh Thiên Ðình xuống khai Ðạo Nho đặng sửa nhơn luân trong buổi Châu mạt. Vì trong buổi ấy cang thường, luân lý suy đồi, nên nhơn sanh thấy cái Ðạo nhơn luân của Ngài hay sửa đời đặng thì khâm phục.
Ngài cũng lắm công nhọc nhằn với đời, qua Tề bị Yến Anh, qua Yên bị phế, qua Triệu bị đuổi, kẻ bắt người buộc, ăn vạc nằm sương nhọc nhằn biết mấy. Ðến đổi nhà Tần tàn bạo không xiết kể, phần thi khanh Nho (đốt sách, chôn học trò) mà Ðạo Nho cũng loan truyền khắp hoàn cầu.
551 năm sau Khổng Phu Tử mới có khai Ðạo bên Thái Tây, nên Thầy cho Ðức Chúa Jésus Christ giáng sanh khai Ðạo Thánh cho phù hạp với dân trí Âu Châu.
Ðức Chúa Jésus cũng bị cường quyền Israel áp bức cho đến đổi, hồi ban sơ thì có 12 vị Thánh Tông Ðồ theo Ngài, mà sau còn có một Thánh Pierre mà thôi.... Nhưng Người cũng phải chối Chúa ba phen đặng tránh cường quyền bắt buộc.
Chừng Ðạo thành thì có Du Già bắt Ngài mà nạp cho Chánh Phủ hành hình, đóng đinh trên cây Thánh Giá; hành xác Ngài gớm ghiếc như thế đặng cho nhơn sanh kinh khủng mà bỏ Ðạo, mà Ðạo Thánh cũng gieo truyền khắp cả hoàn cầu.
Lúc Ðạo Gia Tô truyền qua Ðông Pháp thì vua An Nam cũng nhặt cấm, bắt mấy người theo Ðạo Gia Tô quá Thập Tự, ai không bước ngang qua thì bị tử hình.
Hình phạt gớm ghê như thế mà cũng có người chí Thánh, thọ tử mà thôi chớ không chịu chối Ðạo.
Xét kỹ lại, thiệt người xưa là Thánh Ðức, ít ai bì kịp, cứ giữ chánh tâm làm trọng, thủy chung như nhứt mà thôi.
Ngảnh lại đời nay mà ngán cho đời!! Ôi, trong tám năm dư chuông Thánh truy hồn, Ðạo Trời đem tin cứu thế mà hễ có nghe phưởng phất lời đồn huyễn hoặc chi của người toan phá Ðạo thì mau mau cuốn Thánh Tượng, dẹp Thiên Bàn lòng toan chối Ðạo....
Biết bao nhiêu người nịnh quyền hiếp thế, xu phụ theo nịnh tà mong toan phá Ðạo, rước rắn rừng vô cắn gà nhà, nạp chí Thánh vô đề lao cho phỉ lòng oán hận.
Con một cha, gà một ổ, mà làm cho đổ lụy rơi châu, gieo thảm sầu cho lắm người tâm thành trí vẹn phải dừng chơn thối bước! Quạ nuôi tu hú cũng còn biết thương, người đi một đường sao nỡ hại nhau như thế?
Ai toan bứng gốc phá chồi của nền Ðạo, thì để Thiêng Liêng quyết đoán, mình cứ nắm giữ luật lệ của Thầy và Ðức Lý Giáo Tông đã thành lập từ buổi ban sơ thì thành Ðạo, vì luật lệ của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ thể Thiên hành hóa là món binh khí diệt Tà quyền.
Ðời có thạnh có suy, Ðạo động tịnh chuyển xây, Lửa thử vàng, gian nan thử Ðạo.
Trong 8 năm qua rồi, biết bao phen vẹt mây ngút thấy Trời xanh mà cũng lắm lúc xem đất bằng sóng dậy.
Thầy đã nói tiên tri rằng: “Chi chi qua Quí Dậu cũng phải cho thành Ðạo, mà trước khi Ðạo thành thì Tam Thập Lục Ðộng quỉ về phá Tòa Thánh dữ dội lắm, mà trừ an nội loạn rồi mới thành Thiên cơ”.
