Click here to sort by Book Click here to sort by Author Click here to read previous Book Click here to read next Book
Column 1 of row 1 Column 2 of row 1
Column 1 of row 2 Column 2 of row 2
↻ Close
ID21495 - Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương - Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

  Ai Bị Đọa ? Ai Được Thăng ? - Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Tìm Hiểu Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống - Tùng Thiên Từ Bạch Hạc   

Kinh Cúng Tứ Thời.
ID21496 - Chương : Kinh Cúng Tứ Thời.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Kinh Cúng Tứ Thời.



Kinh Cúng Tứ Thời.

Những từ vựng cần nắm bắt.
ID21500 - Chương : Những từ vựng cần nắm bắt.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Những từ vựng cần nắm bắt.



Những từ vựng cần nắm bắt.

Đạo
ID21501 - Tiết : Đạo
Chương : Những từ vựng cần nắm bắt.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Đạo



Đạo

  • Đạo : ( 道 ) có nghĩa đen là đường đi.

Theo nghĩa bóng, ĐẠO là đường lối, phép tắc đối nhơn xử thế của con người.

Chữ Đạo ở đây được hiểu theo Đạo làm người hay Nhân đạo trong hình nhi hạ của Nho giáo.

Đến thời Lão Tử, một Đạo gia đầu tiên của Trung Quốc đưa ra thuyết bản căn của Vũ trụ và đề xướng Đạo luận.

Từ đó Đạo được hiểu với nghĩa hình nhi thượng, tức là Thiên Đạo.

Theo Đạo Đức Kinh, Đạo là bản căn của Càn Khôn Thế giới, là nguyên lý từ đó mà vạn vật được sinh ra, muôn loài noi theo, là cái qui luật chi phối sự sinh thành biến hóa của Trời đất và muôn vật.

Theo tôn giáo Cao Đài, Đại Đạo là con đường của Đức Chí Tôn dẫn đến bờ giải thoát.

Phương pháp của Đức Chí Tôn dạy trong thời kỳ Đại Ân Xá là phụng sự nhân loại và phổ độ chúng sanh để :

  • Lập Công
  • Lập Đức
  • Lập Ngôn.

Nhờ vào đó, nghiệp chướng tiền khiên được xóa bỏ giúp sớm được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Thánh giáo Đức Chí Tôn nói về chữ Đạo như sau:

“Đạo là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo Đạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm”.

Đạo rất cần ích cho cá nhân và xã hội.

  • Người có Đạo sợ luật Trời, kiêng phép nước, biết trọng luân thường đạo đức, biết thương yêu đồng loại.
  • Một nước có Đạo, xã hội sẽ trật tự, an ninh, dân chúng được hòa bình hạnh phúc.

Do đó, mỗi con người sống ở thế gian, phải luôn có Đạo trong lòng, chẳng nên lìa xa giây phút nào.

Đạo tại tâm
ID21502 - Tiết : Đạo tại tâm
Chương : Những từ vựng cần nắm bắt.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Đạo tại tâm



Đạo tại tâm

Chúng ta cần phân biệt hai loại tâm: Tâm thật và Tâm giả.

  • Tâm Thật : ( Chơn tâm, Thành tâm 誠心 ) Là Chơn tâm của chúng ta, gọi là Phật tánh, Thiên tánh.
  • Tâm giả : ( Giả tâm ) Tâm mà con người dùng để sống hằng ngày ở cõi thế gọi là Vọng tâm.

Tuân Tử cho rằng :

“Quân tử dưỡng tâm thì không gì tốt bằng luyện đức thành. Hễ chí thành rồi thì không còn việc gì làm hại được tâm nữa. Thành tâm giữ lấy điều nhân, thành tâm làm theo điều nghĩa.

Hễ thành tâm giữ điều nhân thì niềm thành tâm tất hiện ra ngoài tất có hiệu lực thần diệu, thần diệu thì cảm hóa được người; hễ thành tâm làm điều nghĩa thì tất thấu lý, thấu lý thì tất sáng, sáng thì tất biến đổi lòng người.""

  •  Tín : ( 信 ) Hay tín tâm, tức là lòng tin tưởng, đức tin.

    Bất cứ một Tôn giáo nào cũng lấy lòng tin tưởng làm gốc. Lòng tin rất cần thiết cho người theo Đạo và giữ Đạo.

    Có được lòng tin con người mới vững vàng tu học. Song lòng tin phải có trí phán xét, chỉ nên hướng về nẽo chánh, điều thiện, cao thượng. Chớ không nên bạ đâu tin đó, không phân biệt chánh tà thì dễ sa vào bàng môn tả đạo, mê tín dị đoan.

    Có lòng tin vào Trời, Phật và các Đấng Thiêng Liêng, tin tưởng có linh hồn bất tiêu bất diệt thì chúng ta mới sùng bái, học theo đức háo sinh của các Đấng, không dám tạo ác nghiệp.

Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
ID21503 - Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.



Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.

Câu 1,2,3 : Đạo gốc bởi lòng .. . hương Lư Ngọc bay xa
ID21504 - Tiết : Câu 1,2,3 : Đạo gốc bởi lòng .. . hương Lư Ngọc bay xa
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 1,2,3 : Đạo gốc bởi lòng .. . hương Lư Ngọc bay xa.



Câu 1,2,3 : Đạo gốc bởi lòng .. . hương Lư Ngọc bay xa.

Câu 1 : Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp
Câu 2 : Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra
Câu 3 : Mùi hương Lư Ngọc bay xa

Mùi hương tức là thanh khí trong con người

  • Lư Ngọc : Lư hương bằng ngọc.

Nhưng chữ ngọc ở đây dùng với nghĩa là quý báu, tôn kính, tượng trưng, chứ không phải làm bằng ngọc thật.