Ngày nay bảo tố dữ dội đã qua rồi, Tệ Huynh nhìn thấy mấy em đã bị bao phen khảo đảo, thảm khổ vô cùng, mà mấy em cũng ngồi vững trong thuyền Bác Nhã của Thầy độ rước thì Tệ Huynh hết sức vui mừng nên nguyện rằng sẽ đem hết dạ yêu thương mà dìu dắt mấy em về cùng Thầy cho đến chốn.
Các Ðấng Thiêng Liêng cũng có nói trước: “Rồi đây Nguyên Nhân sẽ đến rần rần, có lắm anh hào thành tâm giúp Ðạo”.
Cơ Trời mầu nhiệm, cao sâu, người đâu thấy đặng! Từ ngày ác khí nổi lên xông đột, bên bạo tàn trương nanh múa vút, thì bên Thánh Ðức hiền lương có lắm anh hào đem hết trí thức tinh thần ra công giúp Ðạo.
Tạo Hóa vần xây chuyển thế, Âm Dương thiệt khéo đầu cơ.
Khiến cho Tệ Huynh nhớ lời tiên tri của Bát Nương Diêu Trì Cung hồi ban sơ có dạy rằng:
Tôn chỉ cao thượng của Ðại Ðạo Tam Kỳ là lập công quả cùng Thầy lo độ rỗi Nguyên Nhân, truyền bá chơn Ðạo cho đời biết chữ nhàn là quí, đức là trọng, đặng hết tranh tranh đấu đấu, lập quyền lấn thế nhau, báng sán nhau, hại sanh chúng nguy nan đời đời kiếp kiếp.
Từ hai mươi năm nay, xem trong hoàn cầu thiệt đâu đâu cũng là một cảnh sầu không tỏa ra cho cùng tận được. Biết bao người bị lượn sóng vô tình vật chất chụp đè trên biển khổ, ham lo sung sướng cho mảnh thi hài, bo bo vừa lòng tình dục.
Ít ai ngó xuống thương đồng loại cực khổ biết bao! Kể không xiết số người thất nghiệp truân chuyên, cơm tẻ ngày hai không có, mảnh tơi che cật chẳng lành.
Tôi phản Chúa, người phá Ðạo, trò nghịch Thầy, cha lìa con, vợ xa chồng, huynh đệ bất hòa, bằng hữu tranh nhau cũng vì mối nhơn luân suy bại, chẳng còn thấy Chúa Thánh tôi hiền, phụ từ tử hiếu, trông chi gặp tháng Thuấn ngày Nghiêu, nhà nhà lạc nghiệp thái bình âu ca.
Ðấng Hóa Công là Ðại Từ Phụ chung của cả nhơn sanh trông thấy hoàn cảnh như vầy cũng đổ lụy rơi châu với bầy con dại, biết bao thương xót lũ con hoang ra đường gây tội lỗi, trong mấy muôn năm phải bị luân hồi, trả vay mãi mãi như chóng vần xây. Từ việc rất lớn lao tới việc tế vi mảy mún, thạnh suy bỉ thới cũng phải chuyển vần y như luật Trời đã định.
Ðạo Trời đem tin cứu thế, thức tỉnh nhơn sanh phải tu tâm dưỡng tánh, theo lành lánh dữ cho khỏi nạn luân hồi vay trả; hằng ngày phải nhớ câu: “Oan gia nghi giải bất nghi kiết”.
Người phải thương nhau như con một cha. Cả hoàn cầu là đại chánh chung cả nhơn loại, không hại lẫn nhau, lấy lễ phép mà giao thiệp cùng nhau, lấy công bình mà đối đãi cùng nhau.
Lo cho Ðạo hữu trong nền Ðạo có cơ sở làm ăn, biết làm lành là quí.
Que l’humanité soit une, une comme race, une comme religion, une comme penseé.
Ấy là cuộc sửa đời lập Tân Thế Giái (Ere nouvelle) của Ðại Từ Phụ đã tuyên ngôn từ buổi khai Ðạo.