Đối với các nhà Đạo học, Lư ngọc được xem như viết tắt của hai huyệt Vĩ Lư và Ngọc Chẩm.

  • là ám chỉ huyệt Vĩ Lư ở đuôi cột sống.
  • Ngọc là ám chỉ huyệt Ngọc Chẩm ở sau ót.

Dùng khí thanh dương mà nung nấu các huyệt Vĩ Lư và Ngọc Chẩm.

Khi Khí theo hai huyệt Vĩ Lư và Ngọc Chẩm giao nhau thì con người sẽ mở được Huệ Quang Khiếu.

  • Huyền Quan khiếu : ( 玄關竅 - A The mysterious hole under sternum ).

  • Huyền : Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm.
  • Quan : cái cửa ải.
  • Khiếu : cái lỗ hổng trong cơ thể con người.

Huyền Quan khiếu, còn được gọi bằng nhiều tên khác là:

  • Huyền khiếu
  • Huệ Quang Khiếu
  • Tổ khiếu
  • Thiên môn
  • Côn lôn đảnh.

 

Nó ở trong bộ não, phía dưới Nê Hoàn Cung (mỏ ác, Vi hộ), ngang cặp lông mày, là cửa xuất nhập của Chơn thần.

Người tu hành, chừng nào :

  • Luyện Tinh hóa Khí
  • Luyện Khí hóa Thần
  • Luyện Thần huờn Hư
  • Luyện Hư huờn Vô.

thì Huyền Quan nhứt khiếu ấy mở hoát ra.

Huyền Quan khiếu thuộc Tiên Thiên khiếu, phân biệt với Thất khiếu (2 tai, 2 mắt, 2 mũi, 1 miệng) là Hậu Thiên khiếu.

Người tu luyện công phu thâm hậu, đạt tới giai đoạn cực tĩnh thì Huyền Quan khiếu xuất hiện, mở ra.

Lúc nầy, Tiên Thiên khí ra vào qua khiếu Huyền Quan, nó là then chốt của tất cả các khiếu trong cơ thể.

Khiếu Huyền Quan mở ra là phép luyện đạo đã đắc thành rồi vậy.

Người tu thực hành các phép luyện đạo có mục đích khai thông khiếu Huyền Quan, bằng cách thúc đẩy luồng chơn khí trong cơ thể đánh phá dần dần, làm cho Huyền khiếu (bị vô minh đậy bít) được khai thông, trí não phát sáng, thông huệ lạ thường, thấu suốt chơn lý.

Chơn thần nhờ đó mà có thể xuất nhập thể xác đi đến các cõi thiêng liêng.

Thánh và phàm chỉ khác nhau ở chỗ : Khiếu Huyền Quan mở hoát ra hay đóng bít lại.

Huyền Quan Khiếu là diệu khiếu “lìa tướng”, nên nhờ vào Huyền quan khiếu để thâu nhiếp vọng tâm, hàng phục vọng niệm.

Câu 4 : Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng
ID21505 - Tiết : Câu 4 : Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 4 : Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng.



Câu 4 : Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng.

Câu 4 : Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng.

  •  Tiên gia : ( 仙爺 ) Đấng Tiên Ông.

    Đây chỉ Đức Đại Từ Phụ là một đấng Tạo Hóa ra Càn Khôn Vũ Trụ, là Đấng cha chung của vạn linh sanh chúng.

Câu 5,6 : Xin Thần, Thánh .. . vội gác xe Tiên
ID21506 - Tiết : Câu 5,6 : Xin Thần, Thánh .. . vội gác xe Tiên
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 5,6 : Xin Thần, Thánh .. . vội gác xe Tiên.



Câu 5,6 : Xin Thần, Thánh .. . vội gác xe Tiên.

Câu 5 : Xin Thần, Thánh rủi dong cỡi hạc.
Câu 6 : Xuống phàm trần vội gác xe Tiên.

  •  Gác xe Tiên : dừng chiếc xe Tiên lại.

    Xe Tiên là phương tiện để chư vị Thần Tiên du hành. Như Đức Thái Thượng Lão Quân thường đi xe Như ý.

  •  Xe tiên :

    Nghĩa bóng chỉ Ngươn thần, Ngươn khí trong thân người. Phải đưa Ngươn thần, Ngươn khí xuống dừng ở Hạ Đơn Điền (ở ngay Rún).

  •  Phàm trần :

    Nơi hỗn tạp nhất trong thân người, ám chỉ Hạ Đơn Điền.

Câu 7: Ngày nay đệ tử khẩn nguyền
ID21507 - Tiết : Câu 7: Ngày nay đệ tử khẩn nguyền
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 7: Ngày nay đệ tử khẩn nguyền.



Câu 7: Ngày nay đệ tử khẩn nguyền.

Câu 7 : Ngày nay đệ tử khẩn nguyền.

  •  Đệ Tử : ( 弟子 ) Là học trò.

    Đệ tử là tiếng tự xưng của người học trò, tức là môn đệ của Đức Chí Tôn.

    Đức Chí Tôn giáng cơ khai nền Đại Đạo, tự xưng là Thầy và gọi các tín đồ theo Đạo là môn đệ hay đệ tử.

    Đệ tử ở đây là lời tự xưng của chư môn đồ của Đức Chí Tôn.

Câu 8: Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri
ID21508 - Tiết : Câu 8: Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 8: Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri.



Câu 8: Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri.

Câu 8 : Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri.

  •  Cửu Trùng Thiên : ( 九重天 ) Chín từng Trời

  •  Đất : các Địa cầu ở thế gian, ý chỉ 72 Địa cầu mà Đức Chí Tôn đã dạy trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

    Có tất cả 72 địa cầu trên thế giới :

    • Con người chúng ta đang ở trên địa cầu 68 và chúng ta phải tiến hóa lên đệ nhứt cầu.
    • Còn tiến vào Tam Thiên (ba ngàn) Thế giới nữa.
    • Qua khỏi Tam Thiên Thế giới thì mới đến Tứ Đại Bộ Châu.
    • Qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam thập lục Thiên. (36 tầng Trời)

  •  Chín tầng trời đất : ám chỉ cửu khiếu (chín huyệt đạo) nằm dài từ trên đầu xuống tới xương cùng.

    Đã thông được Cửu Khiếu từ xương cùn lên tới trên đầu thì phát huệ.

Cửu Khiếu (九竅) là gì ?

  • Khiếu : Cái lỗ.

Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt:

  • 2 mắt
  • 2 tai
  • 2 lỗ mũi và
  • 1 miệng.

Còn Cửu khiếu là thất khiếu cộng thêm hai khiếu là lỗ sinh dục và hậu môn, tức là :

  • Hai mắt
  • Hai tai
  • Hai lỗ mũi
  • Miệng
  • Sinh thực khí
  • Hậu môn.

Cửu khiếu ấy là 9 con ma giữ 9 lỗ khiếu, không cho khí Tiên Thiên tiếp ứng với khí Hậu Thiên, thành thử con người phải chịu trầm luân mãi mãi.

Luyện sao cửu khiếu phát khai,
Thiên môn rộng mở Linh đài quy nguyên.
(Đại Thừa Chơn Giáo)

9 khiếu còn được xem tương ưng với 9 luân xa (chakras) của cơ thể người.

Luân Xa :

Luân Xa (chakras) hay trung tâm lực là những điểm giao tiếp mà tại đó năng lượng chảy từ một khí thể nầy đến một khí thể khác.

Bất kỳ ai có chút ít nhãn thông đều có thể dễ dàng thấy chúng trong thể dĩ thái, trông chúng giống như những dòng xoáy năng lượng, bề mặt lõm vào giống như một cái đĩa.

Ở một người bình thường chúng trông giống như những vòng tròn nhỏ có đường kính khoảng 5cm và toả sáng.

Năng lực thiêng liêng từ cõi cao đổ vào các luân xa tạo ra các làn sóng thứ cấp chuyển động theo vòng tròn.

Theo Đức Giám mục C.W. Leadbeater, trong thể dĩ thái (phách, vía, etheric body) của con người có 7 luân xa chính, theo thứ tự từ trên đỉnh đầu xuống như sau:

  • 1. Luân xa đỉnh đầu (crown chakra – head center) : gồm 2 vòng, vòng bên trong có 12 cánh và vòng bên ngoài 960 cánh.
  • 2. Luân xa trán (brow chakra hay AJNA center) : gồm 96 cánh, chia thành hai nửa, mỗi một nửa 48 cánh.
  • 3. Luân xa cuống họng (throat chakra hay throat center) : 16 cánh
  • 4. Luân xa tim : nằm gần quả tim, có 12 cánh
  • 5. Luân xa rốn (navel chakra) : 10 cánh
  • 6. Luân xa lá lách (spleen chakra) : 6 cánh
  • 7. Luân xa gốc (root chakra) : 4 cánh

Số cánh của mỗi luân xa đều có một ý nghĩa huyền linh.

Luân Xa 6 (Ajna Chakra) = Huyền Quang Khiếu

Lưu ý : Sau khi đọc xong mỗi bài Kinh, người tín đồ sẽ lạy ba lạy, mỗi lạy cúi sát, trán đụng dất 3-4 lần.

Đây có phải là cách thức kích thích các luân xa từ LX1 ĐẾN LX7 khởi động mà các Đấng không nói ra, chỉ khuyên chúng ta siêng năng cúng kiếng ?

Đối với người học đạo, phương pháp lập hạnh và phụng sự là phương pháp an toàn và tốt nhất để khai mở luân xa.

Câu 9: Lòng sở vong gắng ghi đảo cáo
ID21509 - Tiết : Câu 9: Lòng sở vong gắng ghi đảo cáo
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 9: Lòng sở vong gắng ghi đảo cáo.



Câu 9: Lòng sở vong gắng ghi đảo cáo.

Câu 9 : Lòng sở vong gắng ghi đảo cáo.

  •  Đảo Cáo : ( 禱告 )

    • Đảo là cầu được an lành.
    • Cáo là nói cho biết.
    • Đảo cáo : Cầu xin với các Đấng Thiêng Liêng về việc gì.

Câu 10: Nhờ Ơn trên bổ báo phước lành
ID21510 - Tiết : Câu 10: Nhờ Ơn trên bổ báo phước lành
Chương : Bí Pháp Trong Bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Câu 10: Nhờ Ơn trên bổ báo phước lành.



Câu 10: Nhờ Ơn trên bổ báo phước lành.

Câu 10 : Nhờ Ơn trên bổ báo phước lành.

Câu Chú Thầy:

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
南無高臺仙翁大菩薩摩訶薩

  •  Nam Mô : ( 南無 )

    Từ tiếng Phạn Namah, nghĩa là Kính lễ, đảnh lễ: cúi đầu làm lễ.

    Tiếng Nam Mô thường được dùng đặt trước hồng danh chư Phật, Bồ Tát, hay đặt trước câu của lời nguyện.

  •  Cao Đài : ( 高臺 )

    Một Đài rất cao ở Linh Tiêu Điện, Ngọc Hư Cung, là nơi ngự của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và là nơi chư Tiên, Phật họp hội.

  •  Đại Bồ Tát : ( 大菩薩 ) Một vị Bồ Tát lớn.

    Bồ Tát do từ Bodhisattva. Bồ Tát là bậc đã giác ngộ, nhưng không an hưởng Niết Bàn, mà lo giúp người khác tỉnh thức.