Theo lý chánh, thật hành chỉ rõ trên đây thì nhiều người trong Ðạo lại chê, còn theo việc mị mộng ăn ngọ, ăn chuối, tuyệt cốc, tịnh luyện thì ưa, còn nguyên nhân lỡ bước ai lo?
Trong 8 năm qua rồi, Tệ Huynh đây và Hiền Ðệ Phạm Công Tắc là Hộ Pháp của ÐÐTKPÐ, hiệp cùng nhiều Thiên Phong đã để hết tâm thành trí vẹn đặng thi hành cho hoàn tất mấy điều của Thầy và Ðức Lý Giáo Tông đã dạy bảo.
Ôi, biết bao phen bị đánh đổ, lắm người trong Ðạo không hiểu tôn chỉ Ðại Ðạo, lại còn biếm nhẻ nói Tệ Huynh lo việc hữu hình chớ không lo vô vi tịnh luyện.
Bởi vậy mới rồi đây, Tệ Huynh có đắc lịnh dạy bảo phải chỉ rõ phương diện chánh thể của Ðạo, xin giải:
Trước đây, Tệ Huynh có nói Thầy lập Ðạo kỳ nầy phù hạp với dân trí ngày nay đã tăng tiến khỏi Ngươn Tấn Hóa đến địa vị tối cao, cho nên chủ nghĩa Cựu Luật của các Tôn Giáo hiện thời không đủ sức kềm chế đức tin của toàn nhơn loại.
Theo chánh thể của ÐÐTKPÐ, thì có ba Hội, đã định quyền hành đặc biệt:
Trong Hội Nhơn Sanh thì Chánh Phối Sư phái Thượng là Chủ Trưởng.
Hội Viên thì từ Lễ Sanh đổ xuống Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự và người Phái Viên thay mặt cho nhơn sanh.
Trong Nội Luật Hội Nhơn Sanh của ba Chánh Phối Sư lập ra có chỉ rõ luật lệ. Ấy vậy từ hàng Tín Ðồ cùng đồng nhi đều có người thay mặt đặng xem xét việc Ðạo rồi đệ lên Hội Thánh phán đoán.
Vạn vật cũng có ảnh hưởng trong Hội Nhơn Sanh vì người là Chúa của Vạn vật. Xét kỹ thì Thầy công bình không xiết kể và lo việc hóa sanh không ngằn không tận.
Trong Hội Thánh thì có Thái Chánh Phối Sư làm Chủ Trưởng. Hội Viên thì từ Giáo Hữu, Giáo Sư và Phối Sư thiệt thọ có trách nhậm hành chánh đặc biệt.
Trong Nội Luật Hội Thánh của ba Chánh Phối Sư lập ra có chỉ rõ thức lệ. Hội Thánh có quyền xem xét các việc của Hội Nhơn Sanh dâng lên và các việc hành chánh trong Ðạo, rồi đệ lên Thượng Hội.
Thượng Hội thì cũng có Nội Luật chỉ rõ thức lệ. Trong Thượng Hội thì Giáo Tông làm Chủ Trưởng, Hộ Pháp làm Phó Chủ Trưởng. Hội Viên thì có:
Không cần nhắc thì chư Hiền Hữu Lưỡng Phái cũng hiểu rằng mấy Ðại Thiên Phong kể trên đây có hành chánh phận sự lớn lao của mình thì mới đặng vào Thượng Hội.
Thượng Hội để giúp Giáo Tông và Hộ Pháp điều đình cả nền Ðạo lớn lao của Thầy.
Thượng Hội có quyền xem xét các điều nghị luận của Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh rồi hoặc đệ lên cho Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn hay là trả lại cho Hội Thánh định đoạt lại.
Ba Hội (Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh) toàn nhập lại theo thức lệ rành rẽ thì gọi là Quyền Vạn Linh, chớ không phải ai muốn lập Hội Vạn Linh, tổ chức gì theo ý riêng của mình rồi muốn đem ai lên làm Chủ Trưởng tổ chức gì cũng được.
Như vậy thì có Luật lệ gì đâu? Mà không Luật lệ thì là không phải Ðạo.
Trên ba Hội, thì có Giáo Tông và Hộ Pháp.
Giáo Tông làm chủ Cửu Trùng Ðài thì lo việc Chánh Trị của Ðạo, có Chưởng Pháp và Ðầu Sư ở trung gian giúp sức điều đình các Luật lệ truyền xuống cho ba Chánh Phối Sư nắm trọn quyền hành chánh. Giáo Tông có quyền định đoạt trong việc Chánh Trị của Ðạo.
Hộ Pháp thì lo giữ Luật lệ của Ðạo cho khỏi sái Thiên Ðiều vì Luật lệ của ÐÐTKPÐ ngày nay thì thế cho Thiên Ðiều.
Hộ Pháp có quyền đặc biệt về ân xá cũng như Giáo Tông có quyền Chánh trị vậy.
Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Ðài, có Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân giúp sức.
Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một là Quyền Chí Tôn.
Tệ Huynh có thọ lịnh chỉ rõ phương diện Chánh thể của ÐÐTKPÐ của Thầy khai trong buổi Hạ Ngươn chuyển thế đây y trên đó. Xin chư Hiền Hữu Lưỡng Phái rán nhớ và lo phận sự, đừng sai luật Ðạo mà bị tội, và mình tuân trọn Luật Ðạo của Thầy thì là món binh khí diệt Tà quyền giả mị đó.
Tệ Huynh xin nhắc lời Tuyên ngôn của Ðại Từ Phụ hồi buổi ban sơ, Thầy có nói: “Thầy lập Ðại Ðạo Tam Kỳ nầy là lập một cái trường công quả, nếu các con đi ngoài trường công quả ấy thì không trông mong gì về cùng Thầy đặng”.
Trường công quả của Thầy có đôi bên: Một bên vô hình là các Ðấng Thiêng Liêng (Phật, Tiên, Thánh, Thần) cũng lập công quả trong buổi chuyển thế nầy. Các Ðấng Thiêng Liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám trợ chúng ta về phần vô vi.
Còn các việc hữu hình tại thế là các việc phải có thi hành như chúng ta bây giờ đây mới làm đặng thì về phần chúng ta phải lo làm rồi có các Ðấng Thiêng Liêng ám trợ.
Thí dụ như đi độ rỗi nhơn sanh phải nói Ðạo cho người nghe, như phải lập mấy cuộc để giúp thế đang nguy nan, như nhà trường dạy kẻ cô độc học, nhà thương, nhà dưỡng lão cùng các nghề nghiệp cho đạo hữu có phương làm ăn đặng cơm tẻ ngày hai, có áo quần che thân ấm cật.... thì chúng ta phải lo hết rồi các Ðấng Thiêng Liêng ám trợ cho thành tựu.
Nếu chúng ta làm biếng không làm công quả chi cho Ðạo bên hữu hình thì các Ðấng Thiêng Liêng theo mình không lập công quả được thì tội trọng về phần mình chịu lấy.
Từ hồi tạo Thiên lập Ðịa tới ngày nay trong mỗi kỳ khai Ðạo không có thời kỳ nào mà chính mình Thầy là Chủ Tể Càn Khôn Thế Giới xuống mà lập ra, không có một Tôn Giáo nào đặng một vị Ðại Tiên là Ðức Lý Thái Bạch lãnh làm Giáo Tông như ngày nay vậy.
Tệ Huynh đây là lãnh về phần xác thay thế cho Ngài đặng lo làm các việc hữu hình tại thế cho Ngài, rồi ở trong có Người ám trợ.
Tệ Huynh xin chỉ rõ quyền hành lớn lao của Ðức Lý Ðại Tiên Thái Bạch Kim Tinh cho mấy em rõ:
Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch, Hiện Kim Tinh trọng trách Linh Tiêu. Quyền năng dâng thửa Thiên Triều, Càn Khôn Thế Giái dắt dìu Tinh Quân.