    Bậc A La Hán (bậc Thánh) là người mới đạt được tự giác, nhưng chưa giác tha, còn bậc Bồ Tát thì vừa tự giác vừa giác tha, nhưng sự giác ngộ ấy chưa hoàn toàn.

    Chỉ có bậc Phật là người vừa tự giác vừa giác tha viên mãn, nên Đức Phật được gọi là bậc Đại giác.

    Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn có dạy: Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát là hai phẩm chót của Tiên, Phật.

  •  Ma Ha Tát : ( 摩訶薩 ) do từ Mahasattva.

    Ma Ha là Đại, Tát tức là Bồ Tát. Nói cách khác Ma Ha Tát là vị Đại Bồ Tát là bậc phát Đại tâm Bồ Đề cứu độ cả chúng sanh.

Cao Đài là gì ?
ID21511 - Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Cao Đài là gì ?



Cao Đài là gì ?

Cao Đài là trung tâm điểm trong não người
ID21512 - Tiết : Cao Đài là trung tâm điểm trong não người
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Cao Đài là trung tâm điểm trong não người.



Cao Đài là trung tâm điểm trong não người.

Theo bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, trong đầu não con người có trung tâm điểm, y học gọi là Não Thất Ba (3rd ventricle), kinh sách gọi là :

  • Cao Đài
  • Thiên Tâm
  • Nê Huờn Cung
  • Cốc Thần
  • Huyền Quan Khiếu.

Lấy một điểm giữa trán và một điểm giữa đỉnh đầu; từ hai điểm ấy, kéo hai đường ngang dọc A và B, thì giao điểm T ở ngay trung tâm não bộ, cũng là trung tâm điểm của mỗi con người.  

“Con mắt thứ ba” (third eye), đôi khi còn được nhắc đến với những tên gọi khác như :

  • Giác quan thứ sáu
  • Thể tùng quả (pineal gland) hoặc
  • Tuyến tùng.

 

Tuyến tùng nằm sau não thất thứ ba ở đường giữa não (giữa hai bán cầu đại não).

Thể tùng quả của cơ thể con người nằm ở trung tâm của bộ não, có kích thước chỉ bằng một hạt gạo và có hình dáng giống như quả của cây thông (pinea).

Ở người trưởng thành, kích thước của tuyến tùng khoảng 0,8 cm (0,3 inch) và nặng khoảng 0,1 gam (0,004 ounce).

Tuyến tùng là giác quan thứ sáu, ngoài 5 giác quan mà chúng ta đã biết (thính giác, thị giác, khướu giác, vị giác và xúc giác).

Thể tùng chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người, nên người ta gọi nó là “con mắt thứ ba”.

Đạo gia xem Thể tùng quả là :

  • Nê Huờn Cung
  • Hoàng Đình
  • Côn Lôn

là nguyên thần, linh hồn của con người.

Mỗi người đều có một thể tùng quả và mọi người đều có thể thông qua tu luyện mà khai mở con mắt thứ ba của bản thân.

Tuy nhiên, Đạo Pháp là tự nhiên, khi tu luyện tới một trình độ nhất định thì Huệ Nhãn sẽ được khai mở. Con mắt thứ ba, tổng quát, thường được cho là nằm ở giữa trán của chúng ta.

Con mắt này có những năng lực siêu nhiên, có thể biết trước được sự việc tương lai hay nhìn xuyên thấu qua các chiều không gian khác nhau.

Con mắt thứ ba thực chất tồn tại trong không gian siêu hình (metaphysical) – tức không gian cao hơn không gian 3 chiều quen thuộc với chúng ta.

Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy cũng như thực sự xác định được vị trí chính xác của nó.

Về phương diện tâm linh, con mắt bí ẩn này thường được chạm khắc trên các bức tượng thần linh, tượng Phật. Nó đã được biết đến trong nhiều nền văn hóa qua hàng ngàn năm rằng tuyến tùng là một điểm cốt lõi cho sự thức tỉnh tâm linh.

Trong truyền thống cổ đại, con người đều biết về tuyến này và họ đã sử dụng nó như một sự mở ra cho các chiều kích tâm linh cao hơn- ở cấp độ đó, khoảng cách về không gian và thời gian trở nên vô nghĩa.

Chủ thể có thể nhìn thấy tương lai, quá khứ và sẽ chuyển từ việc hoạt động dựa vào não ý thức (conscious mind) sang siêu thức (superconscious).

Đây là bước tiến sang các dạng tồn tại cao hơn (Thần, Thánh, các sinh linh trong không gian nhiều chiều .. .).

René Descartes, một trong những triết gia lớn của thế giới, gọi tuyến tùng là “the principal seat of the soul” (tạm dịch: tòa ngự trung tâm của linh hồn).

Hình ảnh tượng trưng cho tuyến tùng đã xuất hiện trong nhiều nền văn minh cổ đại như La Mã, Mê-hi-cô, Ai Cập, Babylon, Hy Lạp.

Ngay ở quảng trường Vatican của Công giáo cũng trưng bày hình ảnh tuyến tùng, với bức tượng hình nón thông lớn.  

Ngũ Phần Hương
ID21513 - Tiết : Ngũ Phần Hương
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Ngũ Phần Hương



Ngũ Phần Hương

Con đường đi đến với Đạo thì quan trọng nhất là ở nơi lòng thành tín không do dự.

Mượn nhang khói làm trung gian chuyên chở lòng thành tín ấy, tức cái cảm ở nơi mình, hầu có được cái ứng mau lẹ của các Đấng Thiêng Liêng đáp lại những lời cầu nguyện của mình.

Đối với người tu, sự đốt hương mang một ý nghĩa sâu sắc. Đốt hương hàm ý đốt lên mùi thơm của pháp vô vi, có tác dụng đánh bạt các mùi ô uế, trược khí của tội chướng và ác nghiệp trong tâm thức ta.

Mỗi lần cúng đốt 5 cây nhang tượng trưng cho Ngũ Phần Hương:

  •  1. Giới hương :

    Đó là khi con người biết giữ giới cấm, làm lành, lánh dữ.

    Tâm biết từ bi, bác ái, không tham lam, chẳng ganh tị, sân si.

    Nguyện cầu giữ gìn giới luật, biết kính người trên, nghĩ kẻ dưới, thương xót những hạng cơ bần.

  •  2. Định hương :

    Giữ tâm trí an định, trông thấy các cảnh-tượng lành dữ mà tâm mình chẳng loạn động, không nghỉ ngợi lung tung.

    Tâm trí có tĩnh lặng mới phát triển trí tuệ.

  •  3. Tuệ và Huệ hương :

    Hằng lấy trí tuệ xét soi tự tánh, tuy tu các nghiệp lành mà tâm chẳng chấp trước, năng đọc kinh sách để hiểu biết chân lý. Phước, Huệ song tu.

    Mùi thơm của trí tuệ, là một năng lực bén sáng, có khả năng diệt trừ mọi chướng ma, phiền não.

  •  4. Giải Thoát hương :

    tâm an nhiên tự tại, chẳng nghĩ quá khứ, chẳng lo tương lai, chẳng lo còn mất nơi cõi tạm này.

    Giữ đức tin kiên cố nơi Đức Chí Tôn là mùi hương của giải thoát.

  •  5. Tri Kiến hương :

    Biết linh hồn bất tiêu, bất diệt; biết “Vạn vật đồng nhất thể”.

    Mùi thơm của giải thoát tri kiến là trí tuệ quang minh, thông suốt lý Đạo, biết phân biệt chánh tà; không cố chấp hay cuồng tín.

Thần và Khí :

  • Trong đại vũ trụ thì Nguơn Thần và Nguơn Khí nương nhau.
  • Trong tiểu vũ trụ, Thần và Khí (Chơn Linh và Chơn Thần) phải nương theo nhau mà luyện đạo.

Thần và Khí là hai trong tam bửu của con người: Tinh, Khí, Thần.

  •  Khí : (氣 life energy) là vật chất cực nhỏ, hoạt động rất mạnh và liên tục trong cơ thể.

    Phổi (lung) là cơ quan chủ khí, Thận (kidney) là cơ quan chứa khí.

    Trong cơ thể con người, Khí (life energy) xuất phát từ Phổi (lung) và thu nạp về Thận (kidney).

    Khí (life energy) có vai trò duy trì và điều tiết sự chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể.

    Dương khí giống như không trung có được ánh sáng từ mặt trời. Sinh khí là chất để bảo tồn sự sống, là nguồn sinh lực của con người.

    Nguyên khí này nếu ở ngoài là thanh khí, thuộc khí Tiên Thiên từ khí hư vô của Trời đất.

    Qua sự hô hấp, Khí đi vào phổi để lưu thông huyết mạch. Hễ khí mạnh thì thân thể cường tráng, khí yếu thì thân thể suy nhược.

    Khí là Chơn Thần của con người.

  •  Thần : (神) Thần là Thái cực, chủ đạo việc phối hợp khí hóa âm dương.

    • Thần biểu hiện sức sống, Thần còn thì sống, Thần hết thì chết.
    • Thần sung mãn thì ngươì khỏe mạnh, thần suy thì người yếu đuối.
    • Thần còn là phần chủ tể của con người, là điểm linh của Trời phú cho mà Đạo Cao Đài gọi là Tiểu Linh Quang, còn Phật giáo gọi là Chơn như, Phật tánh.

    Ngày ăn hai bữa nuôi tinh huyết,
    Đêm ngủ ba canh dưỡng Khí, Thần.
    (Thơ Hộ Pháp)

Quan hệ giữa Tinh, Khí, Thần trong mỗi cơ thể là mấu chốt chủ yếu để duy trì sự sống.

  • Cái mạng con người bắt đầu từ Tinh (thể xác),
  • Sống được là nhờ Khí
  • Chủ sinh mạng lại là Thần.

Để cho pháp luân thường chuyển thì :

  • Khí sinh Tinh
  • Tinh dưỡng Khí
  • Khí dưỡng Thần
  • rồi Thần lại hoá Khí

Sự thăng trầm của Tinh, Khí, Thần quan hệ đến sự mất còn của sự sống.

Vì thế, cổ nhân mới gọi Tinh, Khí, Thần là tam bửu (ba món báu ).

Nguơn khí hay Hỗn Nguơn khí
ID21514 - Tiết : Nguơn khí hay Hỗn Nguơn khí
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Nguơn khí hay Hỗn Nguơn khí.



Nguơn khí hay Hỗn Nguơn khí.

  • Nguyên khí : ( 元氣 )

Còn gọi là Nguơn khí hay Hỗn Nguơn khí (Tiên Thiên khí).

  • Nguyên : đầu tiên.
  • Khí : Chất khí.

Nguyên khí là khí ban đầu để tạo hoá ra Càn khôn vạn vật.

Trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp giảng như sau :

Nhờ sanh sanh tử tử thâu đoạt Nguơn Khí tạo đặng Pháp Thân của mình với cả muôn muôn triệu triệu kiếp sanh của chúng ta, đặng đoạt cả huyền vi bí mật quyền phép tạo đoan, cho nên lúc đoạt được Pháp Thân rồi, tức nhiên đoạt được Phật Vị vậy.

Đức Thượng Phẩm dạy :

Điều hữu dụng của sự cúng tế là lòng thành, cảm động tình ái lẫy lừng, làm cho Nguơn khí của Chơn thần trở nên thơm tho đẹp đẽ...

Thất phách
ID21515 - Tiết : Thất phách
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Thất phách.