Tinh Quân thọ sắc thuở Phong Thần, Cho đến Ðường Triều mới biến thân. Thái Bạch Kim Tinh đương trị thế, Trường Canh Trích Tử đến thăm trần. Ðộng Ðình thi rượu đong muôn đấu, Bồng Ðảo câu Tiên nắm một cần. Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế, Tam Kỳ độ rỗi các Nguyên Nhân.
Ngài nói rằng: “Hễ Ðạo trọng thì chư Hiền Hữu trọng, vậy thì chư Hiền Hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người đời.
Từ đây Lão hằng gìn giữ cho chư Hiền Hữu hơn nữa.
Nếu thoảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh, là cố ý muốn giá trị chư Hiền Hữu thêm cao trọng hơn nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà nghe.”
Xin chư Hiền Hữu Lưỡng Phái ghi nhớ mấy lời châu ngọc ấy đặng sửa mình. Hết lòng cảm tạ mấy em và chư Tôn có công mệt mỏi ngồi nghe mấy lời tôi cạn tỏ rồi đó.
Hết dạ khẩn cầu cho nền Ðạo chóng hoằng khai.
141. Ðức Quyền Giáo Tông giải nghĩa về Ðức Chí Thành và Lòng Bác Ái và Người trong Ðạo phải đối đãi với nhau như thế nào ?
Ðức Quyền Giáo Tông giải nghĩa về “Ðức Chí Thành”
ÐỨC CHÍ THÀNH.
Ðức chí thành là tánh chất thành thật chơn chánh mà mọi người cần phải có hầu để đối đãi nhau cho ngay thẳng, thật thà trong đường Ðời hay là đường Ðạo.
Ðức chí thành là gốc năm thường, là nguồn trăm nết. Có chí thành thì đạo hạnh con người mới đặng rõ ràng sáng tỏ. Không chí thành thì đạo hạnh phải bị tà khuất tối tăm. Cho nên con người ở đời mà không un đúc đặng một khối chí thành là gốc rễ thì trông chi đến việc trau giồi đức hạnh là nhành lá vậy.
Ðức chí thành tỉ như một khối vàng, dùng nó mà chế tạo ra lắm đồ trang sức tốt xinh cao giá. Chí khối vàng ấy phải pha phải trộn thì mất nguyên chất tự nhiên, rồi bảo sao những đồ trang sức làm ra không phải xấu hèn thấp giá.
Người xưa tuy quê hèn, song giữ đặng hai chữ chí thành, đối với nhau chẳng hề dối giả, gạt gẫm là gì. Một tiếng ừ với nhau cầm đáng ngàn vàng, một lời hứa với nhau khư khư giữ chặt.
Người nay tuy gọi văn minh tấn bộ; song cái ánh sáng văn minh chóa ra làm cho con người dường như bị nắng quáng đèn lòa mà xem không rõ cái tướng của đức chí thành đặng vậy.
Cũng bởi không chí thành cho nên ở đời mới có người nầy xảo trá, kẻ kia gian tham, sanh lòng nghi kỵ lẫn nhau đến đổi trong một việc làm nhỏ mọn mà có nhiều kẻ chung lo thì cũng hóa ra hư hỏng.
Theo đường đời mà đức chí thành còn quan trọng là thế, huống chi đường Ðạo là chỗ cần phải treo lên một tấm gương thanh bạch hầu để soi chung thiên hạ.
Người hành đạo cần phải có đức chí thành, tôn chỉ Ðạo mới đặng quang minh chánh đại, rồi nhơn đó mới đặng lòng tín nhiệm của chúng sanh.
Khi tụng kinh cầu nguyện, khẩn vái với Trời Phật, nếu đặng chí thành mới có cảm. Có cảm mới có ứng. Có ứng mới có nghiệm; cho nên có câu: “Hữu thành tất hữu Thần” là vậy đó.
Người làm Ðạo mà chí thành thì chẳng hề để ý chi riêng về việc công quả mà cầu danh, chẳng hề tính lập công quả mà cầu danh.