Thất phách.

  • Thất phách :

Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp:

“Các bạn có biết Phật Mẫu là ai chăng ? Ngài dùng bảy nguơn khí tạo chơn thần ta, tức nhiên tạo Phách ta.

Nhà Phật gọi là Thất phách, kỳ thật khí phách ấy làm Chơn thần ta, tức là Nhị xác thân chúng ta. Khi chúng ta bỏ xác trần, xác thân thiêng liêng ấy vẫn tồn tại”.

Thất phách còn chỉ 7 luân xa của cơ thể con người.

Đức Cao Thượng Phẩm nói:

"Chơn khí tiết ra bởi 7 oan nghiệt mà người ta gọi là Thất phách.

  • Phách cực âm là nơi Xương Cụt (LX1 : Vĩ Lư)
  • Phách cực dương là nơi Nê Hoàn Cung (LX7)
  • Phách trung ương là Mệnh Môn (LX3 : Thận)

Nếu để cho 1 trong 7 phách bị kích động, thì Hỏa Tam muội sẽ đốt cháy nơi đó, tức nhiên có điều nguy hiểm ngay, có khi hại đến tánh mạng nữa."

Do đó, nếu không có Chân sư chỉ dạy, tuyệt đối không tự ý học khai mở Luân xa. Tẩu hỏa nhập ma là do đó.

7 Phách = 7 Luân xa tạo Chơn Thần = Nhị xác thân

 

Ngũ Khí Triều Nguơn
ID21516 - Tiết : Ngũ Khí Triều Nguơn
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Ngũ Khí Triều Nguơn.



Ngũ Khí Triều Nguơn.

Con người muốn quy nguyên phản bản, thì tất cả phải quy hướng về Trời, về cái Một.

Nên muốn đắc đạo phải luyện sao cho ngũ khí triều nguyên triều nguyên tức là quy nguyên, hay hiệp nhứt. Luyện ngũ khí tức là luyện nguyên khí của ngũ hành làm cho nó trụ lại ổn định, không bị thất thoát hư hao.

Sách Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:

  • 1. Thân bất động thì Tinh ổn định, và Thuỷ triều nguyên.
  • 2. Tâm bất động thì Khí ổn định và Hoả triều nguyên.
  • 3. Chân tính tĩnh lặng thì tâm hồn ổn định và Mộc triều nguyên.
  • 4. Dục vọng không còn thì phách ổn định, và Kim triều nguyên.
  • 5. Bốn đại bình yên hài hoà thì ý niệm sẽ ổn định, và Thổ triều nguyên.

Đó là ngũ khí triều nguyên ( 五氣朝原 ), đều quy tụ tại đỉnh đầu.  

Tóm lại ngũ khí triều nguyên tức là làm cho Tinh, Thần, Hồn, Phách và Ý, tất cả phải hợp lại thành một.

Ngũ khí triều nguơn linh giác hiện,
Tam huê tụ đỉnh huệ năng khai.
(Thơ Danh Nhân)

Tam Huê Tụ Đỉnh
ID21517 - Tiết : Tam Huê Tụ Đỉnh
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Tam Huê Tụ Đỉnh.



Tam Huê Tụ Đỉnh.

Muốn Tam huê tụ đỉnh ( 三花聚頂 Tam hoa tụ đỉnh ), phải :

  • Luyện Tinh hoá Khí
  • Luyện Khí hoá Thần
  • Luyện Thần hườn Hư.

Khi luyện được Thần huờn hư, thì lúc ấy Tam hoa là Tinh, Khí, Thần hội tụ nơi Thượng điền, cũng như cây cỏ nở hoa sắp kết trái mà tinh hoa tụ nơi đỉnh.

Nhâm mạch (trước ngực) và Đốc mạch (phía sau lưng) cả hai cùng mang lên trên đốc giọng, chỗ cong lưỡi lên lưỡi gà, hòa nhau chảy ra thành CAM LỒ (nước miếng); nếu nuốt xuống vào ruột trong 10 tháng thành thai nhi (Thập ngoạt hoài thai).

Nuôi thánh thai đủ 3.000 công phu thì thai nhi thành KIM THÂN, tự do bay nhảy trong vũ trụ.

Đức Chí Tôn dạy:

Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết. Nếu như các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng ?

Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d’électricité) chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc “Nhân Tiên” thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.

Vì vậy, Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo."

Với Thánh giáo này, ngay từ buổi mới Khai Đạo, Thầy cũng đã dạy truyền pháp cho kẻ nào trai giới đặng 10 ngày trở lên và muốn luyện đạo phải trường trai mới đặng .

Luyện đạo là luyện tam bửu Tinh Khí Thần để tạo một Nhị xác thân, là xác thân thứ hai thiêng liêng vô hình (périsprit) ngoài xác thân nhục thể hữu hình của chúng ta.

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, trang 173, Thầy dạy về Giới tửu (18.1.1927) Bính Dần, Thầy nhắc lại về Nhị Xác Thân như sau :

"Thầy nói cái Chơn Thần là Nhị xác thân các con, là khí chất (le sperme). Nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là VI HỘ; nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh các con.

Khi luyện thành đạo, đặng hiệp một với Khí, rồi mới đưa thấu đến Chơn Thần, hiệp một mà siêu phàm nhập thánh".

Thầy cắt nghĩa hai chữ Tu Luyện như sau :

  •  Chữ TU là gì ?

    Tu là bồi bổ tinh khí thần cho đầy đủ, đức tánh cho hoàn toàn, bỏ nhơn dục tầm đường Thiên Lý thuận mạng, giữ thanh tịnh ôn hòa, chỗ nào sứt mẻ hư hao thì tô bồi cho đầy đủ.

  •  Chữ LUYỆN là gì ?

    Luyện là trau giồi cho sáng suốt hoàn toàn, giũa mài, rèn đúc cho trơn tru khéo léo.

    Tu mà không luyện chẳng khác chi một cục sắt không rèn làm sao thành một món khí giới ?

    Luyện là RÈN, thì chẳng khác nào một cục sắt đó còn đương vô dụng; luyện nó phải nướng cho nó cháy, rồi đập giũa, cạo, gọt, rèn, đúc mới thành cái khí cụ.

    Người tu cũng thế. Thầy hằng nói: Thầy là các con, các con tức là Thầy. Có Thầy mới có các con, mà có các con rồi mới có chư Tiên, Phật, Thánh, Thần..

Muốn tiến lên phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật chúng ta phải thực hành lời Đức Phạm Hộ Pháp dạy về Tam Lập :

  • Lập Công
  • Lập đức
  • Lập Ngôn.

Ngoài ra, Ngài còn dạy PHƯƠNG LUYỆN KỶ, để chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh trong đó.

Các sách luyện đơn Ấn Độ gọi Luân Xa thứ 7 trên đỉnh đầu là Sahasrara, là hoa sen nghìn cánh.

Đó chính là Thiên môn là nơi mà Thần người với Thần Trời hợp nhất. Sahasrara chính là Nê Hoàn Cung (Vi Hộ, vị trí ở mỏ ác người).  

Tọa tịnh
ID21518 - Tiết : Tọa tịnh
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Tọa tịnh.



Tọa tịnh.

Ngay từ buổi đầu khai Đạo, Đức Chí Tôn đã dạy các môn đệ cần phải tịnh luyện:

Thành tâm niệm Phật Tịnh, tinh, tịnh, tỉnh, tỉnh.

Tịnh là vô nhứt vật, Thành tâm hành đạo (Pháp) (Đàn đêm 14-1-1926)

Tại tư gia, muốn cho lòng thêm thanh tịnh phải công phu ngồi tham thiền. Mà tham thiền thì nên ngồi dưới đất để âm dương tương hội.

Nhập định là làm cho tâm thần yên ổn, không nghĩ suy điều chi, chỉ nuôi dưỡng duy nhất tư tưởng thánh thiện trọn lành.

Người tín đồ ngồi xếp bằng như ngồi cúng ở Đền Thánh, lấy dấu xong bắt đầu niệm các bài kinh, nghĩa là đọc thầm bằng tư tưởng mà không phát ra thành tiếng .

Sau thời cúng tại tư gia, chúng ta có thể tọa tịnh và thở bụng, niệm danh hiệu Đức Tôn Sư Phạm Hộ Pháp vì Ngài là người giữ nhiệm vụ truyền PHÁP trong tôn giáo Cao Đài.

Tùy theo công đức và duyên nghiệp của mỗi người mà sự tu luyện sẽ tiến nhanh hay chậm.

“Đạo hư vô, Sư hư vô ...”

Cách thở bụng
ID21519 - Tiết : Cách thở bụng
Chương : Cao Đài là gì ?
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Cách thở bụng.



Cách thở bụng.

Kiếm hiệp hay nói “đưa hơi xuống huyệt Đan Điền” là sao ?

Đó chính là cách thở bụng. Khi hít vào, đẩy cơ hoành xuống càng sâu càng tốt, xuống tận huyệt “đan điền”. Huyệt Đan Điền nằm dưới rún ba lóng tay, khoảng 3cm.

  • Đan là thuốc,
  • Điền là ruộng.

Đan điền là ruộng thuốc. Người xưa coi thở bụng là phương pháp luyện công tốt nhất, được sử dụng trong võ thuật và phép tu tiên để trường sinh bất lão.

Thực ra cơ hoành chỉ di chuyển được khoảng 7 cm thôi, chưa quá rún, cũng đã đưa vào hơn 1,5 lít không khí rồi (theo BS Đỗ Hồng Ngọc).  

Kết luận phần Bí Pháp bài Niệm Hương.
ID21520 - Chương : Kết luận phần Bí Pháp bài Niệm Hương.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Kết luận phần Bí Pháp bài Niệm Hương.



Kết luận phần Bí Pháp bài Niệm Hương.

Bài kinh NIỆM HƯƠNG là phương thức khởi đầu chỉ cho cách tu thân luyện đạo.

Đọc bài Niệm Hương là dùng âm thinh đưa làn tư tưởng theo khói hương lan tỏa mười phương để mong cầu sự cảm ứng của Trời Phật.

Trong khi thực hành nghi lễ cúng kiếng như thế, người tín đồ cũng biểu lộ được ít nhiều lòng thành kính tin tưởng của mình theo lý “Thiên Nhơn hiệp nhứt.”

Tuy nhiên, muốn cho việc Niệm Hương, dâng hương đạt kết quả tốt, người tu cũng phải có ý thức giác ngộ, phải biết lời lẽ trong kinh dạy việc gì, để rồi vừa hành Thế Đạo vừa công phu tu luyện sửa đổi tánh tình, thức tỉnh tâm linh.

Nếu cứ đốt hương, Niệm Hương, với ý tưởng cầu cạnh sự phù hộ của Trời Phật, mơ tưởng thành vị này vị nọ mà không chịu sửa đổi tánh hư tật xấu, chẳng biết khai tâm mở trí học hỏi chân lý, thì chỉ là ảo vọng; việc cúng kiếng tôn sùng Trời Phật cũng chỉ là việc làm vô nghĩa.

Người tu hành ở trong hang động núi rừng thâm sâu, không có bàn thờ, lư hương, không thể áp dụng nghi thức hữu hình, thì phải dùng cái “Tâm Hương” để mà thông công với điển giới vô vi. Theo cách này, người tu hành chỉ tập trung tư tưởng mật niệm đưa tinh thần lên mà cầu nguyện.