Chẳng hề ỷ mình lập nhiều công quả mà tự kiêu, tự đắc rồi tác oai tác phước, lập thế chuyên quyền, gây ra lắm điều trái Ðạo, ai nói cũng nghe, ai khuyên cũng không nạp, ai trách cũng không dung.
Người làm Ðạo mà chí thành thì chỉ lo cho chúng sanh, chớ không kể đến thân mình, tự buộc mình vào nơi khổ hạnh, đem cả hình hài trí thức làm món hy sinh cho tôn chỉ Ðạo, thân còn chẳng kể huống lựa lợi và danh.
Nói tắt lại một điều là làm Ðạo mà còn chút ý riêng về lợi và danh thì chưa có thiệt là chí thành vậy.
Người theo Ðạo mà không chí thành thì bất quá là: Cầu vui tu bắt chước hoặc là tu “cầu mị” theo ông nọ bà kia đặng có dễ bề thân cận mà chác chuộng mua yêu cùng trông ỷ lại nơi người vậy thôi.
Người theo Ðạo mà không chí thành thì bất quá là mượn danh Ðạo để vụ tất đồng tiền, hoặc bị lợi dụng đức tin của hàng Tín Ðồ thấp thỏi để mưu điều trái Ðạo.
Người giữ Ðạo mà không chí thành, dầu cho bác lãm quần thơ, rõ thông đạo lý đến đâu đi nữa tưởng cũng không trông thành Ðạo.
Ấy vậy, nếu rủi trong Ðạo mà có đại đa số người không chí thành dầu cho tôn chỉ Ðạo cao thượng đến đâu đi nữa, nền Ðạo bất quá cũng để một trò cười cho thiên hạ.
Thánh ngôn Ðức Chí Tôn dạy rằng: “ … … Các con phải biết Ðạo gốc bởi lòng bác ái và chí thành. Bác ái là lòng đại từ bi thương xót sanh linh hơn thân mình. Cho nên kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi thiên hạ trọng bằng Trời Ðất.
Còn chí thành là mỗi việc đều lấy lòng thành thật mà đối đãi trong Ðời và trong Ðạo. Dầu kẻ phú quí bực nào đi nữa mà không có lòng bác ái và chí thành thì không làm chi nên việc.
Vậy nên Thầy khuyên các con trước hết phải ở sao cho ra vẻ đạo đức, đừng để ý gì việc công quả mà nêu danh nơi cõi tạm nầy.
Các con phải mở rộng tâm chí ra mà hành Ðạo mới nên cho, chớ đừng mờ hồ rằng Ðạo thành thì mình được làm một vị xứng đáng và đại ích trong Ðạo”.
Tóm lại, đức chí thành là gốc của nền Ðạo, tức là tánh mạng của Ðạo vậy, cho nên trong bài Kinh Niệm Hương mở đầu có câu: “Ðạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”.
Ðức chí thành không cần tập luyện mới có chỉ tại nơi tâm muốn cùng không muốn mà thôi.
LÒNG BÁC ÁI.
Trên mặt địa cầu nầy, nhơn loại phần nhiều cũng bởi cái lòng vị kỷ mà gây ra lắm điều bạo ngược. Kẻ tham trộm là bởi quí trọng của mình mà không quí trọng của thiên hạ, vì vậy nên tính lấy của người đặng bổ thêm của mình.
Yếu sức thì gạt lường trộm cắp, mạnh thế lại ép đè cướp giựt, có khi còn hại đến mạng người. Ăn thịt một con sanh vật là lấy huyết nhục nó để bồi bổ cho huyết nhục mình tức là quí trọng sanh mạng mình mà không quí trọng sanh mạng nó vậy.
Như hai đàng chiến đấu, bên nào cũng đem hết sức lực để tiêu diệt bên kia, thì đàng nào cũng quí trọng mạng mình mà không quí trọng sanh mạng bên nghịch.
Cái lòng vị kỷ gia hại cho nhơn quần xã hội là thế.
Nay muốn tảo trừ cái điều hại ấy, cần nhứt phải làm thế nào cho thiên hạ ai ai cũng có cái lòng bác ái.
Bác ái là gì?