Tại sao tựa đề bài kinh này là Niệm Hương?

  • Niệm là nghĩ tới, nhớ tới.
  • Hương là hơi thở thanh sạch.

Vậy, Niệm Hương là chăm chú tập trung mọi ý nghĩ vào hơi thở, theo dõi con đường nó vận chuyển. Đó là phương pháp kết hợp Thần và Khí.

  • THẦN là ý nghĩ.
  • KHÍ là hơi thở.

Trong Phương luyện kỷ, Đức Phạm Hộ Pháp đã dạy:

Ẩm thực tinh khiết.
Tư tưởng tinh khiết.
Hiếu hạnh với Chí Tôn và Phật mẫu.
Đó là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh.

  •  Ẩm thực tinh khiết : Ăn chay để tránh trược khí của thú vật.

  •  Tư tưởng tinh khiết :

    Tâm thức được nâng cao, tránh vẩn đục quay cuồng theo thất tình lục dục.

    Giữ tư tưởng không nghĩ điều càn quấy là việc rất khó khăn, có thể nói là khó khăn nhất trong sự tu luyện. Làm thế nào để định trí là điều mỗi người phải suy gẫm để tìm ra phương cách.

Trong Tòa Thánh Tây Ninh, nơi Hiệp Thiên Đài có tượng Ngài Cao Thượng Phẩm, tượng Đức Hộ Pháp, tượng Đức Thượng Sanh đứng trên ngai.

Chữ KHÍ sau lưng Đức Hộ Pháp và Thất Đầu Xà (ngai hình rắn 7 đầu), là hướng dẫn cho pháp môn tịnh luyện xuất Chơn thần của Cao Đài.

Thất đầu xà là con rắn thần có 7 cái đầu. Rắn thần này được đắp nổi, đỡ ba cái Cẩm đôn của ba vị :

  • Hộ Pháp (giữa)
  • Thượng Sanh (bên trái của Hộ Pháp)
  • Thượng phẩm (bên phải).

Phần giữa con rắn quấn vào đôn của Đức Thượng Phẩm, phần đuôi quấn vào đôn của Đức Thượng Sanh.

Bảy cái đầu của con rắn thần này tượng trưng Thất tình của con người:

  • Hỷ, Ái, Lạc
  • Dục, Ai, Ố, Nộ.

Thất tình được ví như 7 cái đầu rắn độc, đưa con người sa vào những ham muốn thấp hèn tội lỗi.

  • Ba đầu rắn ngẩng lên sau lưng Hộ Pháp tượng là: HỈ, ÁI, LẠC là ba mối lành.
  • Bốn đầu quay xuống Ố, NỘ, AI, DỤC là bốn mối hại, xấu.

Người tu cần phải lập chí cao thượng, chế ngự cho được Thất tình, cương quyết làm chủ chúng nó, phải biết giữ cho tâm thanh tịnh thì mới mong thoát khỏi luân hồi, sinh tử.

Đức Chí Tôn dạy người tu phải chế ngự thất tình mới mong đắc đạo.

Phía sau Đức Hộ Pháp có tạc hình chữ “KHÍ” thật to, tượng trưng cho Khí Sanh Quang, nguồn cội của CƠ PHÁP (Cơ của Đức Phật Mẫu) sanh hoá ra Càn Khôn Vũ Trụ.

Hai bên chữ KHÍ có hai câu liễn:

Phạm giáo tuỳ nguơn, cứu thế độ nhơn hành Chánh Pháp.
Môn quyền định hội, trừ tà diệt mị hộ Chơn Truyền.

Ý nghĩa :

Phật dạy tuỳ thời kỳ mà cứu độ người đời, thi hành Chơn pháp.
Quyền lực của Phật đã định thời kỳ trừ diệt tà mị bảo hộ chơn truyền.

(Phạm là Phật, ở đây Phật chỉ Đức Chí Tôn hay Đức Phật Mẫu)

Nói tóm lại, trong kinh sách có nhiều bí ẩn, tùy trình độ tiến hóa tâm linh mà người tu lãnh hội cao hay thấp đó thôi.

Hiếu hạnh với Đức Chí Tôn và Phật Mẫu như thế nào ?

Làm thế nào để tỏ lòng hiếu hạnh với Đức ĐẠI TỪ PHỤ và ĐẠI TỪ MẪU ?

Có nhiều cách biểu hiện lòng hiếu thảo, nhưng quan trọng nhất có hai điều:

  •  Nghe và làm theo lời giáo huấn của Cha Mẹ.

  •  Tưởng nghĩ đến Cha Mẹ thường xuyên, phổ độ chúng sanh, làm cho ĐẠI ĐẠO được phổ truyền khắp nơi để anh em chúng ta bớt sa vào cõi Âm quang tối tăm.

Nếu làm được vậy, ngày về bái mạng Ngọc Hư Cung sẽ rất vui, không sợ hãi vì Đức Phạm Hộ Pháp đã dạy rõ: “Đó là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh”.

Mùa Vu Lan Nhâm Dần, mừng ngày xá tội vong nhân.
Chánh Kiến Cư Sĩ

Tham Khảo.
ID21521 - Chương : Tham Khảo.
Sách : Bí Pháp Trong Bài Kinh Niệm Hương & Chánh Kiến Cư Sĩ
Tác Giả : Tùng Thiên Từ Bạch Hạc

Tham Khảo.



Tham Khảo.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Hội Thánh
Trường dưỡng Tinh Khí Thần Vân Đằng
Chú giải Kinh Thiên Đạo Thiên Vân
Kinh Tam Giáo Nhựt Tụng Diễn Giải Thiện Trung
Tính Mệnh khuê chỉ Nhân Tử

Xin chân thành biết ơn quý tác giả trên.

More topics .. .