Bác là rộng, ái là thương. Lòng bác ái tức là lòng thương rộng ra. Ta chẳng những thương ông bà, cha mẹ, vợ con cùng là thân tộc họ hàng, mà ta còn phải thương rộng ra cho đến cả nhơn loại chẳng luận nước nào.
Ta chẳng những thương cả nhơn loại, mà ta còn phải thương rộng ra cho tới cả loài sanh vật khác nữa.
(Tiếp theo bài Ðức Chí Thành - 1935)
NGƯỜI TRONG ÐẠO PHẢI ÐỐI ÐÃI VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO ?
Ở đời người ta cần phải giao tiếp với nhau. Ðối với chư Ðạo Hữu sự giao tiếp ta lại có cái tình kiên lạc chí thành, cái nghĩa tương thân chí thiết. Giao tiếp mà chi?
Là để dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau trong đường Ðạo và đường Ðời. Anh lớn chỉ biểu cho em nhỏ, người rõ Ðạo bày vẽ cho kẻ chưa thông.
Người nầy lầm lỗi kẻ kia chỉ dùm, dưới vui tuân lời trên dạy, trên không hổ cho dưới bày, lấy lễ hòa nhau, trên khuyên dưới kỉnh vui vẻ chung nhau, buồn thảm sớt nhau, giao lưng đâu cật mà bồi đắp mối Ðạo Trời cho rõ là con một cha, chung thờ một chủ nghĩa.
Ðấng Chí Tôn có giáng cơ dạy như vầy:
Trong đường giao thiệp ta cần phải lấy hết tấm lòng bác ái, đem hết dạ chí thành mà đối đãi nhau thì Ðạo tâm ta mới biểu lộ ra tới gương chơn chánh.
Ðồng Ðạo mà chẳng biết thương nhau, chẳng vảng lai thù tạc với nhau, cứ nhà ai nấy ở, ai khôn dại mặc ai, ai hoạn nạn thây ai, bo bo cứ giữ câu “Ðộc thiện kỳ thân” thì trái hẳn với chủ nghĩa Ðại Ðồng của Ðạo Trời lắm đó.
1. Tín Ðồ:
Ðứng vào hàng Tín Ðồ cần phải kính tuân chư Chức Sắc Thiên Phong, vì chư Thiên Phong là người đã thọ lãnh nơi Thượng Ðế một cái Thiên chức đặc biệt để thông truyền Chánh Giáo.
Người vẫn có cái quyền sai khiến chư Tín Ðồ về việc phải trong Ðạo. Dầu bậc Thiên Phong mà tài sơ tuổi nhỏ hơn mình đi nữa, hàng Tín Ðồ cũng chẳng nên hổ mình tùng sự, hoặc là vượt bực khinh khi ganh gổ tức là buộc vào mình một cái tội vi lịnh cùng Thượng Ðế vậy.
Vả lại, Chức Sắc Thiên Phong chỉ có cái giới hạn trong khi hành sự mà thôi, ngoài ra toàn là người đồng Ðạo với nhau, tức là Ðạo Hữu với nhau vậy.
2. Chức Sắc:
Ðối với hàng Tín Ðồ, chư Chức Sắc Thiên Phong cần phải có cái hạnh khiêm cung từ nhượng, phải dùng lời dịu ngọt mà dạy dỗ kẻ dưới quyền mình, phải lấy nét ôn hòa mà điều độ nhau.
Phải chỗ khiến thì khiến, không phải chỗ sai chớ nên sai. Ðừng làm điều chi quá phận sự mà ra lẽ chuyên quyền.
Chẳng nên tự cao, tự phụ mình may nhờ tiền căn cựu phẩm, hoặc là công cả quả dày, nên mới được chức Thiên Phong, biết đâu trong hàng Tín Ðồ lại không có lắm người tài cao đức trọng hơn mình.
Chư Chức Sắc và chư Tín Ðồ mà đối đãi nhau cho có thái độ ôn hòa, thỏa thuận, thì trên không chinh, dưới không mích, ấy là một lễ hiến cho Ðấng Chí Tôn rất long trọng đó vậy.